Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đọc “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” Bản Dịch HT Thích Như Điển

02/06/201813:14(Xem: 16988)
Đọc “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” Bản Dịch HT Thích Như Điển



Thien Lam Te Nhat Ban_HT Nhu Dien_2018
Đọc “Thiền Lâm Tế Nhật Bản”

Bản Dịch HT Thích Như Điển

 

Nguyên Giác

 

Một bản dịch về Thiền Nhật Bản vừa ấn hành tuần này.Sách nhan đề “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara Taidoo. Bản Việt dịch do Hòa Thượng Thích Như Điển thực hiện.

Tất cả góp ý của người điểm sách nơi đây chỉ để hy vọng làm sáng tỏ ý Thiền, tuy bản thân người điểm sách chỉ là một người học còn non kém và tu chưa sâu.

Đứng về mặt lịch sử, tác phẩm hiển nhiên là một thẩm quyền lớn.

Thứ nhất, vì, theo dịch giả, bản thân “ngài Matsubara Taidoo phải gom góp tài liệu trong bao nhiêu năm mới viết xong cuốn sách nầy, vì Ngài không đề cập trong tác phẩm. Nhưng chúng tôi chắc rằng kinh nghiệm cả một đời người mới viết được một trong những tác phẩm có giá trị như thế.”

Thứ nhì,  Hòa Thượng Thích Như Điển từng du học bên Nhật Bản, và là người rất cẩn trọng chữ nghĩa, thường dịch sát nghĩa, tuy rằng Hòa Thượng khiêm tốn giải thích rằng, trích:

“Tôi có thể đoan chắc rằng tôi dịch tác phẩm nầy của Ngài Matsubara đúng trên 80% ý chính của ông. Ngoại trừ một số chữ không nắm rõ ý chính, kính mong những vị giỏi tiếng Nhật có thể bổ khuyết cho chỗ dịch thiếu sót của chúng tôi...” (ngưng trích)

Nếu lên mạng dò tìm, chúng ta sẽ thấy ngài Matsubara Taido (viết một chữ o, có khi viết chữ o với dầu huyền ở trên) là tác giả nhiều sách về Thiền Nhật Bản. Hiển nhiên, có thêå suy đoán rằng ngài Matsubara có một thẩm quyền tham khảo đối với học giơi quôác tế về lĩnh vực riêng của Thiền Nhâät Bản..

Trong khi đó, trình độ tiếng Nhật của Hòa Thượng Thích Như Điển siêu xuất hơn người.

Bản thân Hòa Thượng giải thích trong Lời Nói Đầu:

“Tôi đến Nhật vào ngày 22 tháng 2 năm 1972 và rời Nhật ngày 22 tháng 4 năm 1977 để sang Đức. Trong hơn 5 năm trường đó, tôi học Nhật Ngữ tại trường Yotsuya khoảng 9 tháng, sau đó thi đỗ vào phân khoa Giáo Dục của Đại Học Teikyo ở Hachiojì, Tokyo. Sau khi tốt nghiệp Đại Học Teikyo, tôi đã thi đỗ vào Cao Học Phật Giáo tại Đại Học Risso. Trong hơn 5 năm ở Nhật, tôi có hơn 4 năm ở chùa Honryuji, tại Hachioji, Tokyo thuộc Tông phái Nhật Liên Tông. Trong thời gian ấy tôi có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với tiếng Nhật nhiều, trong đời sống hằng ngày như giao tiếp, làm việc, tụng kinh, cúng đám, cầu an, cầu siêu, đám ma, cưới hỏi.Ngay cả những tập tục khác của người Nhật, tôi cũng học làm quen.Để rồi từ đó tôi có một cái vốn ngữ vựng rất lớn và rất tự tin về khả năng Nhật ngữ của mình. Được diễm phúc như thế là nhờ sự chăm sóc và đùm bọc của Thầy Oikawa...”(ngưng trích)

Do vậy, kết luận rằng tác phẩm “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” có thẩm quyền như một  sử liệu. Tất cả các sự kiện, các nhân vật, các thăng trầm của Thiền Lâm Tế Nhật Bản đều có thể dựa vào sách này.

