Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện ngắn - Tuyệt chiêu

01/05/201820:51(Xem: 4704)
Truyện ngắn - Tuyệt chiêu

∞ Truyện ngắn ∞

 

Tuyệt chiêu

 lotus 10

 

               Tối hôm qua là một tối đáng nhớ trong đời. Một buổi tối thật vui, đầy tiếng cười và cả nước mắt. Chú Thạc đột ngột trở về từ một phương trời xa xôi cách nửa vòng trái đất, sau hơn ba mươi năm sống tha hương nơi đất khách quê người. Chú rời xa quê hương khi Thuý Loan còn là một hạt bụi nhỏ nhoi bay lơ lững ở một khoảng không mênh mông nào đó. Hai chú cháu chỉ biết mặt nhau qua mấy tấm ảnh kèm theo trong những lá thư đầy tình thương nhớ mà thi thoảng chú gửi về, cũng như bố mẹ gửi đi…

              Giờ thì chú Thạc đã hiện ra bằng xương bằng thịt để ôm đứa cháu duy nhất vào lòng mà hôn những nụ thật mạnh, thật kêu trong nước mắt ràn rụa. Chú cũng hôn lên trán người chị dâu của chú- mẹ của Thuý Loan- với sự kính trọng, và lịch sự có thừa như người phương Tây. Chú Thạc về mà không hề báo trước cho biết điều gì, làm cho mẹ phải bất ngờ, lúng túng và vui mừng khôn xiết. Chỉ tiếc rằng bố đi công tác vắng nhà, không có mặt trong giờ phút hội ngộ thiêng liêng ấy, làm chú Thạc cũng thoáng buồn, vẻ thất vọng hiện lên rõ trên gương mặt hồng hào đầy đặn. Mẹ phải gọi điện thoại ngay để báo tin, gọi bố xin phép tranh thủ về nhà để trùng phùng cùng người em trai ruột rà đã xa cách chừng ấy năm. Nếu không có gì trở ngại thì bố sẽ có mặt tại nhà sau hai mươi tư giờ đi đường bằng xe đò tốc hành đúng nghĩa tốc hành.

            Chú Thạc khăng khăng không chịu đến ở khách sạn, nên mẹ phải lo thu xếp một chỗ cho chú nghỉ ngơi tạm thời. Điều làm cho Thuý Loan vui nhất, đó là những gói kẹo, những thanh sô-cô-la, và những cây bút đắt tiền, và chiếc điện thoại di động Iphone 6,  mà chú Thạc mang từ nước Mỹ về tặng cho đứa cháu gái. Hơn thế nữa, chú còn cho riêng Thuý Loan ba tờ giấy bạc mệnh giá 100 đô-la. Trước khi cho tiền, chú xoa đầu Thuý Loan, nói:

         “Chú vụng về lắm. Muốn mua cho cháu áo quần, nhưng lại không dám mua vì sợ mua không đúng kích cỡ của cháu, cháu sẽ mặc không vừa. Tiền này để cháu tự quyền mua sắm theo ý thích!”

         Thuý Loan đưa mắt nhìn chừng về phía mẹ. Nét mặt của mẹ thật nghiêm nghị. Chú Thạc hiểu ý, liền cười nói:

        “Cháu đừng lo. Chú còn nhiều tiền lắm. Chú về đây, không mang hành lý nhiều, nhưng tiền thì rất nhiều. Bố mẹ có phần của bố mẹ, còn phần của chú cho riêng cháu thì cháu cứ xài thoải mái, mua những gì mình thích, sắm những gì mình thiếu, và ăn ăn uống uống những gì mà mình thèm khát bao lâu nay.”

