Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hành Hương Đất Phật Về Miền Gian Nan

15/05/201821:36(Xem: 8359)
Hành Hương Đất Phật Về Miền Gian Nan

HÀNH HƯƠNG ĐẤT PHẬT

VỀ MIỀN GIAN NAN
tim-dau-chan-Phat-0000

 

Nếu phải mất mười ngày để trả lời cho một sự phân vân hay một thắc mắc thuộc về môi trường và tâm lý thì cũng rất nên làm thử xem sao.
            Số là sau ngày hưu trí vào năm 2008, tôi vẫn thường đặt sinh hoạt ưu tiên cho mình là đi cho biết đó biết đây.
            Chúng tôi vẫn thường nói nửa đùa nửa thật: “Bây giờ còn khỏe không lo đi chơi; đợi đến khi... đi thật thì còn cơ hội đâu nữa mà đi chơi!” Cái viễn ảnh “đi thật” là một ám ảnh vừa rất xa mà cũng vừa rất gần trong cõi đời vô thường của lứa tuổi về chiều như chúng tôi.
            Vốn là một Phật tử, ưu tiên du lịch hàng đầu của nhà tôi là thực hiện một chuyến du lịch hành hương trên đất Phật Ấn Độ. Nhưng qua nhiều ý kiến của những người đã từng du lịch Ấn Độ thì quê hương đất Phật không phải là một nơi lý tưởng và dễ dàng cho việc du lịch. Theo những ý kiến này thì các vùng thuộc miền Đông Bắc Ấn Độ là những nơi có khí hậu khắc nghiệt về cả hai mùa nóng lạnh; đồng thời, dân cư rất nghèo khổ và lạc hậu nên những phương tiện về vệ sinh, nơi ăn chốn ở, di chuyển và về nhiều mặt sinh hoạt nói chung đều rất khó khăn và hạn chế. Bởi vậy, bức tranh du lịch Ấn Độ thường được vẽ ra một cách u ám làm cho chúng tôi hết sức e ngại, phân vân để thực hiện chuyến đi một khi con chim quá khứ thời son trẻ đã bay qua rồi.
            Đã 10 năm trôi qua kể từ ngày về hưu, chúng tôi đã đi du lịch trung bình mỗi năm vài lần đến nhiều nước trên thế giới, chỉ trừ Ấn Độ là chưa đi.
            Mãi cho đến sau Tết Nguyên Đán Mậu Tuất 2018 năm nay, trong dịp về thăm quê nhà, chúng tôi “đánh liều” lên mạng online xem thử tình hình tổ chức du lịch hành hương Ấn Độ như thế nào.

 tim-dau-chan-Phat-0001

 

tim-dau-chan-Phat-0002

 

 

Việt Nam có khá nhiều nhóm, hội tư nhân và công ty du lịch tổ chức thường xuyên các chuyến du lịch trong và ngoài nước. Riêng Tour hành hương du lịch Ấn Độ còn có nhiều đoàn hành hương do quý Tu Sĩ đứng ra tổ chức hướng dẫn.
Tôi tìm vào các chuyên mục đánh giá và phê bình du lịch thì thấy công ty Vietravel nhận được nhiều đánh giá cao và lời khen tích cực.
            Sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, tại nhà riêng ở Sacramento, California , tôi lên mạng và ghi danh tour đi du lịch hành hương Ấn Độ vào ngày 18-3-2018 với Vietravel khoảng 2 tháng trước ngày đi.
            Ngay sau khi tôi hoàn thành việc ghi danh thì Tour đi Ấn Độ của Vietravel báo ngay là “hết chỗ”.
            Mọi thủ tục thanh toán, giấy tờ và hướng dẫn được giải quyết một cách gọn, nhẹ qua internet và điện thoại.
            Chúng tôi về Việt Nam một tuần trước ngày khởi hành chuyến đi.

