Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hành Trình Về Con Đường Giáo Dục Của Phật Giáo

05/11/201707:03(Xem: 7714)
Hành Trình Về Con Đường Giáo Dục Của Phật Giáo


Duc The Ton 2
Hành Trình Về Con Đường Giáo Dục Của Phật Giáo
Thích Như Điển

 

Nếu nói về việc học, việc tu của chư Tăng Ni Phật Giáo thì tự ngàn xưa Đức Phật đã là một bậc Thầy vĩ đại đảm trách làm một Hướng đạo sư cho mọi người quy về. Trên từ những vị xuất gia, dưới đến vua, quan và thứ dân, ai ai cũng một lòng quy ngưỡng về giáo lý thậm thâm vi diệu ấy. Mục đích chính của việc tu tập là thoát ly khỏi cảnh giới khổ đau nầy, để trở về với bản lai diện mục thanh tịnh, giải thoát của mỗi người. Đức Phật cũng đã từng nói rằng: “Ta chỉ là một Đạo Sư”, nghĩa là một kẻ dẫn đường. Kẻ dẫn đường ấy chính là Thầy của chúng ta và bất cứ ai trong đời nầy dẫn được ta đi vào Đời hay vào Đạo đều là Thầy của chúng ta cả.

Đầu tiên chúng ta cũng nên phân tích thế nào là giáo dục và thế nào là sư phạm? Hai từ nầy có giống nhau hay khác nhau ở điểm nào, để từ đó chúng ta có một cái nhìn thiết thực hơn về con đường hoằng pháp cũng như việc giáo dục của Phật Giáo như thế nào mới đúng với khế lý và khế cơ của mọi người, để có thể tiêu thụ và xay nhuyễn lại những gì đã tu và đã học nhằm thăng hoa đời sống tâm linh của mình. Đấy chính là chìa khóa để mở cánh cửa tâm hồn của mỗi chúng ta. Chữ giáo có nghĩa là dạy, chỉ bày; chữ dục có nghĩa là nuôi, dưỡng, mong muốn được trưởng thành. Nếu định nghĩa chung lại cả hai chữ giáo dục trong cương vị của một người Thầy có nghĩa là: Dạy dỗ, mong muốn (người học trò) trở thành (người hữu dụng) qua sự chỉ bày, dạy dỗ của mình. Là một người Thầy, chúng ta phải có những bổn phận ấy, nếu không là vậy thì sẽ như người xưa thường nói: “Giáo bất nghiêm, sư chi đọa” Nghĩa là việc dạy dỗ không nghiêm khắc thì vị Thầy ấy đã hỏng rồi. Làm Thầy mà hỏng thì học trò sao nên được. Do vậy người Thầy xuất gia hay vị giáo sư ngoài đời cũng không khác nhau mấy về chủ đích nầy.

Sư phạm nghĩa là một người Thầy mô phạm, đi dạy có giáo trình và làm đúng với lương tâm nghề nghiệp của mình. Dạy học trò không vì đồng lương kiếm được mà dạy học là thể hiện tinh thần mô phạm của một con người ở trường học cũng như ở trong chùa. Có nhiều vị Thầy giảng rất hay, nhưng Phật tử sau khi nghe thời giảng ấy rồi, họ bảo với nhau rằng: “Vị Thầy đó không có sư phạm”. Vậy sư phạm cũng có nghĩa là mình giảng làm sao cho người khác nghe hiểu điều của mình nói, chứ không phải giảng điều của mình hiểu. Điều mình hiểu và điều học trò hiểu hai việc nầy không giống nhau. Điều ấy có nghĩa là: Vị Thầy quá say sưa giảng về tánh Không, trong khi đó thì Phật tử cũng nghe với tâm không. Đó là không hiểu gì hết. Như vậy việc thuyết pháp hay dạy dỗ ấy liệu có ích lợi gì cho người nghe và người học? Cũng có nhiều vị giảng sư khi vào đề rất hay, nhưng cái kết của buổi giảng thì đi lạc đề mất. Chính vị giảng sư đó cũng không biết là mình đã giảng những gì, thì làm sao học viên có thể nắm bắt được điều của mình đã giảng. Đây là vấn đề then chốt của sư phạm.

 

Việc hoằng pháp của chư Tăng Ni hải ngoại hay trong nước ngày nay đòi hỏi vị giảng sư phải thông thạo nhiều ngoại ngữ và đặc biệt là pháp hành quan trọng hơn cả pháp học nữa. Nếu vị giảng sư ấy chỉ thao thao bất tuyệt về một đề tài nào đó, nhưng xét ra việc hành trì vị nầy thiếu, thì kết quả sẽ không được hiệu nghiệm nhiều, nếu có chăng đi nữa, nó chỉ như là một vị giáo sư ở trường đời, chứ không phải là một vị giảng sư của Phật giáo.

