Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ra Đi và Trở Về

27/04/201809:06(Xem: 6140)
Ra Đi và Trở Về


duc the ton 2

RA ĐI VÀ TRỞ VỀ

Thích Tâm Tôn






Ra đi và trở về là hai mệnh đề rất rộng trong nhiều phạm trù của cuộc sống. Có thể hiều theo ý nghĩa chu kỳ hai chiều vận hành đến và đi hiện hữu trong phạm trù tuần hoàn thời gian, hay lẽ phân định khoảng cách gần- xa hai hướng trong phạm trù không gian hữu hạn, và có thể là lẽ tất nhiên phải trải qua của cả một đời người bởi hai điều sống- chết sẽ đi qua theo qui luật vô thường…. Nhưng có lẽ hơn hết, hiểu theo cách rất giản dị của nhà Thiền về ý nghĩa cuộc sống chính là tìm hiểu và thấy được của trải nghiệm, hay khám phá và Tuệ tri các pháp trong sự hiện hữu như chính là. Nếu ra đi là tìm kiếm, thì trở về chính là thấy được. 

Cụ bà gầy guộc ngày qua ngày vẫn ngồi bên gốc nhỏ của con đường xin ăn từng bửa lẻ. Ta vẫn ngày ngày chừng ấy thời gian ngang qua theo sự bôn ba của dòng người xuôi ngược. Những vô tình còn nhiều toan tính kéo xa ta với tình thương mà lẽ ra rất cần trang trải nhiều hơn mỗi ngày cho chính cuộc sống với những diễn tiến trước mắt này. Bất chợt một buổi sáng, em bé nhỏ trên đường theo mẹ đến trường xin được dừng xe để trao cho người ăn xin nửa phần ổ bánh mì mẹ vừa mua  mà lẽ ra em phải dùng hết cho buổi sáng. Bao chạnh lòng về một hành động rất nhỏ, nhưng mang một tâm hồn rất đẹp như được thức dậy sau đêm dài vị kỷ giữa dòng người hối hả cùng với sự dằn vặt trĩu nặng sâu thẳm nội tâm của bao suy tư. Thật sự ta đã bỏ lại rất nhiều điều mà lẻ ra rất cần nhiều lưu tâm giữa cuộc sống đầy thờ ơ này. Chính ta rất cần những gì ý nghĩa thật của cuộc sống đang trôi đánh thức mỗi ngày để những điều tích cực không bị ngủ vùi bất động không cơ hội hồi sinh. "Sứ mệnh”  hai từ nghe to tát quá với những gì rất nhỏ bé mà thường ngày ta vẫn chưa thể làm được một cách chân thật vốn dĩ, thua xa sự hồn nhiên với việc làm của em bé dành cho cụ bà ăn xin giữa gốc nhỏ ồn ào. 

Mõi chúng ta  đều đã đi qua cuộc đời này trong giới hạn nhất định nào đó. Và phần lớn cuộc sống ấy, hoặc là chủ động hoặc là bị động luôn cố hướng tới như chỉ có những gì ở phía trước mới là đích nhiệm màu. Những giá trị chân thật nhất vẫn thường hiện hữu trong những điều dung dị nếu tận dụng được sự kiểm nghiệm chân thành. Có khi nét đẹp sâu thẩm bao la vô cùng cũng hiện hữu gần gũi ngay giữa cuộc sống quanh ta. 

