Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhật Ký Giáo Dưỡng: Tu là để biết chính mình

29/11/201722:13(Xem: 5937)
Nhật Ký Giáo Dưỡng: Tu là để biết chính mình
NHẬT KÝ GIÁO DƯỠNG - TU LÀ ĐỂ BIẾT CHÍNH MÌNH
THEO TRUYỀN THỐNG THIỀN TÔNG VIỆT NAM
thien hanh 2
Buổi vấn đáp ngoài trời. Ảnh BXK
NHẬT KÝ GIÁO DƯỠNG – 
TU LÀ ĐỂ BIẾT CHÍNH MÌNH THEO TRUYỀN THỐNG THIỀN TÔNG VIỆT NAM


thien hanhThiền hành - ảnh lấy trên Nhà văn Trần Kiêm Đoàn's fb 


Cuối tuần qua, chúng tôi lại có duyên tham dự Khoá tu học mùa Thu hằng năm của Thiền Viện Diệu Nhân ở Rescue, CA. Khoá tu năm nay có chủ đề: Tu Là Biết Mình. Thiền viện này là một chi nhánh của Thiền Tông Việt Nam từ trong nước do Đại Lão Hoà Thượng Thích Thanh Từ dung hợp từ thập niên 70's. Có thể nói, pháp môn Thiền Tông Việt Nam cuối thế kỷ 20 xuất xứ từ Tu Viện Chân Không (1970-1986) và Thiền Viện Thường Chiếu từ năm (1974 cho đến nay) do Ngài chủ trương và hướng dẫn. Vì chúng tôi, chỉ được nhân duyên tu học có hai ngày mà lại bán trú nên có thể những gì chúng tôi viết và cảm nhận ở đây không đầy đủ. Vậy mong quý vị rộng lượng mà hoan hỷ.
Khác với những chi nhánh Thiền tông khác ở Trung Hoa (Ví dụ như TàoĐộng, Lâm Tế, Quy Ngưỡng… Thiền tông Việt Nam mà Hoà thượng đề xướng có ba dòng tư tưởng hay 3 cái mốc thời gian lớn, đó là thời Ngài Nhị Tổ Huệ Khả thời Ngài Lục Tổ Huệ Năng, và dĩ nhiên cũng là quan trọng nhất đó là cái mốc cuối cùng, Đức Vua Trần Nhân Tông (1258-1308), Sơ Tổ Trúc Lâm. Lúc bấy giời Ngài dung hợp tinh hoa của các nhánh Thiền thiện hành như Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường để thành lập phái thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Theo cuốn sách, Thiền Tông Việt Nam, Đại Lão Hoà Thượng Thích Thanh Từcho biết sự dung hợp này từ ba vị tổ sư thiền, “Nơi Nhị Tổ, chúng tôi ứng dụng pháp an tâm. Nghĩa là biết rõ tâm suy tưởng lâu nay là hư ảo, không để nó đánh lừa, lôi dẫn chúng ta chạy theo trần cảnh, nên nói "Vọng tưởng không theo". Mỗi khi nó dấy lên đều biết rõ như vậy. Một khi hành giả nhận diện bản chất hư ảo của chúng thì chúng tự biến mất…” Rồi Ngài tiếp,
…Với Lục Tổ, chúng tôi ứng dụng sáu căn không dính mắc sáu trần làm hướng tiến tu. Đó là câu "Bất ưng trụ sắc sanh tâm..." trong kinh Kim Cang được Ngũ Tổ giảng cho Lục Tổ. Nhưng làm sao căn không dính trần? Đương nhiên phải dùng trí tuệ Bát-nhã quán chiếu, thấy các pháp duyên hợp hư dối như huyễn như hóa. Vì thế trong kinh Pháp Bảo Đàn, sau phẩm Hành Do là đến phẩm Bát-nhã. Nhờ trí tuệ Bát-nhã soi rọi thấy rõ các pháp duyên sanh, không có chủ thể (vô ngã), không cố định (vô thường) nên tâm không nhiễm trước sắc... do đó căn, cảnh không dính mắc nhau. Căn, cảnh không dính mắc nhau là Vô Niệm, Vô Tướng, Vô Trụ, đó là chủ trương của Lục Tổ.