Như vậy giữa giáo dục và sư phạm có nhiều điểm giống nhau mà cũng có nhiều điểm khác nhau. Ở ngoại quốc như nước Đức nầy, tại Đại học người ta hay chia ra nhiều loại giáo dục khác nhau như: Giáo dục thiếu niên, giáo dục người lớn, giáo dục đặc biệt v.v… rồi từ đó họ chia ra ngành cũng như nhiều phạm vi chuyên môn khác. Trong khi đó ở Việt Nam chúng ta trong thời gian trước đây, tất cả học sinh đều dồn chung vào một trường, hay một lớp, không có những trường đặc biệt dành cho người có năng khiếu hay trường đặc biệt dành cho những người học nghề hay những trẻ khuyết tật. Ở tại Đức, ngay từ tiểu học, nhà trường đã định hình là đứa trẻ đó sẽ hướng đến sự học chữ hay học nghề. Từ đó người học trò, rồi sinh viên sau nầy ai ai cũng dễ tự làm chủ cho con đường học vấn của mình. Còn ở nước ta, ngay trong hiện tại hành trình về sự giáo dục của Phật giáo và ngay cả thế học cũng chưa định hình rõ về phương diện nầy, nên khó biết được khả năng của từng người học trò mà ngành giáo dục phải biết tiên liệu cho tương lai của những học viên ấy. Đa phần lớp người xuất gia cũng như lớp học ở đời đều xếp chung vào một lớp, ai giỏi thì tự vươn mình đi lên, ai dở thì chịu chết, ngụp lặn trong biển của chữ nghĩa hay phương trình toán học v.v…

Có nhiều vị Thầy có bằng cấp Đại học, nhưng sở học và sở tu chưa đi đến đâu, thế mà đã vội kết luận là: Đức Phật đã nói cái nầy, Đức Phật không nói cái kia v.v… nói như thế để chứng minh mình là người có học, nhưng cuối cùng điều ấy đã chứng minh cho thấy rằng vị ấy đã chẳng đọc hết qua Tam Tạng Kinh Điển của Đại Thừa lẫn Tạng Kinh Nam Truyền, thì làm sao có thể nói là đúng được, dầu cho vị Thầy ấy có bằng cấp nào đi chăng nữa. Nếu vị Thầy ấy nói rằng: Theo tôi nghĩ là như vậy, như vầy… thì được chứ không nên gán cho Đức Phật hay các vị Tổ nói như thế. Phật không nói như vậy, Tổ không bày như thế, chỉ có vị Giảng Sư ấy nói như vậy mà thôi. Ở đây chưa có vị nào đọc hay nghe hết 25.000 trang kinh của Nam Truyền gồm: Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kính, Tăng Chi Bộ Kinh và Tiểu Bộ Kinh với 13 tập thì làm sao dám kết luận như vậy được. Còn Đại Thừa ư! Nó mênh mông vô tận. 250.000 trang kinh được dịch ra tiếng Việt từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh với 203 tập, mỗi tập trên dưới cả 1.000 trang như: Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm, Tạp A Hàm và những bộ kinh khác như Hoa Nghiêm, Bát  Nhã, Pháp Hoa, Niết Bàn. Rồi nào là luật nầy, luận kia nữa v.v… Do vậy người có văn hóa, có sư phạm, có sự đào tạo qua việc giáo dục thì không có ai có thể dám quả quyết được rằng mình đã hiểu hết lời Phật dạy trong từng hằng trăm ngàn trang kinh như thế, chứ chưa nói đến việc nhớ nghĩ và hành trì nữa. Quả là một điều khó khăn vô cùng.

Ngày xưa trong các chùa viện ở Việt Nam, Đại Hàn, Nhật Bản đều nương vào chữ Hán để giáo dục cho Tăng, Ni sinh khi vào chùa tu học và chính từ cái vốn Hán học nầy mà đã có rất nhiều những vị Thầy xuất thân từ nông dân hay giai cấp thấp hơn trong xã hội trở thành những vị Tổ Sư đã nổi tiếng ở nhiều thời. Như vậy chữ Hán nó không có tội, nếu có chăng do người xử dụng ngôn ngữ nầy để làm gì mà thôi. Có nhiều người lại cho rằng: Việt Nam chúng ta cần phải dùng mẫu tự La Mã tuyệt đối thì xã hội mới tiến bộ. Điều nầy đúng hay sai, sau 400 năm chữ quốc ngữ, chúng ta có thể trả lời được việc ấy rồi. Trong khi đó Nhật Bản và Hàn Quốc, họ vẫn dùng chữ Hán đọc theo âm Nhật và âm Hàn, ngoài ra họ còn sáng tạo thêm nhiều âm vận cũng như cách viết cách tân từ chữ Hán để được Nhật hóa và Hàn hóa, mà ngày nay hai nước nầy họ tiến còn xa hơn những nước kỹ nghệ Tây phương như Anh, Pháp, Đức hay ngay cả Mỹ nữa. Như vậy ngôn ngữ nó không có tội tình gì hết, nếu có chăng chỉ do người xử dụng nó mà thôi.

Trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam về cơ sở giáo dục của Phật giáo chúng ta đã có những nơi như Ký nhi viện, Cô nhi viện, Vườn trẻ, trường Tiểu học, trường Trung học Bồ Đề, Đại học Vạn Hạnh v.v… chỉ trong vòng hơn 20 năm thôi (1954-1975), Giáo Hội chúng ta đã đào tạo ra không biết bao nhiêu người Tăng sĩ cũng như Cư sĩ giỏi giang để ra gánh vác việc đời việc đạo. Trong khi đó từ năm 1975 đến nay đã hơn 40 năm trôi qua như thế, riêng về Đại Học Phật Giáo hầu như chúng ta chưa có một nơi nào đào tạo ra Tiến sĩ hay Cao học Phật Học. Thử hỏi như thế thì con đường giáo dục cũng như hoằng pháp của Giáo Hội, của Phật giáo sẽ đi về đâu? Năm 1972 khi tôi đến Nhật du học. Lúc ấy toàn cõi nước Nhật đã có gần 1.000 Đại Học, mà Phật giáo đã chiếm gần 100 trường rồi, còn ngày nay thì vô số kể. Nếu muốn nhìn sự tiến bộ của một dân tộc, một Đạo pháp thì phải nhìn ngay vào sự giáo dục của đất nước ấy. Nếu nền giáo dục, đào tạo không phát triển mà chỉ lo phát triển kinh tế và quốc phòng thì quốc gia ấy bao giờ mới có thể sánh vai cùng với thế giới hiện đại bên ngoài ngày nay?

Để kết luận cho bài nầy, theo thiển ý của tôi về vấn đề hành trình cho con đường giáo dục của Phật giáo kể cả ở trong lẫn ngoài nước, chúng ta phải có chương trình giáo dục cụ thể, có hiệu quả và năng xuất ngay từ bây giờ, mà vấn đề giáo dục phải đưa lên hàng đầu. Vì đầu tư cho sự giáo dục chúng ta cần nhiều thời gian cũng như tiền bạc hơn bất cứ loại đầu tư nào, ngay cả đầu tư về vấn đề kinh tế. Vì thế nhà Bác Học Albert Einstein cũng đã từng nói rằng: “Hãy đừng mong trở thành một người thành công, mà hãy trở thành một người có giá trị”. Giá trị của chúng ta là: Thực tu và thực học, chứ không phải giá trị ở bằng cấp hay chỗ đứng trong xã hội. Do vậy tôi vẫn thường hay nói với những vị đệ tử có bằng cấp của tôi rằng: “Sự học nó không làm cho người ta giải thoát được, nhưng nếu muốn mở cánh cửa giải thoát kia, không thể thiếu sự tu và sự học được”.

 

Phật giáo Việt Nam của chúng ta trong hiện tại ở trong cũng như ngoài nước cần đến pháp hành nhiều hơn là pháp học. Nếu có học mà không có sự hành trì thì con đường tu chứng dẫn đến sự giải thoát sanh tử luân hồi vẫn còn xa. Mong rằng đây chỉ là một đóng góp ý kiến nhỏ nhoi của mình cho việc trọng đại giáo dục của Phật giáo Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước và ngay cho bây giờ hay cả trong tương lai ở nhiều năm tháng nữa.


Viết xong vào ngày 4 tháng 11 năm 2017 tại Chùa Kim Quang, Paris, Pháp Quốc.