         Thấy mẹ chỉ nhếch môi cười, không nói gì, Thuý Loan mới dám cầm, và cất ngay vào túi áo hai tờ giấy bạc “ngoại tệ” mà lần đầu tiên trong đời mình mới được sờ đến, nắm bắt được trong tay. Rồi mặc cho mẹ và chú Thạc ngồi trò chuyện thân mật, rôm rả suốt đêm, Thuý Loan chìm vào một giấc ngủ với giấc mơ thật dài có đầy tiếng cười rộn rã và nhạc du dương thánh thót…

          Sáng ngày thứ Bảy được nghỉ học, Thuý Loan dậy trễ, mẹ phải gọi dậy để ăn sáng cùng chú Thạc cho chú vui. Sau bữa điểm tâm, Chú Thạc đi đến đồn công an Phường để khai báo tạm trú, rồi sau đó sẽ đi thăm một số bạn bè cũ trong thành phố. Chương trình của chú là vậy, còn chương trình của Thuý Loan là… đi ra phố sắm áo quần, sắm mọi thứ mình thích sau khi ghé vào tiệm vàng đổi hai tờ giấy bạc 100 đô- la. Sướng thật. Mình giàu thật. Mình có cả tiền triệu trong túi. Triệu phú rồi còn gì? Vừa tung tăng từng bước chân trên hè phố, Thuý Loan vừa ngẫm nghĩ và vừa cười một mình. Tha hồ mà mua sắm nhé. Vô tư mà xách mang về nhà nhé. Tiền của chú Thạc mang từ Mỹ về cho riêng mình mà. Chú đã bật đèn xanh cho mình vọt xe lên rồi thì không có gì phải đắn đo nghĩ ngợi nữa. Mẹ sẽ có phần tiền chú cho mẹ. Bố cũng sẽ có phần tiền chú cho bố. Mình sẽ tự sắm sửa những món ngon vật lạ mà không cần phải hỏi xin tiền bố hay mẹ, vậy là “ngon” rồi!

           Thuý Loan mạnh dạn bước vào siêu thị. Vào siêu thị mua sắm, đó chính là niềm mong ước bao lâu nay của Thuý Loan. Mua sắm đàng hoàng, chứ không phải vào chỉ để dạo quanh đưa mắt ngắm nghía với cái bụng thèm thuồng như bao lần “đi cho biết siêu thị là gì” với mẹ. Trước tiên là thẳng đến gian hàng áo quần may mặc sẵn.

          Ô là la… toàn là những bộ đồ mình thích. Thật là hợp thời trang, đúng mốt, dễ thương, xinh xắn, độc đáo, lạ lẫm. Mấy đứa bạn sẽ lé mắt nếu thấy mình diện những chiếc áo, chiếc váy, chiếc quần đắt tiền này. Nhất là con nhỏ Thuỳ Hương, con nhà giàu nhất lớp nhất trường, nó sẽ trố mắt lên kinh ngạc khi không hiểu nổi tại sao con nhỏ Thuý Loan nhà nghèo này lại có được những bộ đồ “sang trọng quý phái”, trong khi lâu nay quanh năm suốt tháng chỉ thấy nó mặc những chiếc áo trắng đã ngã màu vàng ố, mặc dù đã nhiều lần cầu cứu đến các loại xà phòng quảng cáo rầm rộ om sòm trên truyền hình là “đã tốt nay còn tốt hơn”; hay những chiếc quần tây xanh đã bạc sờn, hai ống ngắn khoe cả mắt cá chân đến nổi “chó nhảy táp bảy ngày không tới”. Nhỏ Thuỳ Hương, cũng như một vài dứa bạn nhà giàu khác, cũng sẽ thèm “hết hồn” khi thấy mấy cây bút máy hiệu Pilot, hiệu Paker chính hiệu hàng ngoại,  và chiếc điện thoại Iphone 6 mới cứng keng, đang thuộc quyền sở hữu của con nhỏ Thuý Loan “quê mùa lạc hậu” nhất lớp. Thú vị thật. Càng tưởng tượng ra trong đầu những cảnh chưa từng xảy ra, Thuý Loan càng thấy thích thú khi đứng chọn lựa thoải mái những món đồ đắt tiền có niêm giá sẵn.