            Đến ngày đi, cả đoàn ghi danh có 18 người. Tôi ngạc nhiên hỏi thì anh Minh Trung, hướng dẫn viên du lịch, cho biết rằng, khả năng công ty hướng dẫn một đoàn du lịch đi nước ngoài có thể lên tới ba bốn chục người. Nhưng số lượng còn phải tuỳ thuộc vào các phương tiện ăn, ở, di chuyển, quản lý... mà công ty và các đối tác cung ứng phương tiện thỏa thuận với nhau rất chi tiết và cụ thể cho mỗi chuyến đi. Nghe sơ qua nguyên tắc quản trị và tổ chức của một cơ quan du lịch tư nhân mà đặt lợi ích cá nhân khách hàng lên trên lợi nhuần của công ty, chúng tôi thấy an tâm.
            Nhưng trên đời này trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm, nên phải lấy thực tế hành xử làm gốc.

                        TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ


            Chúng tôi bắt đầu đối diện với thực tế ngay sau khi rời New Delhi - thủ đô Ấn Độ. Một trong hai va-li hành lý của chúng tôi bị thất lạc và cả đoàn phải “share chung” bằng cách kiên nhẫn đợi chờ cho đến khi về khách sạn vào lúc 2:00 giờ sáng! Thế nhưng hôm sau kiểm chứng lại thì ai cũng vui vẻ chia sẻ sự trở ngại.
            Với tinh thần đồng đội và đồng hoà đó, chúng tôi đã trải qua gần 10 ngày được sống trong hạnh phúc: Hạnh phúc vì chia sẻ; hạnh phúc vì đạo tình nồng ấm trong cách cư xử và cảm tình chan chứa trong lòng mọi người; dẫu đây chỉ mới là lần đầu người bốn phương tụ về gặp nhau cùng chung ý nguyện “vào nơi gió cát, tìm dấu chân Phật”!
Từ New Delhi, chúng tôi đi bằng đường bộ lên hướng Đông Bắc với quảng đường dài gần bằng từ Huế ra Hà Nội. Phương tiện chủ yếu là tàu và xe. Chúng tôi đang ở trong lãnh thổ bang Bihar, một trong 29 tiểu bang hành chính của Ấn Độ. Bihar nằm về phía Đông Bắc Ấn, có diện tích rộng bằng một phần ba Việt Nam với số dân 100 triệu người và lịch sử sớm vài nghìn năm trước Tây Lịch. Những con số thống kê làm tôi rất phân vân:
            Hơn 40 phần trăm người lớn và trẻ con xứ này mù chữ; trong khi UNESCO cho biết là có khoảng 1 tỷ người mù chữ trong tổng số nhân loại toàn cầu hơn 7 tỷ. Nghĩa là so với tỷ số người mù chữ của thế giới khoảng 14 % thì xứ này người thất học đông hơn gấp ba lần. Người dân 60 phần trăm ở dưới mức nghèo khổ theo tiêu chuẩn Ấn Độ và cứ trung bình hai vạn người dân mới có một bác sĩ chữa bệnh... Có một vị khách nào đó ngồi đằng sau xe vọng tiếng nói đùa: “Đây là quả báo đốt trường đại học Ananda và tiêu diệt Phật giáo đây...” Có tiếng suỵt “thôi đừng nói… mất lòng”!
            Càng lên phía Bắc đời sống dân cư càng nghèo khổ, lạc hậu, mất vệ sinh và đường sá càng khó đi. Đời sống của dân cư ở đây chủ yếu về nông nghiệp. Các phương tiện sản xuất như trâu bò, cày cuốc thô sơ rất giống với đời sống nông dân Việt Nam sáu, bảy mươi năm về trước. Con đường quốc lộ Bắc Nam Ấn Độ cũng đang ở trong tình trạng như quốc lộ một Việt Nam thời trước năm 1954! Chiếc xe buýt 50 chỗ ngồi nhồi dập chao đảo tới mức người hướng dẫn viên phải khôi hài báo động:”Cả nhà coi chừng TỘI hay NGHIỆP gì cũng phải văng tưng ra hết! Đường này toàn là ‘ổ voi’ nhiều hơn ổ gà...”