Tôi đã xem qua tác phẩm kí sự rất hay tên A Walk In The Woods (Chuyến Cuốc Bộ Trong Rừng) của kí giả  Bill Bryson được Ken Kwapis chuyển thể thành phim. Sau hai thập kỷ sống ở Anh, Bill Bryson quay trở về Mỹ, nơi ông quyết định rằng cách tốt nhất để gắn mình với quê hương và những cảm nhận chân thật  hồn nhiên nhất là  thực hiện chuyến bộ hành tiến vào rừng Appalachian Trail cùng với một trong những người bạn thân nhất của ông tên Stephen. Đặc biệt, trong chuyến du hành của hai người, các ông không bỏ qua bất cứ một điều nhỏ bé nào mà hai ông bắt gặp được. Từ những điều nhỏ có những cuộc đối thoại giữa hai ông già giống như hai cậu bé tóc bạc biết triết lí về cuộc sốngTônbằng những suy nghĩ của cả một cuộc đời chín mùi những từng trải theo cách hết sức mộc mạc hồn nhiên. Hai ông đã trượt chân kéo nhau ngã xuống suối. Trong khi bò lồm cồm dưới nước với hai ba lô ướt đẫm sau lưng, hai ông vẫn nói nhau rằng: ôi thật khoan khoái.  Stephen thắc mắc: Tại sao cuộc sống của hai chúng ta xem như quá đủ rồi, lẽ ra cuộc đời của ông và tôi đơn giản là giờ nghĩ đến chiếc Volvo, chứ đâu cần phải đi thế này. Thật ra chúng ta cần gì chứ?  Bill Bryson trích câu nói của một nhà triết lí tên John Muir nào đó: "đôi khi con người cần phải lấy một ổ bánh mì cất vào bao tải rồi nhảy qua hàng rào chắn sau lưng”. Blii Bryson cho rằng: không phải vì sự hoàn hảo bên trong hàng rào, mà là ông ta có lí do của mình. Stephen tiếp lời: thật ra ông là con thú bị giam cầm muốn trở về khu rừng sống lại một chút. còn tôi là con nợ chưa trả nổi số nợ còn lại. Cả hai ồ cười thật thoả chí. Stephen có ý nhắc lại: tại sao hai chúng ta tới đây? câu trả lời là: tại ông không có việc gì tốt hơn để làm. Thế mà khi Stephen hỏi: ông thấy có hạnh phúc không? Bill Bryson ngạo nghễ hỏi lại: Câu hỏi kiểu quái gì thế? và ngay lúc đó, trước mắt họ lại hiện ra cảnh những ngọn núi trùng điệp thật đẹp khiến cả hai đều thấy thoả chí lạ kì. Và từ đó họ có thể khám phá những lớp trầm tích huyền bí có lịch sử hàng triệu triệu năm. Có một điều rất đặc biệt trong câu chyện của hai ông. Stephen là người có thói quen uống rượu và rất thích những cảm giác hưng phấn với những gì từ rượu mang đến. Ông đã giấu chai Whisky trong ba lô suốt chặng hành trình đã qua mà người bạn đồng hành không hề biết. Rồi đến lúc Ông cần lấy nó ra và tâm tình với người bạn của mình khi ý chí chủ quan của ông đủ mạnh để chiến thắng những cảm giác thường tình. Tôi mang theo nó để nhắc tôi sẽ không dùng đến nó nữa trong khoảng thời gian còn lại của cuộc đời. Và người bạn đã tin ông làm được điều đó. Ông nhờ người bạn mở nấp chai rượu và tự tay đổ chai rượu. Một câu chuyện rất đẹp về lòng tự tin, ý chí, và sự giải thoát thật sự tự tại từ chính những thứ tưởng chừng như là hệ luỵ mà ta không thể vượt qua được.

Cách đây không lâu, Hoà Thượng Nhất Hạnh đã trở về Huế-quê hương Ngài được sanh ra và tiếp nhận mạch sống cả nghĩa đạo lẫn đời, như thực hiện một điều kì diệu trở về với những gắng kết tâm tình sâu thẳm. Sự thôi thúc của lẽ sống tự nhiên được tăng thượng bởi nội tâm giàu chất liệu mới có thể gắng kết một cách trọn vẹn những hiện hữu lại với nhau. Đó là lí do tại sao Hoà thượng Nhất Hạnh cuối cuộc đời mong được trở về với đất mẹ để cho đôi chân gầy guộc của mình đã một đời hành cước khắp nơi, được tiếp xúc thêm một lần nữa với tình thương của hồn quê hương vô tận nuôi dưỡng trong mạch sống của mình. Một con người thân bịnh phải ngồi trên xe, thế nhưng khi Ngài chạm đôi bàn chân trên lòng đất mẹ đã thể hiện lên tất cả sức mạnh của sự vững chãi đầy thanh thoát từ sâu thẳm tâm thức kiên định. Một sự trở về không chỉ có giá trị său sắc mang nét đẹp văn hoá cội nguồn, mà còn chính là chuyến trở về thể nghiệm đủ cả nét đẹp văn hoá tâm linh với chính Ngài và cho tất cả chúng ta. Con người của văn hoá dân tộc được thể hiện  giản đơn như thế, thiền sư của văn hoá tâm linh giải thoát được thể hiện nhẹ nhàng trong việc làm mang ý nghĩa tinh tế là thế, chứ cần đâu những logo cố sức trang hoàng nhuệch nhoạc được gắng đâu đó khoe khoang mới thể hiện được những gì của giá trị. Thật xúc động cho ai được chứng kiến sự tiếp xúc diệu kì ấy giữa một nơi chứa đủ nội hàm của sức sống được thực hiện bởi một hiện hữu với những tương quan hình thành nên sự hiện hữu đó như hai năng lượng lạ thường biểu hiện trong một gắng kết. 

