Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tô Canh Mồng Tơi

30/10/201721:58(Xem: 11537)
Tô Canh Mồng Tơi
 Tô Canh Mồng Tơi
                      To-Canh-Mong-Toi-0000            
  Nguyên Thương

    Giữa tháng 9 năm 2017, chúng tôi đi Paris, nước Pháp, để thăm gia đình và bạn bè, đã 10 năm chưa có dịp gặp lại. Thi và tôi đã để ra 3 ngày đi thăm vợ chồng  người bạn của Thi khi còn học ở trường Trung học Gia Long - Saigon, vào cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. Chị Hồng và anh Ngọc đang ở tại thành phố Oberhausen. Đây là thành phố nằm trong vùng kỹ nghệ sông Ruhr thuộc tiểu bang NordRhein- Westfalen, phía Tây-Bắc nước Đức.

    Chúng tôi đã mua vé xe lửa Thalys khứ hồi: Paris-Gare du Nord đến Duisburg Hbf và ngược lại. Sáng Chúa Nhật 01 Oct. 2017, Phú, em rể tôi, đã đưa chúng tôi đến tận ga xe lửa lớn Paris-Nord. Phú đã chờ cho chúng tôi lên xe lửa, khi xe lửa chuyển bánh lúc 11:55 sáng  thì em mới ra về. Xe Thalys phải đến nhà ga chính Duisburg rồi mới tới nhà ga cuối cùng của chuyến đi tại Essen, một tỉnh lân cận.  Nhà ga xe lửa lớn Duisburg Hauptbahnhof ở trong thành phố Duisburg của miền Tây nước Đức là ga xe lửa lớn có nhiều đường sắt từ nhiều ngã đường sắt nội địa và xuyên lục địa  Liên hiệp Âu châu gặp nhau tại đây. Nhà ga xe lửa Duisburg Haupbahnhof (Hbf) ở trước ga lớn cuối cùng Essen Haupbahnhof, trên đường đi về phía Đông nước Đức. 4:30  chiều xe lửa Thalys đã tới ga Duisburg Hbf; chúng tôi xuống xe thì gặp ngay chị Hồng và anh Ngọc đã đứng đón chúng tôi. Thi rất vui mừng gặp lại chị Hồng sau 48 năm xa cách. Tôi gặp anh Ngọc và chị Hồng lần đầu tiên. Anh Chị niềm nở chào đón chúng tôi. Anh Chị hướng dẩn chúng tôi chuyển qua chuyến xe lửa khác có tuyến đường đi đến thành phố Oberhausen, khoảng cách từ Duisburg Hbf đến Oberhausen Hbf là 7 km. Nhà Anh Chị Ngọc- Hồng cách ga xe lửa Oberhausen Hbf khoảng 10 phút đi bộ. Anh Chị đã đặt và trả tiền phòng ngủ trước cho chúng tôi ở "Hotel NH Oberhausen", một trong những khách sạn sang trọng trong thành phố này, cách nhà anh chị khoảng 5 phút đi bộ. Anh chị còn mua sẳn vé xe công cộng cho chúng tôi di chuyển trong thời gian chúng tôi ở lại đây. Thật là quá chu đáo và rất hiếu khách. Tất cả chúng tôi đi về thẳng nhà anh Ngọc và chị Hồng. Anh Ngọc đãi tôi nem  chua do chính tay chị Hồng làm, chúng tôi uống la-ve Đức, và hàn huyên. Thi được chị Hồng khoản đãi bánh ngọt do chính tay chị làm, nước trà nóng, rồi họ hàn huyên kể chuyện hồi còn học ở trường Trung học Gia Long, Saigon, và lúc đi dạy chung trường Trung học Tống Phước Hiệp - Vĩnh Long vào cuối thập niên 1960. Khoảng 7:30 tối anh chị đãi chúng tôi bửa ăn tối với những món ăn đầy hương vị quê hương. Thời gian qua nhanh, khoảng 10 giờ tối thì Anh Chị đưa chúng tôi về khách sạn nghỉ ngơi vì chúng tôi cũng khá mệt sau cuộc hành trình dài.
  Hôm sau, thứ Hai 02 Oct 2017, lúc 8:00 giờ sáng, anh Ngọc đến khách sạn rước chúng tôi về nhà anh chị ăn điểm tâm. Ăn xong anh Ngọc đề nghị hướng dẩn tôi đi một vòng thành phố bằng xe chuyên chở công cộng. Hôm nay là ngày lễ Quốc Khánh của nước Đức nên các cơ sở của chính phủ đều đóng cửa.Chúng tôi chỉ đi qua các Viện Bảo Tàng và triển lảm nhưng chỉ nhìn phía ngoài mà thôi như Ludwig-galerie ở Schloss Oberhausen, Industrie Museum ... Thi thì ở nhà để chị Hồng dạy làm bánh, làm nem chua và tiếp tục tâm sự, nhắc lại kỷ niệm thời niên thiếu.