            Ai nấy chuẩn bị tinh thần đạp chân, riết tay bám vào thành ghế cho con đường về Tây phương trước mắt; nhưng con đường thực tế xảy ra từ sớm đến chiều không “dễ sợ” như lời cảnh báo. Tuy xe lắc lư rất... hào sảng; nhưng tâm lý đã chuẩn bị cho khả năng chao đảo nhiều hơn nên người nào cũng có cảm giác như bữa tiệc rượu đong đưa nửa chừng. Nghĩa là xe chạy không êm ru nhưng cũng chưa đến nỗi quăng ai ra khỏi ghế ngồi cả.
            Quá lắm thì cũng chỉ vừa đủ múa điệu “disco” ngay trên ghế ngồi mà thôi!
Các thánh tích Phật giáo đều nằm ở địa bàn bang Bihar vùng Đông Bắc Ấn Độ. Đây là vùng đất nghèo nhất xứ Ấn và cũng là thánh địa của Hồi giáo tại Ấn Độ. Đời sống người dân nghèo nàn với nếp sống cơ cực, thiếu phương tiện giáo dục và nếp sinh hoạt mất vệ sinh ngoài sự tưởng tượng của du khách nước ngoài.
            Thế nhưng Vietravel đã tổ chức rất khéo léo. Có thể nói trong suốt 8 ngày “Đi vào nơi gió cát” trên đất Ấn Độ, chúng tôi chưa bị lần nào phải nhăn mặt về điều kiện vệ sinh, kể cả vệ sinh trong ăn uống và vệ sinh cá nhân. Khách sạn ba sao nhưng rất sạch sẽ, phòng nào cũng có giường đôi; có phòng có đến ba giường cho hai người. Thức ăn tám mươi phần trăm là đồ ăn chay, nhưng không đến nỗi nhàm chán vì mùi Cary ngự trị trên mọi thức ăn của người Ấn. Riêng đối với những người ăn chay trường thì cho hay là điều kiện ăn uống như thế là rất ngon lành.
            Phương tiện di chuyển thì thật đáng khen ngợi. Chúng tôi phải di chuyển từ bảy đến tám khách sạn trong suốt chuyến đi, nhưng chưa bao giờ phải đụng tay vào việc xách vali của mình cả. Tàu lửa hay xe bus chạy trên đường bộ thì luôn luôn có máy lạnh, ghế ngồi bọc nệm thoải mái và có khăn trải sạch sẽ hằng ngày. Trên xe có nước lọc chai và thức ăn “vui miệng - snack”.
            Đi du lịch nước ngoài, đặc biệt là đến thăm những nơi di tích lịch sử hay thánh địa tôn giáo thì người quan trọng nhất vẫn là hướng dẫn viên du lịch (Tour Guide). Hướng dẫn viên du lịch của chúng tôi là anh Minh Trung, người mà tất cả khách trong đoàn đều đánh giá là “A+”. Anh trẻ tuổi, nhiệt tình và sinh động. Bên cạnh vốn kiến thức khá vững vàng về Phật học, sự tìm tòi nghiên cứu và hiểu biết của anh về các di tích Phật giáo rất rõ ràng và khoa học. Ngoài ra, thêm một ưu điểm nữa là anh có khả năng sử dụng tiếng Anh khá lưu loát. Nhưng quan trọng nhất là bên cạnh nguồn vốn kiến thức, Minh Trung thể hiện được cái tâm của mình đối với đời sống tâm linh Phật giáo. Nhờ vậy, sự diễn giải và hướng dẫn của anh về đạo Phật trong suốt cuộc du lịch hành hương đã mang nhiều thú vị và lợi lạc đến cho mọi người trong đoàn. Bên cạnh Minh Trung, còn có hướng dẫn viên du lịch người địa phương Ấn Độ trong những trường hợp phải tiếp cận và ứng xử “trăm hay không bằng tay quen” khi cần thiết với người bản xứ.

