Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Định Hướng Cho Tương Lai, nên chọn Hóa Thành hay Bảo Sở ?

23/02/201819:23(Xem: 7173)
Định Hướng Cho Tương Lai, nên chọn Hóa Thành hay Bảo Sở ?


Duc The Ton 15

ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI 

Nên chọn HÓA THÀNH hay BẢO SỞ ? 
(Hoàn thành loạt bài viết về Đời Người và Định Hướng cho Tương Lai)



Hồi Đức Phật còn tại thế, tại Núi Linh Thứu, khi giảng Kinh Pháp Hoa, Ngài muốn Khai Thị cho chúng sanh Ngộ Nhập Phật Tri Kiến. Nhưng với Diệu Pháp cao thâm vi diệu, khó có ai thấu đạt liền nỗi, sợ chúng sanh chán nản bỏ cuộc giữa chừng, nên Ngài mới hiện ra Hóa Thành, để tạm nghỉ, lấy sức lực lại, rồi Ngài mới tiếp tục hướng dẫn tới Bảo Sở.

- Hóa Thành: là chỗ hóa ra chưa phải thật, (nơi nghỉ tạm thời và hoa trái dọc đường, chứ chưa phải là đích đến) - Bảo Sở: là chỗ quý báu chân thật, (là cõi Phật, là Phật tánh, rõ ràng, thường biết, dịệu dụng, lợi ích vô cùng, không bao giờ mất, luôn hiện hữu trong ta)

Trong thời buổi văn minh, hiện đại, với sự tiến bộ vượt bực của khoa học về khai thác và xây dựng, nhất là khâu truyền thông, kỷ thuật số, đã giúp cho con người, dường như xích lại gần nhau hơn và mọi tiện nghi vật chất, dường như phục vụ đầy đủ mọi nhu cầu!

Đồng hành cùng sự phát triển ấy, Phật Giáo bây giờcũng hiện diện khắp nơi, từ Á sang Âu, Mỹ, Úc đến Phi châu, Chùa, Viện mọc lên khắp cả.

Xin chân thành cúi đầu đảnh lễ, ngưỡng mộ, tri ân các bậc tiền bối hữu công, đã dày công khai sơn, phá thạch, xây dựng nên những ngôi Phạm vũ huy hoàng, hay những chốnThiền Môn, Lan nhã hữu tình, để cho chúng sanh, có nơi quy ngưỡng và thực hành Pháp Phật.Những nơi nầy rất đáng được bảo toàn, duy trì và phát triển, để cho chúng sanh được nhiều lợi lạc, góp phần truyền bá Phật Pháp, xây dựng một xã hội tốt đẹp, an lành.

Xin đảnh lễ và vô cùng thán phục, những vị có hạnh nguyện của Bồ Tát Địa Tạng, đã hy hiến cuộc đời mình, để “hòa quang đồng trần”, cùng sẻ chia, lặn lộn với chúng sanh, đầy đau khổ nơi cõi Ta bà nầy. Có vị qua đây trui rèn, lập chí, tu luyện, ẩn nhẫn, phụng sự chúng sanh, để hạ dần bản ngã, hầu đi vào được cửa đạo, với đạo đức sáng ngời và từ đây chúng sanh quy hướng, lợi lạc quần sanh, hữu ích cho muôn loài. Nhưng cũng có lắm vị, khi chưa chứng A La Hán mà tự tin, sống dễ duôi, thoải mái, cho tâm mình, thuận theo dòng đời, đúng lý ra “tùy duyên bất biến” nhưng rồi “thiên biến vạn hóa, biến thái”, để bị dòng đời vùi dập, nhận chìm và cuối cùng là “thân bại danh liệt” thảm thương vô cùng!

Đức Bổn Sư Thích Ca của chúng ta, đã liễu triệt được tất cả. Vì lòng từ bi vô hạn, khi thành đạo rồi, đúng ra Ngài đã nhập vào “vô dư niết bàn”, nhưng vì thương xót chúng sanh, đang quằn quại trong khổ đau, hoặc là đang mãi mê trong nhà lửa, nên Ngài phải chịu khó suốt 49 năm trường, lặn lội khắp các vùng của Ấn Độ, để gieo duyên hóa độ muôn loài, qua nhiều bài Kinh giảng dạy lắm cao siêu, nhưng cũng rất là đầy thực tiễn.