         Lại có một cách khác, nếu hành giả kiến tánh như Lục Tổ, hằng sống với thể tánh bất sanh bất diệt của mình thì còn gì bận bịu với vọng tưởng hư dối, với sáu trần giả hợp. Đi đứng nằm ngồi không lúc nào rời tự tánh chính mình.Được thế thì ung dung tự tại, nên nói "đói ăn khát uống".
        - Đến Sơ Tổ Trúc Lâm, trong bài kệ "Câu Có Câu Không", đoạn thứ tư nói "Nón tuyết giày hoa, ôm cây đợi thỏ", là tinh thần Bát-nhã của Lục Tổ. Các pháp hư giả như nón tuyết, như đôi giày bằng hoa, tạm có rồi tan mất, mới thấy đẹp rồi héo xàu, có gì lâu bền. Nếu chấp giữ nó là người ngu, như kẻ "ôm cây đợi thỏ". Toàn thể pháp đối đãi đều không thật, do phương tiện bày lập, giống như dây sắn dây bìm, một phen cắt đứt chúng mới là an vui tự tại.Đấy là tinh thần hai câu kết của bài kệ "Cắt đứt sắn bìm, đó đây vui thích". Vừa dấy niệm là đối đãi, vừa thốt lời là đối đãi, nếu dứt hết đối đãi thì còn niệm nào để khởi, còn lời gì để nói. Đây là hằng sống thật với thiền.”
Nói tóm lại, Ngài chủ trương "Thiền, Giáo đồng hành" và nhấn mạnh rằng:
          “Để thấy rõ nét lối dung hợp pháp tu qua ba vị Tổ trên, chúng tôi cô đọng lại bằng những lối tu:
1. Biết vọng không theo, vì vọng tưởng là những tâm niệm hư ảo. 
2. Đối cảnh không tâm, vì nó là tướng duyên hợp giả dối tạm bợ. 
3. Không kẹt hai bên, vì đối đãi là không thật.
4. Hằng sống với cái thật, không theo cái giả, vì giả là luân hồi, thật là giải thoát. 
            Khoá tu này được sự chứng minh và giảng dạy của Ni Trưởng Trụ trì Thích Nữ Như Đức và Ni Sư phó Trụ trì Thích Nữ Hạnh Phước của Thiền Viện Viên Chiếu tại Việt Nam, Ni sư viện chủ Thiền Viện Diệu Nhân và Ni sư Thích Nữ Thuần Bạch, nguyên là Viện chủ Thiền Viện Diệu Nhân. Ngoài những vị giáo thọ rừng cột của Thiền Viện Diệu Nhân, Ni Sư Thích Nữ Thuần Chánh và Ni Sư Thích Nữ Thuần Hậu là những vị giáo thọ thuyết giảng từ bên Việt Nam qua hệ thống webcam cùng hướng dẫn những Phật tử xa gần hành trình và ứng dụng bốn lối tu học của Thiền Tông Việt Nam thật khéo léo và linh động hướng dẫn.
            Trong hai ngày chúng tôi tinh chuyên tu học; nhận thấy ở đó năng lượng tu tập của Đại chúng rất là cao và sự hành trì một cách nghiêm mật. (Xin xem chương trình tu học ở phần phụ mục). Trong không gian và thời gian ấy, trong đó có buổi Phật pháp vấn đáp cũng như những buổi thọ trai, chúng tôi thấy lòng từ của quý Ni sư thật mênh mông và ai ai cũng hoan hỷ, cảm nhận được sự an lành, vững chải và thanh thoát. Riêng chúng tôi, không biết nói gì hơn chỉ chia sẻ một chùm thơ nho nhỏ như là dấu mốc thời gian trong sự trải nghiệm của khoá tu này.
            Sáng sớm lên Thiền viện, chúng tôi không những được buổi bình minh êm ả nhẹ nhàng đón tiếp mà có cả vầng trăng mỉm cười vô sự. Rồi chúng tôi viết:

HƠI THỞ NHẸ
Sáng nay Trăng qua núi
Vẫn thanh tao nhẹ nhàng
Nhìn Trăng không dính mắt
Hơi thở này nhẹ tan.
            Sau khoá ngồi thiền dài 1 tiếng đồng hồ là buổi ăn sáng và đi thiền hành. Dưới sự hướng dẫn của Ni sư Thuần Bạch, hãy về với tự tánh của mình. Đây là dịp Phản Quan Tự Kỷ. Ngoài việc nhìn ra chính mình, chúng tôi còn thấy những cái đẹp chung quanh.