Trong nhiều kinh đức Phật dành nhiều lưu tâm khuyên các thầy Tỳ Kheo: "Này các Tỳ Kheo, các thầy hãy ra  đi mỗi người một ngã. Hãy vì sự tốt đẹp của nhiều người”. Đây đích thực là cách ra đi theo ý nghĩa trở về.  Và đọc qua kinh Du Hành, nói về hành trình nhiều tháng cuối cuộc đời của đức Phật, càng thấy hình ảnh đức Phật thân thương như thế nào qua những điều hết sức dung dị và đẹp biết bao trong ý nghĩa trên.

Ngoài 80 tuổi, đức Phật thực hiện một chuyến đi nhiều tháng với hành trình 13 xứ sở lớn nhỏ là điểm sáng tột cùng của cuộc đời Ngài. Trên suốt hành trình trải qua ấy , bao nhiêu khó khăn về hoàn cảnh và những biểu hiện giới hạn của báo thân nếu được liên tưởng thì đủ cả bao chướng ngại. Nếu đắn đo cho điều đó, chắc chắn hành trình lịch sử ấy không tô thêm nét đẹp cuộc đời đức Từ Phụ của chúng ta như lịch sử ghi nhận. Những đoạn kí sự ấy được ghi chép khá rõ trong nhiều tình huống xãy ra lúc bấy giờ trong kinh Du Hành.  Có khi đức Phật phải chịu khát vì A nan quan sát thấy: “Vừa rồi có năm trăm cỗ xe lội qua khúc trên sông làm nước đục cả. Chỉ có thể dùng rửa chân, không thể dùng uống được.” Có khi phải chịu đói vì ở những nơi hoang vu và thiếu thốn để thực hiện pháp khất thực, đức Phật dạy các thầy Tỳ-kheo: “Đất này đói kém, khất thực khó khăn, các ngươi nên chia thành từng nhóm, tùy theo chỗ quen biết, hãy đến Tỳ-xá-ly và nước Việt-kỳ mà an cư ở đó để có thể không bị thiếu thốn. Ta một mình cùng với A-nan an cư ở đây.”

Đức Phật thực hiện hành trình trong hoàn cảnh tuổi tác và sức khoẻ như thế chắc hẳn không phải vì mục đích thưởng ngoạn. Từ đầu duyên khởi của chuyến đi đối với Ngài là cả một sứ mệnh rất lớn là cứu vãn hai quốc gia Ma Kiệt Đà và Bạt Kỳ thoát nguy cơ chiến tranh. Và khi những gì cần làm đã được làm xong, sự tự tại dung dị của một nhà du khất vẫn mặt cho hiện tướng thân bịnh của tuổi xế chiều hành hạ, Ngài vẫn tựa chân dưới những gốc cây nơi rừng sâu để ngỉ ngơi phục hồi sức khoẻ rồi tiếp tục thực hiện cho hành trình tiếp theo. Thường tựa lưng dưới gốc cây, Đức Phật  bảo A-nan: “Ta đau lưng quá, hãy sửa chỗ ngồi.”

A-nan đáp: “Vâng”. Rồi dọn một chỗ ngồi. Như Lai nghỉ ngơi. A-nan lễ chân Phật, rồi ngồi sang một bên.

