Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hiện Tượng Trầm Cảm

11/01/201819:58(Xem: 8627)
Hiện Tượng Trầm Cảm


stress

Hiện Tượng Trầm Cảm

Bài của Cư Sĩ Nguyên Giác
Diễn đọc: Chân Hiền Hiếu







Trầm cảm là hiện tượng đang thấy rõ trong giới trẻ tại Việt Nam, và cả ở khắp thế giới.

Các bản tin trong mấy ngày qua cho thấy một nỗi nguy: Ngành y tế Việt Nam báo động vì hiện tượng trầm cảm lan rộng trong giới trẻ... Trong các nguyên nhân chính được nhận ra là do nghiện Facebook và nghiện điện thoại.

Bản tin VTV ghi nhận rằng Bệnh viện Tâm thần Trung ương I vừa tiếp nhận trường hợp một nữ sinh 18 tuổi ở Hà Nội điều trị tại khoa Cấp tính nữ. Đây được xác định là ca trầm cảm điển hình do nghiện mạng xã hội. Nguy hiểm hơn, bố mẹ bệnh nhân phải cưỡng chế để đưa con nhập viện.

Bệnh nhân là chị Bùi Thị Thúy (Mễ Trì Hạ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, thời gian chị ở nhà chăm con, tần suất sử dụng điện thoại cũng tương đối nhiều. Theo bác sĩ, cũng không loại trừ nguyên nhân trầm cảm xuất phát do nghiện điện thoại.

VTV viết: “Theo khuyến cáo của bác sĩ, các bậc cha mẹ, khi thấy con cái có những biểu hiện bất thường về tâm lý, suốt ngày ôm điện thoại, không ăn, ngủ, ít giao tiếp với mọi người thì nên đưa con đến cơ sở y tế chuyên khoa kiểm tra, không nên giấu giếm dễ làm tình trạng bệnh nặng nề thêm.”

Trong khi đó, bản tin CafeF/Pháp Luật TP cho biết rằng các bệnh viện tâm thần trên cả nước đang tiếp nhận ngày càng nhiều những trường hợp nghiện mạng xã hội nặng đến mức bị trầm cảm, co giật và ngất xỉu khi... không có Internet.

Theo một bản khảo sát của Bộ Giáo Dục & Đầu Tư, có đến hơn 97% trong số 424 học sinh 15-18 tuổi đang sử dụng Facebook. Và gần đây đã liên tiếp xuất hiện nhiều vụ học sinh nghiện Facebook quá nặng phải cưỡng chế nhập viện, thậm chí có trường hợp phát điên vì bị cấm dùng Facebook.

Bản tin ghi nhận một ca nguy hiểm vì nghiện “suốt ngày ôm điện thoại, lướt Facebook hàng giờ đồng hồ.” Do vậy, nghe theo lời bác sĩ, vợ chồng ông đành phải dùng thuốc mê cho con rồi đưa con đi viện điều trị.

Bản tin CafeF/Pháp Luật TP viết:

Trường hợp dở khóc dở cười xảy ra tại BV Tâm thần Trung ương 1 vào ngày 7-1. Bác sĩ tại đây tiếp nhận điều trị cho một nữ sinh 18 tuổi, ngụ Hà Nội, được cha mẹ đưa đến viện trong tình trạng hôn mê do tiêm thuốc mê.

Theo cha mẹ bệnh nhân kể lại, con gái của họ bị nghiện mạng xã hội rất nặng dẫn đến trầm cảm. Trước khi vào lớp 12, cô gái là học sinh giỏi, rất ngoan. Tuy nhiên, bốn tháng gần đây, cha mẹ em nhận ra tình hình học tập của con mình bị giảm sút trầm trọng...”

Trong khi đó, một bản tin tin BNews/TTXVN hôm 10/1/2018 ghi nhận:

Theo bác sỹ Tô Thanh Phương, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (Hà Nội), gần đây ngày càng có nhiều trường hợp trầm cảm do nghiện mạng xã hội, nghiện điện thoại, trò chơi game đến mức phải nhập viện.