Tuy nhiên, có một điểm xin phép nêu lên, trong cách sử dụng chữ, có thể vì ngài Như Điển dịch quá sát nghĩa, có thể làm cho độc giả sơ học  bối rối.

Và cũng có thể vì ngài Như Điển đã rời Việt Nam quá lâu, nên sử dụng hai chữ Nam Truyền và Bắc Truyền để chỉ cho Thiền của Huệ Năng và Thần Tú.

Hai chữ Nam Truyền và Bắc Truyền  tại VN bây giờ cũng thường gọi là Nam Tông và Bắc Tông, chỉ cho hai khuynh hướng Theravada và Mahayana.

Trong khi có thể gọi kiểu Trung Hoa xưa “Nam Năng, Bắc Tú” bằng nhóm chữ Thiền sư Huệ Năng ở phương Nam và Thiền sư Thần Tú ở phương Bắc sẽ không làm nhầm lẫn.

HT Thích Như Điển viết trong sách này là, trích:

“...Thần Tú đắc Thiền với Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn xiển dương Thiền Pháp ở miền Bắc Trung Hoa như Trường An và Lạc Dương. Dòng Thiền nầy của Thần Tú được gọi là Thiền Bắc Truyền hay Bắc Tông. Còn Huệ Năng, người đồng môn với Thần Tú, nhỏ hơn đến 30 tuổi, cũng đắc được yếu chỉ của Thiền Tông từ Tổ Hoằng Nhẫn nhưng đi về phía Nam để hoằng truyền Thiền Phái, nên Thiền của Huệ Năng được gọi là Thiền Nam Truyền hay Thiền Nam Tông....

Về sau, Thiền phái Bắc Truyền Thần Tú suy vi, phái Thiền Nam Truyền của Huệ Năng lại ngày càng phát triển mạnh mẽ. Theo một số khảo sát nghiên cứu cho biết dần dần những bậc nhân tài ở Thiền Pháp Bắc Truyền của Thần Tú trống vắng, ngược lại, phái Thiền Nam Truyền lại thích nghi được với con người và phong thổ...”(ngưng trích)

.

 Sách “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara cũng dẫn ra bài kệ Thiền Tông:

Giáo ngoại biệt truyền, 

Bất lập văn tự, 

Trực chỉ nhân tâm, 

Kiến tánh thành Phật.

Và ghi rằng, trích:

“...Bất lập văn tự có thể là phương thức của Thiền để nói hiểu rõ về ngôn ngữ và văn tự. Song vấn đề chính yếu vẫn là ai ai cũng có tánh Phật, cũng có khả năng để thành Phật.” (ngưng trích)

Trong cương vị người đọc sách, xin nêu ý kiến rằng “bất lập văn tự” có lẽ không mang nội dung muốn làm “hiểu rõ về ngôn ngữ và văn tự.”

Ngắn gọn, “bất lập văn tự” là nêu lên ý ly nhất thiết tướng, xa lìa tất cả các tướng, lúc đó mới nắm được thực tướng vô tướng. Bởi vì văn tự là vin vào tướng mà dựng lập.

Đó là chỗ của tịch lặng...

Lấy thí dụ đơn giản, chư tổ nói rằng như người uống nước, ấm lạnh tự biết, không nói chi được. Tương tự, vị ngọt của nước mưa khác với vị ngọt của nước giếng, nước suối... Biết khác, mà không nói minh bạch được.Nơi đây, ngôn ngữ không thể nói gì được, huống gì là nói tới cảnh giới trí huệ bất khả nghĩ bàn.

.

Tới đây xin nói về con vịt trời.

Trong sách “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara kể chuyện, trích:

“...có câu chuyện Thiền, đối thoại giữa Mã Tổ Đạo Nhất với đệ tử Ngài là Tổ Bách Trượng; khi hai người đang đi trên đường.

