Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tạ Ơn Trong Ý Thiền

24/11/201708:01(Xem: 5337)
Tạ Ơn Trong Ý Thiền


le ta on

Tạ Ơn Trong Ý Thiền

Nguyên Giác

Trong tuần lễ mùa Tạ Ơn tại Hoa Kỳ, ý nghĩa ban đầu cũng đã nhạt dần. Và nhiều phần đã biến đổi.Lễ Tạ Ơn đầu tiên tại Hoa Kỳ thực hiện vào tháng 10/1621, tức là cách nay 396 năm. Lúc đó, bữa tiệc Lễ Tạ Ơn Đầu Tiên kéo dài 3 ngày, với 90 thổ dân da đỏ (chữ bây giờ, gọi lịch sự là Người Mỹ Bản Xứ, Native American) và 53 người Pilgrims (những người  Châu Âu chạy sang Hoa Kỳ tỵ nạn, thuộc một hệ phái Ky tô bị truy bức). Bây giờ, hình ảnh này đã gấp nhiều lần đảo ngược. Lúc đó, dân da đỏ trong bữa tiệc đônggấp hai lần di dân từ Châu Âu, và bây giờ có thể gọi là, chưa bị diệt chủng là may rồi. Ngày xưa, có lẽ chỉ chừng vài mươi con gà tây lên bàn tiệc. Bây giờ, trung bình 46 triệu gà tây bị làm thịt cho các bữa tiệc Lễ Tạ Ơn tại Hoa Kỳ.

Trong bài này, chúng ta sẽ nhìn về một số hình ảnh tạ ơn trong nhà Phật. Nơi đây, sẽ không có bữa tiệc nào để làm vui khẩu vị, và cũng không có chúng sinh nào bị đưa lên bàn tiệc.

Cuối một khóa Thiền thất dài một tuần lễ, Thiền sư Tuyên Hóa (1918-1995) kết luận:

“Bây giờ, chúng ta đã hoàn mãn. Mời mọi người đứng dậy, chúng ta sẽ lạy Phật ba lần để tạ ơn Ngài. Chúng ta tạ ơn Đức Phật bởi vì, ngay cả nếu chúng ta chưa có chứng ngộ lớn, chúng ta đã có được chứng ngộ nhỏ. Và nếu chúng ta không có chứng ngộ nhỏ nào, ít nhất chúng ta đã không bệnh. Vâng, nếu chúng ta bệnh, ít nhất chúng ta đã không chết. Do vậy, hãy cùng nhau tạ ơn Đức Phật.”

Khi một nhà thơ nhìn về lý vô thường, một câu hỏi có thể nêu lên: Có cách nào để thâm cảm ngày tháng trôi qua chăng?

Thiền sư Nhật Bản Ryokan (1758–1831) có một bài thơ tuyệt vời như sau:

.

Hòa vào gió,

tuyết rơi;

hòa vào tuyết,

gió thổi.

Bên lò sưởi,

duỗi thẳng cẳng,

bất động với thời gian

trong căn lều này.

Đếm ngày trôi qua,

cũng thấy rằng tháng Hai

đã tới và đi

hệt như một giấc mơ.

.

Cũng nói về giấc mơ và lòng biết ơn, một nhà thơ Phật tử Hoa Kỳ thời đương đại không nói gì về những tháng ngày tuyết rơi gió thổi, nhưng nói về ngày hè nghĩ về lời Đức Phật dạy.

Nhà văn Mary Oliver (sinh năm 1935) đã có những tác phẩm thắng giải thưởng về sách hay National Book Award và giải Pulitzer Prize. Bài thơ sau đây của bà có nhan đề là DREAMS (NHỮNG GIẤC MƠ). Khi dịch sẽ giữ y cách viết chữ hoa như bài thơ nguyên tác tiếng Anh. Câu áp chót nói về chim cú màu trắng; thực tế, chim cú thường màu đen, hoặc xám, hoặc đốm nâu. Chim cú lại sống về đêm, không liên hệ gì tới ngày hè. Có lẽ muốn nói rằng sự tỉnh giác theo lời Đức Phật dạy sẽ biến đêm và dòng sông trở thành ngày hè và cánh đồng (chỉ suy đoán thôi). Bài thơ hiển nhiên là để bày tỏ lòng biết ơn Đức Phật.

.

NHỮNG GIẤC MƠ

Lòng Biết Ơn

Tôi Muốn Viết Một Điều Gì Rất Mực Đơn Sơ

Những Dòng Được Viết trong Những Ngày Bóng Tối Lan Ra

Có Thể Là

Tỉnh Thức

Đêm và Dòng Sông

Bài Thơ

Bài Thơ Bất Cẩn

Ngày Hè

Lời Dạy Cuối của Đức Phật

Chim Cú Trắng Bay Vào và Ra Cánh Đồng

Ngỗng Trời.

