Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Do Đâu Ta Khổ và Hướng Thoát Khổ

18/01/201816:16(Xem: 8175)
Do Đâu Ta Khổ và Hướng Thoát Khổ


hoasen1

DO ĐÂU TA KHỔ ?
và HƯỚNG THOÁT KHỔ

(Nằm trong Loạt bài chào mừng năm mới - 2018- Mậu Tuất,
Viết về Đời Người và Định Hướng cho Tương Lai)




Trong Cư Trần Lạc Đạo phú, Vua Trần Nhận Tông đã viết: “phàm có thân là khổ, là họa”. Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử cũng đã nói: “ ta có cái khốn khổ lớn vì ta có thân, nếu ta không thân thì đâu có khổ !”, thấy biết được như vậy là thấy được lẽ thực, thấu rõ được lý đạo, nhận ra chân lý.

Vì sao có thân là khổ ?

_ Do chấp thân này là thật là trường tồn bất diệt, nên bao nhiêu công sức, tài lực, trí lực, có lắm khi tạo việc ác, giành giựt hơn thua, hãm hại người với mong được sinh tồn và hưởng thụ, để dành cho việc nuông chìu, o bế, dung dưỡng tấm thân này.

_ Do vô minh “chấp ngã” bị ngũ dục che mờ, nên cứ tưởng nhiều danh lợi và nhiều tiện nghi, của cải vật chất là hạnh phúc, để rồi tham sân si lớn dần, quý tấm thân này sẵn sàng đề cao cá nhân, vì quyền lợi cá nhân mà sẵn sàng bỏ qua lợi ích tập thể. Lỗi mình thì to mấy cũng bỏ qua, lỗi người thì nhỏ mấy cũng soi cho kỹ. Nên gây khổ cho nhau, tạo ra không biết bao nhiều oan trái, oán cừu. Nhưng thế gian đâu như ý ta mãi và cũng không để yên cho ta thực hiện mọi mưu đồ!

_ Do “…ham muốn nhiều, lụy khổ càng sâu, nhọc nhằn sinh tử bấy lâu, đều do tham dục dẫn đầu gây nên…” mà Điều 2 trong Kinh Bát Đại Nhân Giác Phật đã dạy.

Tham dục, khiến ta không yên lòng với hiện tại, đã khổ, rồi cực nhọc thực hiện lòng tham, lại khổ thêm, bảo vệ thành quả và bị cướp mất thành quả của lòng tham, lại càng khổ hơn rất nhiều.

Vì ham muốn, con người, “còng lưng gẫy gối”, cố tạo ra nhiều của cải vật chất, xem đó là mục tiêu tối thượng, là sự thành đạt, luôn mưu toan, không có thời gian ngơi nghỉ, với mong cuối cùng sẽ được thảnh thơi, nhưng đâu ngờ, lòng tham vô đáy, “được voi đòi tiên” mù quáng cứ lao về phía trước, bất chấp tội lỗi hay sự nguy hiễm.

Đến khi gần cuối đời, nằm trên giường bệnh sắp từ giả cõi trần, mới thấy mọi thứ rồi cũng vô thường, tất cả đều từ giả ta mà đi, muốn mang theo và chỉ mong một chút bình yên, nhưng nào đâu có được. (Như lời trăn trối của Steve Jobs vậy)

Cho nên Đức Đat Lai Lạt Ma đã nói: 

 “Con người hy sinh sức khoẻ để kiếm tiền. 
Rồi lại bỏ tiền ra để tìm lại sức khoẻ. 
Họ quá sốt ruột với tương lai. 
Nên chẳng còn thời gian để tận hưởng hiện tại. 
Kết quả là họ chẳng sống ở hiện tại hay tương lai. 
Họ sống như thể họ không bao giờ chết. 
Rồi lại chết như chưa từng được sống.”

Trong cuộc đời nầy, có rất nhiều điều oái oăm, thảm thương, tưởng chừng như hay ho, giỏi giang, siêu tuyệt lắm, nhưng rồi xét lại thật ê chề, mê muội!

