Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Liễu Ngộ Kiếp Nhân Sinh

14/01/201806:17(Xem: 9189)
Liễu Ngộ Kiếp Nhân Sinh
Duc The Ton 28

LIỄU NGỘ KIẾP NHÂN SINH 

(Nằm trong Loạt bài chào mừng năm mới - 2018- Mậu Tuất,
Viết về Đời Người và Định Hướng cho Tương Lai)
 

Bài của Thầy Viên Thành từ Nam Úc
Do Phật tử Chân Hiền Hiếu diễn đọc




 
Cuộc đời như một dòng sông 
Người như ghe nước xuôi dòng mà trôi
Bơi lội tuy nhọc ai ơi ! 
Lên bờ thoát khổ thảnh thơi an lành

Khi ta sinh ra, cùng cộng nghiệp để có mặt trên cõi đời, là một “thành viên” trên hành tinh này, từ đó Liên Hiệp Quốc, chính phủ sở tại và cha mẹ, có bổn phận lo nuôi dưỡng, bảo vệ ta, không những từ thuở lọt lòng, mà từ lúc nằm trong thai mẹ, cho đến khi trưởng thành, nghĩa là ta đang thọ nhận, cũng là đang “vay, mấy chục năm trời”.

Buông trôi theo dòng đời thì quá dễ, nhưng sẽ chìm vào biển khổ. Bơi lội vào bờ tuy nhọc, nhưng sẽ không bị lụy đắm và hy vọng có khả năng lên bờ, trả được nợ. Vậy chúng ta phải cố gắng bơi lội và có trách nhiệm lo “trả nợ” bằng cách: học tập, luyện rèn cho giỏi, để phụng sự cho đời, đem an vui lợi ích đến cho mọi người. Đó là điều nhớ ơn và đền ơn một cách cao đẹp. Nếu không, sẽ “vay nợ” rất nhiều, rồi phải làm ‘đầy tớ’ hoặc nặng kiếp ‘mang lông đội sừng’ để gian lao cực khổ trả nợ đời.

Ai ai sinh ra, cũng lớn lên, rồi già, bệnh và phải chết, đó là định luật từ ngàn xưa, không ai tránh khỏi. Nếu không giác ngộ, để lo thoát khỏi, thì sẽ mãi mãi bị sanh tử, lộn tới lộn lui trong sáu cõi (Trời, người, atula, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh), chứ không mất đi đâu cả.

Cũng giống như một cái cây ta trồng, khi lớn lên sẽ cho lá, lá già rụng xuống làm phân, nuôi cây lớn lên, rồi ra hoa, kết trái, rụng xuống ươm mầm cho một cây khác sinh ra và lớn lên, rồi cứ như vậy, tiếp diễn mãi. Nước cũng giống như vậy, sẽ bốc hơi gặp lạnh thành mưa, rơi xuống, nơi ao, hồ, sông, suối, chảy ra biển cả, rồi bốc hơi, tiếp tục vòng tròn luân chuyển, chứ không mất đi đâu.

Kiếp người cũng như cây và nước vậy, thân xác nầy vay mượn của “tứ đại” rồi cũng trả về với “đất, nước, gió lửa”, phần tinh thần, tùy theo nghiệp mà thọ sanh, trong sáu nẽo luân hồi. Có những người được sinh ở những nơi cao đẹp, thanh thoát, hữu ích cho đời, để mọi người tôn kính, mến thương. Trong khi đó cũng có những người sinh ra ở những nơi tối tăm, ô uế, khổ đau, để mọi người sợ sệt, xa lánh, ghét, khinh, hay phải đọa đày vào chốn đói, khổ, u mê.