Đặc biệt nhất là bài Kinh Di Giáo, về cuối cuộc đời, sắp từ giả cỏi trần và các đệ tử thân thương. Với sự chứng đạo đầy sự thông suốt, cũng như nhiều nghiệm xương máu, trong quá trình cuộc sống cũng như hành đạo, Ngài đã có những lời dặn dò, thật là cụ thể, thắm thiết, gần gũi và bình dị. Là người con Phật, chúng ta phải “Y giáo phụng hành” thì mới mong, tự cứu được bản thân và tha nhân hầu đền được phần nào, ơn đức sâu dày của Đức Phật. 

Tại sao Đức Bổn Sư đã thành Phật rồi, lại dẫn đệ tử, toàn là Thánh Tăng, hằng ngày phải đi vào làng “khất thực”? Có phải chăng, vì muốn hóa duyên và không muốn cho đệ tử của mình, lo hưởng thụ và lớn dần “bản ngã”. Mà xuyên suốt trong các lời giảng dạy, hoặc luật nghi để ra, Ngài cũng đều muốn cho hàng đệ tử phải bào mòn “ngã chấp”. Vì theo Ngài đã thấy, đã biết, sự nguy hiễm của “bản ngã”, nên khi mới vừa ra đời, Ngài đã truyền đi Thông Điệp: “Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn!”

Kế thừa Ngài, trong thời hiện đại, có Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, cũng đã dạy: “Nếu một người Tu mà trải qua năm tháng hành đạo, không thấy mình tầm thường hơn, giản dị hơn và khiêm tốn hơn thời gian ban đầu, thì có lẽ là Ta đã đi lạc đường rồi!” hay “Càng tu lâu chừng nào, càng thấy mình, không là gì cả, đấy mới chính thực là tu”. Trong Bài Khấn Nguyện hằng đêm thường tụng có: “…Tự thấy mình nhỏ thôi, việc tu còn kém cỏi…”!Vì “vô ngã” là Niết bàn, tuy không thấy là gì cả, nhưng diệu dụng vô cùng, cũng giống gió, bão, hay động đất, sóng thần, không thấy gì, nhưng mỗi khi xuất hiện, thì tàn phá kinh hoàng, thảm khốc. Nên có câu “chân không diệu hữu”, tuy không thấy gì nhưng mỗi khi vận dụng, có thể cải tạo và thay đỗi cả thế giới. Phật tánh cũng diệu dụng như vây, bàn bạc ở khắp nơi và có trong khắp muôn loài, nhưng vì “ngã chấp” mà làm mê mờ “bản tánh chân như, đầy sáng suốt” của chúng ta, và khiến ta tạo tội lỗi vô cùng.

Như vậy, nhiệm vụ chính của người Tu là luôn soi rọi lại lòng mình và nhắc nhỡ, tạo điều kiện, bằng cách xây Chùa, tạo Tu viện, dựng Đạo tràng để tu tập giúp đỡ cho mọi người “tiêu trừ ngã chấp”, cũng như thực hành hạnh bố thí và sống đời thương yêu nhiều hiểu biết.

Người Tu Sĩ thấy khổ của cuộc đời, mới đi tu để thoát khổ và cứu khổ cho muôn loài. Người thế gian, cũng thấm thía được sự vô thường và nỗi khổ, niềm đau của nhân thế, nên cũng muốn đến chùa, hướng về Tam bảo, cũng không ngoài mục đích là tìm đường thoát khổ, đây là một nhu cầu thiết yếu.

Cho nên để đáp ứng chu toàn những nhu cầu thiết yếu ấy, trách nhiệm của người Tu rất nặng nề, nhưng cũng rất cao siêu, thanh thoát, đó là phải thực hành, trải nghiệm và chứng được Đạo, nghĩa là phải hoàn toàn, giác ngộ, giải thoát, liễu triệt rành rẽ được con đường giải thoát, hầu vững vàng hướng dẫn chúng sanh, an toàn vượt qua được nỗi khổ niềm đau. Hay nói cho dễ hiểu, gần gủi với đời thường nhất là, phải có vốn, có năng lực, rồi mới nghĩ đến việc muốn giúp ai, có của rồi nghĩ đến việc cho, chứ chưa có gì, mà nghĩ đến cho, thì lấy cái gì mà cho?

