Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nữ Đệ Tử Phật và Vấn Đề Hoằng Pháp Nơi Xứ Người

29/04/201817:06(Xem: 7162)
Nữ Đệ Tử Phật và Vấn Đề Hoằng Pháp Nơi Xứ Người


Duc The Ton 2

NỮ ĐỆ TỬ PHẬT

VÀ VẤN ĐỀ HOẰNG PHÁP NƠI XỨ NGƯỜI



Đệ tử của Đức Phật luôn gồm đủ bốn chúng xuất gia và tại gia: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Nam cư sĩ và Nữ cư sĩ. Mỗi chúng đều có vai trò quan trọng nhất định trong việc lợi mình, lợi người và duy hoằng Phật Pháp tại nhân gian.

Việc hoằng Pháp lợi sanh nơi xứ người xưa nay phần chính là chư Tỳ kheo. Bên cạnh đócó nhiều Tỳ kheo ni và Nữ cư sĩ cũng đã đóng góp rất lớn. Nhiều tấm gương sáng của Nữ đệ tử Phật đã được ghi lại mà nữ giới hậu học ngày nay cần nên soi chiếu.

I. Những gương sáng của Nữ đệ tử Phật

I.1. Xích Tôn công chúa và Văn Thành công chúa (623-680)

Xích Tôn Công chúa (Bhrikuti Devi) đến từ Nepal, và Văn Thành công chúa (文成公主) đến từ Trung Quốc - Đời nhà Đường, là đệ nhứt và đệ nhị vương hậu của vua Tùng Tán Cán Bố (Romaji Songtsan Gampo), một vị vua đáng tự hào của dân tộc người Tạng vào đầu thế kỷ thứ VII, người sáng lập đế quốc Tây Tạng (tại vị 618-650)[1]. Hai vị công chúa này nguyên là Phật tử. Khi được rước về làm vương hậu, họ không những hoàn thành sứ mệnh chính trị, đem lại sự giao hảo cho hai bên quốc gia mà còn đem đến cho người Tạng một nền văn hóa thuần thiện. Đó là Phật Giáo. Khi đến Tây Tạng họ đã đem theo nhiều kinh điển và tượng Phật. Với bản tính hiền dịu của người nữ, họ đã cảm hóa vua Tùng Tán Cán Bố trở thành một vị vua Phật tử thuần thành, xuyển dương Phật Pháp đắc lực, giúp cho triều đại của Vua phát triển mạnh mẽ một cách rực rỡ nhất trong lịch sử Tây Tạng. Hai vị công chúa này cũng đã truyền dạy giáo lý của Phật cho người dân Tây Tạng, giúp họ thay đổi được bản tính hung hăng, man dã và trở thành dân tộc thuần lương, nhân bản[2]. Những công ơn to lớn của hai vị công chúa này cùng với vua Tùng Tán Cán Bố đã được ghi vào lịch sử Tây Tạng, và cả thế giới đều biết đến.

I.2. Công chúa Tỳ kheo ni Sanghamitta (308 BCE - 229 BCE)

Tỳ kheo ni Sanghamitta cũng nguyên là một công chúa, ái nữ của vua A Dục (Ashoka) - một vị vua Phật tử và cũng là vị vua vĩ đại nhất trong việc thống nhất đất nước Ấn Độ (304 BC - 232 BC). Tuy là một công chúa quyền uy cao quý nhưng Bà đã từ bỏ tất cả để xuất gia theo Phật và trở thành Tỳ kheo ni. Vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên, Bà cùng với Hoàng huynh của mình là Tỳ kheo Mahindha đã đem Phật Giáo từ Ấn Độ truyền sang Tích Lan. Với bản tính hài hòa, dễ gần gũi của người nữ, Tỳ kheo ni Sanghamitta đã cảm hóa dân chúng trên Quốc đảo này vô cùng kính mộ và theo Phật Giáo rất đông. Đặc biệt trong số đó là hoàng hậu Anula, tức chánh hậu của vua Devanampiya Tissa (250 BC - 210 BC), và các thị nữ của hoàng hậu cũng xuất gia, trở thành những Tỳ kheo ni trong giáo đoàn Ni giới của Bà. Vậy Bà là người đầu tiên đã thành lập Giáo đoàn Ni tại Tích Lan, sau đó Ni giới được truyền sang Trung Quốc, Miến Điện và Thái Lan[3].

