Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngồi Yên

17/05/201811:19(Xem: 6112)
Ngồi Yên

Duc The Ton 1
NGỒI YÊN
 

Màn đêm buông xuống, bóng tối mờ nhạt bao trùm mọi vật. Ánh trăng  đêm nay yếu ớt nhưng dịu dàng và dễ chịu, vẫn đủ để cho tôi chiêm ngưỡng dung từ tượng Đức Phật Lộ Thiênngồi yên dưới tàn cây, mắt Ngài như đang nhìn xuống chúng tôi, nhìn xuống chúng sanh, nhìn xuống cuộc đời và kiếp người. Đôi mắt Ngài từ bi, miệng Ngài mỉm cười như chưa bao giờ tắt, hình ảnh Đức Phật ngồi yên đã đi vào tâm thức tôi bao điều kỳ diệu.

 

   Ấy thế mà đôi khi vẫn còn muốn khám phá cái thế giới bên ngoài, trong khi đó, Đức Phật Ngài chỉ muốn chúng ta nỗ lực thực tập ngồi yên một chỗ, tập trung năng lực để thấy được cái thế giới bên trong của con người. Quả thật như vậy đó, thế giới tâm thức không giới hạn, vô cùng mầu nhiệm. 

 

Ánh trăng dìu dịu cùng những làn gió se se lạnh im lắng tĩnh mịch. Tôi nghĩ đến chuyện của chiều hôm qua và không ngừng lo lắng cho người bạn. Tôi không hiểu là tại sao có nhiều con đường để bạn chọn lựa, thế mà bạn lại tìm đến cái chết. Tại sao lại dồn mình vào ngõ cụt? Tại sao không cho mình một cơ hội để làm mới? Bạn nên nhớ rằng còn thân này là còn tất cả, bạn có hiểu không? Một khi thân này mất đi xem như là chấm hết. Sự đau  khổ và mất mát mà bạn đã trải qua tôi hiểu nên làm tôi luôn quan tâm.

Bạn biết đó, những người yêu quý bạn hẳn là những người thân trong gia đình, bạn bè thân thiết, đồng nghiệp, bạn học ….chúng ta dễ dàng nhận ra họ, họ luôn có mặt khi ta cần, luôn lắng nghe và cùng ta vượt qua những trở ngại trong cuộc sống, họ thật đáng quý, đáng trân trọng. Nhưng bạn đã làm gì để đáp lại tấm chân tình đó? Hay ta xem việc họ đối xử tốt và yêu thương ta là trách nhiệm, là lẽ dĩ nhiên chẳng có gì  phải cảm ơn, phải ghi nhận đáp lại. Đã bao lâu bạn không bày tỏ tình cảm đến những người yêu thương bạn? Bỏ tiền ra để thết đãi người bạn lâu ngày mới gặp mà chưa mua nổi cho cha mẹ một món ngon. Đó là cách chúng ta vốn vẫn làm và đang làm. 

 Cuộc sống này không chỉ có hương thơm của hoa hồng và vẻ thơ mộng của dòng sông, nó còn có cả những phút giây bị gai hoa hồng đâm đến ứa máu hoặc vẫy vùng giữa dòng nước chảy xiết. Bên cạnh những niềm vui là những khó khăn và cạm bẫy luôn chực chờ, chỉ cần bạn lơ là chúng sẽ xô tới. Chính những khó khăn thử thách ấy sẽ góp phần giúp bạn trưởng thành hơn.

Sẽ có lúc bạn hoang mang chông chênh mệt mỏi và hoàn toàn mất phương hướng. Đó có thể là bạn mất đi một người bạn yêu quý nhất. Đó có thể là người yêu nói không còn yêu bạn nữa. Đó có thể là bạn có khi làm cha mẹ thất vọng vì bạn. Đó có thể là con đường sự nghiệp của bạn bị thất bại. Sẽ có nhiều khoảnh khắc bạn hoang mang lo sợ vì không biết bám víu vào đâu, vì những gì bạn tin tưởng đều tan biến. Đó sự thật là một cảm giác tồi tệ đáng ghét. Làm cách nào để đứng vững giữa muôn vàn cạm bẫy, khó khăn thử thách? Làm cách nào để vững vàng trên đôi chân của mình và mở rộng vòng tay chào đón những điều mà cuộc đời mang đến? Điều gì giúp chúng ta vượt qua khó khăn trở ngại,  dẫn đường chỉ lối cho ta đi xuyên qua màn đêm sóng gió?