VẺ ĐẸP QUANH TA
Con đường mới quanh co khúc khuỷu
Từng bước chân thanh thản điềm nhiên
Cây cao thấp giữa thiên nhiên
Có cùng vẻ đẹp triền miên bạt ngàn!
            Sau phần, thiền hành lại là phần thiền toạ trước khi dùng trưa cũng theo nghi thức Thiền Tông Việt Nam. Lần này, thú thật, ngồi lâu lúc đầu, thân cũng hơi bất an, nhưng sau đó khắc phục được cái thân. Cái tâm an dần, như lời chỉ dạy Biết vọng không theokhởi lên bỏ xuống. Rồi sau buổi cơm trưa chay thật ngon và tinh khiết, là lúc chúng tôi có giờ tự do; thế là có thời gian và cơ hội cho chúng tôi thưởng thức không gian núi đồi yên tĩnh ở đây.
BỨC TRANH BAN TRƯA
Ngồi đây gió mát nắng hanh
Phong cầm sáu nhịp xanh xanh cõi này
Duy trì tỉnh thức quanh đây
Ô kìa thanh thoát áng mây qua đồi.
            Nhưng có lẽ hấp dẫn nhất là những buổi pháp thoại và những lúc hành thiền tự do dưới trời trăng mây gió.
NGỒI THIỀN DƯỚI TRĂNG
Ngồi Thiền gió mát trăng thanh
Lung linh ánh nguyệt 
Long lanh tâm mình.
Tâm lặng lẽ 
Giữa sinh linh
Rõ ràng thường biết 
Cõi tình 
Như Lai.
            Có những lúc, dường như chúng tôi cũng…
BẤT ĐỘNG
Trăng thanh vằng vặc sáng
Giữa núi đồi cỏn con
Tiếng côn trùng nỉ non
Phật ngồi yên bất động
Ta có đi trong mộng?
Hay thánh địa linh thiêng
Rõ ràng chốn thiền viên
Tâm bất sinh bất diệt
            Bất động để thấy gì bạn có biết…
NHÌN TRĂNG THẤY GÌ?
Nhìn trăng ánh sáng tám chiều
Tưởng gần, không phải, mỹ miều rất xa
Tịch lặng Phật tánh trong ta
Trở về tánh Phật rỗng rang nhiệm mầu
Thấy trăng tạp niệm trong đầu
Khởi lên, bỏ xuống dính đâu niệm này
Ánh trăng vằng vặc lung lay
Đều thân hơi thở mảy may nhẹ nhàng
Trăng vàng cùng gió mùa sang
Từ bi, tĩnh lặng bước ngang tâm mình
Rọi soi Phật tánh lung linh
Thường hằng thanh tịnh lặng thinh mỉm cười.
            Khi chúng ta có sự vắng lặng thanh thản ở tâm hồn, chúng ta có thể nhận chân ra nhiều điều. Phản quan tự kỷ cũng là vậy, không chạy theo những dục vọng bên ngoài, không bị dính mắt.  Khi chúng ta có khả năng biết vọng không theo (Let it be) thì chúng ta tăng tưởng thêm bước nữa đó là không dính mắt (Let it go) hay rõ ràng thường biết trong mỗi sát na vậy, thì chúng ta có thể trực chỉ chơn tâm. Ở đây, chúng tôi thấy Chơn Tâm đó là Phật tánh mà chúng tôi ví von là Mẹ. Có thể vì 'rứa', mà cuối cùng có lẽ chúng tôi thấy được Trăng là Mẹ và Mẹ là Phật; Tâm Mẹ là Tâm Phật và tất cả rồi cũng qua trời thái không mà thôi.
MẸ VẦNG TRĂNG THÁI KHÔNG
Mẹ vầng trăng sang tỏ
Soi nẻo đường con đi
Càng ngày con càng rỏ
Tâm Mẹ luôn từ bi.
            Trở lại Thiền Tông Việt Nam tại hải ngoại, có hai cơ sở tiêu biểu mà chúng tôi thường quên biết ở California đó là. Chư Tăng ở Thiền Viện Đại Đăng ở Basall, nam California và Chư Ni ở Thiền Viện Diệu Nhân ở Rescue, bắc California. Sự hành trì nghiêm mật của những nơi như thế là tương lai và hoài bảo của Phật giáo Việt Nam. Xin mời các bạn hãy cùng chúng tôi tham dự những khoá tu học kế tiếp. Xin hãy vào trang nhà www.dieunhan.net để tiếp thêm chi tiết. Cầu chúc tất cả quý độc giả sáu thời an lành.