Sau bửa ăn trưa với món ăn đặc biệt của Đức, tất cả chúng tôi đi đến CentrO Oberhausen, đây là một Shopping mall khai trương vào tháng 9 năm 1996, lúc đó lớn nhất vùng sông Ruhr. Đến chiều tối tất cả chúng tôi trở về nhà anh chị Ngọc, Hồng, anh chị lại đãi chúng tôi một bửa ăn tối thịnh soạn với hương vị quê hương. Anh Ngọc rủ tôi đi chơi để thưởng thức "Oberhausen by night",nhưng rất tiếc tôi hơi mệt nên xin phép được ngồi ở nhà để tiếp tục hàn huyên mãi đến gần 11 giờ đêm mà vẫn chưa dứt.

 Sáng hôm sau, thứ Ba 03 Oct 2017, sau khi trả phòng, chúng tôi đi đến nhà anh chị Ngọc, Hồng. Chị Hồng lại đãi bửa điểm tâm cuối với các món ăn rất hợp khẩu vị của chúng tôi: mỗi người một tô mì nước, thêm vào đó là một cái bánh bao nhân thịt nho nhỏ.

 Chị còn làm thêm hai ổ bánh mì Sandwich và rất nhiều thức ăn, 2 chai nước uống để chúng tôi đem theo trên đường đi về Paris. Ăn sáng xong anh Ngọc đi ra khu vườn trên ban-công anh hái lá mồng tơi tươi tốt bỏ đầy một bao nylon lớn, anh nói số lượng lá này có thể đủ để nấu được hai nồi canh. Anh còn đưa thêm nhiều củ mồng tơi để ươm trồng cây mới, tôi không thể đem về Canada vì Quan thuế không cho phép đem hạt giống cây vào, nhưng tôi sẽ đem củ mồng tơi về Paris tặng cho em tôi trồng.

Cây mồng tơi ở nhà anh Ngọc:
                      To-Canh-Mong-Toi-0001To-Canh-Mong-Toi-0002To-Canh-Mong-Toi-0003 To-Canh-Mong-Toi-0004
 Anh Ngọc giải thích đây là loại rau mồng tơi Nhật Bản, có lá dày, màu xanh lục, lá lớn hơn bàn tay, có dây leo. Cây mồng tơi này có củ trổ trên thân cây ở những kẻ lá, củ này có thể mọc ra cây non, nên khi củ rụng xuống đất thì sẽ đâm chồi mọc thành cây mới. Do đó rau mồng tơi này còn có tên là mồng tơi củ, người Đại Hàn cũng thường trồng và ăn rau mồng tơi này, nên nó còn được gọi là mồng tơi Đại Hàn. Thật ra thì mồng tơi củ không xuất phát từ Nhật Bản và Đại Hàn, nhưng đã xuất phát từ Nam Mỹ, Úc Châu.

                                 To-Canh-Mong-Toi-0006To-Canh-Mong-Toi-0005

  Ở Việt Nam có hai loại mồng tơi thường được trồng là:
  - mồng tơi trắng có phiến lá nhỏ, thân và lá có màu xanh nhạt.
  - mồng tơi tím có phiến lá nhỏ, thân và gân lá có màu tím đỏ.

  Cả hai đều có các cụm hoa mọc ở kẻ lá, có màu trắng hay tím nhạt.

                     To-Canh-Mong-Toi-0009To-Canh-Mong-Toi-0008To-Canh-Mong-Toi-0007

Hoa sanh ra quả mọng, nhỏ, hình cầu, màu xanh; khi chín chuyển ra màu tím đen. Nhiều người vắt quả mồng tơi tím để làm mực tím khi dùng ngòi viết lá tre.

Hiện tại ở Việt Nam, mồng tơi Nhật Bản cũng được trồng và tiêu thụ nhiều.