          Càng thú vị hơn khi Thuý Loan chợt nhớ đến tiệc sinh nhật của nhỏ Hồng Hạnh mời vào chiều chủ nhật ngày mai tại nhà nó. Năm ngoái, Thuý Loan cũng đi dự  tiệc sinh nhật này rồi, vì nhằm lúc mẹ không có tiền, bố chưa kịp lãnh lương, nên Thuý Loan chỉ tặng cho bạn món quà tinh thần là một bài thơ lục bát kèm trong hộp đựng bút trị giá 100 nghìn đồng, quà giá trị tuy nhỏ nhưng cũng đủ làm đứt ruột của mẹ vì đó là tiền mẹ dành dụm phòng chuyện ốm đau, nay phải xuất chi cho con gái được vui vẻ với chúng bạn. Sau buổi tiệc sinh nhật ấy, tụi bạn cùng lớp có vài đứa nói bóng nói gió hàm ý chê bai, khinh khi Thuý Loan về chuyện “đi quà cho bạn mà keo kiệt, trong khi ăn tiệc thì ăn cho ních bụng đã mồm”. Nghe được, Thuý Loan buồn mấy ngày chưa nguôi, nếu không có lời an ủi động viên của chính nhỏ Hồng Hạnh thì không biết đến bao giờ nỗi buồn tủi ấy mới tiên tan trong lòng. Bây giờ chợt nhơ lại, Thuý Loan không thấy buồn tủi nữa, mà lại đang hân hoan phấn khích hơn bao giờ, lòng nôn nao háo hức mong cho mau đến chiều mai để mình đi dự tiệc sinh nhật nhỏ Hồng Hạnh. Năm nay mình đi quà cho biết mặt nhé. Đã có đứa nào từng dám tặng quà sinh nhật cho bạn trị giá đến 400  nghìn đồng chưa? Chắc chắn là chưa rồi. Nhưng bây giờ sẽ có. Sẽ có một người dám “chơi mát luôn”, và người ấy chính là con nhỏ Thuý Loan “quê mùa lạc hậu” này đây. Một chiếc áo đầm xoè thật đẹp, vải ngoại mềm mại, hoa văn độc đáo, màu sắc hài hoà, được đặt trong một chiếc hộp giấy kính trong suốt sang trọng, sẽ là món quà mừng sinh nhật dành cho nhỏ Hồng Hạnh. Chắc chắn nhỏ Hồng Hạnh sẽ rất thích với chiếc áo đầm vừa vặn này, vì Thuý Loan đã mặc thử thấy rất vừa vặn, hai đứa lại có tầm vóc kích cỡ ngang nhau. Xách hai túi xách  căng phồng đầy áo quần rời khỏi siêu thị, Thuý Loan trèo lên ngay một chiếc xích lô trở về nhà với lòng rộn ràng niềm vui. Ngắm nghĩa chiếc đồng hồ hiệu Rado mới keng trị giá bạc triệu trên tay, Thuý Loan cảm thấy như mình vừa được lột xác hoàn toàn. Mình không còn là mình nữa rồi sao? Không còn là con nhỏ Thuý Loan hồi hôm qua, và xưa kia nữa rồi. Có thật vậy không, hay chỉ là chiêm bao mộng mị? Không, chuyện có thật mà. Thật như vầng thái dương đang sáng rực chói chan trên bầu trời trong xanh quang đãng kia, để xua đi những màn đêm mịt mờ ám chướng. Thật như nụ cười khoái chí của chú đạp xích lô khi được mình đưa luôn cả tờ giấy bạc 50 nghìn đồng với lời dặn đầy nhã nhặn: “Chú khỏi phải thối tiền lại. Cháu tặng chú uống nước!”; và thật như dáng mẹ đang ngồi nơi ghế sa-lông thẻ đã bay hết lớp vẹc -ni với nét mặt trầm tư nhìn về phía cửa, nơi mà mình vừa bước qua để vào trong căn nhà dường như đã trở nên ấm cúng hơn bao giờ hết…

           Thuý Loan định reo lên để bày tỏ tâm trạng đang hạnh phúc tràn trề của mình với hai túi xách to đùng nặng trĩu trên hai tay, nhưng bất chợt phải khựng người lại, chôn chân xuống dưới nền gạch hoa đã hoen ố cũ kỹ. Mẹ đang ngồi nơi ấy, bất động, chỉ có đôi mắt là đang sống động lung linh với cái nhìn xuyên suốt vào bất cứ vật thể gì. Khó mà đoán được mẹ đang vui hay buồn, đang giận hay thương, nên Thuý Loan vẫn đứng yên một chỗ cất tiếng nủng nịu gọi lên để thăm dò:

          “Mẹ!”