Tỳ kheo ni Sanghamitta cũng đã mang đến quốc đảo này một cây Bồ đề con được chiết từ cây Bồ đề gốc tại Bodhgaya, nơi Đức Phật thành đạo. Cây Bồ đề đó được Vua Devanampiya Tissa ở Tích Lan kính đón một cách long trọng và đem trồng trong một khu vườn rất tôn nghiêm. Cây Bồ đề ấy đã trở thành cây cổ thụ nhất - vẫn còn tồn tại đến ngày nay, để cho tín đồ Phật tử và khách hành hương các nơi đến chiêm bái.

Sau khi Bà cùng người Hoàng huynh đem Phật Pháp đến đất nước Tích Lan thì Phật Giáo đã trở thành Quốc giáo, đem lại nhiều lợi lạc tâm linh cho người dân trên Quốc đảo này. Phật Giáo nói riêng và người dân Tích Lan nói chung cho đến ngày nay đều ghi nhận công ơn của Bà cùng người anh trai của Bà.

Hình tượng xuất dương đến nơi xa xôi để hoằng pháp của Tỳ kheo ni Sanghamitta là một tấm gương cho Ni giới ngày nay đã rời xa quê hương, đem Phật Pháp đến xứ người như Hoa Kỳ và các quốc gia khác nơi hải ngoại cần noi theo.

II. Phật Giáo sơ truyền tại Mỹ

Phật Giáo chính thức truyền vào Mỹ từ cuối thế kỷ thứ 19, do những văn nghệ sĩ từ nhiều đất nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Tích Lan, Nga, Đức… Họ đã thành lập các hội và tổ chức các cuộc hội thảo về Phật Giáo, và đã tạo được sự chú ý của một số quần chúng trí thức khá đông thuộc người Mỹ. Mặc dù vậy, nhưng cho đến thế kỷ 20 Phật Giáo mới thực sự phát triển và gây ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội Mỹ, nhờ các nhà truyền giáo từ châu Á sang như Thiền sư Suzuki, Hòa Thượng Tuyên Hóa, Lama Kalu Rinpoche…[4]

Cũng vào giữa và cuối thế kỷ 20, một số đông tu sĩ Tăng Ni đến từ Việt Nam bằng nhiều phương diện như du học, tị nạn... Quý Ngài đã mang Phật Giáo đến Hoa Kỳ và đã thành công trong việc duy trì và phát triển Phật Pháp trong cộng đồng người Việt, đồng thời cũng đã đưa Phật Pháp vào niềm tin và thực hành của một số khá đông người bản xứ. Quý Ngài đã làm những viên gạch lát đường, đã mồi được ngọn đuốc Phật Pháp cho thế hệ thứ hai và thứ ba, con cháu của người Việt sinh ra tại Mỹ. Một số giới trẻ này đã xuất gia và một số đông đã quy y Tam Bảo.

Tuy nhiên Phật Giáo hiện nay cũng chỉ gọi là thời kỳ sơ khai tại đất Mỹ. Theo thống kê, Phật Giáo hiện nay chỉ 0,9% trong tổng số dân của nước Mỹ[5]. Để Phật Pháp tiếp tục duy trì và phát triển tại vùng đất mới này là trách nhiệm của những thế hệ kế tiếp.

Tuy vậy, cả nam và nữ đệ tử Phật ở thế hệ này tại Hoa Kỳ nên cần thêm nhiều cố gắng, cùng kết hợp để mồi ngọn đuốc Phật Pháp cho thế hệ tiếp theo thật sự vững cháy, và tỏa sáng đến người bản xứ, chứ chưa thể hoàn toàn buông tay được.

