Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xứng Đáng Một Đời Người

20/01/201816:13(Xem: 9310)
Xứng Đáng Một Đời Người

XỨNG ĐÁNG
MỘT ĐỜI NGƯỜI

(Nằm trong loạt bài viết về
ĐỜI NGƯỜI và Định Hướng cho Tương Lai)

 

Vo Van Thoi (1)



Một kiếp sống thật vẹn toàn ý nghĩa

Một cuôc đời chỉ có biết sẻ chia

Khi vãng sanh bao nước mắt đầm đìa

Sống phục vụ chết nhẹ nhàng thanh thoát !





Thật vậy ! mấy ngày nay tại Nam Úc, có một đám tang rất trang trọng(*), đông đảo nhất từ trước đến nay, ai ai cũng thương tiếc, nên số người viếng và cầu nguyện, lên đến hàng ngàn, trong một nhà quàn rộng lớn nhất, mà chật cứng hết chỗ ngồi, phải chen với nhau đứng, đi, sắp hàng dài để được thắp nhang, lễ bái!

 

Qua tiểu sử, được biết Hương linh (HL)VÕ VĂN THỜI, từ Cai Lậy, Miền Nam Việt Nam đến Úc, đều có cuộc đời bình dị, gắn bó với ruộng vườn, nông thôn, nên rất chân thật. Không làm quan to, chức lớn, nên sống dễ gần gũi với bà con, không là tư sản, hào phú, nên có nhiều thời gian, nghĩ đến và sẵn sàng giúp đỡ những người neo đơn, khốn khó.

 

Là một Đạo Hữu, Phật Tử thuần thành, với pháp danh là Đồng Phước Lợi, được nung đúc trong một gia đình Đạo Đức và thấm nhuần giáo lý Phật Đà, nên HL đã hy hiến đời mình, cho những sinh hoạt cộng đồng và lợi ích xã hội.

 

Khi qua đến Úc với một tấm lòng chân thành, luôn nhớ quê hương, muốn xây dựng một gia đình gương mẫu, về sự “thủy chung, hiếu nghĩa” đã thể hiện một cuộc sống hạnh phúc, qua sự đầm ấm, mặn nồng hơn 60 năm của hai vợ chồng. Ông bà lúc nào cũng khắn khít bên nhau, trong sinh hoạt cộng đồng, bà hát thì ông bưng nước tiếp hơi, ông lo chuyện bao đồng thiên hạ, thì bà đi theo ủng hộ tinh thần. Cho nên các đám cưới của lớp trẻ Người Việt tại Nam Úc, thiếu người lớn tuổi, thường mời hai vị, đứng làm chủ lễ khấn nguyện, “lên đèn”.

 

Một người năng động, ham thích làm việc nghĩa, tìm việc mà làm, tìm người mà giúp, luôn mang niềm vui, lợi ích đến cho mọi người. Với tinh thần cao đẹp như vậy nên HL tham gia tích cực vào những sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Nam Úc như: Ban Tế Lễ, Hội Cờ tướng, Hội quán Tao phùng, Hội Cao niên, Hội Nông gia, Hội chợ tết… và sẵn sàng đến giúp với những ai cần, một cách hoan hỷ như: chở đi bệnh viện, đi shop, đi nộp giấy tờ, đi sinh hoạt ở Chùa, Nhà thờ, hoặc tại các Hội đoàn, Đoàn thể…có khi HL nhận cắt cỏ, đi chợ giùm cho những vị già yếu, tất cả với một cái tâm đầy hoan hỷ, không câu nệ.

 

Được biết trong khóa An Cư và Lễ Tiểu Tường của Cố HT Thích Như Huệ, nguyên Hội Chủ GHPGVNTNHN UĐL-TTL năm 2016, tại Chùa Pháp Hoa Nam Úc, HL nằm trong danh sách những người đưa đón Chư Tôn Đức và Phật Tử, trong Khóa An Cư tháng 7 năm nay (2018), HL cũng đã tiếp tục đăng ký. Giờ nầy còn đâu nữa hình bóng đáng kính thương, đầy nhiệt tình, luôn mĩm cười của HL !