Thấy con vịt trời hãi sợ bay lên, vì nghe tiếng động bước chân. Mã Tổ hỏi Bách Trượng: 

- “Cái gì vậy?”

Bách Trượng trả lời: 

- “ Con vịt trời” Mã Tổ hỏi: 

- “Đâu rồi?”  Bách Trượng trả lời: 

- “Bay mất rồi”.

Trong khi Bách Trượng suy nghĩ để trả lời cho Thầy, không hiểu sao tự nhiên Ngài Mã Tổ bốp mũi Ngài Bách Trượng một cái. Ngài Bách Trượng la: 

- “Đau quá.”

Ngay lập tức Mã Tổ hỏi 

- “Đã bay mất rồi, thì làm sao đau được.”

Ngài Bách Trượng thấy con vịt trời nhưng chẳng nghĩ mình là con vịt trời. Thế nhưng Ngài Mã Tổ, sư phụ của Ngài Bách Trượng đã nối kết con vịt trời với Ngài Bách Trượng như đồng nhất một tiêu điểm và chỉ rằng: “Vịt trời là Bách Trượng. Bách Trượng là vịt trời”...”(ngưng trích)

 

Như thế, ngài Matsubara kể lại khác với bản gốc trong Bách Trượng Ngữ Lục.

Bản Việt dịch của Thầy Thích Duy Lực từ Bách Trượng Ngữ Lục, trích như sau:

“...Một hôm sư theo hầu Mã Tổ, có một bầy vịt trời bay qua, Tổ nói:

"Là gì vậy?" - Sư nói: "Vịt trời". Tổ nói: "Đi đâu rồi?" - Sư nói: "Bay qua rồi". Tổ bèn quay lại nhéo mũi Sư một cái, Sư đau la thất thanh. Tổ nói: "Sao nói bay qua rồi!".

Sư ngay đó tỉnh ngộ, rồi liền trở về phòng thị giả khóc to thảm thiết....”(ngưng trích)

 

Trong Bích Nham Lục (Một Trăm Công Án Thiền Tông), bản Việt dịch của HT Thích Mãn Giác kể về Tắc Thứ 53, nhan đề “Con Vịt Trời của Mã Đaị Sư” -- trích như sau:

“THÙY: Khắp nơi không ẩn, toàn cơ độc lộ, gặp chuyện không vướng, luôn luôn có cơ duyên xuất thân.Trong câu vô tư, chỗ nào cũng có ý giết người.Song thử nói xem, rốt cuộc cổ nhân an nghỉ ở chỗ nào?Thử nêu lên xem.

CỬ: Một lần kia Mã Đại Sư tản bộ với Bách Trượng, thấy có bầy vịt trời bay qua. Mã Đại Sư hỏi, “Cái gì vậy?”Bách Trượng nói, “Vịt trời.”Mã Đại Sư nói, “Bay đi đâu vậy?”Bách Trượng nói, “Bay đi mất rồi.”Mã Đại Sư bèn bẹo mũi Bách Trượng. Bách Trượng đau quá kêu lên. Mã Đại Sư nói, “Đã từng bay đi đâu?” (ngưng trích)

 

Xin phép trình bày, trong Bích Nham Lục viết: “Đã từng bay đi đâu.” Và Bách Trượng Ngữ Lục viết: “Sao nói bay qua rồi!”

Như thế, không có ý nói “Vịt trời là Bách Trượng. Bách Trượng là vịt trời”...

Mà chỉ nói rằng, cái được thấy (con vịt trời bay rồi) nhưng cái thọ tưởng (mũi bị bóp đau, làm kêu lên) vẫn còn đó...

Chỉ vào con vịt trời và bóp mũi cho đau chính là “Trực chỉ nhân tâm.”

Có lẽ ý chư tổ là như thế.