Phật Tử Thanh Phi Úc Châu sửa lại lỗi chính tả.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2019(Xem: 10647)
Vứt 1 cục PIN bừa bãi sẽ làm ô nhiễm 500l nước, 1m đất trong 50 năm Những vật dụng hoạt động bằng pin chắc hẳn gia đình nào cũng có như điện thoại, remote điều khiển, đồng hồ... Vậy có ai biết được tác hại khi vứt PIN không đúng chỗ sẽ có tai hại ra sao? Hãy cùng xem qua bài viết dưới đây để biết PIN là gì và có tác động gì đến môi trường, con người khi bị vứt bừa bãi nhé!
19/08/2019(Xem: 8623)
Chùa đầu tiên tôi dừng xe, vào bái Phật lễ Tăng là Thiền Tự Viên Giác ở thôn Võ Cạnh, xã Vĩnh Trung. Trụ trì là thầy Thông Huệ, giảng sư giáo thọ, thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, đệ tử xuất sắc của Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Từ, và hiện đang là Trưởng Ban Hoằng Pháp Tỉnh Hội Phật Giáo Khánh Hòa.
17/08/2019(Xem: 8521)
Robot và trí tuệ nhân tạo đang ngày càng phổ biến, có thể đe dọa thay thế con người trong rất nhiều công việc hiện nay. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng một con robot có thể trở thành thầy tu và thuyết giảng Phật giáo? Ngôi Chùa Kodaiji 400 tuổi tại thành phố Kyoto, Nhật Bản đã sử dụng một con robot có tên là Mindar để thay thế công việc của các thầy tu, đó là thuyết giảng Phật giáo cho các du khách. Trong khi ngôi đền này hy vọng con robot có thể làm thay đổi bộ mặt của Phật giáo, thì một số người lại cho rằng Mindar giống như một con quái vật Frankenstein.
17/08/2019(Xem: 9901)
THỰC PHẨM CHO TÂM Nguyên tác FOOD FOR THE HEART của Thiền sư Ajahn Chah TKN. Liên Hòa chuyển dịch.
16/08/2019(Xem: 8987)
Thiền định là phương pháp luyện tập chủ yếu của Phật giáo, một tín ngưỡng lâu đời của Đông phương, thế nhưng ngày nay lại được nhắc đến rất nhiều tại các nước Tây phương. Vậy thiền định là gì ?
12/08/2019(Xem: 7555)
Hơn một tuần nay cơn gió lạnh đã thổi qua các tiểu bang phía đông nam của nước Úc và tôi bị bó tay trong nhà vì không thể tham dự các hội lễ Vu Lan tại các chùa cách xa nhà hơn 30km vì tánh tôi rất lo xa mà các thông báo của đài khí tượng cứ báo động từng giờ về sự nguy hiểm khi lái xe trên đường ... Thôi thì tôi tự khấn nguyện trước cha mẹ đã khuất bóng tôi sẽ chép trọn Hai phẩm trong bộ kinh MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT để cúng dường và hồi hướng tất cả công đức đến pháp giới chúng sanh và Tứ trọng ân ...Hai phẩm này tôi thích đọc hoài vì đã gần như dạy tôi những gì mà tôi đã gặp trong cuộc sống này và đã mang lại cho tôi thật sự một chút an bình khi đang ở một mình ... Đó là phẩm Bồ tát hạnh, và Gieo trồng thiện căn .
11/08/2019(Xem: 6582)
Tôi đã đi ngang qua Goa[1] vài lần vì có một trại định cư của người Tây Tạng gần đấy, nhưng đây là lần đầu tiên tôi có một cuộc hội ngộ ở đây. Vị Thủ Hiến có thể xếp đặt một cuộc họp mặt và tôi muốn cảm ơn ông cho vinh dự lớn này.
10/08/2019(Xem: 9796)
“Một đêm nọ, giữa vách đá cheo leo, vua Lear đã hỏi ngài Bá Tước Mù xứ Gloucester rằng: “Ông hình dung cuộc sống này ra sao?”. Ngài đáp: “Tôi cảm nhận nó bằng tất cả cảm xúc của mình” Và chúng ta không nên giống như vậy hay sao?
08/08/2019(Xem: 7768)
Vào đêm trăng rằm tháng bảy năm Mậu Tuất (1082), Tô Đông Pha (1037-1101), một trong tám vị đại văn hào đời Đường Tống (Đường Tống bát đại gia), đang lúc bị lưu đày ở Hoàng Châu, đã cùng bạn chèo thuyền ngắm trăng, dạo chơi dưới chân núi Xích Bích. Trong cảnh gió mát trăng thanh, đàn hát vui vẻ, bỗng có một vị khách thổi lên một khúc tiêu ai oán. Tô Đông Pha hỏi lý do. Vị khách này giải thích vì tức cảnh sinh tình, chèo thuyền bên dưới ngọn núi Xích Bích nên nhớ lại trận chiến Xích Bích năm xưa, nơi Chu Du đã dùng hỏa công phá tan đội quân hùng mạnh của Tào Tháo. Anh hùng như Tào Tháo, thao lược như Chu Du mà nay có còn đâu?
03/08/2019(Xem: 4878)
Đức Lạt Ma nỗi tiếng của Tây Tạng là Yeshe Rinpoche (Thầy của Lạt Ma Zopa Rinpoche) từng dạy : "khi bạn tìm hiểu về Đạo Phật là bạn đang tìm hiểu về con người thật của chính bạn, về tâm trí bản chất của chính mình." Mãi đến bây giờ tôi mới chiêm nghiệm được điều sâu xa đó, thì ra trong tôi vẫn còn ẩn hiện một tình quê dạt dào từ lâu đã ẩn tàng dưới đáy sâu tâm thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]