 

Từ những đóng góp một cách hăng say, kiên trì đầy sự vui vẻ ấy, nên có nhiều vị cựu lãnh đạo, có uy tín với cộng đồng, tranh nhau đại diện hoặc cá nhân, đã phát biểu trước hội chúng khi tang lễ rằng: “ Mọi người thì có chín người thương, cũng có một người ghét, nhưng đối với HL thì mười người đều thương, không có ai ghét và nghe có một tiếng than phiền nào cả !

Ngay cả vợ, con, đến lúc chết cũng không muốn cho bận lòng, mà thanh thản tối đi nhà hàng, vui chơi cùng con cháu, rồi về ngủ một hơi dài, sáng dậy đã thấy “yên giấc nghìn thu”. Tất cả đều tiếc thương và hết lời ca ngợi, tán dương.

 

Không ca ngợi và tán dương sao được, khi một người bình thường, không giàu có, không quyền thế, không danh lợi, đã thọ 84 tuổi rồi, mà vẫn sẵn lòng đến với những người khó khăn, hoặc đồng hương cần sự giúp đỡ. Luôn có mặt và đóng góp nhiệt tình vào những buổi lễ về truyền thống văn hóa dân tộc.  

 

Một con người bình dị, ảnh hưởng giáo lý Đạo Phật, không màng danh lợi, biết áp dụng Phật Pháp vào cuộc sống hằng ngày. Không làm quan to, chức lớn, hay người quan trọng, nên sống hài hòa, hết mình vì mọi người, lấy sự phục vụ và niềm vui của mọi người, làm niềm vui cho mình, nên được mọi người thương kính, thật đáng cho mỗi chúng ta trân trọng, cần học hỏi, hành theo và nhân rộng ra, để chúng ta và xã hội có được một cuộc sống đầy ý nghĩa, an lạc hầu “khi sống mọi người nhớ, và khi chết nhiều người thương tiếc” như vầy!  

 

Sau những lời “thương kính” và thông qua Tiểu sử Cha, Ông của con cháu cũng như hé lộ Di Chúc của HL, thể hiện HL đã “dự tri thời chí” sắp xếp mọi chuyện cho tang lễ một cách chu đáo, từ Úc cho đến khi về Việt Nam…Con cháu đã có đôi dòng cảm thán ! với những nỗi niềm thương nhớ và kính ngưỡng về những hạnh nguyện, cũng như sự đóng góp một cách âm thầm, miệt mài của Cha, Ông.

Một đất nước và xã hội có được nhiều người như HL, thì xã hội nầy tốt đẹp và năng động biết mấy.

 

Một ngôi chùa và đạo giáo có được nhiều tín đồ tốt như vậy, sẽ tạo được một tập thể biết hy sinh, sống vì nhau, thì sẽ cao đẹp và an lạc biết chừng nào !

 

Công Đồng Người Việt nếu có được nhiều người như HL, thì lo gì không đoàn kết, nhiều sẻ chia, vững mạnh và phát triển !

 

Con cháu của HL, nếu giữ vững những cách đối nhân xử thế, rất chân thành đầy nhiệt tình và phát huy được tinh thần đầy vinh hạnh này của Cha, Ông, thì lo gì không được nhiều vinh hạnh và an lành, hạnh phúc.

 

Bản thân người viết, cũng đã đi hộ niệm cho rất nhiều đám tang, có đám, chỉ vỏn vẹn vài người thân, đi đưa trong sự “bất đắc dĩ”, gượng gạo, chắc là khi sống quá “ích kỷ” và gây  hiều khổ lụy ? Còn đám của HL này, sao mà quá đông người đến chia sẻ và hộ niệm như vậy ? Có phải chăng khi sống đối đãi quá tốt đẹp, sống vì mọi người, với cõi lòng rộng mở và đầy hoan hỷ ?

Tin chắc rằng HL mãn nguyện, mãi thanh thản, an nhiên nơi miền Cực lạc.