 

Tương tự, nơi trang 123 sách “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara, bản dịch của Ngài Như Điển viết, trích:

“Tiếp theo “Triệu Châu Vô Tự” là một công án ghi rõ trong tác phẩm “Vô Môn Quan”của Trung Hoa, trong đó có viết về Hoà Thượng Triệu Châu tịch năm 897 một câu chuyện như thế nầy:

Có người học Thiền hỏi: 

- Bạch Ngài, con chó có Phật Tánh không?

Triệu Châu đáp:

- Không.

Chữ Không trở thành công án.Thông thường, không đối lại với có, bởi vì cả hai khái niệm không và có vẫn thuộc tương đối. Thật ra, chữ không ở đây không có nghĩa là không, cho nên không thể dùng lý luận để giải quyết công án được. Nếu dùng tri thức tương đối để nhận ra, thì phải dùng cái lực khác để phá vỡ nó đi.”(ngưng trích)

 

Ngài Matsubara viết về chữ Không như thế cực kỳ tuyệt vời. Vì như thế đúng với lời bình của ngài Vô Môn Huệ Khai (1183-1260), tác giả Vô Môn Quan, trong đó Tắc đầu tiên là “Con Chó Của Triệu Châu,”  trích (bản dịch Dương Đình Hỷ):

“Cử :

Một ông tăng hỏi Triệu Châu :

-Con chó có Phật tánh không?

-Không!

.

Bình :

Tham thiền phải qua cửa tổ, diệu ngộ phải tuyệt đường tâm.Cửa tổ không qua, đường tâm chẳng dứt thì như tinh linh nương vào cây cỏ.Thử hỏi thế nào là cửa tổ?Chính là một chữ Không, gọi là Cửa không cửa của thiền vậy.”(ngưng trích)

.

Như vậy, xa lìa cả có và không là thế nào?

Thực ra, bất kỳ ai trì tụng Kinh Kim Cương đều có thể nhận ra rất đơn giản:

-- chỉ cần thay chữ “con chó” bằng chữ “chúng sinh tướng”...

-- và thay chữ “Phật Tánh” bằng chữ “Thực tướng Vô tướng” là tức khắc thế giới sáng rực trước mắt.

Lúc đó, tất cả các pháp đều rỗng rang vô tướng... Hễ còn vướng vào tướng nhân, tướng ngã, tướng chúng sinh... là cứ xoay vòng cõi này thôi.

Hễ lấy sắc tướng và âm thanh mà cầu Phật, dù là cầu Phật Tánh đều là tà đạo.

Đức Phật nói trong Kinh Kim Cương: nhược kiến chư tướng phi tứớng, tức kiến Như Lai. Nếu thấy các tướng không phải là tướng, tức là thấy Như Lai.

.

Câu hỏi rằng, Đức Phật có dạy công án không?

Xin trả lời: Đức Phật dạy công án, và dạy khó vô cùng tận.

Chư Tổ Trung Hoa và Việt Nam đưa các công án về đời thường, cầm gậy đưa ra, hay chỉ vào vịt trời, hay chỉ vào cây bách trước sân, hay chỉ vào bà già bán bánh, hay nói về con trâu còn kẹt cái đuôi nơi cửa sổ, hay chỉ vào con chó... đều là hình tượng hóa các công án của Đức Phật.

Đức Phật dạy công án khó thế nào? Khó tới mức rất trừu tượng, không còn thấy hình tướng gì nữa, vì đưa tất cả  hình tướng trở về vô tướng: Đức Phật chỉ vào tứ đại (đất nước gió lửa), vào ngũ uấn (sắc thọ tưởng hành thức) -- nghĩa là, những gì rất mực trừu tượng, không còn tướng mạo gì cả.

Và tất cả, đều chỉ vào thực tướng vô tướng, nơi đó là Không, là Vô Ngã... là thấy tướng mà không phải là tướng, mới đúng là thấy Như Lai.

.

