Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Không bờ không bến

13/02/201810:50(Xem: 6407)
Không bờ không bến
Duc The Ton 9

Không bờ không bến
Lê Huy Trứ
 
Nên lưu ý, đường đời không đơn giản hai chiều như ta tưởng.  Cho nên, lúc khởi tâm tu hành đừng mong mọi sự như ý mà cầu cho những gì đến với ta dù sướng hay khổ, đến mau và qua mau.
 
Cái điều mà tôi muốn trình bày ở trên, nó đồng với ý tâm kinh dưới đây nhưng căn tánh thì trái ngược.
 
Như nhiều thiện tri thức đã y tâm kinh giải nghĩa, các Ngài dù có thể hiểu nhưng khó giải cho thấu đáo cho nên càng cố giảng càng thêm tối nghĩa, thiết tưởng tôi không cần phải làm cho nó thêm tối thui như mực nữa?
 
Theo tôi cái phương trình linear mantra này của Tâm kinh còn thiếu nhiều ẩn số.  Cái công thức hình học phẳng này chỉ đúng trong không gian 2 chiều.  Nó cần phải bổ khuyết cho phù hợp với trí tuệ của thế hệ bây giờ.
 
"Gate gate paragate parasamgate bodhi svaha."
 
Đại khái, theo tôi hiểu, câu thần chú này được tin là sẽ giúp ta được vô úy trong lúc phải đương đầu với những khổ đau dồn dập nhất là khi đạt tới nhất niệm bất loạn.  Niệm cho đến lúc mà tinh khí thần hợp nhất, lư hỏa thuần thanh thì sẽ giác ngộ, vượt qua bờ mê biển khổ, vượt tới bến niết bàn, giải thoát.
 
Tuy nhiên, đạo Phật là đạo bất nhị thì làm gì có lằng nhằng nhị nguyên, bờ này để bắt đầu vượt biên và bến nọ để tới?
 
Khi đã là “vô bờ vô bến” thì cái biển khổ ở chính giữa (trung đạo) hai bờ bất nhị nguyên làm gì có thật để mà dài dòng tư nghị?
 
Cho nên câu Tâm Kinh bất hủ "Gate gate paragate parasamgate bodhi svaha," có thể đã hơi hủ?
 
Mong các thiện tri thức VN viết ra thần chú mới thay vì qua mau bờ bên kia thì đổi lại, chẳng hạn như trôi theo dòng đời, cuốn theo chiều gió (gone with the wind,) ai đem con sáo sang sông, thuyền ra cửa biển, qua mau qua mau những cơn mê, đời này còn nhiều đổi thay, ...
 
Nhưng làm thế nào đi nữa, và không biết tại sao khi chúng ta cần đến lá bùa hộ thân đó, đem ra xài, càng niệm, càng đa tâm bấn loạn, cứu khổ cứu nạn đâu không thấy mà vẫn quái ngại, tai họa nó còn tới nhiều mà mau hơn trước khi niệm nữa?  Thế rồi chúng ta oán trời trách Phật không linh thiêng phù hộ cho mình?  Rồi đổ thừa “Tâm an chú” là mê tín dị đoan. 
 
Có thể vì chúng ta ngây thơ nghe họ y kinh giảng nghĩa tam thế Phật oan, nên chấp bờ bến từ đó mới sinh ra biển khổ để vượt biên?
 
Chúng sinh có mắt cũng như đui, không chịu mở mắt để thấy rỏ thực tại.  Đó là, chúng ta đang bị lôi cuốn, trôi nổi, chạy theo nhau, quay quanh trên vòng tròn (đường tà hành, đường cong) mà cứ nhầm tưởng là đang ở trên con đường thẳng (trực hành) từ điểm A tới điểm B, từ B tới C, ... ở trên cái vòng tròn càn khôn luân hồi.   Những vòng càn khôn luân hồi vệ tinh này quay tròn quanh trái tâm cầu như những hạt nhân nguyên tử với một tốc độ cao, không có điểm bắt đầu lẫn không điểm cuối để dừng lại.  Vậy thì cái điểm ở giữa (cái điểm trung đạo) đó ở đâu để mà điểm?
 
Đây là ý nghĩa rốt ráo của thấu rõ pháp tính không.   Vô Tự Tánh của Tổng Tướng, và Biệt Tướng.  Ngay chính cả cái Trung Tướng cũng thấu là không tánh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/09/2013(Xem: 6641)
Khổ đau là chất liệu của hạnh phúc Trong bài thuyết pháp đầu tiên của Bụt tại Vườn Nai có nói tới Tứ Đế và Bát Chánh Đạo. Tứ Đế và Bát Chánh Đạo là giáo lý căn bản. Nhiều khi chúng ta nghĩ rằng mình đã hiểu được giáo lý Bốn Sự Thật và Tám Phép Hành Trì Chân Chính, nhưng càng hành trì thì cái hiểu của chúng ta càng sâu hơn. Mình đừng bao giờ cho rằng mình đã hiểu đầy đủ.
19/09/2013(Xem: 6518)
Năm mươi lăm tuổi đời Trôi qua thật là nhanh Bốn mươi lăm tuổi lẻ Tôi mãi bận phân tranh Với cuộc đời nghiêng ngữa Mười năm rồi cũng nhanh Tôi về nương tựa Phật Mặc cho tháng ngày xanh Vẫn âm thầm lặng lẽ Cùng bao nỗi đua tranh Tôi yên bình niệm Phật Tìm nơi chốn an lành.
19/09/2013(Xem: 27524)
Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.
19/09/2013(Xem: 13492)
Chẳng là một tối nọ tình cờ tôi xem được đoạn phim Nghịch Duyên của hãng phim Mã Lai, tả một câu truyện có thật xảy ra tại Trung Quốc từ thời xa xưa nào đó. Nhân vật chính chỉ có hai người là Chàng và Nàng, hay anh Chồng và chị Vợ, họ lấy nhau đã lâu nhưng không có con. Vợ chồng sống khá hạnh phúc với nghề bán rau cải tươi ngoài chợ. Cho đến một hôm chị Vợ nghe được một bài Pháp của một vị Hòa Thượng giảng về công năng của câu Niệm Phật sẽ được vãng sanh.
19/09/2013(Xem: 9109)
Hôm nay đạo tràng chùa Linh Thứu hân hoan đón chào phái đoàn Phật tử từ các nơi trên thế giới, đổ dồn về dự buổi Huân Tu Phật Thất do Thầy Hạnh Tấn hướng dẫn. Này nhé! Thầy Tâm Ngoạn một du Tăng đến từ Nam Cali xứ Cờ Hoa, Thầy Hạnh Tấn của chúng ta như các bạn đã biết,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]