.

Trong Kinh Tăng Chi Bộ, bản Việt dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu (Aṅguttara Nikāya, XI. Phẩm Các Hy Vọng - 1–12. Hy Vọng), ghi lời Đức Phật dạy về lòng biết ơn như sau:

Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai? Người thi ân trước và người biết nhớ ơn đã làm. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời...”

Cũng trong Kinh Tăng Chi Bộ, bản Việt dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu (Aṅguttara Nikāya - IV. Phẩm Tâm Thăng Bằng - 1–11. Đất), ghi lời  Đức Phật dạy về lòng biết ơn như sau:

Này các Tỷ-kheo, thế nào là địa vị bậc không phải Chân nhân? Người không phải Chân nhân, này các Tỷ-kheo, không biết ơn, không nhớ ơn. Đối với những người độc ác, đây là đặc tánh của họ được biết đến, này các Tỷ-kheo, tức là không biết ơn, không nhớ ơn. Đây hoàn toàn là địa vị kẻ không Chân nhân, này các Tỷ-kheo, tức là không biết ơn, không nhớ ơn. Còn bậc Chân nhân, này các Tỷ-kheo, là biết ơn, là nhớ ơn. Đối với những thiện nhân, đây là đặc tánh của họ được biết đến, này các Tỷ-kheo, tức là biết ơn, nhớ ơn. Đây hoàn toàn là địa vị bậc Chân nhân, này các Tỷ-kheo, tức là biết ơn, nhớ ơn.

Có hai hạng người, này các Tỷ-kheo, ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và Cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, này các Tỷ-kheo, nếu một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm, cho đến trăm tuổi; nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội, và dầu tại đấy, mẹ cha có vãi tiểu tiện đại tiện, như vậy, này các Tỷ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Hơn nữa, này các Tỷ-kheo, nếu có an trí cha mẹ vào quốc độ với tối thượng uy lực, trên quả đất lớn với bảy báu này, như vậy, này các Tỷ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng chúng lớn, giới thiệu chúng vào đời này. Nhưng này các Tỷ-kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn an trú các vị ấy vào lòng tin; đối với mẹ cha theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào thiện giới; đối với mẹ cha xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào bố thí; đối với mẹ cha theo ác trí tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào trí tuệ. Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, là làm đủ và trả ơn đủ mẹ và cha.”

Có một điểm độc đáo trong Phật Giáo là lòng biết ơn thiên nhiên.

Trong sách “Hành Hương Xứ Phật,” tác giả Phạm Kim Khánh kể rằng Đức Phật bày tỏ lòng biết ơn cây bồ đề đã che mưa đỡ nắng cho Ngài suốt thời gian chiến đấu để thành đạt Đạo Quả, Ngài đứng cách một khoảng xa để chăm chú nhìn cội bồ đề trọn một tuần không nháy mắt. Về sau, nơi Đức Phật đứng trọn tuần lễ để nhìn cây bồ đề, Vua Asoka (A Dục) có cho dựng lên một bảo tháp kỷ niệm gọi là Animisalocana Cetiya.

Trong một tiền kiếp, Đức Phật khi mang thân một con chim két đã bày tỏ lòng biết ơn một vườn cây.

Tích truyện Kinh Pháp Cú kệ 32 kể về trưởng lão Thera Nigamavasi Tissa.

Ngài sinh trưởng trong một thị trấn nhỏ gần thành Savatthi. Sau khi trở thành một vị sư, ngài sống rất đơn sơ, rất ít nhu cầu. Khi đi khất thực, ngài thường tới ngôi làng nơi các thân nhân của ngài cư ngụ và nhận bất cứ thứ gì họ cúng cho ngài. Ngài tránh các sự kiện lớn. Ngay cả khi Trưởng giả Cấp Cô Độc và Quốc vương Pasenadi của Kosala làm các lễ cúng dường lớn, ngài cũng không tham dự.

Một số vị sư thắc mắc vì ngài ưa gần thân nhân và vì ngài không chịu tham dự các lễ cúng dường lớn do Trưởng giả Cấp Cô Độc và Quốc vương Pasenadi tổ chức. Khi chuyện kể tới Đức Phật, mới triệu ngài Nigamavasi Tissa tới và hỏi. Trưởng lão trình với Đức Phật rằng ngài tới làng các thân nhânchỉ để khất thực, nhưng khi thấy đủ thực phẩm là thôi, không đi thêm, và rằng ngài không bận tâm chuyện thực phẩm ngon hay dở.

