Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lục độ Ba-la-mật-đa

07/06/201810:07(Xem: 7069)
Lục độ Ba-la-mật-đa

Lục độ Ba-la-mật-đa


Gs Nguyễn Vĩnh Thượng

 lotus_7

             Lục độ Ba-la-mật-đa/ Sáu phương pháp tu Ba-la-mật-đa (Six Paramitas) là 6 pháp tu để giải trừ các khổ ách của Đại thừa Phật giáo. Paramita có nghĩa là “đi qua bờ bên kia” tức là bờ của giác ngộ, của không còn sợ hải, của an nhiên tự tại, của an bình. Chúng ta đang ở bên bờ mê, bờ của khổ đau, của giận dữ, và đầy căng thẳng; chúng ta muốn đi qua bờ bên kia với nhiều điều tốt đẹp hơn, vui sướng hơn, hạnh phúc hơn.

              Trong Phật pháp, Lục độ Ba-la-mật-đa gồm có 6 pháp tu như sau:

1.-Bố thí Ba-la-mật-đa (Srt. dana paramita, Av. Perfection of giving/ generosity):

                Bố thí là hiến cho, chia sẽ, cung cấp. Pháp bố thí có 3 loại:

                            a.- Tài thí là cho bằng tiền của, cơm ăn, áo mặc, công sức . . .
                            b.- Pháp thí là đem sở học, sở đắc của mình mà hướng dẩn, giáo dục, khuyên răn về đạo làm người . . .
                            c.- Vô uý thí là giúp mọi người bớt sợ hải, bớt lo âu bằng lời nói hay bằng việc làm, bằng cách lắng nghe lời tâm sự để cho người khác vơi bớt nỗi lo âu, nỗi sợ hãi.
                  Bố thí Ba-la-mật-đa vừa làm lợi ích cho người, vừa làm lợi ích cho mình.

                  Khi chúng ta nhìn một người đang gặp khổ sở với một tình thương, chúng ta hãy lắng nghe lời người ấy tâm sự, chúng ta sẽ thông cảm hoàn cảnh khó khăn của người ấy, chúng ta sẽ thông cảm nỗi khổ đau của người đó. Lòng thông cảm đó giúp cho người ấy vơi nỗi khổ. Ngay cả chính chúng ta, nếu có người thông cảm hoàn cảnh chúng ta với một tình thương chân thật, chúng ta sẽ cũng cảm thấy hạnh phúc. Lòng thông cảm ấy như là một đóa hoa đang hé nụ, hoa sẽ nở đẹp đẻ về sau. Những chướng ngại của cuộc đời chẳng khác nào như những đợt sóng của đại dương, sóng có thể bồng bềnh, trồi lên rồi sụt xuống, nhưng nước vẫn là nước. Sóng rồi cũng có lúc êm. Chúng ta vẫn là chúng ta, mặc cho các chướng ngại dồn dập, chúng ta sẽ vượt qua các chướng ngại, chúng ta sẽ chiến thắng các chướng ngại, lòng chúng ta sẽ chiến thắng sự sợ hãi. Đây là điều hạnh phúc. Cho nên chúng ta cần bố thí lòng không sợ hãi cho người khác. Đây cũng là sự thực hành “trí tuệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa” bằng sự thông cảm khi người khác đang gặp cảnh ngộ khó khăn.

2.-Trì gìới Ba-la-mật-đa (Srt. Shila Paramita, Av. Perfection of morality/ discipline/ precepts training)
      Trì giới là giữ giới luật. Giới luật là những điều cấm làm và không nên làm nhằm bảo vệ nhân cách đạo đức của hành giả. Những việc không nên làm thì phải quyết định không làm. Những việc nên làm thì phải đem hết khả năng ra để làm.


       Trong nhà Phật, giới luật được đặt ra tùy theo địa vị của từng nhóm người:

                         -Hàng Phật tử tại gia có 5 giới; trong trường hợp đặc biệt còn có thêm các giới như Bát quan trai giới, Thập thiện giới.
                         -Hàng Sa-di có 10 giới.
                         -Hàng Tỳ-kheo có 250 giới.
                         -Hàng Tỳ-kheo Ni có 348 giới.

3.-Nhẫn nhục Ba-la-mật-đa (Srt. Kshanti Paramita, Av. Perfection of patience/ bear/ capacity to receive) là sự chịu đựng mọi nhục nhã, mọi trở ngại qua thời gian để vượt qua nỗi thống khổ thì mới có thể đạt được thành công.