Khi ta sinh ra được ở những nơi cao sang quyền quý, hay nơi thanh cao đẹp đẽ, gặp được nhiều may mắn, biết rằng chúng ta “có phước”, đã tạo phước đức trong nhiều đời nhiều kiếp, bèn nếu sanh ra trong cảnh nghèo hèn, khốn khổ, ốm đau bệnh hoạn, gặp toàn những chuyện xui xẻo, khổ đau…biết rằng chúng ta “vô phước”, đã tạo nghiệp ác quá nhiều. Chỉ có tu hành, mới có khả năng bảo toàn được phước báu và chuyển hóa được nghiệp dĩ đã gieo tạo của mình.

Đã sinh ra làm kiếp người, cũng giống như chiếc thuyền trong dòng sông, phải trôi xuôi theo dòng, nếu ‘có phước’ cập được vào ‘bến trong’ hưởng được sự an lành, tốt đẹp, còn ‘vô phúc’ thì phải bị đưa đẫy vào bến ‘đục’, để chịu nhiều lận đận, gian truân, khổ lụy, nhưng cuối cùng rồi cũng đổ ra biển khổ mênh mông. Nếu ta biết tu, tức là biết nỗ lực lội bơi vào bờ, thì sẽ có ngày vào đến bến, lên được bờ, khỏi bị chìm đắm trong khổ đau, vừa ý nghĩa có được an vui và giải thoát cuộc đời.

Nên đã có thơ rằng: 

“Một kiếp không tu muôn kiếp khổ, 
Một đời không ngộ vạn đời sầu, 
Tất bật hơn thua rồi cũng bỏ,
Thong dong tự tại sống vì nhau”

Trải nghiệm qua cuộc sống của một kiếp người, ta sẽ thấy rõ, không có gì trường tồn, vĩnh cữu với thời gian. Tất cả đều do duyên sinh, chúng ta sống được, cũng nhờ ở sự vay mượn không khí của đất trời và sự tương giao, hỗ trợ của nhiều người trong xả hội, chứ một mình ta cũng khó mà sống nổi. Khi chết rồi cũng đều trả về cho cát bụi, không có gì là thật và còn mãi cả ! Như vậy thân nầy cũng là giả tạm mà thôi. Khi ta biết là vàng giả, tin tưởng rằng ta sẽ không bao giờ ham muốn cả.
Khi thấy cuộc đời là đau khổ, là vô thường, thân nầy là vay mượn, nếu là “người có trí” thì chắc chắn chúng ta ai ai cũng sẽ không bao giờ ưa thích, cũng như muốn sống ở trần gian và luyến tiếc thân nầy làm chi, mà luôn mong muốn tìm đường giải thoát, để tránh khỏi những đau thương lụy phiền của nhân thế.
Nếu không biết tu tập, tạo phước, tìm đường thoát khổ, thì sẽ lặn hụp mãi trong biển trần, gây tạo nghiệp, sở hữu những thứ vô thường, biến đổi, chết rồi bỏ lại cho đời, hoặc thành chó giữ của, lại phải mang theo những tội lỗi, để chịu khốn khổ nơi ba đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh). Cho nên chúng ta phải lo nương theo ánh sáng của Phật Pháp nỗ lực tu hành, để tìm đường thoát ra khỏi chốn bụi trần, là người liễu ngộ và cao đẹp nhất.

Kiếp nhân sinh còn luân hồi sanh tử  
 Thực tu hành mới khỏi lấm bụi trần
Hy vọng rằng đền đáp được tứ ân
Cùng giác ngộ tiến lên đường giải thoát.


