Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Hạnh

28/02/201811:40(Xem: 8298)
Đức Hạnh

Duc The Ton 4

ĐỨC HẠNH

 

Vĩnh Hảo

 

 

Ở đời có những người không đức lại tự cho rằng quá nhiều đức; không tài lại nghĩ mình kỳ tài không ai bằng; làm lợi ích cho người  không được bao nhiêu mà nghĩ mình làm quá nhiều; thành tựu không lớn mà nghĩ là thành tựu chưa từng thấy… là bởi “cái tôi” quá lớn.

Cái tôi (the Self, the Ego) ấy vượt khỏi giới hạn của thân xác, đóng cọc cắm rào khắp nơi nào nó hướng đến. Nó vô hình nhưng lại mượn cái hữu hình để tự thể hiện sự hiện hữu của nó. Và sự hiện hữu theo cách thế bành trướng, lấn lướt của một cái tôi lớn, làm cho không gian chung quanh chật chội, tù túng. Ngay cả môi trường sống của gia đình, trường học, làng xóm, tổ chức tôn giáo, quốc gia, cho đến thế giới, trước sự hung hăng hãnh tiến, tự tin, tự mãn của một “cái tôi đáng ghét,” (1) sẽ bị ô nhiễm, khó thở. Cái tôi ấy nếu là người bình thường thì chỉ gây khó chịu, hoặc làm trò cười cho hàng thức giả trong vài phút giây; còn như cố gắng giành lấy trách nhiệm lãnh đạo tập thể nữa thì mới là hiểm họa cho nhiều người, trong một thời gian dài lâu khó lường.

Thế giới nầy có bao nhiêu “cái tôi” như thế? — Có bao nhiêu sinh loại thì có bao nhiêu “cái tôi.” Nhưng không phải cái tôi nào cũng đáng ghét. Có những “cái tôi” biểu lộ nhẹ nhàng, không muốn lấn lướt, tranh giành với ai, có thể hòa được với những cá thể khác; và có những “cái tôi” khá mờ nhạt, có mà dường như không—những cái tôi “không tôi.”

Cái-tôi-không-tôi sống hòa với con người và thiên nhiên, vì giữa họ và tha nhân không có giới hạn của tuổi tác, thế hệ, thời đại; không có biên giới của màu da, sắc tộc, quốc gia, tôn giáo. Cái tôi ấy chẳng là gì, chẳng là ai, chẳng có công danh hay sự nghiệp vĩ đại nào với đời; nhưng nó là cốt lõi, làm trung gian, trung hòa cho một thế giới an bình, thương yêu, không xung đột đối chõi nhau.

Muốn sống như một “cái-tôi-không-tôi,” cần phải học và thực tập rất nhiều.

Các đạo gia và hiền triết Đông-Tây đều sống như thế. Phật gia cũng dạy về vô-ngã, không chỉ là triết thuyết mà là pháp-hành để thực chứng trong đời sống hàng ngày. Điểm chung của đạo gia, triết nhân và Phật gia là: quên mình, không vì mình.

Quên mình là bước đầu để dẹp bỏ những hàng rào ngăn cách với người khác.

Không vì mình là vì muốn làm lợi ích cho số đông.

Giản dị, khiêm cung, không tranh giành, mà thành tựu tất cả việc chung trong trời đất.

Như Lão Tử từng nói: “Hậu kỳ thân nhi thân tiên; ngoại kỳ thân nhi thân tồn” (2). Lui về phía sau, đặt mình ở ngoài, mà lại thành tựu tất cả việc. Làm mọi việc, thành mọi việc, mà không thấy có mình. Không có người làm. Không có cái danh của người làm. Không có người thành công. Không có cái danh của người thành công. Đây mới gọi là người đức hạnh của mọi xứ, mọi thời.

 

California, ngày 27.02.2018

Vĩnh Hảo

(www.vinhhao.info)

 

 

 

________________

 

(1)  Blaise Pascal (1623-1662), “the Self is hateful.”

(2)  Lão Tử (thời đại nhà Chu, Trung Hoa, khoảng thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên). Nguyên văn: “Thiên trường địa cửu. Thiên địa sở dĩ năng trường thả cửu giả, dĩ kỳ bất tự sinh, cố năng trường sinh. Thị dĩ thánh nhân, hậu kỳ thân nhi thân tiên, ngoại kỳ thân nhi thân tồn. Phi dĩ kỳ vô tư da? Cố năng thành kỳ tư.” (Trời dài đất lâu. Trời đất sở dĩ dài lâu, Là vì không sống cho mình, Nên mới đặng trường sinh. / Vì vậy Thánh nhơn, Để thân ra sau, mà thân ở trước; Để thân ra ngoài, mà thân đặng còn. Phải chăng vì không riêng tư, Mà thành được việc riêng tư?)