Trong sách ngài Matsubara cũng tuyệt vời là khi kể truyện về ngài Bạch Ẩn Huệ Hạc, với bài “Toạ Thiền Hoà Tán” -- xin trích mấy câu tuyệt vời như sau:

“...30) Ngay nơi tự tánh chứng biết 

Tự tánh tức vô tánh 

Việc ấy rời hý luận 

Nhân quả nhất như đà mở cửa 

Chẳng hai chẳng ba mà thẳng lối 

(35) Âm thanh vô tướng vẫn là tướng 

Đến đi đều chẳng có 

Vô niệm chính là niệm 

Múa hát cũng đều là tiếng pháp 

Rộng mở tam muội Không và Vô ngại...”(ngưng trích)

.

Để nói ngắn gọn, tác phẩm  “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” có giá trị lớn về sử liệu, sẽ giúp người hậu học dò tìm các sự kiện, các diễn tiến và các nhân vật Thiền Lâm Tế Nhật Bản. Tác phẩm cần có trong các tủ sách về Phật giáo Nhật Bản và về Thiền Lâm Tế Nhật Bản.

Người điểm sách trân trọng cảm ơn tác giả Matsubara và dịch giả HT Thích Như Điển đã để lại một sử liệu giá trị.

Tìm mua sách này, xin vào Amazon.com và gõ chữ “thien lam te nhat ban”...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/12/2017(Xem: 8248)
Nhân tai là tai nạn do con người sống với nhau, đối xử với nhau bằng chất liệu tham, sân, si, kiêu mạn đem lại. Khi tai nạn đã xảy đến với mỗi chúng ta có nhiều trường hợp khác nhau, nhưng trường hợp nào đi nữa, thì khi tai nạn đã xảy ra, nó không phân biệt là giàu hay nghèo, sang hay hèn, trí thức hay bình dân, quyền quý hay dân dã và mỗi khi tai nạn đã xảy ra đến bất cứ ai, bất cứ lúc nào, thì đối với hai điều mà chúng ta cần lưu ý, đó là hên và xui, may và rủi. Hên hay may, thì tai nạn xảy ra ít; xui và rủi thì tai nạn xảy ra nhiều và có khi dồn dập. Vì vậy, món quà của GHPGVNTN Âu Châu do chư Tôn đức, Tăng Ni cũng như Phật tử trực thuộc Giáo hội tự mình chia sẻ, tự mình vận động và đã ủy cử T.T Thích Thông Trí – Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên của Giáo hội trực tiếp về đây để thăm viếng, chia sẻ với bà con chúng ta, trong hoàn cảnh xui xẻo này.
16/12/2017(Xem: 10332)
Lý Duyên Khởi gốc từ tiếng Pàli là "Paticca Samuppàda Dhamma", dịch là "tuỳ thuộc phát sinh, nương theo các duyên mà sinh". Tiếng Anh dịch là Dependent origination. Lý là nguyên lý hay định lý. Duyên là điều kiện. Lý Duyên Khởi có nghĩa là: "Tất cả những hiện tượng thế gian khởi lên là do nhiều điều kiện hay nhiều nhân nhiều duyên mà được thành lập." hay nói ngắn gọn: "Lý Duyên Khởi là từ điều kiện này khởi ra cái khác".
16/12/2017(Xem: 7836)
Viện nghiên cứu Y khoa và sức khỏe (INSERM) của chính phủ Pháp vừa công bố các kết quả thật khích lệ về các hiệu ứng tích cực của phép luyện tập thiền định của Phật giáo đối với việc ngăn ngừa bệnh kém trí nhớ Alzheimer và làm giảm bớt quá trình lão hóa của não bộ những người lớn tuổi. Hầu hết các nhật báo và tạp chí cùng các tập san khoa học tại Pháp và trên thế giới đồng loạt đưa tin này. Dưới đây là phần chuyển ngữ một trong các bản tin trên đây đăng trong tạp chí Le Point của Pháp ngày 07/12/2017. Độc giả có thể xem bản gốc trên trang mạng:
16/12/2017(Xem: 8424)
Bài viết này để nói thêm một số ý trong Bát Nhã Tâm Kinh, cũng có thể xem như nối tiếp bài “Suy Nghĩ Từ Bát Nhã Tâm Kinh” (1), nhưng cũng có thể đọc như độc lập, vì phần lớn sẽ dựa vào đối chiếu với một số Kinh Tạng Pali. Bài viết cũng không có ý tranh luận với bất kỳ quan điểm nào khác, chỉ thuần túy muốn đưa ra một số cách nhìn thiết yếu cho việc tu học và thiền tập. Bài Bát Nhã Tâm Kinh từ nhiều thế kỷ được đưa vào Kinh Nhật Tụng Bắc Tông chủ yếu là để cho mọi thành phần, kể cả bậc đại trí thức và người kém chữ, biết lối thể nhập vào Bản Tâm (nói theo Thiền) hay vào Tánh Không (nói theo Trung Quán Luận). Nghĩa là, để văn, để tư và để tu. Không để tranh biện kiểu thế trí. Bài này cũng sẽ nhìn theo cách truyền thống của Phật Giáo Việt Nam.
06/12/2017(Xem: 11273)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của Lạt-ma Denys Rinpoché, một nhà sư người Pháp. Ông sinh năm 1949, tu tập theo Phật giáo Tây Tạng từ lúc còn trẻ, vị Thầy chính thức của ông là nhà sư nổi tiếng Kalu Rinpoché (1905-1989), ngoài ra ông còn được thụ giáo thêm với rất nhiều vị Thầy lỗi lạc khác như Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, Dudjom Rinpoché, Kangyr Rinpoché, Pawo Rinpoché X, Dilgo Khyentsé Rinpoché, Karmapa XVI, v.v. Hiện ông trụ trì một ngôi chùa Tây Tạng tại Pháp và cũng là chủ tịch danh dự của Tổng hội Phật giáo Âu Châu.
06/12/2017(Xem: 7930)
Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện xong một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.
04/12/2017(Xem: 8763)
Khóa tu sẽ được diễn ra trong 2 ngày 06-07/01/2018 (Thứ Bảy – Chủ Nhật) do CLB Nhân Sinh tổ chức cùng với các đơn vị tham gia đồng hành với dự kiến sẽ có hơn 500 bạn trẻ, sinh viên, học sinh…tham dự tại Bảo Lộc – Đà Lạt – Lâm Đồng.
04/12/2017(Xem: 8751)
Kính chia sẻ cùng chư Tôn Đức, chư pháp lữ, và quí thiện hữu một số hình ảnh trong mùa TIPITAKA (Đại Tạng Kinh PaLi) khai hội tại Bồ Đề Đạo Tràng. Gồm có các nước Phật Giáo tham gia trùng tụng Đại Tạng như : Nepal, Sri-Lanka, Lao, Campuchia, ThaiLand, Myanmar, Việt Nam, Bangladesh, India, International... Chương trình được khai mạc trang trọng vào ngày 2 Dec, và cho đến ngày 12 Dec- 2017 là bế mạc.
03/12/2017(Xem: 6323)
Lời nói đầu tiên, chúng tôi xin được tri ân thầy Thông Giới trụ trì chùa Địa Tạng, đã từ bi hỗ trợ và tạo mọi điều kiện dễ dàng cho việc hoằng pháp của chúng tôi tại ngôi chùa Địa Tạng trang nghiêm này. Sau đó, cám ơn những lời giới thiệu ưu ái của thầy dành cho "Hội Thiền Tánh Không" cũng như cho bản thân chúng tôi.
03/12/2017(Xem: 6952)
Mỗi năm có ba ngày Rằm lớn: Rằm tháng Giêng còn gọi là Rằm Thượng nguyên (Thượng ngươn); - Rằm tháng Bảy còn gọi là Rằm Trung nguyên (Trung ngươn); và Rằm tháng Mười còn gọi là Rằm Hạ nguyên (Hạ ngươn), Tết lúa mới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]