Chùa Pháp Hoa – Nam Úc, những ngày đầu năm 2018
Thích Viên Thành




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/12/2013(Xem: 10730)
Nói đến tu hành là nói đến tội phước, nếu không rõ tội phước tức là không rõ sự tu hành. Nếu người tu mà cứ lao mình trong tội lỗi, ấy là người tạo tội cho không phải là người tu hành. Mọi sự an vui và đau khổ gốc từ tội phước mà sanh ra. Vì thế muốn thấu hiểu sự tu hành chúng ta phải thấu hiểu tội phước. Tội phước là những hành động thiết thực trong cuộc sống nầy, không phải là chuyện siêu huyền mờ ảo đâu đâu. Thế nên người tu hành phải thấu đáo, phải phân rành vấn đề tội phước.
13/12/2013(Xem: 13059)
1. Anagarika Govinda là một Lama, người Bolivia, nguyên giảng dạy Triết học tại Đại học Naples. Từ năm 1928-1930 ông qua Sri Lanka, xuất gia với Đại đức Nyatiloka Mahathera, rồi trụ trì chùa Polgasduwa. Năm 1947, ông qua Tây Tạng, được làm đệ tử của Lama Ngawang
13/12/2013(Xem: 9151)
Đọc tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, người ta thường thấy câu thành ngữ “Buông đao đồ tể, lập tức thành Phật”. Đồ tể là người làm nghề giết mổ, chuyên giết mổ súc vật; trong khi đó, một trong những trọng giới của nhà Phật là giới sát. Người Phật tử đã không được phép hại mạng sống của chúng sanh, lẽ nào người sống bằng nghề giết mổ, cả đời lấy đi mạng sống của biết bao sinh vật, chỉ cần buông đao xuống là đã có thể thành Phật, lại còn thành Phật ngay lập tức?
13/12/2013(Xem: 13994)
Khi tâm được bình an, vắng lặng, nhìn lại bà con thân thuộc thì thấy mọi người đều mải mê lặn hụp trong đau khổ, trong vòng lẩn quẩn của thương ghét, từ đó khởi lên tình thương mà đạo Phật gọi là từ bi... Thương ghét
13/12/2013(Xem: 12376)
Bệnh tim mạch: Được coi là “kẻ giết người số 1” ở các nước phát triển. Nghiên cứu của Trường đại học Harvard cho thấy, huyết áp trung bình của người ăn chay giảm rõ rệt so với những người ăn thịt;
12/12/2013(Xem: 10391)
Bảy kỳ quan thế giới Phật giáo - Phim tài liệu của BBC. Phim do Sử gia Bettany Hughes trực tiếp thăm viếng và tường thuật và diễn giải sâu sắc về Cuộc đời Đức Phật, sự hành trì kế thừa suốt 26 thế kỷ, và đưa ra kết luận rất hay... Phụ tá với Sử gia Bettany Hughes, có Giáo sư Robert Thurman dạy Triết lý Phật Giáo đại học Columbia, Tiến sĩ Ulrich Pagal về Ngôn ngữ & Tôn giáo, và Ông Richard Coombrich Đại học Oxford.
12/12/2013(Xem: 19637)
Bé trai Ryan 5 tuổi sống tại bang Oklahoma (Mỹ) kể về lần nhìn thấy Marilyn Monroe tại một bữa tiệc nhưng chưa kịp tiến lại gần cô đã bị một cú đấm vào mặt bởi một vệ sĩ.
12/12/2013(Xem: 9440)
Đức Phật trả lời: “Tất cả chúng sinh đều mang theo nghiệp của chính mình như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương tựa. Chính vì nghiệp riêng của mỗi người mỗi khác nên mới có cảnh dị đồng giữa các chúng sinh” (Kinh Trung A Hàm)
12/12/2013(Xem: 7750)
Ở đời ai cũng đi tìm kiếm hạnh phúc. Đời người là cơ hội lớn nhất để có hạnh phúc. Phật giáo là những phương pháp, những con đường để con người thực hiện hạnh phúc; từ hạnh phúc nhỏ, có được có mất, đến hạnh phúc tối thượng, không được không mất. Khổ đau sở dĩ có vì con người không biết sống, tìm kiếm sai, mục đích sai, định hướng sai.
12/12/2013(Xem: 7472)
Xuất gia, tiếng Phạn là Pravrajya, là để chỉ người theo Phật giáo, từ bỏ gia đình, sống đời phạm hạnh, không màng danh lợi hay dục lạc, chỉ mong cầu giải thoát; họ ở trong rừng hay những nơi thanh tịnh, xa rời đời sống thế tục.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]