Chúng ta thấy rất rõ, đi đến xứ sở nào hình ảnh đức Phật ngồi dưới gốc cây hoặc Ba Lăng, hoặc Am bà bà lê ( Cây Xoài), hoặc cây Xà đầu, cây Sala….Đây là hình ảnh tiêu biểu của nét đẹp xuyên suốt cuộc đời một hành giả du phương hoàng đạo đúng nghĩa. Khi đến ngoài Thành Ba Lăng Phất đức Phật ngồi dưới gốc cây Ba lăng, những người dân của làng thấy Ngài liền đến đảnh lễ và xin cúng dường. Đặc biệt, sau khi đêm tàn buổi sớm, Ngài lại chọn nơi thanh vắng để ngồi trải nghiệm không gian nơi đây. Đến đâu đức Phật luôn thể hiện một nhà quan sát mọi vấn đề như tìm những điều kì diệu trong mọi sự hiện hữu để tuệ tri mọi thực tại như thật với chính nó. Một sự kiểm chứng không bỏ sót bất cứ một thực tại nào của bậc giải thoát hoàn toàn không còn sự tinh tế nào hơn. Ở đây sự kiểm chứng thực tại  về địa lí và những điều thâm bí được thực hiện cũng thường được đề cập từ nơi đức Phật với những nơi Ngài dừng chân chứ như nhà phong thuỷ học. Ngài phân tích rất chi tiết những điều tốt đẹp của địa thế nơi này thông qua cuộc trò chuyện với A Nan: “Người tạo ra thành này rất hợp ý trời. Lúc đêm đã tàn, trời vừa sáng, Ta đi tới chỗ thanh vắng, bằng thiên nhãn, xem thấy các Đại Thiên thần mỗi vị phong thủ đất đai nhà cửa riêng, các trung thần, hạ thần cũng phong thủ đất đai nhà cửa. A-nan! Nên biết chỗ đất đai nhà cửa nào được Đại Thiên thần phong thủ, ai ở đó tất được an lạc nhiều ; còn chỗ trung thần phong thủ thì hàng trung nhân ở; chỗ hạ thần phong thủ thì hạ nhân ở và công đức nhiều ít cũng tùy theo chỗ ở ấy.

“Này A-nan, chỗ này là chỗ hiền nhân ở, kẻ bán buôn qui tụ, phép nước đúng đắn không dối ngụy. Thành này rất tốt, được mọi nơi suy tôn, không thể phá hoại. Lâu về sau nếu có bị phá chăng chỉ do ba việc; một là bị nước lớn, hai là bị lửa lớn và ba là bị người trong thông mưu với người ngoài phá hoại được thành này.” -Tuệ Sỹ dịch 

Những bước chân Ngài dừng lại và đi qua đều lưu lại những giá trị rất đẹp trong lòng cho những ai được hạnh duyên gặp Ngài. Những dấu ấn tốt đẹp ấy còn lưu lại những gì mà hàng ngàn năm nay vẫn còn sinh động trong thế giới đầy biến động này. 

Bấy giờ, sau thời  pháp tại Ba Lăng Phất, Đức Thế Tôn liền rời khỏi chỗ, đại chúng hầu quanh đưa Ngài trở về. Đại thần Vũ-xá đi theo sau Phật, nghĩ rằng: "Hôm nay, nhân Đức Sa-môn Cù-đàm đi qua cửa thành này, ta hãy gọi cửa này là cửa Cù-đàm. Bến sông mà Phật sang ngang, được đặt tên chỗ đó là bến Cù-đàm."

Đức Thế Tôn ra khỏi thành Ba-lăng-phất, đi đến bờ sông. Lúc ấy, trên bờ sông có nhiều người, trong số đó có người thì dùng thuyền, có người dùng bè, có người dùng phà mà sang sông. Đức Thế Tôn cùng đại chúng chỉ trong khoảnh khắc, như lực sĩ co duỗi cánh tay, đã đến cả bên kia sông.

Và ý nghĩa vô cùng của chuyến đi này đã mở ra rất nhiều cuộc hội ngộ mang đầy ý nghĩa đẹp cả chủ thể hoàng pháp là chính đức Phật và đối tượng được giáo hoá trên hành trình Ngài đi qua.  Không bỏ sót lại bất cứ một ai dù là kỷ nữ hay một cụ già. Và một sự xác nhận rất chân thành như phai phá hết mọi trầm tích khi đánh giá về sự tác đông của vô thường với xác thân Ngài nhưng không chi phối được tinh thần giải thoát của một hành giả hoàn mãn hạnh nguyện.  "Ta nay đã già rồi, tuổi đã đến tám mươi rồi. Cũng như cỗ xe cũ kỹ, nhờ phương tiện tu sửa mà có thể đi đến nơi. Thân ta cũng vậy, nhờ sức phương tiện còn hơi duy trì được tuổi thọ, tự lực tinh tấn mà nhẫn chịu sự đau nhức này. Không suy niệm tất cả tưởng, khi nhập vô tưởng định, thân an ổn, không có não hoạn.