Xây Chùa hay Tu Viện phải có tâm nguyện: “Tiếp Tăng Độ Chúng”, “là của bá tánh, chứ không của riêng ai”, “không tự tư, tự lợi”, “truyền hiền chứ không truyền tử”, phải là Đạo Tràng Tu Học, để cho chúng sanh có nơi quy hướng, tu tập, trải nghiệm và thoát được khổ đau, sống được cuộc đời an lạc nhiều lợi ích cho đời, tất cả mọi phương tiện cũng phải phục vụ cho mục đích tối thượng nầy, thì Long Thiên Hộ Pháp mới hộ trì và chiêu cảm được những Phật tử thuần thành đến tu học. Bèn ngược lại, chỉ là những “danh lam thắng cảnh”, “hướng ngoại tìm cầu” chạy theo đường danh lợi, vui chơi, giải trí, để chúng sanh, không lo ‘thoát ly sanh tử’ mà mê đắm cõi trần gian, đầy đau khổ này, thì thật là đáng thương hại và không đúng với bản hoài của Chư Phật, chư Tổ, sẽ khó tồn tại được lâu dài, mà lại nặng nợ với bá tánh, những người đã phát tâm đóng góp, tịnh tài, tịnh vật và cả tấm lòng, mong cho Phật Pháp xương minh, để lợi lạc được nhiều quần sanh.

Đức Phật và Chư Tổ đã hiểu rõ, tâm mình và tâm của chúng sanh, “tâm viên ý mã” nên đã quyết định, từ bỏ hết mọi ràng buộc, xa lìa hết mọi tiện nghi, vật chất, công danh, sự nghiệp…để vào rừng, lánh xa trần thế, mới yên bề tu tập và mới có thể chứng được đạo. Bây giờ liệu chúng ta có hơn được Phật, Tổ, mà dám hiên ngang, xông pha vào ngũ dục?

Đức Phật và Chư Thánh Chúng phải đi khất thực và ngủ dưới mỗi gốc cây, không quá 3 đêm, vì sợ dính mắc, mà quên đi hạnh nguyện. Liệu chúng ta, có hơn được Đức Phật và Thánh Chúng mà dám xây Chùa to Phật lớn, giống như cung điện nguy nga, lộng lẫy, với đầy đủ tiện nghi vật chất, mà vẫn bảo toàn được giới hạnh?

Đa số chúng sanh, quá đau khổ, trong cõi trần ai, nhiều thị phi, phiền não và đầy cám dỗ với lắm oan trái nầy, đang muốn thoát khỏi vòng sanh tử, khổ lụy, nên nhu cầu và phong trào tu học rất cao. Có nhiều vị đã buông xả hết, những thành tựu sự nghiệp vật chất ở thế gian, hoặc hiến hết cho việc hoằng truyền Phật Pháp, nỗ lực tự tu hành tại gia, rất là miên mậtvà nhiều tiến bộ. Có nhiều vị rất muốn yên tu, nhưng chưa định hướng được đường tu, nên đã phải chạy lung tung, để tìm Thầy, tìm “minh sư”, rồi cuối cùng mõi mệt, tìm về xây dựng riêng cho mình một không gian tĩnh lặng, để trở lại với mình, hầu có được sự bình yên sáng suốt. Là người hướng dẫn tinh thần, chịu trách nhiệm phần tâm linh. Liệu chúng ta có đủ năng lực, với đầy từ bi, trí tuệ, có được tinh thần Tĩnh lặng, hay một không gian giúp cho mọi người cùng tĩnh lặng, hầu thay Phật dẫn dắtnhững chúng sanh nầy, thoát vòng khổ lụy?

Trong Kinh Khu Rừng, theo kinh nghiệm của Thế Tôn, có dạy: “…Nếu khu rừng nào mà không cải thiện được đời sống tâm linh, không thăng tiến về định tuệ thì dù cho nơi ấy có đời sống sung túc cũng phải từ bỏ ngay lập tức. Ngược lại, khu rừng nào mà nơi ấy sự tu tập ngày càng tiến bộ, dẫu đời sống khó khăn thì cũng nên ở lại, nếu đủ duyên thì có thể ở lại đến trọn đời”.

Vì thế, những vị có trách nhiệm lãnh đạo các chùa viện, ngoài việc lo xây dựng chùa to Phật lớn, chăm lo đời sống vật chất, điều đặc biệt cần quan tâm nhất, đó là việc thăng hoa tâm linh choPhật tử. Sự ổn định và phát triển về phương diện vật chất tuy cần, nhưng điều thiết yếu, vẫn là sự tiến bộ về tinh thần.