Để vượt qua những khoảnh khắc đó, bạn phải nghĩ như một tiếng chuông báo động nhắc nhở ta hãy trân trọng nâng niu những gì đang có và yêu thương những ngày bình yên; cũng đừng hoảng sợ hay ngã qụy khi có những cơn bão ập tới có thể làm cho ta mất phương hướng. Cuộc sống luôn có những thăng trầm, nếu cơn vô thường đến, hãy ngồi thật yên, hít thở thật sâu và bước qua bằng một niềm tin không dứt như chúng ta đã và đang có… Có lúc ta rất mạnh mẽ, nhưng có vững mạnh bao nhiêu thì cũng như bờ đê, dù có vững chắc tới đâu, nếu không thường chăm lo bồi đắp thì cũng có lúc bị những giọt mưa nhỏ bé xói mòn làm cho bể nát. Cũng thế, đối với chúng ta nếu không có sự rèn luyện nội tâm vững chắc, sẽ làm cho mọi thứ dễ tan vỡ.

Chúng ta đang sống trong thế giới quá hiện đại, hiện đại đến  độ không còn thời gian để đến với nhau, mải quay cuồng trong bận rộn, đấu tranh để tồn tại. Con đường đi về tương lai rộng mở ra biết bao nhiêu hướng với bao điều hứa hẹn, khiến chúng ta chạy quanh và phân vân không biết bước theo hướng nào?

      Chính vì thế đòi hỏi chúng ta hằng ngày trong từng phút giây, phải lắng đọng tâm tư để thấu hiểu tất cả các nghiệp trong quá khứ và các nghiệp mà ta đang tạo ra trong hiện tại. Xin đừng để mình chỉ biết sống với gió, với bão tố cuồng phong nổi lên trong tâm thức, hãy ý thức rằng tâm thức mình  chỉ là một sự vắng lặng, gió và bão tố không mang một thực thể nào cả, mà chỉ là những gì mình tạo ra để khuấy động tâm thức mình mà thôi.

Cuộc đời mỗi người dù muốn hay không đều bị chi phối bởi sức ảnh hưởng trực tiếp ngoại cảnh và cũng là rào cản đến cuộc đời của bạn, của tôi, của tất cả chúng ta. Hãy thấu hiểu và nắm giữ vận mệnh cuộc đời đang cố nói với bạn. Bạn có thể trải nghiệm và ứng dụng điều đó vào cuộc sống của mình…

Bạn hãy nhớ, tuyệt đối đừng để ai điều khiển cuộc đời của bạn, kể cả bạn bị cô đơn, bị tổn thương, bị xúc phạm, bị phản bội, bạn biết những cảm xúc tiêu cực đó không dễ chịu chút nào nhưng bạn được quyền quyết định mình sẽ làm gì vượt qua chứ không phải để chúng quật ngã.

Tính cách của mỗi con người tốt hay xấu ít khi bộc lộ ra bên ngoài, nhưng chúng đóng góp một phần quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đặc biệt trong những giờ phút sinh tử.

Bạn thấy đấy, khi bạn hiểu về người khác cũng rất ít, vậy nên đừng vội đánh giá về bất kỳ ai, kể cả khi bạn nghĩ rằng mình rất hiểu họ.Thật sự bạn chẳng hiểu về họ, hơn nữa bạn cũng đang tìm hiểu chính mình. Nếu như ai đó đánh giá sai về bạn đừng trách họ, nếu quan trọng thì giải thích, không quan trọng thì bỏ đi, đừng oán trách hay tức giận. Vì đó là những điều họ thấy, không phải là điều bạn thấy. Bạn cũng đang tìm hiểu chính mình thì ai đó hiểu sai về bạn cũng là lẽ tất nhiên.

