Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Việt Nam, Những Huy Chương Vàng Sau Cuộc Chiến

22/05/201810:53(Xem: 8882)
Việt Nam, Những Huy Chương Vàng Sau Cuộc Chiến

               VIỆT NAM, NHỮNG HUY CHƯƠNG VÀNG SAU CUỘC CHIẾN

 

 

            Chiến Tranh Việt Nam, một cuộc chiến cần phải Viết Hoa vì đây là một biến cố quân sự và chính trị trọng đại trong dòng lịch sử đã lay động tận gốc rễ nếp nghĩ, cách nhìn và lương tri nhân loại.

            Nhóm chữ “Thế hệ Chiến Tranh Việt Nam” (Vietnam War Generation) đã trở thành một trong những cột mốc quan trọng trong nhiều mối quan hệ và giao lưu quốc tế.Sau 42 năm kể từ khi cuộc Chiến Tranh Việt Nam chấm dứt, người Việt trong cũng như ngoài nước phải đối mặt với nhiều thứ. Nhưng đối tượng quan trọng nhất mà hầu như mọi người đều phải đối diện là Thế Hệ Trẻ Việt Nam sinh ra và trưởng thành sau cuộc chiến.

            Với thế hệ chiến tranh Việt Nam thì sự chịu đựng trong gian nan, nguy khốn, sống chết cận kề đã trở thành nếp sinh hoạt bình thường. Nhưng giữa đêm dài của thân phận người dân trong một quốc gia nghèo đầy loạn lạc, ánh sáng cuối đường hầm vẫn loé lên. Đó là tương lai con cháu sẽ sáng sủa hơn, có cơ hội vươn lên; nhất là trong học hành và sự nghiệp. Giáo dục, học vấn, thành đạt là niềm mơ ước thường xuyên và tha thiết nhất của thế thế hệ ông bà, cha mẹ đối với thế hệ đàn em con cháu của mình.

            Sau cuộc chiến Việt Nam, có thể nói rằng những tấm huy chương vàng dát bằng hy vọng, ước mơ và tự hào chói sáng nhất cho thế hệ con em trong thời đại mới là sự thành đạt của tuổi trẻ trong học vấn. Đặc biệt là thân phận người Việt Nam tha hương trong một xã hội đa chủng tộc, nhiều văn hóa như xã hội Âu Mỹ phương Tây. Phương tiện thiện xảo nhất của tuổi trẻ Việt Nam nhằm thể hiện được giá trị đích thực của mình trước mắt cộng đồng thế giới là sự thành đạt trong học vấn và chuyên môn.

            Cùng chung lưng, đối mặt – tranh đua mà không tranh cãi, tranh thắng mà không tranh giành hay tranh chấp – với đồng môn, bằng hữu khắp năm châu là thành tựu học vấn:

 Những mảnh văn bằng tốt nghiệp của tuổi trẻ Việt Nam nơi xứ người có điểm nước mắt sung sướng của mẹ hiền, thắp sáng niềm vui của cha, sưởi ấm niềm tự hào của gia đình, giòng tộc, giống nòi... là những huy chương vàng sau cuộc chiến.

 

tot nghiep

 

             Mỗi năm, vào độ đầu hè như năm nay, tôi có niềm xúc động của người đã có nhiều duyên nợ với giảng đường, bụi phấn nên thường được mời đi tham dự lễ Tốt Nghiệp của các cháu học sinh và sinh viên trong cộng đồng người Việt cũng như các nhóm chủng tộc khác. Đầu mùa Tốt Nghiệp năm nay đã có anh chị Lê Cần mời ăn mừng con trai út tốt nghiệp đại học Sac-State, chính thức bước vào ngành Giáo dục Công lập. Anh chị Quang - Khuê mời tiệc vui con gái tốt nghiệp UC Davis, tiếp tục cấp học Graduate ở đại học Harvard. Nick Mazano báo tin con trai tốt nghiệp Luật khoa đại học Yale, vào internship ở văn phòng Thượng viện. Chị Kim Anh mừng hai con cùng tốt nghiệp Tiến sĩ Y khoa…

Thế nhưng bao giờ niềm tâm cảm của tôi đối với con em người Việt mình cũng có tác động sâu sắc hơn cả. Thông thường, trong một xã hội lạc hậu, chuyên chế chỉ có cảnh “con vua thì lại làm vua...”. Nhưng trong hoàn cảnh người Việt Nam của mình ở nước ngoài thì có khi “con sãi ở chùa” vẫn có cơ hội học hành, phấn đấu vươn lên như... con quan áo gấm về làng!