Đất lành thì chim đậu. Cũng vậy, chùa, viện nào có sự tĩnh lặng, giúp cho chúng sanh bớt khổ, thêm vui, có tiến bộ tâm linh để được an lạc và giải thoát, thì rất nhiều chúng sanh tìm về nương tựa. Điều này lý giải “chùa, viện” hiện nay, bên ngoài nguy nga, tráng lệ, sung mãn vật chất, nhưng thiếu vắng các bậc Chân Tu,và Phật tử thuần thành về tu, bởi nơi đây không xây dựng, hun đúc được chất liệu an tịnh và giải thoát, nên chưa chiêu cảm được những điều tương ưng.

 

Người thế gian, do mê đắm tiền tài, danh lợi, nên đã bị vật chất kéo lôi, sai sử, khiến bù đầu vào công việc, quên cả bổn phận làm cha, làm mẹ, bỏ con bơ vơ, hụt hẫng, thiếu đi tình cảm, mất sự đầm ấm gia đình, để rồi nhiều con cái hư đốn, nhiều gia đình tan nát hạnh phúc. Đối với người tu,đừng giống như thế gian, mà người xưa đã nói: “Ca-sa vị trước hiềm đa sự, trước dĩ ca-sa sự cánh đa.” (Ca-sa chưa mặc than nhiều việc, được mặc ca-saviệc lại nhiều.)để rồi đánh mất tự thân, lao vào sự lăng xăng, bận rộn, không có được sự tĩnh lặng, quên đi nhiệm vụ độ sanh, từ đó đã sai với ý của Tổ là: “Ngoài cắt chư duyên, trong không toan tính, tâm như tường vách, khả dĩ nhập đạo”. Ta đi ngược lại, thì làm sao thấy được đạo và có được đạo lực mà hóa độ chúng sanh?

 

Nên nhớ rằng: “Giáo bất nghiêm, sư chi đọa”. Trong luật Phật cũng có dạy: “Mỗi năm, vị Thầy chỉ nhận 1 đệ tử để nuôi dạy đến khi đệ tử vững vàng thọ Tỳ-kheo rồi, mới được nhận đệ tử khác”.Trách nhiệm của người Thầy rất quan trọng liệu chúng ta có được“minh sư” chịu chú ý đến sự dạy dỗ một cách cẩn trọng? Làmchủ một Tự Viện, trăm công ngàn việc, nào việc chùa, việc giáo hội, rồi việc giao tế, phải không, có nơi còn lo việc xây dựng, hết công trình nầy, đến công trình khác mọc lên… có thời gian và tâm trí đâu mà để ý đến việc sinh hoạt hằng ngày của chúng và đầu tư cho giảng dạy, đặc biệt là việc tu tập. Nhận đệ tử không có thời gian dạy, rồi năm tháng dần trôi, tâm hồn không thấm tương chao và nhuộm màu Phật pháp, mà tự bơi, tự lội, gặp cảnh sao cho khỏi chẳng sinh tình, làm những điều mà tự thân mình, cũng không biết là đúng hay sai với Phật Pháp!

Chỉ cần một Phật, Tổ mà hóa dộ được vô lượng chúng sanh. Thà rằng chỉ nhận ít đệ tử mà giáo dục nên người hữu ích, còn đáng khen hơn, ham quy y đồ chúng nhiều, mà độ chẳng được bao nhiêu, không đến nơi, đến chốn. Thà rằng am tre, chùa nhỏ nhưng sự giáo dưỡng tận tình, chu đáo còn tốt hơn chùa to, Phật lớn mà thầy trò lạc lỏng lẫn nhau. Thà làm một người thầy bình thường, mà lo cho đệ tử tốt, còn hơn nhiều chức vụ, vinh dự mà đệ tử chẳng nên người. Tề gia rồi mới trị quốc, bình thiên hạ. Tu thân, tề gia chưa xong, mà nghĩ đến việc Trị quốc và Bình thiên hạ, thì quá xa vời. Nên nhớ: Tề gia cho được tốt thì thiên hạ tự thái bình!

Người đời, do hướng ngoại tìm cầu, quá chán ngán cảnh thế gian, nhiều tranh đua, phân biệt, phải không, loạn động, nên muốn tìm nơi an tịnh, để thư giãn tâm hồn và tìm về bờ giác. Liệu chúng ta có đủ năng lực, “buổi sáng mang cho họ niềm vui, buổi chiều giúp cho họ bớt khổ”, để cùng nhau tấn tu,đồng về bến giác?

