Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đứng Trước Gió Đời

05/05/201814:17(Xem: 5237)
Đứng Trước Gió Đời

ĐỨNG TRƯỚC GIÓ ĐỜI
Dung-truoc-gio-doi

 

         Tin vui nóng hổi dừng chổi đứng nghe:
"Tâm Không chuẩn bị tuyển chọn thêm nhiều truyện ngắn Phật giáo để in tiếp một tuyển tập thứ hai nhé!"
         Thiện tai, thiện tai!
         Đó là do "Động cửa thiền" sau một thời gian ngắn ra mắt, phát hành rộng rãi đến với độc giả "kính Đạo yêu Đời", đã được nhiều tăng ni, Phật tử gửi lời tán thán, ngợi khen bằng sự chân tình và thích thú, nên kỳ này "Tuyển tập kế tiếp" sẽ không phải "gọi duyên" chi nữa, mà được một thiền tự trợ duyên từ A đến Z kinh phí xuất bản in ấn. Tác giả chỉ lo hoàn tất bản thảo.
        Nhưng mà...
        Nam mô Phật, nhưng mà, con luôn nhớ đến "Bát phong xuy bất động" (8 ngọn gió đời, 8 pháp ở thế gian hay làm loạn động, mê hoặc lòng người), để tâm mình không buông lung phóng túng, để biết mình đang ở đâu, ở vị trí nào, khi đang gặp gió, nhất là thứ gió "Dự" (gián tiếp khen ngợi con người), gió "Xưng" (trực tiếp ca tụng con người). Chính con đã từng nhắc nhở mình về mấy ngọn gió đời này, qua mấy bài tứ cú lục bát:

DỰ

Xun xoe mật ngọt chết ruồi
Mây xanh bay bổng ôm lời ngợi khen
Chạm chân trên đỉnh chông chênh
Ta bà huyễn mộng lăn kềnh rớt rơi.

XƯNG

Vênh vênh hoan hỷ giữa làng
Nấc cao tán thán, bảng vàng tán dương
Mang về tự mãn soi gương
Giật mình trước mắt vô thường số không!

          Học Phật để mà tu. Tu thì phải hành, nên mới gọi là tu hành, chứ xưa nay chưa thấy vị Tổ, vị Thầy nào gọi là tu thuyết. Hành là áp dụng, vận dụng, sử dụng, thực hiện, thực hành giáo pháp của nhà Phật vào đời sống thực tế của mình hằng ngày. Áp dụng cho mình, mình đỡ phải Khổ trước tiên. Cho nên, trong trường hợp gặp "gió Dự, gió Xưng", chớ vội hí hửng vênh vang, chớ vội tự phụ tự mãn, mà hãy xác định ngay hai chân mình vẫn đang chạm vào đất ở đâu, tâm mình có đang loạn động vì thành công, vì những lời khen ngợi, tán dương hay không?
              Nam mô Pháp, với kho truyện ngắn trên dưới 200 tác phẩm đã sẵn có, con có thể thực hiện tiếp được khoảng 2 hay 3 tập nữa vẫn đủ đầy, nhưng xin cho con được gia hạn thời gian, để đến khoảng cuối năm, dịp xuân về, lễ Phật Thành Đạo, lúc đó mà được ra mắt tiếp "Tuyển Tập 2" là ổn nhất, và tuyệt nhất.
             Không phải con khiêm tốn khiêm nhường chi đâu, vì "khiêm" quá cũng hóa tự cao tự đại, mà đó chỉ là phương pháp để con tự điều và chế tâm của mình trên bước đường học và hành chánh pháp của đức Như Lai.
             Nam mô Tăng, dạ cho con xin một cái hẹn.