III. Vài điều cơ bản tiếp theo về việc hoằng Pháp tại Mỹ

III.1. Hướng dẫn con cháu về chùa - Vai trò của Nữ cư sĩ

Nhiều con cháu của người Việt sinh ra tại Mỹ không hiểu hoặc hiểu rất sơ sài về Phật Giáo, tức tôn giáo truyền thống của tổ tiên. Do đó khi bạn bè rủ vui, hoặc khi kết hôn với người ngoài tôn giáo, con cháu của các Phật tử rất dễ dàng cải đạo.

Đây là trách nhiệm của những Nữ cư sĩ, người sống có gia đình mà ở đó người phụ nữ này đóng vai trò trực tiếp trong việc động viên chồng, dạy dỗ con cái. Để có được gia đình hạnh phúc trọn vẹn, người nữ ngoài việc khuyến hóa người bạn đời của mình cùng hướng về một tư tưởng tâm linh, quan trọng hơn nữa nên hướng dẫn con cháu của mình về chùa, quy y Tam Bảo, học hỏi giáo lý Phật để biết được những căn bản về đạo hiếu, đạo lý của con người, đồng thời để duy trì tín ngưỡng truyền thống của ông bà. Những đứa trẻ sinh ra trong gia đình giống như tờ giấy trắng, mà cha mẹ, trực tiếp nhất là người mẹ là người giáo dục đầu đời. Những gì cha mẹ vẽ trên tờ giấy trắng đó có thể là dấu ấn suốt đời của con cháu mình.

Vậy Nữ cư sĩ nên theo gương của hai công chúa cư sĩ trên, nên Phật hóa gia đình của mình để có được hạnh phúc gia đình trọn vẹn, đồng thời duy trì tín ngưỡng tôn giáo truyền thống xưa nay của tổ tiên; và tương lai có thể có những con cháu là người xuất gia hoằng truyền Chánh Pháp, tiếp nối mạng mạch Phật Pháp tại đất nước Hoa Kỳ này.

III.2. Vai trò của nữ đệ tử xuất gia

Nữ đệ tử xuất gia của Phật đại diện là Tỳ kheo ni, nên học theo gương của cố Trưởng lão Tỳ kheo ni Sanghamitta, và cần có những tiêu chuẩn như sau:

III.2.a. Giữ tinh thần hòa hợp: Ni giới đang sống trong một đất nước bận rộn và rộng lớn tại Mỹ, việc ngồi lại với nhau để lắng nghe, chia sẻ là điều rất khó. Do đó trong những khóa tu, những mùa an cư, Ni chúng nên tập trung về một trú xứ để cùng tu tập, chia sẻ, sống hòa kính với nhau theo pháp Lục hòa. Nhờ hòa hợp mà có được niềm an lạc trong cuộc sống, đồng thời có được sức mạnh trong việc góp phần hoằng truyền Phật Pháp nơi xứ người.   

III.2.b. Chịu khó và dõng mãnh:  Ni giới nên dõng mãnh, chịu khó vào đời, đem tâm từ ái, dùng các phương tiện như tổ chức khóa tu cho lớp trẻ, cầu nguyện trong các buổi lễ, thăm bệnh nhân nơi các bệnh viện, thăm người già ở những nursing home, thuyết Pháp tại các trại tù, tham gia từ thiện…

III.2.c. Hiểu cuộc sống của người bản xứ: “Khế cơ” và “khế lý” là những điều cần yếu trong việc giáo hóa độ sanh (khế cơ, khế lý, khế thời). Người hoằng pháp ngoài kiến thức Phật học, cần nên biết rõ về phong tục, văn hóa và tâm lý của người bản xứ để dùng những phương tiện phù hợp thì việc hoằng hóa mới có hiệu quả.

