Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Do Đâu Ta Khổ và Hướng Thoát Khổ

18/01/201816:16(Xem: 8205)
Do Đâu Ta Khổ và Hướng Thoát Khổ


hoasen1

DO ĐÂU TA KHỔ ?
và HƯỚNG THOÁT KHỔ

(Nằm trong Loạt bài chào mừng năm mới - 2018- Mậu Tuất,
Viết về Đời Người và Định Hướng cho Tương Lai)




Trong Cư Trần Lạc Đạo phú, Vua Trần Nhận Tông đã viết: “phàm có thân là khổ, là họa”. Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử cũng đã nói: “ ta có cái khốn khổ lớn vì ta có thân, nếu ta không thân thì đâu có khổ !”, thấy biết được như vậy là thấy được lẽ thực, thấu rõ được lý đạo, nhận ra chân lý.

Vì sao có thân là khổ ?

_ Do chấp thân này là thật là trường tồn bất diệt, nên bao nhiêu công sức, tài lực, trí lực, có lắm khi tạo việc ác, giành giựt hơn thua, hãm hại người với mong được sinh tồn và hưởng thụ, để dành cho việc nuông chìu, o bế, dung dưỡng tấm thân này.

_ Do vô minh “chấp ngã” bị ngũ dục che mờ, nên cứ tưởng nhiều danh lợi và nhiều tiện nghi, của cải vật chất là hạnh phúc, để rồi tham sân si lớn dần, quý tấm thân này sẵn sàng đề cao cá nhân, vì quyền lợi cá nhân mà sẵn sàng bỏ qua lợi ích tập thể. Lỗi mình thì to mấy cũng bỏ qua, lỗi người thì nhỏ mấy cũng soi cho kỹ. Nên gây khổ cho nhau, tạo ra không biết bao nhiều oan trái, oán cừu. Nhưng thế gian đâu như ý ta mãi và cũng không để yên cho ta thực hiện mọi mưu đồ!

_ Do “…ham muốn nhiều, lụy khổ càng sâu, nhọc nhằn sinh tử bấy lâu, đều do tham dục dẫn đầu gây nên…” mà Điều 2 trong Kinh Bát Đại Nhân Giác Phật đã dạy.

Tham dục, khiến ta không yên lòng với hiện tại, đã khổ, rồi cực nhọc thực hiện lòng tham, lại khổ thêm, bảo vệ thành quả và bị cướp mất thành quả của lòng tham, lại càng khổ hơn rất nhiều.

Vì ham muốn, con người, “còng lưng gẫy gối”, cố tạo ra nhiều của cải vật chất, xem đó là mục tiêu tối thượng, là sự thành đạt, luôn mưu toan, không có thời gian ngơi nghỉ, với mong cuối cùng sẽ được thảnh thơi, nhưng đâu ngờ, lòng tham vô đáy, “được voi đòi tiên” mù quáng cứ lao về phía trước, bất chấp tội lỗi hay sự nguy hiễm.

Đến khi gần cuối đời, nằm trên giường bệnh sắp từ giả cõi trần, mới thấy mọi thứ rồi cũng vô thường, tất cả đều từ giả ta mà đi, muốn mang theo và chỉ mong một chút bình yên, nhưng nào đâu có được. (Như lời trăn trối của Steve Jobs vậy)

Cho nên Đức Đat Lai Lạt Ma đã nói: 

 “Con người hy sinh sức khoẻ để kiếm tiền. 
Rồi lại bỏ tiền ra để tìm lại sức khoẻ. 
Họ quá sốt ruột với tương lai. 
Nên chẳng còn thời gian để tận hưởng hiện tại. 
Kết quả là họ chẳng sống ở hiện tại hay tương lai. 
Họ sống như thể họ không bao giờ chết. 
Rồi lại chết như chưa từng được sống.”

Trong cuộc đời nầy, có rất nhiều điều oái oăm, thảm thương, tưởng chừng như hay ho, giỏi giang, siêu tuyệt lắm, nhưng rồi xét lại thật ê chề, mê muội!