Thật sự "sức định, thân an ổn, không náo loạn" ấy nơi đức Phật được kiểm chứng rõ ràng nhất qua những lời di giáo được xem như bản di chúc bất hủ, một di sản tinh thần vô giá của những gì cho hạnh giải thoát được thực hiện giữa rừng sâu nơi đêm khuya thanh vắng, ngay trong giờ phút Ngài trở về với bản thể Chân Như. Chắc chắn đó chỉ có thể  từ một nhân cách sống đầy đủ sự chân thật, đầy đủ sự kiểm nghiệm về mọi giá trị , và đặc biệt tự thân giải thoát hoàn mãn mới thể hiện đủ ý nghĩa ra đi và trở về tuyệt đẹp đến như thế. 

 






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/05/2019(Xem: 6930)
Theo Yahoo News ngày 19/11/2018, nữ dân biểu Hồi Giáo ILhan Omar vừa đắc cử ở Minnesota (nơi đông đảo sắc dân Somalia) nói rằng bà sẽ tranh đấu để hủy bỏ lệnh cấm mang khăn trùm đầu tại phòng họp của Hạ Viện kéo dài đã 181 năm. Các dân biểu của Đảng Dân Chủ tuần rồi loan báo (vào Tháng Giêng 2019) họ sẽ thay đổi luật cấm choàng khăn tại đây mà điều luật này cũng có nghĩa là cấm đội khăn trùm đầu mà Bà Omar đang đội. Bà Omar còn nói rằng, không ai trùm chiếc khăn này lên đầu tôi. Đó là lựa chọn của tôi và nó được Tu Chính Án Số Một bảo vệ. (No one puts a scarf on my head but me, Omar wrote. “It’s my choice - one protected by the First Amendment.)
16/05/2019(Xem: 8265)
Từ Bi là căn bản của đạo, căn bản của tất cả pháp lành, như đã được Đức Phật thuyết trong kinh Đại Bát Niết Bàn: “Nếu có người hỏi gì là căn bổn của tất cả pháp lành? Nên đáp: Chính là tâm từ… Này thiện nam tử (Ca Diếp Bồ Tát)! Tâm từ chính là Phật tánh của chúng sanh, Phật tánh như vậy từ lâu bị phiền não che đậy nên làm cho chúng sanh chẳng đặng nhìn thấy. Phật tánh chính là tâm từ, tâm từ chính là Như Lai (Đại Bát Niết Bàn, Tập I, Phẩm Phạm Hạnh (1999, PL2543), tr.520, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh). Vì thế, người con Phật không thể không thực hành hạnh từ bi.
14/05/2019(Xem: 16509)
Ở tuổi 65 của năm nay là tuổi bắt đầu đi xuống. Bệnh tật đã thể hiện ở thân và từ từ thì giờ dành cho Bác sĩ cũng như Nha sĩ nhiều hơn những năm trước; nhưng trong tâm tôi vẫn luôn cố gắng là lạy cho xong quyển 2 của bộ kinh Đại Bát Niết Bàn mỗi chữ mỗi lạy trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ tại chùa Viên Giác Hannover. Đó là tâm nguyện của tôi, mong rằng sức khỏe sẽ cho phép để thực hiện xong nguyện vọng đã có từ hơn 30 năm nay tôi vẫn cùng Đại chúng chùa Viên Giác tại Hannover trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ thường thực hành như vậy. Đây không phải là việc khoa trương, mà là một pháp tu, một hạnh nguyện. Do vậy tôi vẫn thường nói rằng: Nếu sau nầy tôi có ra đi, mọi việc khen chê hãy để lại cho đời; chỉ nên nhớ một điều là từ 50 năm nay (1964-2014) trong suốt 50 năm trường ấy tôi đã hành trì miên mật kinh Lăng Nghiêm vào mỗi buổi sáng tại chùa, tại tư gia hay trên máy bay, xe hơi, tàu hỏa v.v… và cũng trong suốt 30 năm (1984-2014) vào mỗi tối từ 20 giờ đến 21 giờ 30 trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ
12/05/2019(Xem: 8491)
Trong một kinh về tuệ trí hoàn thiện (bát nhã), Đức Phật đã đưa ra tuyên bố thậm thâm như sau: Trong tâm, tâm không tìm thấy được, bản chất của tâm là linh quang.
12/05/2019(Xem: 6358)