Đức Phật ca ngợi ngài Nigamavasi Tissa trước hội chúng, và nói rằng sống hạnh ít muốn và biết đủ là hạnh của Đức Phật và các bậc Thánh, và nói rằng  tất cả các sư phải nên như thế. Rồi Đức Phật kể chuyện tiền thân.

Một thời, vua chim két sống trong một vườn cây sung bên bờ sông Hằng, với nhiều chim két thần dân. Khi trái cây bị ăn hết, tất cả các chim két rời bỏ vườn cây, chỉ trừ vua chim két tự biết đủ với bất cứ những gì còn trên cây, cho dù là chồi, mầm, lá hay vỏ cây. Đế thiên Sakkathấy như thế, mới thử xem giới hạnh của vua chim két, dùng thần lực làm cho cây héo rụi. Kế tiếp, Đế thiên Sakka hóa thân làm một con ngỗng bay tới hỏi vua chim két là vì sao không chịu rời bỏ cây khô, trong khi các chim khác đã bay đi hết, và tại sao không tìm các cây khác mang trái. Vua chim két trả lời, “Bởi vì lòng biết ơn đối với cây này, tôi không bỏ đi, và khi nào tôi còn có thể kiếm đủ ăn để sống, tôi sẽ không  rời bỏ cây đi. Tôi cảm thấy sẽ là vô ơn khi rời bỏ cây này, mặc dù cây đã mất sức sống.”

Thán phục, Đế thiên Sakka hiện lại thân vua trời, lấy nước sông Hằng tưới vào cây héo, và tức khắc cây tươi trở lại, cành xanh trở lại và đầy trái.

Vua chim két đó là tiền thân Đức Phật. Còn tiền thân của tỳ kheo Anuruddha là Đế thiên Sakka. Kế tiếp, Đức Phật đọc lên bài kệ 32 trong Kinh Pháp Cú, bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu là:

32. “Vui thích không phóng dật,

Tỷ kheo sợ phóng dật,

Không thể bị thối đọa,

Nhất định gần Niết Bàn.”

Nghe như thế, Trưởng lão Tissa liền đắc quả A La Hán.

Trong bản chú giải ghi rằng “không bị thối đọa” (will not fall away) là vững vàng trong pháp Thièn Chỉ và Quán (Tranquillity and Insight Development).

Chúng ta nhìn thấy rằng, Đức Phật đã biết ơn một cội cây che mưa nắng cho ngài, và ngay tới một con chim cũng biết ơn một cây sung nơi chim một thời ăn trái.

Huống gì là, chúng ta đang mang bốn ơn vô cùng lớn: ơn ba mẹ, ơn thầy bạn, ơn đất nước, ơn chúng sanh…