 

Chúng ta hãy nghiêng mình, cúi đầu, trân trọng và tuyên dương HL, để cái tốt, cái đẹp được bảo toàn, phát triển và nhân rộng ra, cho trần gian này an lạc, tươi khỏe, bớt khổ! Sống như HL thật “xứng đáng một đời người”.

 

Đã vãng sanh nhưng tinh thần không mất

Mãi lan truyền và thắp sáng niềm tin

Sống vì nhau đạo đức mãi giữ gìn

Hiện tại an tương lai nhiều phấn khởi.

 

Adelaide, 18/01/2018, những ngày cầu nguyện cho Chú Tư Thời và tiễn đưa linh cữu Chú trở về quê hương Cai Lậy – Tiền Giang.

Thích Viên Thành

 

Ghi chú:

*/ Đấy là cuộc đời và đám tang của Đạo Hữu, VÕ VĂN THỜI, pháp danh Đồng Phước Lợi, hưởng Thọ 84 tuổi, được diễn ra trong 2 ngày Thứ bảy 13/1/2018 và Chủ nhật 14/1/2018 tại Nhà Quàn Peyond chi nhánh Payneham, Nam Úc).

 
Vo Van Thoi (1)Vo Van Thoi (2)Vo Van Thoi (3)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/03/2015(Xem: 9285)
Giới luật và Phẩm Hạnh Huynh Trưởng
31/03/2015(Xem: 18935)
Dianne Perry, (sau này được biết đến qua pháp danh Tây Tạng của cô là Tenzin Palmo) là một vị ni cô người Anh đầu tiên, đã ẩn cư thiền định suốt 12 năm trong một hang động cao 12.300 bộ trên dãy Hy Mã Lạp Sơn, cách ngăn khỏi thế giới trần tục bởi những rặng núi phủ đầy tuyết trắng quanh năm. Tenzin Palmo đã sống một mình và tu tập trong động tuyết này. Cô đã chạm trán với những thú rừng hoang dã, đã vượt qua những cơn lạnh khủng khiếp, những cái đói giết người, và những trận bão tuyết kinh hồn; cô tự trồng lấy thực phẩm và ngủ ngồi trong cái hộp gỗ rộng cỡ 3 bộ vuông (theo truyền thống Tây Tạng, các vị tu sĩ đều tọa thiền trong một cái hộp gỗ như vậy). Cô không bao giò ngủ nằm. Mục đích của Tenzin Palmo là chứng đạo trong hình tướng một người nữ.
29/03/2015(Xem: 19438)
Giảng về diệu lý Bát Nhã của Bộ Kinh Kim Cang là pháp môn bình đẳng. Chúng ta phần đông đều không hiểu cho nên đầu lại thêm đầu, tướng lại thủ tướng đem cái pháp bình đẳng biến thành không bình đẳng.
28/03/2015(Xem: 9183)
Thuyết pháp là hạnh cao quý của người hoằng pháp vì họ là sứ giả của Như Lai, mang ánh sáng của chánh pháp rải đều khắp nhân gian khiến cho muôn người được hưởng cam lồ vị - sống hạnh phúc, chết bình an, hưởng an lạc ở nhàn cảnh, hay giải thoát, niết bàn. Hiện nay, sinh hoạt thuyết pháp phát triển sôi nổi ở nhiều nơi trong nước và hải ngoại.
26/03/2015(Xem: 8354)
Từ khi lộ ánh trăng thiền Tri ân sâu nặng cơ duyên cuộc đời Vô ngôn sáng giữa muôn lời Dấn thân thế sự, chẳng rời Tánh Không. ---
23/03/2015(Xem: 9922)