Lá và đọt non của rau mồng tơi thường dùng để nấu canh, lá cũng có thể được ăn sống như lá cải. Ở các siêu thị Nhật Bản, thấy có bày bán các gói nylon có nhiều lá mồng tơi Nhật Bản, giá rất cao. Các siêu thị Á châu đều có bày bán rau mồng tơi trắng.

 Phú đón chúng tôi ở ga xe lửa Paris- Gare du Nord ngay khi chúng tôi vừa mới tới  lúc 4:30 chiều. Chúng tôi về đến nhà em tôi ở vùng Lognes, ngoại ô Paris, vào  khoảng 6:00 chiều. So với 30 năm trước, Lognes đã phát triển rất nhiều: nhà cửa, cao ốc, nhà hàng, tiệm buôn mọc lên như nấm, việc đi lại rất tiện lợi nhờ có tuyến đường xe điện A (1) nối liền Paris với các vùng ngoại ô đi ngang qua vùng Lognes, vì vậy mà có  " nhà ga xe điện "  ở Lognes, và hệ thống xe buýt địa phương được mở thêm. Vùng Lognes có nhiều người Á châu về sinh sống ở đây như Việt Nam, Tàu, Miên, Lào. Có hai siêu thị Á châu lớn là Tang Frères và Paris Store, có nhiều siêu thị lớn của người Âu châu như:  Pháp: Carrefour, Anh: Leader Price, và Đức: LIDL.

Tôi trao cho Kim, em gái tôi, bao nylon lá mồng tơi Nhật Bản, và các củ mồng tơi. Em tôi rất thích, nó đã từng trồng mồng tơi Nhật Bản. Mùa Đông năm trước quá lạnh, chậu cây mồng tơi em tôi để ngoài vườn bị đóng băng, không sống được nữa!
Nay có được củ mồng tơi nên em tôi định trồng các củ đó vào một chậu bằng mủ và đem vô nhà để tránh lạnh mùa Đông. Với nhiệt độ ấm áp trong nhà, cây mồng tơi con sẽ lên nhanh, khi mùa xuân tới nó sẽ mang ra ngoài sân để trồng thẳng xuống đất bên vườn rau.

Em tôi chuẩn bị nấu nồi canh mồng tơi chay gồm có: lá mồng tơi, mướp khía, tàu hủ non xắc vuông nhỏ, hột bắp được xay nhỏ. Nhớ lại ngày xưa má tôi nấu nồi canh mồng tơi mặn có thêm vô tôm khô để tăng vị ngọt.

Tùy theo khẩu vị và cách nấu, người đầu bếp có thể nấu canh lá mồng tơi với: khoai lang, hoặc nấm rơm, hoặc nắm Đông-cô, hoặc nghêu, hoặc tôm tươi, hoặc cua đồng, hoặc thịt bò hay thịt heo bầm v... v..., và bỏ thêm gia vị thích hợp.

***

Rau mồng tơi có dược tính với tác dụng để chửa bệnh như: giảm Cholesterol, làm mau lành vết phỏng, tốt cho khớp xương, giúp gia tăng sinh lý cho phái Nam, nhuận trường/chửa bệnh táo bón.
Tuy nhiên nếu ăn rau mồng tơi nhiều quá thì cũng có những tác hại như: gây sỏi thận, khó chịu trong dạ dày.

***

Từ món canh mồng tơi Nhật Bản của anh Ngọc tôi nhớ đến cây mồng tơi ở quê mình. Cây mồng tơi rất dễ trồng. Người ta có thể trồng để làm hàng rào, hoặc để nấu canh khi cần. Nên cây rau mồng tơi đã gần gũi với nhiều người, và cây mồng tơi đã gợi hứng cho nhiều bài thơ, văn và nhạc:

        *Nguyễn Bính là bút hiệu của Nguyễn Trọng Bính (Nam Định 1918 - Nam Định 1966), ông là một nhà thơ lãng mạn thời tiền chiến. Trong số 221 bài thơ của ông, bài "Cô Hàng Xóm" được nhiều người yêu thích nhất, sáng tác vào năm 1940. Bài thơ này đã được Anh Bằng phổ nhạc và đổi tựa là "Bướm Trắng".                  

                                           To-Canh-Mong-Toi-0011

"Nhà nàng ở cạnh nhà tôi,
Cách nhau cái giậu* mồng tơi xanh rờn.
Hai người sống giữa cô đơn,
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi.
Giá đừng có giậu mồng tơi,
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.