Mặt nước hồ thu đang yên ắng, phản chiếu các sắc màu, cảnh vật, đẹp một cách tuyệt vời, không chịu đứng nhìn, thưởng thức, phải nhảy xuống hồ để nắm bắt, chiếm hữu cho được những thứ đó, mới chịu, nhưng nào đâu có được. Khi nhảy xuống, đã dấy động mặt hồ rồi, càng đập, càng lội chừng nào, càng làm mặt hồ dậy sóng chừng ấy, còn đâu nữa vẽ đẹp của tự nhiên !  Câu chuyện “doanh nhân với người câu cá” là một điển hình, chúng ta cần suy nghiệm ! Xin tóm tắc như sau: “Bên một bờ hồ có một lão ngư và một doanh nhân ngồi câu cá. Vị doanh nhân nọ để ý ông lão chỉ có một cần câu, cả buối chưa câu được con cá nào. Doanh nhân thấy sốt ruột giùm ông lão liền quay sang hỏi: "Sao ông không sắm nhiều cần câu như tôi này".  Lão ngư quay sang nói: "Để làm gì?". Doanh nhân trả lời: “Thì ông sẽ có thể bắt được nhiều cá” Ông lão lại hỏi: "Vậy lão được cái gì?".Doanh nhân bảo: "Thì ông có thể có nhiều cá ăn và nhiều cá bán". Ông lão nói: "Như vậy lão được cái gì?".Doanh nhân lần này bực mình nói: "Thì ông có thể, có thật nhiều tiền như tôi". Ông lão lại hỏi: "Như vậy lão được cái gì?”.Doanh nhân không giữ nổi bình tĩnh: "Ông có nhiều tiền thì không lo nghĩ và thành thơi ngồi câu cá". Ông lão lúc này mới quay sang nói: "Ông không thấy tôi đang rất thảnh thơi ngồi câu cá đây ư?" Doanh nhân, trầm tư suy nghĩ !!!

Doanh nhân muốn đi tìm chút thảnh thơi, trong cuộc sống, mong được an nhàn mà hưởng thụ, nhưng càng làm chừng nào, công việc và lòng tham đã thúc giục ông phải luôn chạy theo, tạo ra của cải, bảo vệ nó, rồi cũng nhiều lo toan, tính toán, đau khổ vì nó, khi bị cướp hay bị ai đó chiếm đoạt. Có thời gian đâu mà thưởng thức những điều kỳ thú, lợi ích, dẫy đầy trong thiên nhiên !

Xét lại mỗi người chúng ta, đa số cũng đều nằm trong trường hợp như vậy, cứ lo chạy theo vật chất, kim tiền, tất bật, đầu tắt mặt tối, để tạo ra, tom góp những thứ “hư vọng, vô thường” không nắm giữ mãi được. Hoặc tìm một chút cảm giác thoải mái, an toàn trên những tiện nghi hiện đại, sang trọng, để rồi phải còng lưng làm trả nợ, mấy chục năm trời. Một khi kiệt sức, quá khổ, muốn được an nhàn, lúc đó đã bị tàn hơi và sắp vĩnh biệt cõi đời rồi !

Cũng có một số tìm thú vui qua những nơi như: Casino, hý viện hay nhà hàng, quán nhậu... Những nơi nầy lúc nào cũng đông nghẹt người, trong khi đó ở nơi tu hành, nhà thờ, chùa, tịnh xá…thì rất ít người. Thụ hưởng, phung phí phước báu thì nhiều, tu tạo, tích lủy phước báu thì ít, như vậy làm sao mà tránh khỏi khổ được. Đa số NGHÈO KHỔ là do từ đây, đấy quý vị.

Chúng ta phải thường xuyên quán chiếu, để thấy rõ thân này là giả tạm, vay mượn, sẽ không còn mê đắm, lo chìu chuộng, phụng dưỡng thân nữa. Mà biết dùng cái thân này để phụng sự chúng sanh, hoặc tịnh niệm, để có được nội tâm tĩnh lặng, hầu mang an vui lợi ích đến cho mọi loài, lúc đó ta sẽ có niềm vui, có ý nghĩa cuộc đời và lợi ích cho nhân loại, nhất định sẽ hết khổ, hiện tại được an lạc, tương lai sẽ về nơi tịnh cảnh.