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/09/2020(Xem: 5759)
Trước, lúc mà Cạp mỗ ngẫu hứng chĩa một ngón tay vào ngoáy rốn pho tượng ngài Bố Đại Hòa Thượng (được cho là hóa thân của đức Di Lặc Tôn Phật) ở một ngôi chùa miền quê thanh vắng, để cho người bạn chụp ảnh lưu niệm, xem lại ngay trên máy, liền bật cười và quất ngay mấy câu lục bát: Ta cười suốt tháng quanh năm Cười ba vạn kiếp số hằng hà sa Cù léc rốn, xức cù là? Dụng công chi rứa bởi ta vốn cười!
04/09/2020(Xem: 6505)
' Cha là Phật giữa đường trần Mẹ là Phật giữa vạn lần ngược xuôi.. Đêm đêm thắp ngọn đèn trời Cầu cho Cha Mẹ sống đời với con..''
04/09/2020(Xem: 6548)
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật! Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni! Kính thưa quý vị Phật tử! Nhân mùa Vu-lan năm 2020, con xin đảnh lễ, kính chúc chư Tôn đức Tăng Ni thêm một tuổi đạo, thành công hơn nữa trong các Phật sự, nhằm mang lại lợi ích và phúc lạc cho nhân sinh. Con kính chúc các bậc làm cha mẹ thêm một tuổi đời, làm nền tảng đạo đức và hạnh phúc cho con cháu trong gia đình và họ tộc. Con kính chúc tất cả các anh chị, các cháu thanh thiếu niên, đề cao đạo lý hiếu kính cha mẹ ông bà, thể hiện tinh thần tự lập, xa lánh các thói hư tật xấu, các thói quen nghiện ngập, hưởng thụ ăn chơi, để sống một cuộc đời hữu ích, và làm cho cha mẹ được hạnh phúc hiện tiền. Nhờ đó, có một tương lai tươi sáng.
04/09/2020(Xem: 8350)
Mật hạnh là pháp môn bất nhị tăng thêm phẩm hạnh, viên mãn đạo đức. Ví như ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh của Đức Phật; mỗi ngày cầm bình bát khất thực, rửa chân ngồi thiền, hành hóa thuyết pháp, khiến chúng sinh nhập Phật tri kiến, chính là mật hạnh; lại ví như La-hầu-la (Rāhula) sám hối sửa lỗi, giữ vững thanh tịnh giới hạnh, trở thành đệ nhất mật hạnh trong đệ tử Phật; Đại Ca-diếp trú ở xứ Lan-nhã, tịch tịnh thiểu dục, trên hội Linh Sơn1 diệu khế chân như pháp tính, cũng là mật hạnh; Tu-bồ-đề (Subhūti) quán không nghênh Phật, cũng là mật hạnh. Những việc làm nghĩa tình của người xưa như chia cháo cứu đói, xây cầu làm đường, đào giếng lấy nước, thắp đèn dâng trà, bố thí quan tài cho người chết, cứu trợ giúp đỡ, đều là mật hạnh gieo trồng phước đức. Gọi là “lân nga bất điểm đăng, vi thử thường lưu phạn” (vì thương những con thiêu thân không đốt đèn vào ban đêm, vì sợ chuột không có thức ăn thường để lại một ít thức ăn), tức là khắc họa (miêu tả) tốt nhất về lòng từ bi rộng khắ
02/09/2020(Xem: 6373)
Á hậu Trương Thị May lễ chùa, phóng sinh mùa Vu lan Chị em Á hậu Trương Thị May cùng mẹ và bà ngoại mặc đồ lam, áo dài đi lễ chùa, phóng sinh dịp Vu Lan.
02/09/2020(Xem: 6946)
Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã phát ngôn kiên quyết kêu gọi về việc “Hán hóa” (Sinicization,漢化) Phật giáo Tây Tạng. Ảnh: hindustantimes.com Theo truyền thông quốc gia Trung Hoa đưa tin hôm thứ Bảy, ngày 29 tháng 8 vừa qua, Ngài Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát ngôn kiên quyết kêu gọi về việc “Hán hóa” (Sinicization,漢化) Phật giáo Tây Tạng tại Tây Tạng.
30/08/2020(Xem: 7221)
Tựa bài không có gì mời gọi người đọc, nên có lẽ, chỉ vị nào đang rảnh rang lắm mới thử lướt xuống xem, viết cái gì vậy? Hay chỉ là thực đơn của tiệm bánh nào bay lạc vào? Xin nghiêm túc thưa, đây là lời mở đầu một lần giảng pháp của giảng sư, trong một mùa An Cư Kiết Hạ tại Nam Cali.
30/08/2020(Xem: 7592)
Ngày xưa, sau khi Đức Phật chứng Đạo, tại sao Ngài không mở trường Thiền để có thể dạy hàng ngàn, hàng vạn người cùng một lúc? Ngược lại, Ngài chỉ vân du từ nơi này sang nơi khác, tùy căn cơ khai thị cho những người hữu duyên Ngài gặp trên đường? Đơn giản vì trình độ, hoàn cảnh và cơ địa mỗi người một khác, nên đức Phật ngay nơi mỗi người khai thị pháp mà người đó đang trải nghiệm, và vì vậy chỉ người đó mới thật sự biết đức Phật đang chỉ dạy điều gì, người khác có nghe hay đọc lại kinh điển tường thuật thì cũng chỉ để tham khảo hay suy luận mà thôi.
30/08/2020(Xem: 6695)
Khúc đàn Khổng-Vọng-Vi là tiếng khóc của Đức Khổng Tử, tiếc thương người đệ tử thân yêu Nhan Hồi, mệnh yểu mà chết sớm khi tuổi còn thanh xuân. Tiếng khóc bộc lộ tình thầy trò cực kỳ thắm thiết, cực kỳ cảm động đó đã chạm vào những giây tơ mà bật lên âm thanh, truyền cảm tới thẳm sâu tâm linh hậu thế.
29/08/2020(Xem: 7227)
Có một truyền thuyết kỳ lạ, nhưng có lẽ ít được biết đến bởi người Mông Cổ về một con voi xanh, đã góp phần xây dựng một Bảo tháp Phật giáo khổng lồ tại Ấn Độ cổ đại. Con voi lao động cả đời để xây dựng công trình Phật giáo, nó làm việc đến kiệt sức. Tuy nhiên, những nỗ lực của nó vẫn bị bỏ qua, và ngay cả vị Lạt Ma cấp cao đến cúng dường Bảo tháp cũng quên cảm ơn nó. Con voi vô cùng tức giận và phát lời thề rằng, sẽ phá hủy Phật giáo ba lần trong những lần tái sinh sau đó của nó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]