4.-Tinh tấn Ba-la-mật-đa (Srt. Virya Paramita, Av. Perfection of effort/ energy/ diligence):
      Tinh là chuyên ròng, tấn là siêng năng. Tinh tấn là tinh chuyên và cần mẫn.
      Hành giả phải luôn luôn phấn khởi, không lùi bước trước những chướng ngại trong cuộc đời cũng như trong việc tu học để đi tới chỗ thành công, đi tới chỗ chứng đắc. Hành giả không được chểnh mảng, không được chán nản, không được thối chí; đứng trước các trở ngại hành giả như người chèo thuyền ngược dòng sông, hành giả phải nổ lực hết sức để chèo chống con thuyền đi đến bến bờ.
       Tinh tấn đòi hỏi hành giả phải có ý chí và nghị lực để hổ trợ việc vượt qua các chướng ngại.

5.-Thiền định Ba-la-mật-đa (Srt. Dhyana Paramita, Av. Perfection of medication/ concentration):
        Thiền định là suy niệm, là tập trung tư tưởng vào một đối tượng. Thiền định giúp nội tâm không bị quay cuồng bởi ngoại cảnh. Thiền định giữ tâm thức hành giả an nhiên tự tại trước những phong ba của cuộc đời. Nói khác, thiền định là phương pháp tu hành giúp thân và ý an bình qua sự thực hành đếm hơi thở, qua những bước đi bộ thoải mái, qua những lúc ngồi thư giản và tập trung vào điều tốt lành.

       Tập trung tư tưởng vào người mà ta thương yêu và muốn giúp đở. Người ấy đang chịu khổ đau và gặp hoàn cảnh trở ngại, chúng ta thông cảm hoàn cảnh của người đó rồi tập trung vào những điều gì mà chúng ta có thể giúp đở người ấy.

6.-Trí tuệ Ba-la-mật-đa (Srt. Prajna Paramita, Av. Perfection of Wisdom/understanding)

         Trí tuệ Bát-nhã Ba-la-mật-đa là một trí tuệ siêu việt, có công năng giúp hành giả thấu hiểu mọi sự vật, mọi sự kiện để có khả năng “ vượt qua bờ bên kia”, bến bờ của giải thoát, của giác ngộ, của an bình. Như đã biết, Phật giáo Đại thừa gọi Prajna Paramita là “Mẹ của chư Phật” (the Mother of all Buddhas). Tất cả những gì tốt đẹp, những gì thánh thiện đều được phát sinh từ Đức Mẹ Prajna Paramita.

       Trí tuệ Bát-nhã Ba-la-mật-đa  đồng nghĩa với chánh kiến trong Bát Chánh Đạo. Trí tuệ Bát-nhã Ba-la-mật-đa  là một trí tuệ không còn phân biệt nhị nguyên, không còn phân biệt chủ thể và đối tượng. Đây là một trí tuệ siêu việt.

 

Kết luận : Trong sáu pháp tu Ba-la-mật-đa, chúng ta không thể nào nói pháp tu này hơn pháp tu kia. Cả 6 pháp tu hòa quyện lẫn nhau. Do đó khi thực hành một pháp tu này thì phải vận dụng 5 pháp tu kia  để cùng hổ trợ và giúp chúng ta thực hành pháp tu đó được thành tựu viên mãn. Khi thực hành một pháp tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa một cách thâm sâu thì có nghĩa là chúng ta thực hành và phát triển tất cả 6 pháp tu cùng một lúc. Như khi thực hành pháp tu “Bố thí” thì chúng ta cũng thực hành pháp tu “thiền định” để tập trung vào việc bố thí, chúng ta phải dùng pháp tu “trí tuệ” để thông cảm hoàn cảnh người được bố thí . . .

             Sáu pháp tu Prajna Paramita không khó, chúng ta hãy bắt tay vào thực tập ngay bây giờ. Trong khi thực hành 6 pháp tu này thì chúng ta sẽ cảm thấy thân tâm an bình, hạnh phúc ngay. Sáu pháp tu sẽ thay đổi thân tâm của chúng ta, vì thế cho nên khi chúng ta gặp chuyện buồn rầu, khổ sở, căng thẳng, đang giận dữ, đang sợ hãi thì hãy đừng ở lại bờ bến khổ nạn mà phải đi vượt qua bờ bên kia, bến bờ của giải thoát, của an bình, không còn sợ hãi, không còn giận dữ nữa.