 

tim-dau-chan-Phat-0003


            Là một du khách đã sống nửa đời người trên đất nước của mình và một nửa đời người ở Hoa Kỳ, tôi đã từng đi du lịch nhiều nơi và tiếp cận với nhiều công ty du lịch nổi tiếng của thế giới. Nhưng đây là lần đầu tiên tôi du lịch nước ngoài với một công ty du lịch Việt Nam.
            Chúng tôi rất ngạc nhiên và thán phục về nghệ thuật quản lý tổ chức rất chu đáo và nhà nghề (Professional) của công ty du lịch Vietravel. Ngoài ra, những sinh hoạt ngoại vi thuộc về văn hoá và tôn giáo như cách ứng xử với các nhà tu của các nước, cách cúng dường chư tăng và bố thí từ thiện cho người nghèo khổ bản xứ, cách hành lễ tại mỗi nơi đều được chuẩn bị và tổ chức chu đáo.
            Chỉ đôi nét ghi nhận điểm xuyết và khái quát, làm sao đủ để trình bày đầy đủ cảm xúc và suy niệm của mình trên cuộc hành hương du lịch.
            Viết những dòng nầy, tôi chỉ xin được chia sẻ sơ lược hai điều:
            Thứ nhất là “đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” như câu nói ngày xưa của Nguyễn Bá Học.
            Thật ra so với những nơi du lịch danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thế giới, thì rõ ràng các thánh tích Phật giáo nằm trong địa bàn của một vùng đất khô cằn, kém phát triển về mọi mặt của Ấn Độ. Thêm vào đó là phương tiện và điều kiện du lịch chưa được tổ chức quy mô và thoải mái cho lắm. Tuy nhiên so với tin đồn và những nhận xét khắc khe thì thực tế chuyến đi “đường đi khó” của chúng tôi còn tốt hơn nhiều, vượt xa những dự ước và mong muốn lúc ban đầu. Thành quả tốt và mọi việc trôi tròn nhờ chuyến đi được chuẩn bị và tổ chức chu đáo về nơi ăn chốn ở, phương tiện di chuyển và chuyên viên hướng dẫn.
            Thứ hai là đứng giữa hai quan niệm cho rằng nơi đâu cũng có Phật hoặc đến Xứ Phật mới thực sự tiếp cận được với năng lượng lành của Phật. Tôi nghĩ rằng mình cần một con đường Trung Đạo của Phật giáo. Đó là, mặc dầu mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng cần có một sức mạnh tâm linh hay một tập hợp năng lượng lành để giúp khai mở những gì đang còn ẩn chứa hay tiềm tàng trong mỗi cá thể hữu tình. Du lịch hành hương về đất Phật cũng là một cách truy tìm năng lượng để khai mở những gì đang có trong anh, trong tôi và trong tất cả mọi người dưới dạng tiềm năng chưa hiển lộ.
            Tất cả chúng ta đều là Phật sẽ thành.
            Kính chúc những Đức Phật tương lai tìm được đất Phật trong chính mình và tiếp cận được với dấu chân Phật hơn 2560 năm trước.