[...]

Hỡi ơi! Bướm trắng tơ vàng!
Mau về mà chịu tang nàng đi thôi!
Đêm qua nàng đã chết rồi,
Nghẹn ngào tôi khóc... Quả tôi yêu nàng.
Hồn trinh còn ở trần gian?
Nhập vào bướm trắng mà sang bên này."

Nguyễn Bính, 1940   

-------

Chú thích:
   * giậu = hàng cây nhỏ và rậm để ngăn hai sân vườn.
    giậu mồng tơi xanh rờn= hàng rào ngăn hai sân vườn bằng các cây mồng tơi,
    dây leo bò rậm rạp, các cây mồng tơi tốt tươi, lá mồng tơi xanh bóng/ xanh rờn.

        ** Trong bài "Cái Giậu Mồng Tơi của Nguyễn Bính"  viết bởi Chữ Văn Long, đăng trên Website dangxuanxuyen.blogspot.com ngày 12 tháng 2, 2016, tác giả kể lại câu chuyện giữa ông Nguyễn Phiên, Hà Nội, đã gặp nhà thơ Nguyễn Bính ở nhà ông Thịnh, chợ Mỹ Tho, Thành Phố Nam Định trước năm 1966. Ông Phiên đã hỏi Nguyễn Bính rằng hình ảnh trong câu thơ " Nhà nàng ở cạnh nhà tôi/ Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn ..." của bài thơ "Cô Hàng Xóm" là những hình ảnh hư- cấu hay là những hình ảnh có thật?

     Nguyễn Bính đã giải thích:"Có thể nói, gần như tất cả những hình ảnh để viết nên bài thơ là có thực. Có thật hai ngôi nhà cạnh nhau, cách nhau một bờ giậu. Có thật chàng trai bên này mê cô nàng bên kia hàng ngày ươm tơ kéo kén. Mỗi khi hửng nắng cô thường đem tơ ướt ra hong trên cái dây phơi trước sân… Chỉ có khác, để giấu đi hình ảnh quá nghèo của cả hai người mê nhau mà không dám bước qua cái bờ rào thấp để sang với nhau. Ai đã từng yêu say đắm, lại ở trong hoàn cảnh quá túng nghèo thì sẽ hiểu. Thương em, yêu em nhưng chẳng giúp gì được cho em cùng cảnh ngộ, nên không thể giáp mặt, tay cầm tay… Mình đã thay hình ảnh cái “giậu mùng tơi” vào chỗ những cành rào tre nhỏ rấp tạm để làm bờ ngăn cách giữa hai nhà, vừa để “thơ hơn” khi nói về cái nghèo có thật. “Nghèo rớt mùng tơi” như cách nói dân dã từ xưa. Nên chữ “xanh rờn” trong đó không phải để chỉ giậu mùng tơi xanh tốt, mà như để vẽ lên trước mắt ta cái lá mùng tơi xanh bóng, mỏng tang, bên này có thể soi thấu mặt lá bên kia, như phơi bày ra hết cái nghèo không chút gì giấu giếm… Mượn con bướm trắng trong chiêm bao bay sang để chắp nối nỗi lòng thương nhớ không nguôi. Cũng để nói cái bờ giậu kia không hề ngăn cách được tình yêu đôi lứa. Một cái bờ giậu thấp thì làm sao ngăn được những cánh bướm bay qua bay lại. Và những con bướm ở những vườn quê thì nơi nào chẳng có. Chọn con “bướm trắng” trong mộng hợp hơn với bướm màu. Và màu trắng còn gợi liên tưởng nỗi buồn sau này, gợi nỗi rủi ro cho mối tình chỉ được gặp nhau trong mộng thì làm sao mà bền chặt cho được. Tất cả hình ảnh bài thơ, nhằm vẽ lên một mối tình câm không ai dám thốt ra lời, dồn nén đến tận cùng, để rồi dẫn đến giờ khắc bàng hoàng…

Nàng đã chết rồi!”, chàng trai phải tự thú “Rằng tôi yêu nàng”. Đó cũng là nghệ thuật kết thúc bài thơ… "  

 

       *Bài nhạc: "Mực Tím Mồng Tơi" của Vinh Sử & Hàn Châu, bài này còn được sửa lại thành bài tân cổ giao duyên với nhiều chỗ thêm bớt:

 "Chuyện mình ngày thơ ấu
 Hái chung mồng tơi về chơi trò sách vở
Tháng năm lớn dần
Mình chung lớp lưu luyến rồi yêu nhau.
Kể từ đó em hái mực mồng tơi
Mực mồng tơi màu tím
Viết thư tình cho anh
Thương thương màu tím buồn, hẹn nhau quán bên đường.