Mẹ đưa mắt nhìn hiền từ, miệng cười nhẹ nhàng, rồi gật đầu:

          “Con đi sắm đồ về rồi đó à?”

        Chỉ chờ nghe được bấy nhiêu, Thuý Loan đã đoán được mẹ không hề buồn giận gì mình đâu, vội xách hai túi xách sà đến bên mẹ. Đăt hai túi xách lên trên chiếc bàn nhỏ trước mặt, Thuý Loan ngắm nhìn mẹ trong thoáng chốc, bỗng chạnh lòng trong sự ngạc nhiên tột cùng. Trước mắt, cận kề bên, mẹ đang ngồi im lặng với một chiếc áo bà ba màu nâu đã bạc thếch cũ càng trông thật… lạ lùng. Một chiếc áo quá cũ, quá xấu qua cái nhìn của Thuý Loan. Không kềm được nỗi kinh ngạc, Thuý Loan buột miệng:

          “Trời đất, mẹ lôi đâu ra cái áo gì mà thấy… ghê vậy?”

          Người mẹ mỉm cười, cúi nhìn chiếc áo mình đang mặc trên người, nhìn hai vạt áo, rồi nhìn hai vai áo, đưa tay vuốt khẽ khàng lên hai miếng vá, giọng trầm xuống hỏi:

“Ghê lắm hở con?”

“Dạ… con thấy ghê quá. Áo ở đâu vậy mẹ?”

“Áo của mẹ đó con.”

“Sao mẹ mặc làm gì cho xấu vậy?”

“Với con thì nó xấu xí, nó ghê ghê. Nhưng với mẹ, thì nó luôn luôn là một kỷ vật vô cùng đẹp đẽ.

“Vậy chiếc áo này mẹ giữ để … nhớ một kỷ niệm gì sao?”

                “Đúng vậy. Chiếc áo này mẹ đã mặc trong suốt ba năm trời, rồi sau đó đem cất giữ đã hơn ba mươi năm qua, từ khi con còn chưa chào đời, và đúng vào năm mà chú Thạc chia tay với bố con trong nước mắt để đi thật xa…”

“Nhưng vì sao mẹ phải giữ nó kỹ như vậy?”

               “Mẹ giữ để lâu lâu nhìn ngắm nó. Nó luôn nhắc nhở mẹ đừng quên những tháng ngày đói khổ nhọc nhằn, nhưng cũng rất thơ mộng vui tươi…”

“Sao lại thơ mộng vui tươi hở mẹ?”

                “Hồi đó, mẹ thường mặc chiếc áo này, hằng ngày đạp xe trên hai mươi cây số đi và về trên con đường gập ghềnh, từ công trường thuỷ lợi ra đến chợ thị trấn, để lo cơm nước cho anh em công nhân. Và rồi mẹ gặp bố của con. Mẹ mặc chiếc áo này dường như là thường xuyên, vì khi ấy mẹ chỉ có hai chiếc áo, mà chiếc áo còn lại kia thì đã quá rách, quá mỏng, mẹ chỉ mặc khi ngủ ban đêm. Vậy mà bố của con vẫn thương yêu mẹ, bố đâu có màng đến chuyện áo xấu áo đẹp, hay áo lành áo rách, mà bố chỉ quan tâm đến cái tính cái tình của mẹ thôi. Rồi bố và mẹ cùng vượt qua nhiều trở ngại thử thách để nên duyên vợ chồng. Nhờ trời, từ ngày nên vợ nên chồng, cuộc sống trở nên dễ thở hơn, bố có công ăn việc làm ổn định, mẹ không còn phải đội nắng mưa quanh năm làm chị nuôi ở công trường thuỷ lợi nữa, mà chỉ lo bán quán tạp hoá để kiếm tiền xoay sở chi tiêu trong gia đình. Từ khi con chào đời, cuộc sống gia đình mình tuy không khá giả, nhưng cũng không đến nỗi bần cùng túng đói, nhờ bố mẹ luôn biết thiểu dục tri túc nuôi con ăn học lâu dài …

 “Thiểu dục tri túc… là gì vậy mẹ?”