             Cư sĩ Vĩnh Hữu

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2013(Xem: 8509)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả. Thực ra người nghèo có nỗi khổ của người nghèo, mà người giàu cũng có nỗi khổ của người giàu. Người nghèo vì không chấp nhận cái nghèo, oán ghét cái nghèo, muốn được giàu nên họ khổ. Người giàu sợ bấy nhiêu tài sản chưa đủ làm người khác nể phục, sợ bị phá sản, sợ người khác lợi dụng hay hãm hại mình nên khổ. So ra, cái khổ của người giàu còn
18/01/2013(Xem: 8742)
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích quan niệm về tính Không – một nội dung quan trọng của kinh Kim Cương. Tính Không (Sùnyatà) là một khái niệm khá trừu tượng: vừa thừa nhận có sự hiện hữu, sự “phồng lên” (ở hình thức bên ngoài) của một thực thể, vừa chỉ ra tính trống rỗng (ở bên trong) của thực thể. Vì vậy, tính Không không phải là khái niệm chỉ tình trạng rỗng, không có gì, mà có nghĩa mọi hiện hữu đều không có “tự ngã”, không có một thực thể cố định.
13/01/2013(Xem: 12473)
Sáu mươi và vẫn còn khỏe mạnh, tôi chỉ mới chập chững bước vào tuổi già. Nên giờ đúng là thời điểm tôi cần tham khảo về vấn đề này để phát triển sự can đảm, vì tuổi già là điều khó chấp nhận. Tuổi già thật đáng sợ. Tôi chưa bao giờ chuẩn bị cho tuổi già. Tôi vẫn hy vọng mình còn có thể sống qua nhiều lần sinh nhật nữa, nhưng lại không chuẩn bị cho sự hao mòn trong quá trình đó. Vừa qua tuổi sáu mươi không lâu, các khớp xương của tôi đã cứng, tóc tai biến mất ở chỗ này lại mọc ra chỗ khác, tên tuổi của người khác tôi không còn nhớ rõ, thì tôi phải chấp nhận những gì đang xảy ra cho tôi.
11/01/2013(Xem: 8672)
BA VÒNG QUAY CỦA BÁNH XE ĐẠO PHÁP cùng sự hình thành của kinh điển và các học phái Phật Giáo
09/01/2013(Xem: 7750)
Một hệ thống Giáo dục mới và toàn diện chỉ duy trì những truyền thống tốt đẹp, những gì văn hóa cũ thích hợp với đường hướng giáo dục này. Chính vai trò của nền giáo dục toàn diện là xây dựng một nền văn hoa mới toàn diện.
08/01/2013(Xem: 7372)
Hôm nay sẽ nói chuyện về đề tài “Sống Vươn Lên”, bây giờ mình không thể sống chìm lịm trong bùn lầy của thế gian này, mà phải sống vươn lên. Nhưng sống vươn lên như thế nào ? Trước tiên phải xét xem tại sao chúng ta có mặt ở thế gian này? Có ai bỗng dưng mà có đây không? Nếu bỗng dưng thì mình mới có mặt lần đầu ở đây sao? Nhưng điều đó thì không đúng với lẽ thật Phật đã dạy: “Chúng san
07/01/2013(Xem: 8145)
Tu Phật cốt yếu là CHUYỂN HÓA. Thế nào là chuyển hóa? Chuyển hóa có nghĩa là làm cho tâm tính, làm cho căn khí, nhận định của ta thay đổi.
02/01/2013(Xem: 8341)
Có lẽ chúng ta nên cùng nhau nghiền ngẫm lại câu nói của bậc cao tăng Già-la Đồ-lê : hãy bắt đầu bằng việc nói cho bá tính biết những gì họ đang mong muốn biết chứ chưa vội nói với họ tất cả những gì chúng ta biết.
02/01/2013(Xem: 6310)
Giáo lý nhà Phật thì có nhiều, song tùy từng đối tượng, từng thời đại, mà ta chọn ra những nội dung phù hợp, thiết thực, dễ tiếp thu để giảng dạy.
01/01/2013(Xem: 6801)
Mục tiêu của Phật giáo là đưa mọi người đến chỗ giải thoát tối hậu, nhưng giáo pháp của Đức Phật có phân biệt từng trường hợp, từng hoàn cảnh, tùy theo căn cơ của từng chúng sinh mà hướng dẫn từng cá nhân đi theo những con đường nhanh hay chậm, trực tiếp hay gián tiếp. Để nêu ra được những mục tiêu cụ thể và thực tiễn cho Giáo dục Phật giáo Việt Nam, điều tất yếu là phải duyệt lại những mục tiêu của giáo dục và mục tiêu của Phật giáo nói chung, ngoài ra phải có một cái nhìn tổng quát về hiện trạng của Phật giáo Việt Nam. Thật vậy, chỉ có thể căn cứ trên mục tiêu căn bản của giáo dục và của Phật giáo, s au đó, các nhà nghiên cứu mới có thể xác lập được những mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, những mục cơ bản và mục tiêu dẫn xuất của giáo dục Phật giáo Việt Nam, xuất phát từ tình trạng của Phật giáo Việt Nam hiện nay. Do đó, bản tham luận này sẽ trình bày về mục tiêu của giáo dục, mục tiêu của Phật giáo, và hiện trạng Phật giáo Việt Nam trước khi nói đến mục tiêu của Giáo dục Phật
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]