Mỗi người muốn thành “siêu sao”, phải cực lực nhiều ngày, đêm ra công khổ luyện, đấy mới chỉ là để phục vụ cho vui chơi, giải trí thôi! Còn chúng ta muốn “thành Phật, thành Thánh, thành Tổ”, để cứu độ chúng sanh thoát ly khổ nạn, mà “tu tài tử”, “vừa tu vừa thụ hưởng”, liệu có bao giờ đạt được? Pháp của Phật không hành, mà chỉ để hý luận và phô diễn, thì liệu có bao giờ thấy đạo? hằng bữa ăn, không “tam đề, ngũ quán”, thì liệu tín thí có tiêu? và nợ bá tánh biết bao giờ trả cho hết ?

Muốn làm Thầy, để hướng dẫn cho chúng sanh, giải quyết được những nhu cầu thiết yếu, trong cuộc sống hiện tại, chúng ta phải hành trì, trải nghiệm và chứng ngộ. Lúc đó “trí tuệ” phát và lòng “từ bi” hiển lộ, sẽ giúp cho chúng ta, “Tâm như thái hư, lượng châu sa giới” để có được sự quảng đại, sống quân tử,cao đẹp, biết tôn trọng, tha thứ, lắng nghe, thương cảm, thông hiểu và sẻ chia với mọi người. Đấy là đức tánh vẹn toàn của người tu, và chỉ có được như vậy,mới có được sự thanh thoát, chiêu cảm được những người tốt và điều tốt đến với ta. Từ đó mới hoàn thành được nhiệm vụ “Tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự”!

Người tu phải sống tịch tịnh, rõ ràng thường biết, sống khiêm cung có đạo đức, sống có hậu, biết quan tâm đến người khác, “hoặc là người thọ hạ kinh hành, không ham quyền quý, ần danh lâm tòng…” chừng đó đủ cho mọi người tôn kính và lễ lạy. Đấy mới là nhiệm vụ và phẩm hạnh của người tu, chứ không phải ở nhiều mưu toan, tính toán, nhiều danh lợi và ở sự tài giỏi chuyện thế gian!Có sống được thong dong, tự tại, thanh thoát, cao siêu, như vậy, mới xứng đáng là: “Thiên nhân chi đạo sư”, mới xứng đáng cho vua, dân và mọi người khi đối diện, đều phải lễ lạy!

Chứ không thể “hòa quang, đồng trần”, chạy theo phục vụ nhu cầu, thỏa mãn thị hiếu, cũng như tạo danh lợi, trong sự “hưởng thụ”, với chúng sanh, để rồi “từ sáng đi vào tối” trở thành “ông chủ ngục”, hay phải “lệ thuộc, chìu lụy thế gian” thì cũng thật đáng thương hại, biết chừng nào!

Nhiệm vụ của Bác Sĩ là lo chữa bệnh, của Kỷ Sư là lo xây dựng, của Thầy, Cô giáo lo đào tạo những con người có tri thức, của Công Nhân lo chế tạo vật dụng, của Nông Dân lo sản xuất nông sản, của Thợ Dệt, Thợ May là lo sản xuất áo quần… Đặc biệt với nghề nghiệp Tu Sĩ, nhiệm vụ chính, là phải tu cho có Đạo Lực, để hun đúc nên những con người“Chân, Thiện, Mỹ” hầu xây dựng một xã hội An Lành, Hạnh Phúc, Hướng Thượng... Ông bà ta có câu: “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” phải chuyên chú vào trau dồi nghề nghiệp của mình, mà trong nhà Thiền có câu dạy rất cụ thể: “phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” phải luôn tu hành như vậy, thì mới mong có được sự thăng tiến!để giải thoát, giác ngộ, thoát ly sanh tử. Nhưng phải luôn ý thức rằng:"Giải thoát chỉ có thể đạt được qua tu tập, chứ không phải qua bàn luận". Pháp Phật là pháp hành, chỉ có hành kiên trì và miên mật, đạt được chân lý tối thượng, nghĩa là đạt đến cứu cánh Niết Bàn, An Lạc vĩnh cữu, giống như mài củi phải liên tục và bền bỉ, mới có được lửa, chứ Pháp Phật không phải chỉ để nghiên cứu, để phô diễn, để có phước đức hay để có được vinh dự...