                                                   Sacramento, mùa Phật Đản 2562 (2018)
                                                        Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/07/2018(Xem: 8646)
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, còn gọi là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, có khi còn gọi là Đức Phật Quan Âm, được Phật tử nhiều quốc gia Châu Á thờ phượng vì hạnh nguyện hóa hiện nhiều thân tướng để cứu độ chúng sanh. Riêng đối với Nhật Bản, nơi nhiều tông phái Tịnh Độ thịnh hành, hình tượng Đức Quan Âm hiện diện trong rất nhiều chùa, trong các tuyến hành hương, và trong văn học. Bạn chỉ cần đi vào bất kỳ ngôi chùa nào tại Nhật Bản, nhiều phần là bạn sẽ gặp tượng Đức Quan Âm, hoặc là nghìn tay nghìn mắt gọi là Senju Kannon (Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm), hoặc là một hóa thân của ngài là tượng Đức Chuẩn Đề 18 tay, nhưng thường gặp nhất là tượng Quan Âm Nam Hải trong bộ áo trắng. Chúng ta có thể đọc trong thơ của Basho (1644-1694) hình ảnh nhà thơ đứng nơi gác chuông Chùa Kannon (Quan Âm Tự) nhìn xuống núi, thấy mái ngói chùa trôi nổi trong các chùm mây hoa anh đào: Mái ngói Chùa Quan Âm trôi dạt xa trong mây của các chùm hoa anh đào.
27/07/2018(Xem: 6775)
Chúng tôi được Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch công ty sách Thái Hà thông báo về khóa tu tại chùa Cự Linh, tỉnh Hải Dương Thầy là khách mời của khóa tu trong buổi sáng và buổi chiều sẽ hướng dẫn thiền. Khóa tu có đến 600 bạn trẻ mà chủ yếu là học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tôi là một trong số các bạn may mắn nhất của CLB yêu sách Thái Hà được đi cùng thầy Hùng. Thầy Hùng lái xe đưa chúng tôi đến một chương trình quá đặc biệt làm tôi vô cùng ấn tượng. “Khóa tu mùa hè.” Tại sao lại là mùa hè nhỉ? Câu hỏi này luôn vấn vương trong đầu tôi. Tại sao bây giờ ở rất nhiều chùa, các quý thầy, quý sư cô đều tổ chức khóa tu cho các bạn học sinh, sinh viên nhỉ? Tôi được biết, riêng thầy Hùng đã có hơn chục khóa tu mùa hè mời đến chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình và hướng dẫn thiền cho các bạn tu sinh rồi. Tôi giật mình nghĩ rằng mùa hè là mùa có nhiều ánh sáng mặt trời nhất, là mùa mà bắt đầu có nhiều loại cây bắt đầu kết trái, bởi thế nó mang lại nhiều năng lượn
27/07/2018(Xem: 10137)
Người không hiểu đặt câu hỏi “Tại sao cá đã bắt lên rồi lại đem thả, như thế có giả tạo không?; “Sao không đem tiền cho người nghèo mà đi cứu mấy con cá?” Chúng tôi xin phép được giải thích rõ hơn cho hành động Phóng Sinh: Cũng có những người thiếu hiểu biết và rất tiêu cực còn chê người là ngu vì họ nghĩ nên dùng tiền mua cá để đem cho nhà mồ côi, viện dưỡng lão, trại phong cùi hay người nghèo Phi Châu thì thực tế hơn v.v. Ngư phủ đi bắt cá lên bờ để bán cho người mua về giết rồi ăn thịt chúng. Nhưng thực tế có bán và ăn hết những thuỷ sản bị bắt lên bờ không, hay là sẽ còn thừa bị chết vì bắt lên nhiều quá làm cho một phần thặng dư chúng sanh sống trong nước bị chết uổng phí và chẳng được đóng góp thân thể của chúng để nuôi cho loài người được sống hạnh phúc; Hay chúng bị thúi rữa rồi đem bỏ?
26/07/2018(Xem: 7411)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình. Nhưng sợ hãi có mặt tích cực của nó trong vấn đề tu tập hành trì đạo pháp mà không phải ai cũng biết, sợ hãi là nếp tốt là đạo hạnh của sự lương thiện trong tâm hồn cao thượng. Vậy sự sợ hãi trong tu tập hành đạo như thế nào?
26/07/2018(Xem: 8276)