Người bệnh chỉ thích tập trung vào điện thoại, ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài; nếu để lâu trên 6 tháng thì sẽ chuyển sang mãn tính và thời gian điều trị có thể kéo dài 3-5 năm…

Chính vì thế, các gia đình cần quan tâm, chú ý đến con em hơn nữa để phát hiện sớm, can thiệp kịp thời.

Theo các bác sỹ Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, trầm cảm không phải bệnh nan y; có thể điều trị khỏi và giảm nguy cơ tái phát.

Điều trị bệnh chủ yếu bằng liệu pháp tâm lý và dùng thuốc. Bệnh có thể được điều trị tại cộng đồng, nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể gây mãn tính, bệnh nặng hơn dẫn đến suy kiệt, bệnh nhân có ý định tự sát.”

Một bản tin CBS News hôm 17/4/2017 ghi nhận thống kê từ U.S. Centers for Disease Control and Prevention (Viện Hoa Kỳ Phòng Chống Bệnh, thường viết tắt là CDC), cho thấy khoảng 8.3 triệu người thành niên Hoa Kỳ, tức là 3.4% dân số Mỹ, mang bệnh tâm thần trầm trọng -- chính xác bản nghiên cứu nói là căng thẳng tâm thần trầm trọng (serious psychological distress), và hiện tượng tâm thần này đa dạng, nếu không chăm sóc dễ đi tới tự sát, theo lời Judith Weissman, trưởng nhóm nghiên cứu y khoa ở bệnh viện NYU Langone Medical Center tại New York City. Nghiên cứu này in trên tạp chí Psychiatric Services chỉ nói về người thành niên.

Thực ra, trầm cảm không phải là hiện tượng độc đáo riêng cho giới trẻ Việt Nam. Nhưng lý do hẳn là có dị biệt, vì mỗi quốc gia có những nan đề riêng.

Thống kê của WHO phổ biến hồi tháng 2/2017 cho biết trên toàn thế giới đang có hơn 300 triệu người ở mọi lứa tuổi bị trầm cảm.

WHO nói rằng trầm cảm là lý do hàng đầu gây nên mất năng lực. Chẩn đoán ở nhiều mức độ: từ chỗ tính khí dao động bất thường, cho tới ám ảnh dài hạn và nặng nề, sẽ làm bệnh nhân không làm việc bình thường được, và có khi đẩy tới mức tự sát.

Thống kê này nói có gần 800,000 người chết vì tự tử mỗi năm, và tự tử là lý do tử vong nhiều thứ nhì  đối với nhóm người tuổi từ 15 tới 29.

Bi thảm là, WHO cho biết tại nhiều quốc gia chưa tới 10% được chữa trị hiệu quả.

Báo New York Times  trong ấn bản ngày 11 tháng 10/2017, bài viết “Why Are More American Teenagers Than Ever Suffering From Severe Anxiety?” (Tại Sao Vị Thành Niên Hoa Kỳ Ngày Càng Bị Lo Âu Trầm Trọng?) của phóng viên Benoit Denizet-Lewis, có ghi một thống kê cho thấy, trích dịch:

Trong bản khảo sát thường niên về sinh viên, viện American College Health Association thấy có mức tăng vọt -- tới 62% trong năm 2016 từ mức 50% trong năm 2011 -- các sinh viên bậc cử nhân nói là có lo lắng tột độ trong năm trước đó...

Trong năm 1985, viện Higher Education Research Institute ở đaị học U.C.L.A. khởi sự hỏi sinh viên năm đầu là họ có thấy bị tràn ngập về việc phải làm trong năm trước đó. Năm 1985 chỉ 18% nói có như thế. Năm 2010 con số đó tăng tới 29%. Năm 2016, tăng tới 41%...”

Giới trẻ Mỹ có nhiều lý do để ưu tư và trầm cảm.

Trang TeenHelp ghi nhận về một bản nghiên cứu ở thành phố Baltimore, cho thấy 5 nguyên nhân thường gây căng thẳng là từ:

-- bài học trên trường (78%);

-- ba mẹ (68%);

-- tình cảm lãng mạn (64%);

-- trở ngại với bạn (64%);

-- các em trong nhà (64%).

Như thế, trẻ em Mỹ và Việt Nam có nhiều lý do dị biệt nhau để căng thẳng, lo âu, và nặng hơn là sẽ tới mức trầm cảm.