Chỉ có những Tu Viện chuyên tâm tu tập, hoặc các Chùa, chuyển thành Tu Viện, để Chư Tăng và Phật tử đến Chùa chỉ biết “tu”, với “tâm tốt” hầu có được “suy nghĩ tốt, lời nói hay, hành động đẹp” đối đãi với nhau, cho cuộc sống được an lạc, lợi ích cho tha nhân, thì mới mong giải quyết được những nhu cầu thoát khổ, chứ không phải đến chùa để “trổ tài” hay chỉ lo làm “công quả phước điền” hoặc tham gia phô trương các sự kiện, có tính hình tướng, chỉ làm cho khổ lụy và tạo nghiệp bất thiện thêm thôi!

Người đời thích loạn động, hướng ngoại tìm cầu, nên mới khổ. Người Tu muốn hết khổ, phải đi ngược dòng đời, tìm nơi tịch tịnh, quay vào quán chiếu nội tâm, quan tâm đến phần tinh thần,mới thành tựu được đạo quả. “Hữu xạ tự nhiên hương”,khi mình có đủ đạo hạnh rồi, thì dầu ở trong núi vắng, vẫn có người tìm đến quy y, học đạo. Lúc đó rồi hãy nghĩ đến việc độ sanh, chứ chưa được gì, mà thuận theo dòng đời, thì chỉ bị nhận chìm và mất mạng mà thôi!

Chùa to Phật lớn, những thời Pháp thoại, những cơ sở vật chất, phục vụ cho việc hoằng dương Chánh Pháp…mới chỉ là Hóa Thành, để cho chúng sanh tạm yên nghỉ, hóa giải phần nào nỗi khổ niềm đau, còn mục đích tối thượng là phải có nơi “tu hành” đạt đến giải thoát, giác ngộ, để không còn khổ đau, sống đời từ, bi, hỷ, xả, bao dung, quảng đại, đó mới là Bảo Sở và cứu cánh của người Tu.

Vậy mỗi chúng ta, hãy hồi quang phản chiếu, lấy “Trí Tuệ làm Sự Nghiệp”, lấy “Bảo Sở” làm đích đến, từ đó “định hướng” lại đường tu và cơ sở của mình, để mà điều chỉnh kịp thời, cho “hiện tại và tương lai” có được một nơi Tĩnh lặng, chuyên hướng về tu tập Giới, Định, Tuệ, để giúp cho mọi người muốn tu, có được nơi quy hướng, hầu có được trí tuệ sáng suốt, lòng từ bi rộng lớn với tâm bao dung,mà hưởng được trọn niềm an lạc, chứ an vị trong “Hóa Thành” mãi thì: “lang thang làm kiếp phong trần, quê nhà ngày một muôn lần dặm xa” để “lớn bản ngã” phải trả quả như “Ngộ Đạt Pháp Sư”, hay “Chàng Dũng Sĩ” trong “Cửa Tùng Đồi Cánh Gài” thì uổng cho một kiếp người, đã nhiều năm hướng về tu tập, hành đạo, mà kết quả thì chẳng được chi, có khi lại quá ê chề, thê thảm!

Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát

(Con Thích Viên Thành, qua nhiều trăn trở, cho tiền đồ của Đạo, cũng như cho tự thân. Nhận thấy được một số vấn đề, đã nêu ra ở trên, “Trung ngôn nghịchnhĩ” chắc là sẽ không hài lòng một số vị, xin thành tâm sám hối. Nhưng nhiệm vụ của người tu, là phải “trung thực” và ý thức được rằng “chân thật bất hư”, thấy, biết và nghĩ sao nói vậy. Cỗ nhân có dạy: “Người khen ta, màkhen phải là bạnta, người nịnh hót khen điều sai của ta, là kẻ thù của ta. Người chê ta, mà chê phải là thầy ta”. “Lời thật hay mích lòng”, Viên Thành thà chấp nhận chịu “mích lòng”, để làm tròn phần nào nhiệm vụ cao đẹp của người Tu, đó là “Thiên nhơn chi đạo sư”, hoặc là ẩn dật, chứ không thể “mang tơi chữa lửa”, hay “biến chất, sống không thật” phô diễn tài năng,chạy theo “ngũ dục”, hầu lấy lòng mọi người, đề tự thiêu đốt mình và cùng nhau đi vào “đường tối”).