 “Thiểu dục là ít muốn, nghĩa là mình đừng có ham muốn nhiều, đừng tham vọng quá khả năng của mình để rồi phải thất vọng, phải đau khổ khi không đạt được điều mình ao ước. Thí dụ như mình đang đi bộ, sau đó sắm được chiếc xe đạp là sướng rồi, nhưng mình lại chán xe đạp, lại ham muốn một chiếc xe máy, rồi không có khả năng sắm xe máy nên mình lo lắng, buồn tủi, đau khổ. Còn tri túc là biết đủ, nghĩa là nên hài lòng với những gì mình đã có được, không thèm ao ước thêm nữa. Thí dụ như cái quán nhỏ nhà mình đã đủ giúp cho mẹ có khoản thu nhập để lo chợ búa chi tiêu hằng ngày, và tháng lương của bố thì đủ để dành dụm, hay sắm sửa những thứ cần thiết… Được như vậy là hạnh phúc lắm rồi, vì quanh mình có biết bao người nghèo khổ bần hàn chỉ ao ước được như bố mẹ. Con hiểu chứ? Thiểu dục là vậy, tri túc là vậy. Và nhờ biết vậy nên bố mẹ mới sống được thanh thản nhiều năm qua.”

          Im lặng. Thuý Loan chau mày ngẫm nghĩ. Mẹ cất giọng nhỏ nhẹ:

“Hôm nay, mẹ lôi chiếc áo này ra để mặc là có ý gì con biết không?”

Thuý Loan lắc đầu nguầy nguậy, nhỏng nhẻo:

“Con… con đang còn thắc mắc đây. Mẹ nói cho con biết đi.”

               “Con người không thể sống mãi với quá khứ, nhưng cũng không nên quên dĩ vãng để gìn giữ cho hôm nay, và ngày mai cứ được mãi hương thơm và vị ngọt. Hôm nay, mẹ lôi chiếc áo ngày xưa ra mặc là để cho mẹ tự ngắm mình lại trước gương, và để cho tối nay khi bố con trở về nhà, bố sẽ được ngắm lại hình bóng thân thương ngày nào. Nhưng điều quan trọng nhất là để cho con ngay bây giờ được ngắm mẹ mình, mà tự rút ra một bài học tuy nhỏ nhoi nhưng rất quý báu cho mình…”

         Nhướng mắt lên nhìn mẹ, Thuý Loan im lặng không biết phải nói gì. Chợt, mẹ hỏi:

        “Con hãy ngắm kỹ mẹ đi, mẹ có xấu xí đi vì chiếc áo cũ xì mốc meo này không?”

        Thuý Loan bàng hoàng, quỳ xuống trước mẹ, nghẹn ngào:

“Không… không… Con thấy mẹ đẹp lắm. Mẹ đẹp tuyệt trần!”

Mẹ nhoẻn miệng cười, âu yếm xoa đầu con gái, hỏi:

          “Con đi sắm sửa hết tiền của chú Thạc cho rồi, phải không?”

Nghe mẹ hỏi, Thuý Loan ngước mặt lên thưa:

           “Con lỡ đổi hết ra tiền Việt, con chỉ mua sắm hết khoảng… một phần ba.”

Vừa nói, Thuý Loan vừa móc hết xấp tiền trong túi đưa cho mẹ. Người mẹ đẩy tiền ra, giọng hiền từ :

“Mẹ hỏi, không phải để lấy tiền của con. Chú Thạc cho riêng con thì con cứ cất lấy. Nhưng con đừng chi tiêu hoang phí, mà hãy để dùng cho việc có ích, nhất là chuyện học hành của con. Và thật là đẹp hơn nữa, là con biết chia sớt, san sẻ số tiền lớn này cho người khác, cho bạn nào đang túng thiếu, cho bạn nào đang khó khăn, như con đã từng túng bấn thiếu thốn, chứ đừng chỉ biết hưởng thụ, ăn xài hết cho riêng mình. Người xưa dạy đó là phước bất khả hưởng tận đó, con gái!