III.2.d. Trang bị ngôn ngữ: Ngôn ngữ là phương tiện rất quan trọng để truyền đạt thông điệp. Người hoằng pháp nên trang bị tiếng Mỹ khi đem Phật Pháp vào đất nước Mỹ, mà không phải chỉ một chiều bắt buộc con em của mình phải học tiếng Việt, hoặc cố gắng đầu tư soạn dạy tiếng Việt. Nhìn lại lịch sử Việt Nam từ xưa cho đến nay đã thay đổi biết bao ngôn ngữ: chữ Hán, chữ Nôm, cho đến nay là chữ La Tinh - Quốc ngữ. Con em ở Việt Nam không phải bắt buộc học tiếng Hán hay tiếng Nôm, nhưng tất cả Phật pháp, văn hóa, lịch sử… của người Việt vẫn được lưu truyền đầy đủ và phong phú đến ngày nay. Hơn nữa, hiện nay con cháu của người Việt sinh ra tại Mỹ đang là thế hệ thứ hai và thứ ba, các em còn biết được chút ít tiếng Việt. Nhưng đến thế hệ thứ tư, thứ năm và trở về sau, chắc chắn chúng không còn hiểu được tiếng Việt. Vậy người hoằng pháp tại nước Mỹ, ngoài việc dạy tiếng Việt cho lớp trẻ, phần chính nên cập nhựt ngôn ngữ của người Mỹ.

III.2.e. Truyền giáo không giới hạn:

Đạo Phật truyền đến nơi nào chủ yếu đối tượng là người dân ở nơi ấy. Những tư tưởng phân biệt chỉ truyền đạo cho người Việt hoặc con em của người Việt sinh ra tại Mỹ là điều rất giới hạn. Vậy đối tượng chính để hướng đến truyền đạo là những người dân bản xứ, bao gồm cả con em của người Việt được sinh ra tại Mỹ; và dĩ nhiên trong đó có cộng đồng người Việt hiện tại. Như vậy, đến một lúc nào đó trong tương lai, “cây Bồ đề trong chậu đất của Việt Nam có thể chuyển trồng thẳng trên nền đất Mỹ” để tự nó tiếp tục phát triển và sinh sôi; nghĩa là biến danh từ “Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ” thành “Phật Giáo Mỹ”.

Trên là một số điều cơ bản mà tu sĩ Phật Giáo nói chung, Ni giới nói riêng nên áp dụng trong việc hoằng pháp trong thời đại mới nơi xứ người, cụ thể là đất nước Hoa Kỳ hiện nay.

IV. Sự khó khăn cần giúp đỡ

Mặc dù nữ giới vẫn có khả năng, nhưng căn bản vẫn là phái yếu về thể chất lẫn tinh thần nên cần có sự quan tâm, giúp đỡ.

Thời xưa Phật dạy các Tỳ kheo ni phải nương Tỳ kheo tăng để an cư, không được an cư nơi không có trú xứ Tăng, mục đích để được chư Tăng bảo vệ khỏi bị những nạn trộm cướp hay thú rừng quấy phá. Thời nay tuy không phải bảo vệ về những mặt ấy nhưng Ni giới cũng cần sự trợ duyên, khích lệ tinh thần từ chư Tăng trong việc tu học và làm Phật sự. Đặc biệt những lớp trẻ, sơ cơ, cần có sự quan tâm giúp đỡ từ các bậc Trưởng thượng, tạo điều kiện, môi trường để Ni chúng thuận duyên trong việc tu học và đóng góp Phật sự, hoằng truyền chánh pháp, lợi lạc quần sanh.

Nói tóm lại, như lời Đức Phật đã tuyên bố: “Mỗi chúng sanh đều có Phật tánh”. Người nữ cũng có khả năng thành Phật, tức đủ khả năng để tự độ mình và độ người. Vậy Nữ giới nên có niềm tin vào bản thân, tự hoàn thiện chính mình cả giới đức và trí tuệ, đồng thời mạnh mẽ, chịu khó vào đời như những vị công chúa xuất gia và tại gia trên, góp phần duy hoằng chánh pháp, lợi lạc quần sanh. Đó cũng là trách nhiệm và ý nghĩa sống của những người con Phật, không phân biệt Nam hay Nữ đệ tử Phật xưa và nay.