Tâm Thường Định




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/02/2014(Xem: 10524)
Vào những ngày đầu năm, bên cạnh việc gặp nhau chúc tụng nhau những điều an lành, tự nhiên không ai bảo ai, mọi người đều háo hức lên chùa dâng lễ cầu an, ước nguyện mọi chuyện tốt đẹp đến với mình, với gia đình và với mọi người thân; mong sao những khổ đau, nghiệp chướng, báo chướng, tội chướng…
10/02/2014(Xem: 8887)
Thời gian qua nhanh, tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già, cái chết sẽ đến, không biết về đâu? Chúng ta chẳng dám nói rằng mình hiểu hết mọi lẽ nhân sinh cuộc đời, nhưng nếu có chút hiểu biết chân chính ta vẫn làm việc đóng góp, phục vụ mà vẫn sống thanh thản, thoải mái, an nhiên tự tại. Nếu ta để một ngày trôi qua lãng phí thì ta làm mất đi một ngàn ngày khác.
10/02/2014(Xem: 11503)
Thất tình lục dục là bảy thứ tình cảm được biểu lộ ra bên ngoài và là sáu việc ham muốn của một con người. Đó là nói theo căn bản, sâu xa hơn nữa còn có vô số vấn đề trong tình cảm. Thất tình lục dục ví như những cục nam châm khi gặp sắt; cũng vậy, tâm luyến ái lúc nào cũng muốn hút con người ta vào vòng lẩn quẩn, dính mắc của sự yêu thương và ghét bỏ.
10/02/2014(Xem: 6746)
Ngày mới tu tập tôi thấy mình giỏi quá, thông minh quá, cái gì mình cũng đúng còn mọi người đều sai. Tu thêm một thời gian nữa tôi mới phát hiện ra mình có lúc đúng lúc sai và mọi người khác cũng vậy. Nay tu thêm nữa rồi mới thật sự ngộ ra rằng, mọi
10/02/2014(Xem: 22732)
Lama Thubten Yeshe sinh năm 1935 tại Tây Tạng. Mới sáu tuổi, Ngài đã vào học tại Sera Monastic University ở Lhasa, một trong những tu viện lớn và nổi tiếng của Tây Tạng. Ngài học tại đây tới năm 1959
10/02/2014(Xem: 11902)
Cảnh sát thường phục bao phủ chung quanh khách sạn sang trọng ở Delhi, điện thoại di động kêu răng rắc trong tay. Sau việc kiểm soát an ninh thường lệ, chúng tôi được dẫn vào trong một phòng ngoài và được lịch sự yêu cầu chờ đợi
10/02/2014(Xem: 10313)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Nhưng tại sao gần đây, ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc
09/02/2014(Xem: 9233)
Lại nữa Long vương, nếu xa lìa ác khẩu thì được thành tựu tám món tịnh nghiệp. Những gì là tám? 1. Lời nói không trái pháp độ. 2. Lời nói đều lợi ích. 3. Lời nói hợp lý đạo. 4. Lời nói đẹp khéo. 5. Lời nói có thể lãnh thọ thừa hành. 6. Lời nói được tin dùng. 7. Lời nói không thể chê. 8. Lời nói được ưa thích.
09/02/2014(Xem: 13340)
Tục ngữ Việt nam có những câu: “Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hoặc: “Tiếng chào cao hơn cổ” hoặc “Ngọt mật chết ruồi”. .v. v... Những câu tục ngữ này chứng tỏ sự lợi hại của lời nói có thể có ảnh hưởng thu phục nhân tâm, hoặc tạo nên nguy hiểm chết người, và từ đó gây nên những nghiệp quả không tốt.
08/02/2014(Xem: 11547)
Nhà sư Phật giáo sống như thế nào sau cánh cửa thiền? Đây là điều mà người bình thường cả Đông lẫn Tây đều khó có điều kiện được biết. Thỉnh thoảng, mới có người may mắn được hầu chuyện một nhà tu hành để có một ít nhận thức về thế giới của người tu hành
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]