            Nếu có dịp đi qua những miền đất tự do như Úc, châu Âu, Mỹ, Canada... sẽ thấy được rằng, có những gia đình cha mẹ xuất thân là nông dân, ngư dân hay ra đi từ chốn quê mùa, bùn lầy nước đọng Việt Nam, nhưng thế hệ con cái lại thành công rực rỡ trong nhà trường nước ngoài.
            Đặc biệt là ở Hoa Kỳ, thế hệ trẻ học sinh sinh viên Việt Nam đã đứng vào hàng xuất sắc của châu Á. So với Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn, Ấn Độ... thì nòi giống Việt Nam không thua nửa bước trong nhà trường Âu Mỹ.
            Dưới mắt các nhà giáo dục và xã hội thì động lực chủ yếu giúp con em Việt Nam thành công trong nhà trường hải ngoại là do sức mạnh của gia đình và truyền thống hiếu học của văn hóa Việt Nam. Cụ thể nhất là sự cống hiến, hy sinh không mỏi mệt của cha mẹ là đòn bẩy vạn năng đưa thế hệ trẻ Việt Nam đến thành công trên đường học vấn.

Theo khảo nghiệm sơ kết của nhóm Vietnamese-American Education (Giáo Dục Người Việt Gốc Mỹ) tháng 4-2017 thì Thế Hệ Thứ Nhì (the Second Generation) của người Việt Nam tại Mỹ đạt được thành tựu học vấn đáng kể:

Sinh viên Việt Nam tốt nghiệp bậc Cử Nhân (Bachelor) hay tương đương với ngành học đại học 4 năm là 40% so với người Mỹ nói chung trong độ tuổi 25-34 đạt 37%.

Cấp học Thạc sĩ - Cao học (Master) hay tương đương với ngành học đại học 6 năm, người Việt độ tuổi 25-34 đạt 29 % trong khi con số thống kê người Mỹ nói chung đạt 25%.

Cấp học Tiến sĩ (Doctoral Degree) hay tương đương với ngành học đại học 8 năm thì trung bình người Mỹ nói chung đạt từ 1.8 % đến 2%. Chúng tôi chưa tìm được con số thống kê chính xác về cấp học tiến sĩ đối với người Việt nhưng qua tiếp cận và quan sát thực tế thì đa số người Việt ở hải ngoại có con cháu thuộc thế hệ thứ hai có được thành tích xuất sắc trong nhà trường Âu, Mỹ.

Nhưng xin thưa… (rất thân tình, cởi mở và vô tư) rằng: Tôi ở thành phố Sacramento, thủ phủ tiểu bang California đã 35 năm nên quen biết được rất nhiều người  trong cộng đồng người Việt tại vùng đất này. Hoàn toàn không có ý đại ngôn hay so sánh để làm vui hoặc buồn bà con mình, nhưng hôm nay ngồi kiểm lại khoảng trăm gia đình người Việt mà tôi được quen biết với trung bình 6 người (gồm cha mẹ và 4 người con) thì có khoảng 90% trong nhà có ít nhất là 1 cháu học xong 4 năm (Bachelor); 60% gia đình có 1 cháu học xong bác sĩ, nha sĩ hay dược sĩ. Đó là một con số thành đạt quá cao so với cộng đồng các dân tộc khác trên vùng đất nầy và toàn cảnh xã hội.

Để thay vào những con số khảo sát khô khan, tôi xin đưa ra một trường hợp minh hoạ:

Chiều thứ Bảy (19-5-2018), anh chị Hồ Đăng Định, tức nhà văn Quế Chi, tác giả Chuyện Ngày Xưa Nhớ Nhớ Quên Quên, Lê và tôi được chị Kim Anh, một phụ huynh thân hữu ở trong khu vực Little Saigon Sacramento mời dự tiệc Tốt Nghiệp của hai cháu út trai, và út gái của chị tốt nghiệp Y Khoa Bác Sĩ (Medical Doctor) từ UC Davis và Internship ở New York.