 


Thích Nữ Minh Huệ

(Quảng Diệu)


 



[2] https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_ch%C3%BAa_V%C4%83n_Th%C3%A0nh#cite_ref-3

[3]https://dhammawiki.com/index.php?title=Sanghamitta

[4]http://www.tuvienquangduc.com.au/quocte/01pgkhaptg-hoaky.html

[5] https://en.wikipedia.org/wiki/Religion_in_the_United_States#cite_ref-ReligFreedom-UnivVirginia_77-0

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/10/2019(Xem: 10821)
Kết thúc thời công phu sáng mặt trời cũng vừa ló dạng,những tia nắng ấm áp lan tỏa khắp nơikhiến cho mọi người thấy dễ chịu.Sự hội tụ của muôn ngàn tia nắng đang nhảy múa,chuyển động những tia sáng rực rỡ, trong thoáng giây,toàn thể không gian hoàn toàn biến đổi,và tất cả trở thành những dải ánh sáng đang rung động xoay vần trong một vũ điệu của thiên nhiên. Qua cửa sổ nhìn mây trôi bồng bềnh giữa trời xanh,tận hưởng cảm giác êm ả,hít thở những làn gió mát rượi vào buổi sớm mai, giữa không gian yên tĩnh,trong tôi bao niềm cảm xúc, thầm cảm ơn những gì có được của hiện tại:
25/10/2019(Xem: 7555)
Kinh Thắng Man, nói đủ theo bản dịch của Cầu-na-bạt-đà-la là Thắng Man Sư Tử Hống Nhất Thừa Đại Phương Tiện Đại Quảng Kinh. Nhưng, chương cuối của kinh này, đức Thế Tôn nói với Thiên Đế Thích có đến mười lăm tên gọi khác nhau. Tên gọi thứ nhất của kinh. là: “Thán Như lai chân thật đệ nhất nghĩa công đức”.
25/10/2019(Xem: 9515)
Đọc chuyện Tấm Cám, ta thấy ai cũng thương Tấm. Tấm mẹ chết sớm, cha lấy thêm vợ, sinh ra Cám, em cùng cha khác mẹ với Tấm. Không bao lâu cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ và sống với người em gái cùng cha khác mẹ.
24/10/2019(Xem: 7024)
Xưa và nay, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng phải trải qua con đường giáo dục mà thành tựu những giai đoạn của sự học vấn, kể từ lớp mẫu giáo cho đến Đại Học hay hậu Đại Học. Cũng có nhiều người không qua sự giáo dục, nghĩa là không qua trường lớp đào tạo, nhưng cũng thành công ở xã hội và học đường, số người nầy cũng không phải là ít. Tuy nhiên những người nầy thuộc dạng cá biệt và đặc thù, nên không đề cập trong bài nầy về những người ưu tú như vậy, mà chỉ nhấn mạnh đến việc giáo dục chung chung để trở thành con người có văn hóa thực sự.
20/10/2019(Xem: 8285)
Bài kinh "Viết Trên Đá, Trên Đất, Trên Nước" là bài kinh ngắn, trích trong Kinh Tăng Chi Bộ, chương Ba, phẩm Kusinàra.Kinh Tăng Chi Bộ là bộ kinh thứ Tư trong số năm bộ kinh Nikàya.Đó là: Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh, Tăng Chi BộKinh và Tiểu Bộ Kinh. Kinh điển Phật giáo hiện nay còn lại 2 bộ kinh xưa nhất. Một bộ được ghi lại bằng tiếng Pàli gọi là Kinh Nikàya, còn một bộ xử dụng tiếng Sanskrit gọi là Kinh Àgama (A-hàm) gồm bốn Bộ là: Kinh Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tạp A-hàm, Tăng Nhất A-hàm.
17/10/2019(Xem: 6365)