Đưa tay chỉ hai túi xách trên bàn, mẹ trầm giọng nói tiếp:

“Mẹ còn muốn con hiểu ra một điều, tuy rằng chú Thạc có nhiều tiền khi về thăm quê hương, nhưng đó là tiền được đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, và có khi bằng cả máu. Chú con bao năm phải lao động cật lực khổ nhọc, phải thức khuya dậy sớm đầu tắt mặt tối làm thuê làm mướn cho người ta mới có tiền mà sống. Chú Thạc tuy đã có nhà, có xe hơi riêng, nhưng mọi thứ đều là mua trả góp, phải thiếu nợ, phải cày còn hơn con trâu trên ruộng để trả nợ dần dần đâu phải ngồi phè phởn một chỗ để hưởng phú quý vinh hoa?! Khi con cầm đồng tiền của chú Thạc cho để chi xài, thì hãy nhớ rằng chú rất khổ cực làm việc, chú phải chịu hi sinh rất nhiều để có được tiền mang về giúp bố của con. Con không thấy đến giờ này, tuy chú Thạc đã trên 40 tuổi mà vẫn không dám lập gia đình hay sao? Và con không thấy chú của con đi làm ăn xa thât xa đến ba mươi năm mới chắt chiu dành dụm được một số tiền để trở về cố hương sao?”

Thuý Loan sững sờ. Làm sao mà mình nghĩ ra được những điều ấy với một đầu óc còn non nớt được? Nếu mẹ không nói ra thì mình cứ tưởng chú Thạc là một Việt kiều giàu có bảnh bao sang trọng, tiền chú cho là tiền để tiêu xài cho sướng tay sướng bụng. Lòng ăn năn day dứt, Thuý Loan gục đầu, nói với giọng ngắt quãng:

         “Con có lỗi… con sai rồi… Con không biết…”

        Rồi cô con gái sà vào lòng mẹ, úp mặt vào ngực mẹ mà khóc tấm tức, ngửi được hương thơm lạ lùng từ chiếc áo bạc mốc xa xưa của người mẹ yêu kính…

         Ngay buổi chiều hôm đó, Thúy Loan tìm qua nhà bạn Kim Thư hàng xóm, giúi vào tay bạn 200 nghìn đồng, để bạn góp vào lo gạo chợ cho vơi nhẹ gánh nặng của người mẹ bán đậu hũ rong; rồi ghé nhà thăm bạn Tuấn “ròm” cùng lớp, tặng bạn 200 nghìn đồng để lo thuốc men cho đứa em gái bệnh chưa khỏi; sau đó tạt đến nhà Phượng, giúi vào tay bạn 200 nghìn đồng để bạn trao lại cho người cha chạy xe ôm dang nắng dầm mưa… Và sẽ còn nữa, còn nữa, nhưng Thúy Loan phải ngồi nghỉ trên ghế đá công viên trước trường để ngẫm nghĩ, suy tính lại cái đã, phải lên một danh sách trong đầu, trong lòng, với một nỗi phấn khích, và một niềm vui sướng kỳ lạ rất khó tả.

       “Phước bất khả tận hưởng” đúng là một “san sẻ tuyệt chiêu”, Thúy Loan gật gù “ngộ” ra, nụ cười bất chợt nở tươi hơn bao giờ hết.

 

 

                                                                            TÂM KHÔNG VĨNH HỮU

 

 

 

 

 

Liên hệ:

 