Mặt nước hồ thu đang yên ắng, phản chiếu các sắc màu, cảnh vật, đẹp một cách tuyệt vời, không chịu đứng nhìn, thưởng thức, phải nhảy xuống hồ để nắm bắt, chiếm hữu cho được những thứ đó, mới chịu, nhưng nào đâu có được. Khi nhảy xuống, đã dấy động mặt hồ rồi, càng đập, càng lội chừng nào, càng làm mặt hồ dậy sóng chừng ấy, còn đâu nữa vẽ đẹp của tự nhiên !  Câu chuyện “doanh nhân với người câu cá” là một điển hình, chúng ta cần suy nghiệm ! Xin tóm tắc như sau: “Bên một bờ hồ có một lão ngư và một doanh nhân ngồi câu cá. Vị doanh nhân nọ để ý ông lão chỉ có một cần câu, cả buối chưa câu được con cá nào. Doanh nhân thấy sốt ruột giùm ông lão liền quay sang hỏi: "Sao ông không sắm nhiều cần câu như tôi này".  Lão ngư quay sang nói: "Để làm gì?". Doanh nhân trả lời: “Thì ông sẽ có thể bắt được nhiều cá” Ông lão lại hỏi: "Vậy lão được cái gì?".Doanh nhân bảo: "Thì ông có thể có nhiều cá ăn và nhiều cá bán". Ông lão nói: "Như vậy lão được cái gì?".Doanh nhân lần này bực mình nói: "Thì ông có thể, có thật nhiều tiền như tôi". Ông lão lại hỏi: "Như vậy lão được cái gì?”.Doanh nhân không giữ nổi bình tĩnh: "Ông có nhiều tiền thì không lo nghĩ và thành thơi ngồi câu cá". Ông lão lúc này mới quay sang nói: "Ông không thấy tôi đang rất thảnh thơi ngồi câu cá đây ư?" Doanh nhân, trầm tư suy nghĩ !!!

Doanh nhân muốn đi tìm chút thảnh thơi, trong cuộc sống, mong được an nhàn mà hưởng thụ, nhưng càng làm chừng nào, công việc và lòng tham đã thúc giục ông phải luôn chạy theo, tạo ra của cải, bảo vệ nó, rồi cũng nhiều lo toan, tính toán, đau khổ vì nó, khi bị cướp hay bị ai đó chiếm đoạt. Có thời gian đâu mà thưởng thức những điều kỳ thú, lợi ích, dẫy đầy trong thiên nhiên !

Xét lại mỗi người chúng ta, đa số cũng đều nằm trong trường hợp như vậy, cứ lo chạy theo vật chất, kim tiền, tất bật, đầu tắt mặt tối, để tạo ra, tom góp những thứ “hư vọng, vô thường” không nắm giữ mãi được. Hoặc tìm một chút cảm giác thoải mái, an toàn trên những tiện nghi hiện đại, sang trọng, để rồi phải còng lưng làm trả nợ, mấy chục năm trời. Một khi kiệt sức, quá khổ, muốn được an nhàn, lúc đó đã bị tàn hơi và sắp vĩnh biệt cõi đời rồi !

Cũng có một số tìm thú vui qua những nơi như: Casino, hý viện hay nhà hàng, quán nhậu... Những nơi nầy lúc nào cũng đông nghẹt người, trong khi đó ở nơi tu hành, nhà thờ, chùa, tịnh xá…thì rất ít người. Thụ hưởng, phung phí phước báu thì nhiều, tu tạo, tích lủy phước báu thì ít, như vậy làm sao mà tránh khỏi khổ được. Đa số NGHÈO KHỔ là do từ đây, đấy quý vị.

Chúng ta phải thường xuyên quán chiếu, để thấy rõ thân này là giả tạm, vay mượn, sẽ không còn mê đắm, lo chìu chuộng, phụng dưỡng thân nữa. Mà biết dùng cái thân này để phụng sự chúng sanh, hoặc tịnh niệm, để có được nội tâm tĩnh lặng, hầu mang an vui lợi ích đến cho mọi loài, lúc đó ta sẽ có niềm vui, có ý nghĩa cuộc đời và lợi ích cho nhân loại, nhất định sẽ hết khổ, hiện tại được an lạc, tương lai sẽ về nơi tịnh cảnh.