[...]

 Dòng đời tưởng êm xuôi
Có ai ngờ đâu tình nay đã lỡ rồi
Bóng đêm chớ buồn
Về giăng mắt tím ngắt từng trang thơ.

Ngày xưa đó, em thích mực mồng tơi
Mực mồng tơi màu tím
Viết thư tình cho anh
Hôm nay tình lỡ rồi,
Mồng tơi tím trong lòng..." 

 

       * Có nhiều bài văn đã lấy kỷ niệm từ "cây mồng tơi" như:
              -"Màu Tím Mồng Tơi" của Hồ Trường An.
              -"Màu Tím Mồng Tơi" của Ngô Lâm Viên.
              -"Thèm bát canh Mồng Tơi của Mẹ" của Phạm Văn Hoanh.
              -"Mát rượi Mồng Tơi" của ẩn danh.
    v...v...

       *Ca dao:

        "Gần nhà mà chẳng sang chơi,
   Để anh ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu."

 

        *Nhân đây, chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ: "Nghèo rớt mồng tơi". Chữ "mồng tơi" ở trong câu tục ngữ chỉ đồng âm với chữ "(rau) mồng tơi", chứ ý nghĩa thì hoàn toàn khác xa. Áo tơi là loại áo dùng để che nắng và che mưa, được làm bằng lá cây cọ /hay lá nón/ kẹp vào thanh tre vót nhỏ bện ghép với nhau để tạo nên áo tơi, hoặc may bằng các sợi chỉ gai hay nylon để ghép các lá cây cọ với nhau mà làm thành áo tơi. Mồng tơi là cái cổ áo của áo tơi, là phần trên của áo tơi, rất bền, lâu bị hư. "Nghèo rớt mồng tơi" là cái nghèo quá xá, sử dụng áo tơi đến cũ mà không có tiền mua áo mới, bởi thế nên cái "mồng tơi"/ cổ áo của áo tơi/  là vật  rất ít bị hư nhưng xài lâu quá nên nó bị sờn, rách rớt rời ra khỏi áo. Như vậy dùng áo tơi đến "rớt mồng tơi" thì chỉ có người rất nghèo mà thôi.

                        

                                          To-Canh-Mong-Toi-0018To-Canh-Mong-Toi-0017To-Canh-Mong-Toi-0016To-Canh-Mong-Toi-0015To-Canh-Mong-Toi-0014To-Canh-Mong-Toi-0013To-Canh-Mong-Toi-0012                                           


***
  Nồi canh mồng tơi đã chín, em tôi dọn bữa cơm tối cho cả nhà ăn. Hôm nay ngoài trời ở vùng ngoại ô Paris lạnh. Cả nhà quay quần chung quanh bàn ăn, món khai vị là "Tô Canh Mồng Tơi" gồm có: mồng tơi, tàu hủ non, mướp, hột bắp xay nhỏ. Tô canh mồng tơi bốc khói thơm phức, ai cũng thích thưởng thức chén canh mồng tơi khai vị trước khi ăn món chính là chạo tôm, riêng em gái tôi thì có dĩa rau xào chay với tàu hủ chiên, nắm Đông-cô.

   Tôi chẳng những thưởng thức hương vị thơm ngon ngọt ngào của canh mồng tơi mà tôi còn cảm thấy một tình bạn thâm thiết của anh Ngọc và chị Hồng được gói ghém trong "tô canh mồng tơi" này.

Toronto, tháng Mười 2017

    Nguyên Thương

_________
Cước chú:

      (1)***RER là chữ viết tắt của các chữ Réseau Express Régional . RER là một hệ thống vận chuyển nhanh ở Pháp nhằm phục vụ sự di chuyển của cư dân và du khách ở Thủ đô Paris và vùng ngoại ô. RER là các tuyến đường xe lửa điện liên kết với các tuyến đường xe lửa có sẳn ở thành phố Paris (Paris Métro). RER khi vào Paris thì đi qua các đường hầm nằm sâu dưới lòng đất, RER đi lên trên mặt đất khi đến các vùng đồng quê ở ngoại ô. Hiện tại, RER có 5 tuyến đường: RER A, RER B, RER C, RER D và RER E. RER E đang được nối dài thêm về hướng Tây, dự kiến sẽ hoàn thành đoạn nối dài này vào năm 2020.