VĨNH HỮU

69 Nguyễn Thái Học- TP. Nha Trang- ĐT: 0902010763

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/06/2019(Xem: 5720)
Trân trọng ông chủ tịch (hỏi người thông dịch) của trường đại học Minnesota nổi tiếng và to lớn này – (thính chúng cười) tôi phải chắc chắn những tên tuổi này, những thứ này – tâm trí tôi không quá đáng tin cậy hay tốt lắm với những chi tiết. Quý vị đã tặng tôi bằng cấp danh dự này, nên tôi cảm ơn rất nhiều. Tôi thường nói, khi tôi nhận loại bằng cấp danh dự loại này, rằng tôi đã có một học vị cao cấp đặc biệt rồi, có được mà không qua học tập. Tôi chắc rằng những người bình thường, nhằm để có được một bằng cấp loại này, thì cần nổ lực rất nhiều.
27/06/2019(Xem: 5270)
Zengetsu, một thiền sư Trung Hoa vào đời nhà Đường, đã viết lời chỉ dạy sau đây cho những môn sinh của ông:
27/06/2019(Xem: 6829)
(Sưu tầm trong Lửa Giác Ngộ - đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và một số hành giả thiền định. Dịch giả Đào Hữu Nghĩa; nxb Thời Đại, 2010. Đọc “Chấm Dứt Thời Gian” - Đi Tìm Dấu Vết Sự Sống Bất Sinh Bất Diệt đã được đăng ở trang web này. Chấm Dứt Thời Gian (Krishnamurti, ĐHN dịch) do nxb Thời Đại xuất bản năm 2010.
25/06/2019(Xem: 6569)
(Đọc trong Chấm Dứt Thời Gian, một đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và ngài David Bohm. Ngài Krishnamurti là một danh nhân giác ngộ được Liên Hiệp Quốc tôn vinh. Ngài David Bohm là một nhà khoa học lớn, giáo sư tiến sĩ vật lí. Bản dịch của dịch giả Đào Hữu Nghĩa. Những chỗ trong ngoặc đơn và chữ in hoa là do người đọc làm cho rõ nghĩa).
23/06/2019(Xem: 6371)
Vào dịp Phật Đản 2513, nhằm tháng 5 năm 1969, Bưu chính Vương quốc Bhutan đã cho phát hành một bộ tem đặc biệt về đề tài Phật giáo, được thiết kế và in trên chất liệu chưa từng có: lụa. Cho đến thời điểm này, đã trải qua 40 năm, theo các chuyên gia sưu tập tem thì trên thế giới vẫn chưa có quốc gia phát hành tem in trên lụa, và bộ tem lụa đề tài Phật giáo của Bhutan nghiễm nhiên trở thành bộ tem lụa duy nhất, ngày càng trở nên quý hiếm, rất đắt giá!
23/06/2019(Xem: 7881)
Thuộc tỉnh Tứ Xuyên, nằm cách Trùng Khánh khoảng 100km về hướng Tây là một vùng hoang dã đìu hiu có một thời đã bị lãng quên với giấc ngủ say vùi trong rừng rậm hoang vu. Đến năm 1939, một giáo sư ngành kiến trúc tình cờ phát hiện những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp nằm trong các hang động ở khu vực này trong một chuyến du sơn ngoạn thủy, vậy là người ta bắt đầu biết đến và đổ về chiêm bái vùng hang động kỳ bí đó: hang động Đại Túc Thạch Khắc.
23/06/2019(Xem: 7743)
Phần này bàn về cách dùng màu, mùi, mồi, vị và bùi/buồi vào thời các LM de Rhodes và Maiorica sang truyền đạo ở An Nam cho đến thế kỉ XX. Một cách giải thích là từ tư duy tổng hợp trong tiếng Việt cho nên mới cho ra tương quan trên. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là từ điển Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?
21/06/2019(Xem: 6595)
Nói văn hóa là nói học thức, lối sống, tín ngưỡng, phong tục tập quán, hoặc trong lao động chấp tác hằng ngày… Văn hóa là một hệ thống có các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua qúa trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh mình.
17/06/2019(Xem: 7821)
Nguyên bản: My Spiritual Journey Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma với Sofia Stril-Rever Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
15/06/2019(Xem: 7903)
Kính thưa các bạn! Chúng tôi xin được thông báo KHOÁ TU THỰC NGHIỆM KỸ NĂNG THIỀN TỨ NIỆM XỨ TRONG CUỘC SỐNG do Thầy Thiện Trí hướng dẫn tại Thành Phố CHARLOTTE thuộc bang North Carolina. Khoá tu sẽ tổ chức vào ngày 3 và 4 tháng 8 năm 2019.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]