Từ xa xưa đã có hiện tượng cư sĩ tham gia tu tập Thiền, Tịnh Độ và học tập nghiên cứu Phật Học; nhưng thời cổ đại, việc cư sĩ tại gia học Phật là hành vi tự phát riêng lẻ, không có tổ chức đoàn thể đại chúng cùng tu tập. Trong quá trình lịch sử phát triển của Phật giáo Trung Quốc, các cư sĩ có vai trò rất tích cực trong việc học và hoằng dương đạo Phật, trải qua nhiều thời đại đã xuất hiện không ít những vị cư sĩ có cống hiến lớn lao với đạo. Đến thời nhà Thanh, do mạng mạch truyền thừa bị gián đoạn do đó khiến Phật Giáo suy yếu. Sau đó có cư sĩ Dương Nhân San phát tâm gánh vác, vận động lập ra hình thức đoàn thể cư sĩ để phục hưng Phật giáo. Tiến hành các hoạt động kết tập, in ấn, phát hành kinh điển, mở trường lớp, nghiên cứu Phật giáo, bồi dưỡng nhân tài, cải cách hưng long Phật giáo, đó chính là thời kỳ đầu phát triển của Cư sĩ Phật giáo.
20/03/2015(Xem: 9832)
Nhà sư Alan Piercey là một tu sĩ Phật giáo làm việc tại bệnh viện ở Burnie và cũng từng tham gia bán chocolate để gây quỹ. Đối với những cư dân ở bờ biển Tây bắc Burnie (Tasmania, Úc), thầy được biết đến với nhiều tên gọi, nhưng cái tên phổ biến nhất được lấy từ một bộ phim hoạt hình nổi tiếng. “Pháp danh tôi là Shih Jingang” (phát âm là Cher Gin Gun) - thầy nói. “Thế nhưng hầu hết mọi người sống quanh bệnh viện khu vực Tây bắc tại Burnie này gọi tôi là Sifu (sư phụ).
19/03/2015(Xem: 7913)
Đây không phải là lần đầu tiên tôi được Thọ Bát, được làm “Ni Cô chải tóc bên dòng suối“ một ngày một đêm đâu các bạn ạ! Từ bao năm nay hễ chùa Linh Thứu có lên lịch trình Thọ Bát là có mặt tôi, cho dù ngày ấy tuyết phủ ngập chùa, hay mưa dầm giăng lối. Nhưng chẳng bao giờ tôi tu trọn vẹn được đầy đủ 24 giờ tinh khôi cả, cứ buổi cháo chiều vừa dùng xong tôi đã tìm đường ra xe về nhà để sáng mai lên chùa sớm cho kịp buổi công phu khuya. Hay nhiều khi không thể tham dự được tôi cũng cố lên chùa nghe cho được bài Pháp mới thật hả dạ. Tất cả cũng chỉ vì Gia Duyên còn ràng buộc như câu các Thầy truyền giới vẫn thường đọc trong những buổi Thọ Bát Quan Trai, nên sự thể mới như vậy mà thôi.
19/03/2015(Xem: 7693)
Những Nguyên Nhân Của Hành Động Nầy các Tỳ Kheo, có ba nguyên nhân bắt nguồn của hành động. Ba nguyên nhân nầy là ba nguyên nhân gì? Đó là: lòng tham lam, lòng thù hận, và sự si mê (tham, sân, si). [32] Một hành động khi làm với lòng tham lam, sinh ra từ lòng tham lam, gây ra bởi lòng tham lam, phát sinh ra từ lòng tham lam, sẽ chín muồi bất cứ nơi nào người nầy tái sinh; và bất cứ khi nào hành động chín muồi, người nầy nhận lấy kết quả của hành động, ở trong đời nầy, hoặc là trong đời sau, hoặc là trong những đời kế tiếp sau đó. [33]
19/03/2015(Xem: 8365)
Theo quan điểm của Phật giáo “hạnh phúc” là sự đoạn trừ tâm tham ái, để hiểu rõ vấn đề này, người viết xin chia sẻ quý vị quan điểm này như sau: Chúng ta đang sống trong cõi Ta-bà như mảnh vườn hoang luôn bị chế ngự bởi dục vọng khổ đau, bệnh tật, sầu hận, chết chóc… Con người bao giờ cũng muốn vươn lên từ đời sống thấp hèn để tìm một cái gì đó cao đẹp và an lạc hơn đằng sau bức tường đầy sự hấp dẫn của ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) mà con người cảm nhận qua tri giác hay còn gọi là tham ái.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]