  - Paris Métro là tuyến đường sắt ở trong thành phố Paris ( Chemin de Fer Métropolitan) , có nhiều trạm dừng và khoảng cách giữa các trạm dừng thì ngắn. Trong khi RER có ít trạm dừng hơn, có khoảng cách giữa các trạm dừng thì xa hơn, nên RER chạy nhanh hơn Paris Métro.

 

 

 

 

     

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2015(Xem: 9156)
Nhân loại bước vào thiên niên kỷ mới với một nền văn minh ngày càng rực rỡ. Khoa học hiện đại được xem gần như là vạn năng, phục vụ mọi nhu cầu vật chất trong đời sống của con người. Thế nhưng, con người đã thật sự hạnh phúc, thật sự chấm dứt khổ đau hay chưa? Đó là điều chúng ta cần phải suy gẫm.
10/04/2015(Xem: 10674)
Người ta thường nói đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, nên những khi mơ màng lơ đãng, lúc thả hồn đi hoang, khi u buồn khắc khoải, lúc mộng mơ vượt rào, khi hạnh phúc dâng tràn, lúc bồn chồn lo lắng, sẽ khiến cho người đối diện dễ dàng phát hiện ra những thầm kín chôn dấu đó đây. Đôi mắt người thương kẻ nhớ đôi mắt lo sợ bất an đôi mắt chứa đầy buồn vui, đôi mắt nhìn đời với toàn màu hồng choáng ngợp hạnh phúc hay đong đầy hệ lụy khổ đau, đều tùy thuộc vào tầm nhìn sự xúc cảm những bất an biến động nổi dậy, hay sự bình yên lan tỏa trong tâm thức mỗi chúng ta.
10/04/2015(Xem: 9052)
Bài pháp với đề tài thực dụng “Đem sự tu tập vào đời sống” đã được Ni Sư Tenzin Palmo trình bày với phong cách đơn giản mà tinh tế, linh hoạt cuả bà. Ni Sư chấm dứt bài giảng, nhìn thính chúng, mỉm cười chờ đợi những câu hỏi của các Phật tử tham dự. Chánh điện Thiền Tự Tiêu Dao sinh động hẳn lên và hội chúng tranh nhau đưa tay xin hỏi. Thông qua sự thông dịch của hai em Phật tử, Ni Sư từ tốn giải đáp từng thắc mắc về cá nhân Ni Sư, về cuộc sống đời thường cho đến các ưu tư về trải nghiệm thiền tập...
10/04/2015(Xem: 8074)
Lần đầu tiên cùng mấy người bạn nước ngoài về thăm Hà Nội vào đầu thập niên 90, tôi vẫn không quên những tấm bảng nguệch ngoạc hai chữ “Thịt Cầy” cùng mấy chú cầy nướng treo lủng lẳng trước dăm ba quán ăn nhỏ trên đường từ phi trường vào trung tâm thủ đô. Biết mấy anh bạn da trắng vốn kỵ thịt chó, tôi bảo họ rằng đấy là những quán bán “thịt nai”! Mãi sau thì họ khám phá ra được và phì cười bảo rằng những con nai của tôi là… “nai biết sủa” (barking deer).
09/04/2015(Xem: 7592)
Tokyo, Nhật Bản, ngày 6 tháng 4 năm 2015 – Vào buổi sáng, đức Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có buổi tiếp thân mật với một nhóm các Nghị sĩ Nhật Bản để thảo luận các vấn đề cùng quan tâm. Sau khi ăn trưa, Ngài tham gia vào một Diễn đàn Môi trường toàn cầu cho các thế hệ kế tiếp, tại Yomiuri Hall, Tokyo, Nhật Bản. Sau khi Xướng ngôn viên giới thiệu xong, Ngài phát biểu rằng: Anh chị em quý mến ! Thật là một vinh dự lớn và hân hạnh được cùng quý vị chia sẻ trên tình Bồ đề quyến thuộc với nhau. Đó là truyền thống của chúng tôi, tôi nghĩ rằng đã là Bồ đề quyến thuộc trong tình pháp lữ, chúng ta đã biết nhau, tình pháp lữ chúng ta mãi cho đến ngày cuối cùng của mình. Tôi thật cảm động được kết duyên thêm nhiều pháp lữ.