 

      
       chi kim anhChị Kim Anh và hai con vừa tốt nghiệp Bác Sĩ Y Khoa

 

Trường hợp gia đình chị Kim Anh là một dẫn chứng điển hình cho sự hy sinh và vai trò trọng yếu của cha mẹ trong sự thành đạt của con cái trên đất Mỹ (hay dù ở phương trời nào cũng giống nhau thôi).

Chị Kim Anh là một thuyền nhân vượt biển. Gia đình chị được định cư tại Hoa Kỳ, gồm có hai vợ chồng và 4 con: 3 trai, 1gái. Chồng chị đã qua đời cách đây hơn 20 năm khi chị ở vào lứa tuổi dưới 40. Chị đã đi làm nghề Nails để nuôi con ăn học. Ngoài thời gian kiếm sống, chị chuyên tâm lo công việc từ thiện và nấu ăn công quả cho các chùa chiền, tự viện.

Hai cháu trai con đầu và thứ hai của chị Kim Anh đều tốt nghiệp đại học với cấp học Thạc Sĩ - Cao Học (Master). Hai cháu đều đã trưởng thành và làm việc tại Hoa Kỳ theo nghiệp vụ chuyên môn của mình. Riêng chị Kim Anh thì vẫn giữ vai trò người Mẹ góa (single Mom) từ ngày chồng mất, gieo neo tranh sống lương thiện, ở vậy nuôi con.

Cháu Kim, tân khoa bác sĩ, tâm sự: “Cháu học cũng thường thôi. Cũng có những lúc cố gắng hết mình đến mức bị căng thẳng quá, cháu muốn chuyển qua ngành học nào khác cho dễ hơn. Nhưng khi nhìn mẹ làm việc cực khổ, còn lo lắng cho con đủ điều, cháu lại cố vươn lên. Vì thương mẹ quá, cháu đã gắng học cho mẹ vui!”

Hôm nay, trong tiệc chay mừng Tốt Nghiệp hai cháu ra trường bác sĩ, nhìn cảnh mẹ con chị Kim Anh sung sướng trong nụ cười đón khách, chúng tôi chúc mừng chị và các cháu; nhưng dù không nói, chúng tôi vẫn thầm lặng chúc mừng những bậc cha mẹ Việt Nam có con tốt nghiệp trong mùa Graduation đầy cảm động trên vùng đất tự do, hào sảng và “hiệp sĩ” nầy.  

Và, nhân mùa Tốt nghiệp, bãi trường năm học 2017-2018, xin được nhắc lại một lời khích lệ tuổi trẻ đáng suy gẫm của nhà giáo dục Robert Moliere: “Không có học trò nghèo mà chỉ có cha mẹ nghèo; không có người tốt nghiệp kém mà chỉ có xã hội kém không biết dùng người; không có tuổi trẻ sinh ra xấu  mà chỉ có gia đình tắc trách và xã hội suy đồi tạo ra sản phẩm xấu làm con người hư hỏng.”

 

Xin chúc quý vị phụ huynh cùng gia đình và các cháu học sinh, sinh viên một mùa Hè dồi dào sức khỏe, đầy tin yêu và nhiều nghị lực.

 