Chùa Pháp Hoa-Nam Úc, những ngày đầu năm 2018

Thích Viên Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/10/2015(Xem: 8722)
Ajahn Sundara là một ni sư người Pháp, sinh năm 1946. Khi còn trẻ bà học vũ cổ điển và hiện đại, và đã trở thành một vũ công nổi tiếng, đồng thời cũng là giáo sư vũ hiện đại. Thế nhưng bà luôn suy tư và khắc khoải về những gì khác sâu xa hơn. Năm 1978 sau khi tham dự một buổi nói chuyện của nhà sư Ajahn Sumedho về cuộc sống của một nhà sư dưới chiếc áo cà sa, bà đã xúc động mạnh, và cảm thấy dường như một con đường mới vừa mở ra cho mình.
22/10/2015(Xem: 11545)
Khi vừa thức giấc mỗi ngày Bạn ơi hãy nghĩ thân này hôm nay Thật là may mắn lắm thay Vẫn còn tỉnh dậy với đầy niềm vui.
22/10/2015(Xem: 10407)
Ni Sư Ayya Khema sinh năm 1923, cha mẹ theo đạo Do Thái. Thời thơ ấu bà sống ở Bá Linh. Sau một thời gian nghiên cứu, thực hành thiền Phật giáo, Ni sư bắt đầu truyền dạy Thiền khắp thế giới. Năm 1978, Ni sư thành lập tu viện Theravada Wat Buddha Dhamma, nằm trong một khu rừng, gần Sydney, Úc. Ni sư cũng thành lập Trung Tâm Nữ Phật tử Quốc Tế (International Buddhist Women’s Center) và Đảo Parappuduwa dành cho các Ni (Parappuduwa Nuns Island), tại Tích Lan.
21/10/2015(Xem: 11559)
Trong bài giảng dưới đây, nhà sư Ajahn Sumedho, giải thích thật khúc triết và minh bạch thế nào là khổ đau và sự Giác Ngộ qua các thể dạng vận hành tinh tế của tâm thức, Cách giải thích vô cùng sâu sắc và trong sáng đó cho thấy ông là một vị thiền sư ngoại hạng. Thật cũng không lấy làm lạ bởi vì ông là đệ tử của nhà sư Thái Lan Ajahn Chah (1918-1922), một trong số các vị thiền sư lỗi lạc nhất của thế kỷ XX.
18/10/2015(Xem: 7763)
Nhật báo Figaro ngày 14 tháng 10, 2015 có một bài báo tố cáo một lò sát sinh tại một quận lỵ ở Pháp vi phạm các quy tắc y tế về việc giết mổ súc vật. Độc giả có thể xem hình ảnh vô cùng hung bạo và độc ác của lò sát sinh này trên YouTube. Đối với những người Phật giáo thì sau khi xem cũng nên liên tưởng đến những miếng ăn ngon của mình.
14/10/2015(Xem: 6067)
Đức Phật dạy: “Nhứt thiết duy tâm tạo” tất cả đều do tâm tạo, “...Duy ngã độc tôn” “cái ta” là tối cao và quan trọng nhất, quyết định tất cả, thành Thánh thành Phật, hay thành ma thành quỷ, lên thiên đàng vào địa ngục cũng do “cái ta”. Đối với “chân tâm” không có “cái ta” là “nhất minh tinh, lục sanh hòa hợp” tức lục căn: thấy, nghe, biết...rõ ràng, mà không phân biệt, dính mắc với lục trần, đó là “tâm” của người chân tu, giải thoát. Nhưng đối với “vọng tâm” “tâm lỗi lầm” của thế gian thì trong Tương Ưng Bộ Kinh, Phật dạy có 4 hạng người:
14/10/2015(Xem: 6753)
Thế giới loài vật cũng có sự sống sinh hoạt song hành với loài người nên cũng bị vô minh chi phối. Chúng chỉ sống theo quán tính, thói quen, không có sự nhận định, suy xét, tìm tòi, quán chiếu soi sáng như loài người bởi nghiệp si mê chiêu cảm.
12/10/2015(Xem: 11351)
Thầy đi một sáng mùa thu Trong cơn lốc thổi Vô thường tử sinh
11/10/2015(Xem: 7510)
Khi chúng ta không còn kềm chế nỗi tính ghen tức của mình, nó sẽ sai khiến chúng ta làm những cú trả thù độc địa. Hành động kích thích bởi lòng ghen tức có thể tàn phá kinh hồn những mối tình cảm, tư cách, và sự sáng suốt của mình.
11/10/2015(Xem: 6904)
Một vị lãnh đạo đất nước muốn giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, có được cơm no áo ấm và sống an vui, hạnh phúc trên tinh thần vô ngã, vị tha phải là người có nhân cách đạo đức, phẩm chất cao thượng và nhiều tình thương nhất. Tình thương là nền tảng lâu dài, là sự duy trì nòi giống của con người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]