Các chính phủ đối trị hiện tượng trẻ em căng thẳng ra sao?

Trong bài báo ngày 14/3/2017 trên QUARTZ nhan đề “The UK government will teach eight-year-olds mindfulness to tackle spike in kids’ mental health problems” (Chính phủ Anh quốc sẽ dạy trẻ em 8 tuổi Thiền tỉnh thức để đối trị hiện tượng trẻ em bệnh tâm thần tăng vọt) cho biết rằng chính phủ Anh sẽ tài trợ thử nghiệm ở hơn 200 trường học khắp nước để xem Thiền tỉnh thức (mindfulness) hiệu quả thế nào để giảm căng thẳng  và đối trị trầm cảm đối với trẻ em từ 8 tới 12 tuổi.

Chương trình phòng ngừa trong đó sẽ dạy ở 100 trường bậc tiểu học, và 50 trường bậc trung học cơ sở trong mùa hè 2017, trong đó dạy kỹ năng nhận biết về các cảm thọ bất an và về cách đối trị -- và các kỹ thuật thư giãn, và kỹ thuật thở.

Không tự nhiên mà dạy như thế. Thống kê của viện Institute for Public Policy Research tại Anh nói cứ mỗi lớp học là có 3 em mang dấu hiệu bệnh tâm thần, và 90% Hiệu trưởng ở Anh quốc báo cáo có hiện tượng tăng bệnh tâm thần trong 5 năm qua.

Bản khảo sát 300 bác sĩ do viện y tế National Health Service thực hiện cho thấy trẻ em Anh quốc tuổi 11-18  tăng 61% trường hợp tự gây tổn thương trong 5 năm qua, theo báo The Guardian.

Richard Layard (Giáo sư ở đại học London School of Economics and Political Science), cũng là một cố vấn chính phủ Anh hiện đang hướng dẫn thử nghiệm Thiền tỉnh thức ở 26 trường học nói với báo này rằng phát triển cá tính trẻ em là vấn đề cực kỳ quan trọng và phải có cách đo lường sự lành mạnh của các em.

Julie Lynn-Evans, một bác sĩ tâm lý trị liệu ở Anh, nói quyết định của chính phủ Anh là “tuyệt vời” nhưng bà lo ngại là chưa đi xa tới mức nhận ra nguy hại của mạng Internet trên trẻ em, và cũng phải bảo đảm rằng các em hiểu tại sao các em nên tập Thiền tỉnh thức.

Bà nói: “Trẻ em cần phải biết vì sao điều quan trọng là các em phải tập [Thiền tỉnh thức], chứ không phải là một thứ khác để các em làm và cũng không phải mục tiêu khác để thầy cô đạt tới.”

Nghĩa là, phải Thiền thực sự, chứ không phải là một môn học trên giấy.


Thực tế, một số trường trung học Hoa Kỳ cũng đã dạy Thiền tỉnh thức rồi.

Bản tin CNN này 9 tháng 2/2016 cũng đã kể về chương trình dạy Thiền tỉnh thức ở trung học Marblehead High School tại Massachusetts, và trường này có một phòng gọi là Zen Room, mở cửa để hướng dẫn Thiền tập hàng ngày từ 9 giờ sáng tới 2:30 giờ chiều.

Chính phủ Việt Nam cũng nên nghĩ tới giải pháp Thiền tỉnh thức: tại sao không níu áo các Thiền sư VN?