Thành tâm Kính Chúc Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni, một mùa xuân Vô Lượng An Lạc một năm mới Kiết Tường Như Ý, Kinh chúc quý Đồng Bào Phật Tử, nhiều Sức Khỏe - An khang – Hạnh phúc.

Viết tại Pháp Hoa- Nam Úc, vào thời điểm chào mừng xuân Mậu Tuất – 2018

TK. Thích Viên Thành



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/05/2011(Xem: 14509)
"Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm (năm đó). Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh (Tokyo), nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng..."
09/05/2011(Xem: 19947)
Bài giảng cuối cùng, Câu chuyện xúc động về Giáo sư Randy --Cuốn sách mà bạn sắp đọc đây là 53 ngày sau đó nữa, là cách GS Randy Pausch tiếp tục những gì ông đã bắt đầu trên giảng đường hôm ấy, với sự giúp đỡ của nhà báo Jeffrey Zaslow. Hằng ngày vẫn đạp xe để tập luyện, trong 53 lần đạp xe như vậy ông đã trò chuyện với Jeffrey Zaslow qua điện thoại di động. Zaslow đã chuyển những câu chuyện thành cuốn sách này. Ngày 8-4-2008, sách được phát hành tại Mỹ. Hơn ba tháng sau, ngày 25-7-2008, gs Randy Pausch qua đời.
07/05/2011(Xem: 19331)
Tác giả Tâm Diệu, là cựu sinh viên của Viện Đại Học Vạn Hạnh, đã gửiđến cho tôi tập sách Quan Điểm Về Ăn Chay Của Đạo Phật.Nội dung chính xoáy quanh những điểm dị biệt trong vấn đề ănchay theo quan điểm của hai truyền thống Phật giáo Nguyên thủyvà Đại thừa phát triển ngang qua một số kinh điển Phật giáo.Tác giả đã nêu bật được tính chất chung Từ bi và TríTuệ của Đạo Phật trong vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn còn mộtvài điểm trong đó chúng tôi nghĩ rằng cần phải có thờigian để làm sáng tỏ.
06/05/2011(Xem: 6659)
Như ai cũng biết, chúng ta sinh ra đời để sống và làm việc như bao nhiêu người trên thế gian này. Đó là ăn uống, ngủ nghỉ, rồi lớn lên lấy vợ lấy chồng, đi làm kiếm tiền nuôi bản thân, gia đình và đóng góp lợi ích xã hội, đến khi lớn tuổi về hưu thì già bệnh rồi chết. Đó là nói những người làm việc nhà nước có chính sách chế độ lương hưu. Còn những người tự làm tự sống, không làm việc nhà nước thì họ phải bươn chải đến khi không còn khả năng làm việc nữa mới thôi. Ai có phước thì được con cái chăm sóc, giúp đỡ, nuôi dưỡng khoảng đời còn lại.
04/05/2011(Xem: 7824)
Sống theo đúng năm giới thì sống thọ: Ðó là lời Ðức Phật dạy, mà cũng là một Chân lý được các bậc minh triết phương Ðông khẳng định.
03/05/2011(Xem: 7339)
Phật giáo là một tôn giáo được ngưỡng mộ nhất trên thế giới hiện nay, được sáng lập bởi Đức Phật Thích Ca hiệu Gautama, với niềm tin vào hòa bình, từ bi và trí tuệ...
30/04/2011(Xem: 6918)
Tinh thần Đại thừa Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này trở thành Cực-lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng là điều Phật tử phải thực hiện.
30/04/2011(Xem: 15898)
Là một tu sĩ Phật giáo Việt Nam có trách nhiệm và nhiều nhiệt tình thì thấy điều gì hay trong Phật giáo tôi tán thán, biết việc gì dở tôi chê trách, đều nhằm mục đích xây dựng Phật giáo Việt Nam mà thôi.
28/04/2011(Xem: 5692)
Tôi bước những bước chân chậm rãi trong chánh niệm, tìm được sự an lạc trong mỗi bước chân đi, nhịp thở điều hoà làm nở hoa dưới gót chân tôi bước...
27/04/2011(Xem: 6419)
Tồn tại trên 2500 năm lịch sử trong một thế giới có rất nhiều tôn giáo, điều đó nói lên tính ưu việt của đạo Phật, một tôn giáo không có giáo điều mà chỉ tùy duyên truyền đạt - Thích Nữ Chân Liễu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]