Kinh luận của Phật giáo nói với chúng ta rằng trên việc thực chứng tánh không, vọng tưởng về sự tồn tại cố hữu yếu đi, nhưng điều này không phải như sau một sự thực chứng đơn lẻ, ngắn gọn.
10/05/2019(Xem: 5557)
Y vàng thanh thoát chốn chùa chiền, Tỏa sáng niềm tin tỏa ánh thiêng Pháp lữ huân tu nền định tuệ Tăng thân trưởng dưỡng giới hương thiền An Cư thúc liễm ngời hoa giác Kiết Hạ tu trì rạng sắc liên K Nhưng tại sao lại khó như vậy ?có phải chăng, vì muốn được thân người, phải cả đời giữ gìn ngũ giới nghiêm ngặt:(1/ không sát sanh, 2/ không trộm cướp, 3/ không tà dâm. 4/ không nói dối, 5/ không uống ruợu). Nhưng vì sự hấp dẫn của “ngũ dục”(tài, sắc, danh, thực, thuỳ) để rồi thuận theo dòng vô minh, xem những tiện nghi vật chất trên thế gian này là trường tồn vĩnh viễn, là hạnh phúc muôn đời, xem những thành công về hình tướng là sự thành tựu chí nguyện, nên mặc sức để cho dòng đời lôi cuốn vào đường “thị phi”, “danh lợi” xem việc hưởng thụ “ngũ dục” là lẽ đương nhiên, là vinh dự và hạnh phúc. Từ đó lơ đểnhnăm điều cấm giới.Một khi sức giữ năm giới cấm, một cáchlơ là,mãi “lang thang làm kiếp phong trần, quê nhà ngày một muôn lần dặm xa”thì cơ hội kiếp sau làm lại được thân người,
09/05/2019(Xem: 7141)
Bà La Môn Giáo là Đạo giáo có xuất xứ từ Ấn Độ và Đạo nầy đã tồn tại ở đó cho đến ngày nay cũng đã trên dưới 5.000 năm lịch sử. Họ phân chia giai cấp để trị vì thiên hạ, mà giai cấp đầu tiên là giai cấp Bà La Môn, gồm các Giáo Sĩ, rồi Sát Đế Lợi gồm những Vua, Chúa quý Tộc. Kế đó là Phệ Xá gồm những thương nhơn, Thủ Đà La và cuối cùng là hạng cùng đinh . Những người có quyền bính trong tay như Bà La Môn hay Giáo Sĩ, họ dựa theo Thánh Kinh Vệ Đà để hành xử trong cuộc sống hằng ngày; nghĩa là từ khi sinh ra cho đến khi lớn khôn, học hành, thi cử, ra làm việc nước và giai đoạn sau đó là thời kỳ họ lánh tục, độ tuổi từ 40 trở lên và họ trở thành những vị Sa Môn sống không gia đình, chuyên tu khổ hạnh để tìm ra chân lý.
08/05/2019(Xem: 7148)
Tùy duyên là hoan hỷ chấp nhận những gì xảy ra trong hiện tại, ngưng đối kháng và bình thản chờ đợi nhân duyên thích hợp hội tụ. Nhiều khi chính thái độ ngưng đối kháng và bình thản chờ đợi ấy lại là nhân duyên quan trọng để kết nối với những nhân duyên tốt đẹp khác.
06/05/2019(Xem: 7747)
Được đăng trong Advice from Lama Zopa Rinpoche, Lama Zopa Rinpoche News and Advice. Trong khóa thiền lamrim dài tháng tại Tu Viện Kopan năm 2017, Lama Zopa Rinpoche đã dạy về nghiệp, giảng giải một vần kệ từ Bodhicharyavatara (Hướng Dẫn Về Bồ Tát Hạnh) của ngài Tịch Thiên (Shantideva), đạo sư Phật giáo vĩ đại vào thế ký thứ 8 của Ấn Độ. Đây là những điều Rinpoche đã dạy: Tác phẩm Bodhicharyavatara có đề cập rằng “Trong quá khứ, tôi đã hãm hại những chúng sanh khác như thế, vì vậy nên việc chúng sanh hại tôi là xứng đáng. Đối với tôi thì việc nhận lãnh sự hãm hại này là xứng đáng.”.
06/05/2019(Xem: 6031)
Bỏ lại sau lưng những cung bậc thị phi đời thường, lang thang vân du tìm đến những thắng tích đã phế bỏ từ lâu qua bao nhiêu cuộc thăng trầm nhung nhớ. Tôi cùng phái đoàn Phật tử thuộc Đạo Tràng Liên Tịnh Nguyện, tìm về quê hương Tuyên Quang, nằm ở phía Tây Bắc, tham quan một số điển tại Thủy Điện Na Hang, trong đó ta tìm về chiêm ngưỡng vẻ đẹp đất trời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]