Viết tử Miền Nam California, Hoa Kỳ 10-1-2018

Cư Sĩ Nguyên Giác

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/01/2015(Xem: 6814)
Tôi vẫn có nỗi lo, đúng ra, đây là nỗi sợ. Nỗi sợ đó thế này: sẽ có một lúc tôi chết bất ngờ, và rồi tức khắc dòng nghiệp thức sẽ bị kéo trở lại Việt Nam cho một kiếp kế tiếp. Bởi vì, không một ngày nào trong đời, tôi không nghĩ về Việt Nam. Không phải nghĩ về một lần hay một buổi, đôi khi suốt ngày không rời ý nghĩ về quê nhà.
07/01/2015(Xem: 17354)
Nữ sinh viên xinh đẹp thích làm ni côMột cô gái ở Trung Quốc khiến nhiều người bất ngờ khi xuống tóc đi tu dù tuổi còn rất trẻ.
06/01/2015(Xem: 9274)
1. Ngày nay nhà cửa chúng ta rộng hơn, nhưng gia đình thì lại bé nhỏ hơn trước, * 2. có nhiều tiện nghi hơn, nhưng thời giờ thì lại hiếm hoi hơn, * 3. nhiều bằng cấp hơn, nhưng ý thức thì kém hơn, * 4. nhiều kiến thức hơn, nhưng phán đoán thì yếu hơn, * 5. nhiều chuyên gia hơn, nhưng lại có thêm lắm rắc rối, * 6. nhiều thuốc men hơn, nhưng sức khỏe lại tệ hơn,
04/01/2015(Xem: 7849)
Như đã đề cập ở một bài viết trước, chúng sanh có sáu tánh là tánh tham, tánh sân, tánh si, tánh tầm, tánh tín và tánh tuệ; chúng đi suốt trong dòng sống (bhavaṅga) của mỗi người. Tuy nhiên, chúng ta xem tánh nào vượt trội thì tạm gọi là tánh ấy, chứ chúng thường trộn lẫn tánh này và tánh khác khó nhìn ra chân tướng.
04/01/2015(Xem: 7563)
Trời buổi chiều ấm nhẹ, bà Tư rời xe, cười với bạn, hẹn mai lại đến đón đi làm như thường lệ. Tới cửa nhà, thò tay vào túi xách lấy chùm chìa khoá, chả thấy đâu. Lục tung cả túi cũng không có. Chắc lúc sáng vội đi nên khi đóng cửa chỉ vặn ngang cái chốt bên trong, rồi đóng cửa đi mà quên chùm chìa khoá ở nhà. Mà sao vô nhà đây, trễ cơm tối mất. Chợt nhớ là thứ ba mỗi tuần con trai đi học về sớm, bà thở phào nhấn chuông.
03/01/2015(Xem: 8030)
Hầu hết nhân loại đều hớn hở, vui mừng và tràn đầy hy vọng đón chào một năm mới mở ra trước mặt. Mọi người lăng xăng chúc nhau những điều tốt đẹp nhất và tất cả dường như đều quên mất là đầu năm ngoái mình cũng đã từng chúc nhau như thế.
01/01/2015(Xem: 8438)
Video: Pháp Hội Thù Ân 2014 - Phỏng vấn HT Thích Tuệ Sỹ
26/12/2014(Xem: 7399)
Về nguyên tắc, buông dễ hơn nắm, thả ra dễ hơn giữ lại. Thế nhưng, trên thực tế, có mấy ai chịu thả; người ta thích khư khư nắm giữ, dù biết rõ càng giữ thì càng đau khổ. 1. Tôi có một người bạn. Một hôm, bạn ấy gọi điện báo bạn ấy sắp… chết! Tôi hỏi tại sao? Bạn ấy thều thào: Hãy đến đây đi, một chút thôi!
26/12/2014(Xem: 8000)
Năm nay cũng như mọi năm tôi đều nhận được tin nhắn chúc mừng Giáng sinh từ những người bạn thậm chí là những người Phật tử, trớ trêu thay tôi là một tu sĩ Phật giáo. Với tinh thần cởi mở của giới trẻ Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá, văn hoá phương Tây đã ảnh hưởng rất mạnh mẻ đến đời sống của họ về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến cả nền văn hoá của một đất nước trong đó điển hình nhất là lễ Giáng Sinh và Halloween.
25/12/2014(Xem: 7028)
Ngày chủ nhật vẫn hối hả, vẫn đan xen sọc ca-rô những dòng xe. Bỗng nhiên trên đường phố Sài Gòn xuất hiện 24 thành viên trẻ trung vui nhộn mặc áo cam tươi tắn đầy sức sống. Họ đạp xe đạp. Họ mang theo bao tải đựng rác, găng tay và dụng cụ nhặt rác. Vâng! đó chính là những thành viên CLB Sách Thái Hà. Những con người với nhiệt huyết của tuổi trẻ mong muốn xây dựng một cộng đồng ý thức "xanh" và sống "xanh".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]