TUỆ TRÍ CỔ XƯA VÀ TƯ TƯỞNG HIỆN ĐẠI Nguyên tác: Ancient Wisdom and Modern Thought Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Mumbai 2011 Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Tôi thật sự cảm thấy vinh dự lớn để nói chuyện với quý vị. Đặc biệt tại trường đại học, vì đây là trường Đại học Bombay rất nổi tiếng. Tôi luôn cảm thấy vui mừng khi gặp gở với các sinh viên. Tôi tin rằng thế hệ trẻ hơn – những người tuổi dưới 30 hay là 20 – là thế hệ thật sự của thế kỷ này, thế hệ có thể tạo nên một tình trạng mới cho thế giới này một lần nữa.
26/07/2018(Xem: 5769)
5h sáng. Sớm tinh mơ. Tôi đã thức dậy, mở toang hết cửa cổng để đón tất cả nhân duyên của ngày mới còn đang lãng vãng lân la bên ngoài vào nhà. Khu vực ngoại thành này, tầm 8h -9h vẫn còn yên tĩnh, còn nghe được tiếng chim ca, tiếng gà cục tác, huống hồ chỉ mới vào thời khắc đón ánh bình minh dịu dàng từ hướng Đông... Gian phòng thờ đã lên đèn. Ánh hào quang sau thánh tượng đức Phật rọi soi ấm áp huyền diệu. Hoa đăng, hương trầm, bánh trái đã thiết bày trên các bàn thờ theo đúng nghi lễ được Thầy hướng dẫn, căn dặn... Thầy đến trước giờ hẹn nửa giờ đồng hồ, mới 7h30, triệu thỉnh thêm thánh tượng đức Địa Tạng Vương Bồ Tát từ chùa Tịnh Quang mà Thầy trú trì, để thiết trên bàn đặt giữa chính môn. Nửa giờ sau, thêm một thầy nữa quang lâm, thầy
24/07/2018(Xem: 6438)
Sinh ra ở cõi đời này, dù được sống trong vui vẻ hạnh phúc nhiều như thế nào đi nữa, thì cũng sẽ có lúc chúng ta cảm thấy cuộc sống thật là vô vị, bởi những chuyện không vừa ý cứ dồn vập đổ tới khiến chúng ta vô cùng chán nãn. Những lúc như thế chúng ta thường hay oán Trời trách đất, hay oán hận những người xung quanh đã gây bao nhiêu điều phiền muộn đau khổ cho chúng ta. Chúng ta trách tại sao trước mắt chúng ta có những người quá hạnh phúc, không phải lo toan điều gì, mới sanh ra đời đã được ở trong cảnh giàu sang nhung lụa, lớn lên lập gia đình cũng được sống trong cảnh sung sướng, lên xe xuống ngựa, kẻ hầu người hạ. Riêng chúng ta thì đầu tắt mặt tối, cực khổ vô cùng mà cơm không đủ no, áo không đủ mặc.
22/07/2018(Xem: 8743)
Thái Lan: Các cầu thủ đội bóng Heo rừng sẽ xuất gia 12 cầu thủ đội bóng “Heo rừng” và huấn luyện viên của họ đã được cứu thoát sau khi bị mắc kẹt 18 ngày trong một hang động ở Thái Lan, có khả năng sẽ xuất gia hạn định để bày tỏ sự kính trọng đối với Saman Kunan, cựu Hải quân Thái SEAL đã hy sinh trong nhiệm vụ giải cứu đội bóng.
22/07/2018(Xem: 6882)
Người con Phật nghĩ gì về án tử hình? Đứng về phương diện cá nhân, rất minh bạch rằng không Phật tử nào ủng hộ án tử hình. Đứng về phương diện quốc gia, thực tế là rất nhiều quốc gia -- nơi Phật giáo gần như quốc giáo, như Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka… -- vẫn duy trì và thực hiện án tử hình. Tại Thái Lan, án tử hình dùng để trừng phạt cho 35 tội hình sự, trong đó có tội sát nhân và buôn ma túy. Miến Điện cũng thế. Điểm hay là ở chỗ, hai quốc gia này tuyên án tử hình, nhưng rất ít khi thi hành án tử. Các quốc gia có đông dân số Phật tử -- như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan… -- vẫn áp dụng án tử hình, và thường xuyên thi hành án tử.
20/07/2018(Xem: 6356)
Xã hội tân tiến ngày nay, đã khiến cho con người không còn sống trong sự bình thản như ngày xưa, bởi vì nền văn minh kỹ thuật cơ khí, điện tử đã lôi cuốn người ta gia nhập và chạy đua với thời gian. Cái gì cũng phải nhanh, phải vội, cuộc sống bon chen, không ai chờ đợi ai.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]