Chùa Pháp Hoa-Nam Úc, những ngày đầu năm 2018

Thích Viên Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/06/2012(Xem: 14463)
Kính lạy tôn dung Ngài Con xin tìm lại dấu xưa 39 năm, hai thế kỷ sao vừa Nín thở, lặng yên, đọc từng con chữ
23/06/2012(Xem: 8629)
Khóa An Cư Kiết Hạ Tại Chùa Bát Nhã Do GHPGVNTNHK Tổ Chức Từ 19-30/6/2012
21/06/2012(Xem: 7575)
Bấy giờ, tại thành Xá-Vệ, có Bà-la-môn Trường-Thân tổ chức đại hội cúng tế rất lớn, các lễ vật gồm bảy trăm con vật và các thức ăn thức uống cũng được chuẩn bị một cách đầy đủ. Thành phần tham dự gồm có dân chúng trong vùng, các viên chức sắc trong cả nước Xá-Vệ đến, đặc biệt hơn nữa là nhiều người từ các nước khác cũng sẽ đến dự kỳ đại hội cúng tế lớn lao này.
19/06/2012(Xem: 7192)
Không như các tôn giáo khác có thể có những cấm điều hay định chế được thiết lập sẵn dựa theo chủ quan của vị giáo chủ, mọi định chế của Phật giáo đều xuất hiện sau khi Tăng đoàn đã được thành lập.
19/06/2012(Xem: 16062)
Trongnhững năm qua, tác giả/ dịch giả Hoang Phong (Nguyễn Đức Tiến) đã gửi tặng Thư ViệnHoa Sen một số đầu sách và CD Phật giáo do ông biên soạn và dịch thuật được Phậttử Phú Ngọc, pháp danh Diệu Châu ở TP. Sài Gòn phát tâm chuyển giúp quà biếuquý giá này qua đường bưu chính.
17/06/2012(Xem: 7894)
Đây là lần đầu tiên chúng tôi được thăm viếng và làm quen quý Phật tử. Qua lời giới thiệu của Thầy chúng tôi, sáng nay chúng tôi được phép thay nhọc cho Thầy nói chuyện Phật pháp tại Thiền tự Vạn An cùng quý Phật tử. Lâu nay ở quê nhà, có một số Phật tử phát tâm tu học và đủ điều kiện thực hành công phu tu tập. Qua tiếp xúc, chúng tôi biết nỗi ưu tư lớn của quí vị là “Làm sao áp dụng được Phật pháp một các
17/06/2012(Xem: 6531)
Điều 1- Người Phật tử chân chính phải nên siêng năng chuyên cần học hỏi, có tư duy, có suy xét, có chiêm nghiệm và biết cách áp dụng lời Phật dạy. Xem tam tạng kinh điển gồm có kinh, luật, luận là những lời dạy minh triết, là món ăn tinh thần nhằm giúp cho ta biết cách dứt ác làm lành. Điều 2- Người Phật tử chân chính, nên cố gắng sắp xếp thời gian thuận tiện để đến các trung tâm văn hóa Phật giáo, các lớp giáo lý phổ thông ở các chùa, thiền viện, các buổi thuyết pháp vào ngày sám hối, ngày vía Phật, Bồ-tát.
16/06/2012(Xem: 6447)
Điều 1- Ý thức được khổ đau do giết hại gây ra, người Phật tử chân chính phát nguyện không sát sinh hại vật dưới mọi hình thức, nhất là sự sống của con người, động vật và thiên nhiên. Phải biết tôn trọng và thể hiện tình thương yêu và bảo vệ sự sống của muôn loài.
16/06/2012(Xem: 6442)
Điều 1- Người Phật tử chân chính thờ phượng hình ảnh tượng Phật, Bồ-tát, A-la-hán và Thánh Tăng để được chiêm bái, học hỏi qua công hạnh độ sinh, không biết mệt mỏi, nhàm chán mà vẫn an nhiên tự tại để làm gương sáng cho cuộc đời, nhằm làm chỗ dựa tinh thần cho bản thân, gia đình và xã hội.
14/06/2012(Xem: 8557)
Tình yêu thương có năng lực vô song, giúp bạn không còn cảm xúc sợ hãi. Một khi bạn phát triển được tình yêu thương (tâm Đại từ) thì sẽ không còn chỗ cho sự sợ hãi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]