Sacramento, mùa Tốt Nghiệp – Bãi Trường 2018

                      Trần Kiêm Đoàn

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/04/2015(Xem: 10438)
Ngậm ngùi bởi tiếc nuối tuổi trẻ đã trôi qua lúc nào không hay. Ngậm ngùi phải chi hồi đó thế này thế khác... Hình như ta chẳng bao giờ thực sống. Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai, nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có được cái kia cái khác mới là sống.
25/04/2015(Xem: 8524)
Trong đời sống thường nhật, chúng ta gặp quá nhiều những tình huống, ảnh hưởng nhiều mặt, nào là sức khỏe, nhà cửa, con cái, vợ chồng, bạn bè, giao hảo v.v… khiến mình càng thêm âu lo, hoảng sợ. Điển hình là sức khỏe, khi mình còn khỏe thì ‘lo lắng’ tập ăn kiêng cữ, thể dục thể thao để giữ cho mình không bị tật bệnh.
24/04/2015(Xem: 12434)
Câu chuyện hai viên sỏi
24/04/2015(Xem: 8483)
Người có ý chí mạnh mẽ, luôn tìm được niềm hạnh phúc trong khó khăn. Đó chính là những người được gọi là “khốn nhi tri”, họ là những người luôn xem những khó khăn trở ngại trên đường đời, như những “món quà” quý giá của cuộc đời trao cho.
21/04/2015(Xem: 8202)
Tôi có quen với một gia đình, có thể nói là thuộc thành phần trí thức, bởi cha mẹ người bạn đều là nhà giáo, bản thân anh là kỹ sư và vợ là dược sĩ. Tuy vậy, không biết suy nghĩ thế nào, anh luôn tin vào các sách bày bán nhan nhản ngoài phố được cải biên, “làm đi, làm lại” mỗi năm như Lịch vạn niên, Xem ngày giờ, việc lành dữ trong năm và thường lên internet truy cập các trang chuyên hướng dẫn về ngày lành tháng tốt, cúng kiếng, xem tuổi kiết hung?
20/04/2015(Xem: 7972)
Ni Sư Thubten Chodron (thế danh Cherry Green), sinh năm 1950, lớn lên gần vùng Los Angeles. Ni sư hoàn thành Cử Nhân Lịch Sử tại Đại Học UCLA năm 1971. Sau khi du lịch qua Châu Âu, Bắc Phi và Châu Á trong khoảng một năm rưỡi, Ni sư trở về Mỹ, lấy chứng chỉ sư phạm, theo học chương trình sau đại học tại USC về Giáo Dục và dạy học ở Hệ Thống Các Trường tại thành phố Los Angeles. Năm 1975, Ni sư tham dự một khóa tu thiền của Ngài Lama Yeshe và ngài Zopa Rinpoche. Sau đó Ni sư qua Nepal tiếp tục tu học và hành thiền tại Tu Viện Kopan. Năm 1977, Ni sư được Ngài Kyabje Ling Rinpoche cho xuất gia tại Dharamsala, Ấn Độ, và năm 1986 Ni sư thọ đại giới tại Đài Loan…
19/04/2015(Xem: 6001)
Con người ta sống trên đời thường tự chuốc lấy khổ đau, phiền não nhiều hơn gấp bội phần cái khổ không đáng phải khổ của một thân chúng sanh, ấy là vì vọng tâm chấp ngã, chấp pháp.
18/04/2015(Xem: 15775)
Như một áng tinh vân bay qua bầu trời tăm tối Như một giọt nước trong lành giữa sa mạc cằn khô Như một đốm sáng lung linh trong đêm tối mộng hồ Người hiện giữa trần gian Như thực như chơn một Như Lai sứ giả Đã sương tuyết cao sơn Vẫn không mỏi mệt Đông Tây bươn bả Không cau mày giữa rừng cố chấp mê si Vũ khí của người chỉ có trí tuệ và từ bi Thắp ấm trái tim Mở rộng tấm lòng bao dung nhân thế Chỉ chừng ấy thôi Là tôi đã rưng rưng giọt lệ Kính thương người tuổi hạc đã cao Ân đức của người Sánh tựa trăng sao Tịch nhiên chiếu Vô nhân chiếu
18/04/2015(Xem: 9724)
Trong khi cả thế giới lựa chọn chỉ số GDP (Gross Domestic Products – Tổng sản phẩm quốc nội) làm thước đo thịnh vượng và phát triển, thì riêng tại đất nước này, chỉ số đó bị loại bỏ thay vào đó là GNH (Gross National Happiness- Tổng hạnh phúc quốc dân).
17/04/2015(Xem: 8595)
Mười lần như chục, hôm nào gặp bữa ăn trưa trong căng-tin có món xúc-xích là mấy người đồng nghiệp Đức của tôi hay nói đùa bằng một câu triết lý cà rởn rằng: trên đời này cái gì cũng có đầu có đuôi, có thủy có chung, duy chỉ cây xúc-xích là có hai đầu. Có ông nhạc sĩ người Đức Stephan Remmler còn viết ra một bài tình ca nổi tiếng theo tựa đề ấy là: Alles hat ein Ende nur die Wurst hat zwei. Câu nói vui, nói ra để cười với nhau. Xúc-xích là món ăn rất phổ biến của người Đức, to nhỏ đủ cỡ, có mặt mọi nơi, từ tiệm ăn tay cầm cho đến các món ăn nấu trong nhà hàng với nhiều gia vị khác nhau, với rau xanh, cải đỏ hay kèm bột cà ri, mù tạt v.v..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]