08/04/2015(Xem: 7355)
Cách khoảng 800 km chuyến bay từ Tokyo đến Sapporo, một cuộc hành trình hoằng pháp của đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nhật Bản. Tokyo bầu trời xanh mây trắng bãng lãng, mùa xuân hoa Anh đào nở rộ như một tin vui đón chào một vị Thánh tăng quang lâm. Ngược lại vùng Hokkaido vẫn còn chút mùa Đông tuyết trắng se lạnh. Ngài là vị khách mời đặc biệt của các chi nhánh Sapporo thuộc Junior Chamber International (JCI), một tổ chức xã hội phi chính phủ quốc tế, phi lợi nhuận.
08/04/2015(Xem: 6645)
Ngày nay, 95% dân số Thái Lan theo đạo Phật. Truyền thống xuất gia gieo duyên cho thế hệ trẻ thanh thiếu niên trong cộng đồng là một nét đẹp mà xã hội quốc gia này và các nước theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy như Thái Lan, Lào, Campuchia, Sri Lanka, Myanmar, hay như vùng dân tộc Khmer ở miền Tây Nam bộ của Việt Nam. Mỗi năm tại các Tự viện Phật giáo Thái Lan đều tổ chức lễ xuất gia gieo duyên cho những thanh thiếu niên trong cộng đồng. Một năm tổ chức một vài lần.
08/04/2015(Xem: 8849)
Có một chị bạn rất kính tin Bồ-tát Quán Thế Âm nói với tôi rằng: Khi mẹ của chị bệnh nặng, tưởng chừng như sắp mất, chị ấy đã khấn vái, cầu xin Bồ-tát hãy cứu mẹ và chị chấp nhận chịu giảm đi 10 năm tuổi thọ của mình để cho mẹ được sống. Và thật là mầu nhiệm, mẹ chị ấy đã được Bồ-tát cứu giúp, không chỉ khỏi bệnh mà còn sống thêm vài năm nữa mới mất. Chị rất vui về hạnh hiếu này dù đã mất đi 10 năm tuổi thọ. Tôi cũng kính tin Bồ-tát nhưng không chấp nhận việc Ngài sẽ giúp ai đó “chịu giảm thọ để cho người khác sống lâu thêm” vì ai ăn nấy no, ai tu nấy đắc, không ai có thể chịu tội hay gánh nghiệp thế cho ai. Vậy trong trường hợp của chị ấy thì giải thích như thế nào, nhờ Bồ-tát linh ứng, hay nhờ người con đã gánh bớt nghiệp cho mẹ?
07/04/2015(Xem: 10672)
Như một làn điện chớp sẹt ngang đầu khi thiên hạ nghe tin khó tưởng, cô Hoa Lan lắm lời vừa phát nguyện Tịnh Khẩu. Vâng, chuyện có thật các bạn ạ! Chẳng những Hoa Lan mà còn cả hơn 50 giới tử tham dự buổi Thọ Bát Quan Trai do thầy Hạnh Bảo hướng dẫn tại chùa Linh Thứu.
06/04/2015(Xem: 8749)
Nghi thức trợ niệm lúc lâm chung trong Phật Giáo được các bậc cao tăng Đại Đức hoằng dương ở Đài Loan đã gần 20 năm nay, dần dần được đón nhận tích cực và phụng trì của quảng đại quần chúng trong xã hội và trong giới Phật Giáo tại Đài Loan. Nghi thức trợ niệm vốn là một phương pháp trợ duyên vãng sinh Tây Phương Cực Lạc trong Tịnh Độ tông, do các vị đại sư Ấn Quang, đại sư Hoằng Nhất cùng các vị cư sĩ đề xướng vào đầu thế kỷ 20. Năm 1951 tại Đài Loan có cư sĩ Lý Bỉnh Nam thành lập “Đài Trung Liên xã”, năm 1986 có hai vị cư sĩ Trí Mẫn và Huệ Hoa tông Viên Giác (được các Phật tử tôn kính xưng là hai vị thượng sư) thành lập Tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng, đem toàn lực hộ trì và phát dương nghi thức trợ niệm lúc lâm chung. Nghi thức trợ niệm dần dần trở thành pháp môn tu tập phổ biến được quảng đại dân chúng trong xã hội Đài Loan tiếp nhận và hành trì.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]