Toronto, 05 June 2018.

Nguyễn Vĩnh Thượng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/09/2011(Xem: 11961)
Từ bi là điều kỳ diệu và quý giá nhất. Khi chúng ta nói về từ bi, thật đáng khuyếnkhích để lưu ý rằng bản chất tự nhiên của con người, tôi tin, là từ bi và hiềnlành. Đôi khi tôi tranh luận với bạn bènhững người tin rằng bản chất con người là tiêu cực và hung hăng hơn...Khi chúng ta nói về từ bi, thật đáng khuyến khích để lưu ý rằng bản chất tự nhiên của con người, tôi tin, là từ bi và hiền lành.
08/09/2011(Xem: 10564)
Sân hận và thù oán là hai trong số những người bạn gần gũi nhất của chúng ta. Khi còn trẻ, tôi đã có một mối quan hệ rất gần gũi với giận dữ. Cuối cùng tôi thấy nhiều sự bất hòa (!) với giận dữ. Bằng việc sử dụng ý thức thông thường, với sự hỗ trợ của từ bi và tuệ trí, bây giờ tôi có một biện luận đầy năng lực để đánh bại sân hận... Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
07/09/2011(Xem: 7444)
Hôm nọ, một người giáo viên nổi tiếng quay trở về nhà sau bài thuyết trình quan trọng mà ông vừa trình bày trước một nhóm các đồng nghiệp đáng kính của mình, đang đi nhưng lòng ông say sưa với những lời tán thưởng mà thính giả đã dành tặng cho ông. Thói quan đã đưa ông đến con đường đi bộ dọc theo bờ biển. Đang tản bộ trên bờ biển thì ông bắt gặp một cậu bé.
04/09/2011(Xem: 14332)
DỄ là nói chẳng nghĩ suy KHÓ là cẩn trọng những gì nói ra. DỄ làm đau đớn người ta KHÓ sao hàn gắn bao là vết thương! DỄ là biết được Vô thường KHÓ, lòng cứ vẫn tơ vương cuộc trần, DỄ là độ lượng bản thân KHÓ sao dung thứ tha nhân lỗi lầm!
02/09/2011(Xem: 16016)
Có 2 người đàn ông bị bệnh nặng, ở cùng phòng bệnh viện. Một người đàn ông được phép ngồi trên giường để truyền dịch vào mỗi buổi chiều. Và chiếc giường này được đặt cạnh một cái cửa sổ. Ngườiđàn ông còn lại thì phải nằm trên giường suốt cả đời.Hai người đàn ông rất thường xuyên nói chuyện với nhau. Họ nói về vợ con, gia đình, nhà cửa, công việc, sự phục vụ trong quân đội, những nơi mà họ từng đi nghỉ mát…
01/09/2011(Xem: 8746)
Một con chó có thể không hiểu được đạo lý làm người nhưng con người có thể lấy bài học từ con chó để nghiền ngẫm lại chính họ...". Đây là thông điệp từ câu chuyện thú vị về chú chó Faith, từng lên hình bìa tạp chí People, được cộng đồng mạng truyền tay nhau những ngày qua. Qua đó, Báo NLĐO muốn chia sẻ với quý độc giả rằng hãy sống nhân ái và đừng bao giờ đầu hàng số phận!
28/08/2011(Xem: 8836)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
28/08/2011(Xem: 6220)
Mẹ đón mừng, không kịp nghĩ suy, không hề toan tính, với tất cả bản năng hiền từ. Mẹ nói, mẹ cười, mẹ âu yếm, mẹ trìu mến nhìn đứa con ngoan, đang bé bỏng bên mình.
27/08/2011(Xem: 19400)
Giáo lý vô ngã đề cập trực tiếp đến cách thức mà chúng ta đang nhận hiểu về bản thân mình và thế giới quanh ta, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý trong cách nhìn nhận đó.
21/08/2011(Xem: 10457)
Bố thí cho người bình thường, một ngày sống của họ là một ngày tham lam, si mê, thù hận, nên giá trị phước báo có giới hạn. Nhưng không lẽ vì phước báo có giới hạn mà ta ngoãnh mặt làm ngơ đối với những mãnh đời bất hạnh, ta tìm kiếm đối tượng để cúng dường như vậy sẽ dẫn đến tâm không bình đẳng cúng dường, bố thí như vậy còn có tâm phân biệt ta người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]