Chúng ta đang sống trong thời cách mạng thông tin. Nơi đó, lợi và hại cùng đi bên nhau, thiện và ác cùng sinh khởi dễ dàng từ một bàn phím. Chiến trường có khi hiện ngay trên màn hình vi tính, đao kiếm là những ngón tay quẹt trên điện thoại. Những lời bình ngắn và ác ý trên mạng xã hội cũng có sức mạnh đẩy một số ca sĩ nổi tiếng vào trầm cảm, có khi tới mức tự sát. Những hình ảnh sửa đổi, giả mạo, gán ghép khi phóng lên mạng đã trở thành vũ khí bôi nhọ mới. Những lời quy chụp vô căn cứ đưa lên YouTube lại được nhiều người tin tưởng và hùa theo chửi mắng. Không chỉ là quân đội nước này với nước kia, chính người đời thường với kỹ năng công nghệ cũng có thể gài bẫy nhau, hại nhau cả trăm đường. Chỉ một vài bản tin nhỏ, có khi được viết một chiều và không nói hết sự thực, ngay hôm sau đã trở thành những cú xì căng đan chấn động xã hội. Nạn nhân có thể là cả một dân tộc, như khi bản đồ Biển Đông bị vẽ lại và phổ biến khắp thế giới mạng. Nạn nhân cũng có khi là nữ ca sĩ Nhật Bản hay Đà
16/10/2019(Xem: 4457)
Còn nhớ trong kinh thường dạy " Ở nơi nào mà giáo lý Đức Phật chưa được truyền đến thì người ta cứ tranh chấp nhau và không thể mở rộng tâm mình". Dù cho anh em, cha mẹ có sống chung với nhau nhưng mỗi người đều sống tách biệt trong thâm tâm của mình . Họ luôn sống trong cô độc vì họ không có ai để nương tựa ( niềm tin ) và luôn nghi kỵ lẫn nhau nhưng .....một khi Phật pháp truyền đến hết thảy họ đều có thể trở thành bè bạn hay một người thân đích thực và một người vốn cô đơn nay bổng trở nên hạnh phúc vì chung quanh có nhiều bạn tốt, người thương tin yêu .
13/10/2019(Xem: 6270)
Trong cuộc đời này, nói rộng ra ở cõi Ta Bà này, từ Đông sang Tây, con người thường bị mê mờ hay mê luyến vào hình tướng bề ngoài và quên mất hay đồng hóa nó với thực tướng/bản chất/nội tâm ở bên trong. Nguyên do chỉ vì chúng sinh vọng chấp vào Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp mà sanh tâm mình (Kinh Viên Giác). Thí dụ: -Một cậu thanh niên thấy một cô người mẫu, hoa khôi, á hậu…đẹp như tiên nga giáng thế… tưởng đó là “người trong mộng” hay “người yêu lý tưởng”. Khi lấy về thì bao nhiêu tính xấu mới lộ ra, bao xung đột vì khác tính tình. Mối tình trong mộng nay biến thành “oan gia trái chủ” khiến cười đau khóc hận. -Một cô gái thấy một anh chàng hào hoa, đẹp trai, cử chỉ lịch sự…tưởng đó là “hoàng tử của lòng em”, lấy về mới tá hỏa ra đó là anh chàng Sở Khanh, tốt mã giẻ cùi…thôi thì vỡ mộng.
07/10/2019(Xem: 7141)
Tật bệnh. Có bệnh phải uống thuốc đó là chuyện đương nhiên. Uống thuốc để chữa bệnh, để mau hết bệnh. Nhưng thuốc tốt, uống đúng thuốc, đúng liều lượng thì mới có khả năng lành bệnh. Đây, không còn là chuyện đương nhiên, mà là sự mong muốn, lòng khát khao. Ai cũng ước mong không có bệnh. Khi có bệnh mong được gặp thầy giỏi, uống đúng thuốc và sớm khỏi bệnh.
05/10/2019(Xem: 7873)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe những lời bàn tán có tính cách phê phán như: "Nhân cách của ông A thật là hoàn hảo" hay "Tư cách người đó không ra gì...." hoặc "Sống sa đoạ quá làm mất cả nhân cách" v.v... và v.v... Vậy nhân cách là cái gì? Thông thường, người ta giải nghĩa Nhân là người, Cách là tư cách, là phẩm chất, là giá trị, là tư cách làm người... Như vậy Nhân cách là một thứ giá trị, phẩm chất đạo đức của mỗi con người được xây dựng và hình thành trong suốt thời gian con người đó tồn tại trong xã hội.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]