Những đau đớn là có thật và đã xảy ra rồi,  hãy cầu nguyện, hoặc ngồi thiền. Hãy dành thời gian cho chính mình. Bạn phải giải quyết nó hoặc bạn sẽ không bao giờ vượt qua nó. Mặc dù bạn rất muốn kết thúc, nhưng đừng quên tiếp tục sống cuộc sống của bạn. Tìm một sở thích mới, bạn cần phải sống tiếp. Hãy dành cho trái tim mỏi mệt của bạn một chút thời gian nghỉ ngơi, và để cho tình yêu, sự nhẹ nhàng trở lại trong trái tim mình.

Hãy mở rộng tâm hồn để chào đón mọi người, đừng bức xúc hay sợ hãi lòng người, bởi lòng người là thứ khó đoán, dù đoán thế nào bạn cũng không có được sự chính xác tuyệt đối. Hãy hoan nghênh và chuẩn bị tinh thần cho những ngày tới sau này. Để hiểu một người là cả một hành trình, có khi cả đời ta vẫn chưa hiểu hết.

Hãy đặt trọng tâm cuộc sống vào chính con người bạn. Không cần đặt vào bất cứ ai, bất cứ thứ gì ngoài kia. Bất cứ thứ gì mang đến cho bạn cảm xúc tốt đẹp, vui vẻ, bình an, hạnh phúc, tự do… hãy làm đi đừng bận tâm đến chuyện người khác nói gì. Rồi bạn sẽ tự nhận ra và tìm hướng điều chỉnh từng chút một. Bạn không thể biết được đường đi nào là đúng hay sai nếu một bước chân bạn cũng không dám bước. Đừng bao giờ e ngại, bạn có thể mất đi một vài thứ tốt đẹp nhưng nhất định bạn sẽ nhận lại được những thứ còn tốt hơn.

Vì không ai làm những điều đúng đắn mà phải hối hận hay dằn vặt cả. Những nguyên tắc sống giống như ngọn hải đăng soi chiếu con đường bạn đi, dù là trong công việc cách đối nhân xử thế hay ứng xử tình cảm gia đình. Chúng dẫn bạn đi đúng hướng, không lầm đường lạc lối và đi tới đích. Hãy tâm niệm cuộc đời thật ra là một cuộc trải nghiệm, không có sự lựa chọn đúng hoàn toàn hay sai hoàn toàn. Bạn phải là người điều khiển cuộc đời mình. Cuộc đời này vốn dĩ không lâu dài như bạn tưởng. Cuộc đời rất đẹp và ngắn ngủi nữa. Sự ngắn ngủi làm nên cái đẹp cho nó.

Thế giới này có rất nhiều chốn bình yên dành cho bạn, xin bạn hãy đi về hướng ấy….

 