天長地久。天地所以能長且久者,以其不自生,故能長生。是以聖人後其身而身先,外其身而身存。非以其無私耶?故能成其私。《道德經 • 第七章》(Đạo Đức Kinh, Chương 7, bản dịch của Thu Giang Nguyễn Duy Cần, Quyển I, trang 64). Có thể đối chiếu đoạn văn nầy qua Đức Đạo Kinh, Phần Đạo, Chương 51, trang 181, bản dịch của Huỳnh Kim Quang)



Bao Chanh Phap so 76 -thang 3 nam 2018

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/09/2010(Xem: 9461)
Phật giáo như ánh sáng mặt trời mà nhìn ánh sáng ấy, chúng ta chỉ có cặp mắt nhỏ hẹp. Tuy nhiên, một là tất cả, chúng ta có thể căn cứ một vài điều sau đây mà biết tất cả đặc điểm của Phật giáo. Thứ nhất, đặc điểm của Phật giáo là “y như sự thật”: Lý thuyết, phương pháp, kết quả đều hợp lý, đều như thật.
29/09/2010(Xem: 9581)
Âm nhạc Phật giáo có bước chuyển biến mới trong những thập niên đầu của thế kỷ hai mươi, khi nền âm nhạc Tây phương thâm nhập và tác động vào nền âm nhạc truyền thống...
29/09/2010(Xem: 8707)
Cà sa là biểu tượng của hạnh khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục. Đức khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục trong Phật giáo liên hệ mật thiết với tinh thần bình đẳng...
29/09/2010(Xem: 9545)
Đức Phật đã hằng dạy cho chúng ta rằng: "Vạn pháp giai không; nhưng nhân quả bất không". Nếu nhân tạo ra tốt thì chắc chắn quả kia không thể xấu được.
29/09/2010(Xem: 8718)
Trong Phật giáo, Tiểu ngã hay Đại ngã, chỉ là những khái niệm giả danh. Nhưng cái giả danh được đông kết bởi tích lũy vô số vọng tưởng điên đảo.
28/09/2010(Xem: 7805)
Sắc là các màu sắc, hình dáng mà mắt tiếp xúc nhìn thấy mọi hình ảnh sự vật rồi sinh tâm phân biệt đẹp xấu, từ đó muốn chiếm hữu, nhất là lòng ham muốn về nam sắc, nữ sắc là đầu mối dẫn chúng sinh luân hồi trong sinh tử trong vô số kiếp. Từ ngàn xưa cho đến nay tình ái vẫn là thứ dễ làm cho con người mù quáng và si mê nhất, nên dễ dàng gây ra nhiều tội lỗi, do đó, rất nhiều câu chuyện thương tâm xảy ra làm đau lòng nhân thế. Cảnh nhồi da xáo thịt làm mất đi nhân cách của một con người, con giết cha, mẹ giết con, vợ giết chồng rồi kẻ tình địch giết hại lẫn nhau vì ghen tuông vô cớ. Con người càng ngày làm mất đi giá trị đạo đức do không tin sâu nhân quả, nên dễ dàng gây ra nhiều tội lỗi và làm khổ đau cho nhau.
28/09/2010(Xem: 13010)
Về hình thức, Tranh Chăn Trâu Mục Ngưu Đồ có trên mười bộ khác nhau, có bộ chỉ 5 tranh, có bộ 12 tranh, nhưng phổ biến nhất là những bộ 10 tranh.
27/09/2010(Xem: 7513)
Tập tục Sóc, Vọng theo chân những người Việt di dân khai phá vùng đất mới mà vào Nam bộ. Chính ở đấy, đã hòa hợp vào những con người tứ xứ và đất đai...
27/09/2010(Xem: 8253)
Các kinh luận thường dạy rằng, tất cả mọi loài chúng sinh đều có sẵn khả năng giác ngộ (Phật tính), nhưng vì bị các kiến chấp sai lạc làm cho mờ tối nhận thức...
27/09/2010(Xem: 9720)
Những ngày đầu tiên trở lại Los Angeles sau gần hai chục năm, tình cờ tôi có mua được một số sách của một vị Đại Lạt ma Tây Tạng tên là Tarthang Tulku viết thẳng bằng tiếng Anh và xuất bản tại Califomia từ khoảng năm sáu năm nay thôi; cảm giác đầu tiên là một niềm vui mừng khôn tả khi nhìn thấy một vị tu sĩ Phật giáo viết văn thuyết giảng Phật Pháp qua một văn khí hùng mạnh và ngôn ngữ giản dị trong sáng như lưu ly và những vấn đề trầm trọng nhất của nhân loại hiện nay đã được đặt ra và giải quyết một cách triệt để.... Khi những trực nhận nội tại mình trở nên rõ ràng và thông suốt hơn thì sự tập trung tư tưởng sẽ giúp đỡ mình điều khiển tỉnh lực mình về hướng đi cần thiết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]