Nam Mô A Di Đà Phật

Las Vegas, Ni Viện Như Ý
Thích Nữ Tâm Vân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2014(Xem: 7268)
Kinh Phật không nói về chân lý, đúng-sai, yêu thương - hận thù hai mặt. Cho nên Phật không làm quan tòa để phán xử ai. Muốn biết đúng-sai, có tội hay không có tội xin tới tòa án, luật sư, đừng tới Chùa, đừng hỏi Phật.
16/03/2014(Xem: 6857)
Đây là vị đệ tử cư sĩ của Đức Phật, vị ấy sống tại gia. Vị ấy đã thiết lập niềm tin vững chắc trong sự tỉnh thức của Đức Phật. Vị ấy sống tự rèn luyện từ hành động và lời nói, cử chỉ của mình. Vị ấy sống biết hổ thẹn, xấu hổ, thấy lổi của mình trong những việc nhỏ nhặt. Vị ấy sống nuôi dưỡng tâm từ đối với tất cả loài hữu tình. Vị ấy sống rộng lượng, biết hy sinh và cho đi.
16/03/2014(Xem: 8123)
Berzin sinh tại Paterson, New Jersey, Hoa Kỳ. Ông nhận bằng cử nhân năm 1965 tại Khoa Nghiên cứu Đông phương học, Đại học Rutgers liên kết với Đại học Princeton], nhận bằng Thạc sĩ năm 1967, bằng Tiến sĩ năm 1972 của Khoa Ngôn ngữ học Viễn đông (Hoa ngữ) và Khoa Nghiên cứu Ấn Độ và Phạn ngữ, Đại học Harvard.
16/03/2014(Xem: 7815)
Như những con người, tất cả chúng ta giống nhau; xét cho cùng tất cả chúng ta thuộc cùng một hành tinh. Tất cả chúng sinh có cùng bản chất tự bẩm sinh là muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Tất cả chúng ta yêu mến chính mình và khao khát điều gì đấy tốt đẹp.
15/03/2014(Xem: 14670)
“Con người thường trở thành cái mà họ muốn. Nếu tôi cứ nghĩ rằng tôi không thể làm được điều ấy, thì chắc chắn rút cuộc tôi sẽ không làm được gì. Trái lại nếu tôi tin, tôi có thể làm thì sớm muộn gì tôi cũng sẽ thành tựu như ý muốn”. Thánh Ghandi *
15/03/2014(Xem: 8557)
Nhà tâm lý học Paul Ekman thừa nhận rằng ông chỉ hơi thích thú với Đạo Phật khi ông được mời đến Dharamsala, Ấn Độ, trong năm 2000 cho một cuộc đối thoại của Đức Đạt Lai Lạt Ma với những nhà khoa học, được bảo trợ bởi Viện Tâm Thức và Đời Sống. Nhưng Ekman, một khoa học gia chức năng nổi tiếng là một chuyên gia hàng đầu về những biểu hiện trên mặt, đã mê mẫn về đề tài được bàn thảo: những cảm xúc tàn phá. Sự tiếp xúc với Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chuyển hóa đời sống của ông, đến một mức độ mà ông ngạc nhiên vô cùng.
15/03/2014(Xem: 7775)
Bốn pháp tế độ phát xuất từ cụm từ saṅgāha vattha nghĩa là sự thu phục, nhiếp hóa, cảm hóa, tế độ. Đây là 4 pháp, 4 nguyên tắc sống mà tiền thân chư Phật, tức chư Bồ-tát thường áp dụng để nhiếp hóa, cảm hóa chúng sanh, hướng dẫn chúng sanh trên con đường phước thiện, đạo đức. Bốn pháp này liên hệ hữu cơ, gắn bó thiết cốt với nhau, như một cái bàn có bốn chân, thiếu một thì cái bàn sẽ khập khiễng. Cũng vậy, bốn pháp tế độ mà thiếu một thì sự cảm hóa chúng sanh sẽ giảm hẳn hiệu năng. Vậy 4 pháp ấy là gì?
15/03/2014(Xem: 6949)
Thật cần yếu để học hỏi và thành đạt trong sự học vấn. Rèn tâm là một tiến trình làm cho quen thuộc. Trong phạm vi Phật Giáo, việc làm quen thuộc, hay thiền tập, liên hệ đến sự chuyển hóa tích cực tâm, đấy là, sự loại trừ những phẩm chất khiếm khuyết và việc trau dồi những phẩm chất tích cực của nó.
14/03/2014(Xem: 33366)
Nhiều người đến với đạo Phật để tìm cách giải trừ phiền não, khổ đau, họ đọc tụng kinh chú, ăn chay, niệm Phật, làm công quả, cúng dường, bố thí, nhưng không biết diệt trừ bản ngã. Trải qua bao nhiêu năm trong đạo vẫn chấp vào cái Ta, kiêu căng, ngạo mạn, khoe khoang, chạy theo danh lợi, đến khi cái ngã bị trái ý, tổn thương thì giận dữ, sân si tạo khẩu nghiệp mắng chưởi, mạ nhục kẻ khác.
14/03/2014(Xem: 11517)
Đọc Kim Dung, thấy có một nhân vật Hoà thượng tên là "Nói Không Được" rất thú vị. Thú vị không vì tính cách của ông mà vì cái tên của ông. Thật ra, trong nguyên bản gọi là Hoà thượng Bất Khả Thuyết. "Bất Khả Thuyết" hay "Nói Không Được" ta đã gặp nhiều khi học Phật, không chỉ là Bất khả thuyết mà còn Bất khả tư nghì, Bất khả đắc, Bất khả thủ, Bất khả...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]