Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tịnh Độ Tông

26/10/201709:03(Xem: 4316)
Tịnh Độ Tông

TỊNH ĐỘ TÔNG

Khai tổ: Ngài Đạo Xước vào thế kỷ 6, ngài Thiện Đạo vào thế kỷ 7.
 Nguyên Không Đại sư (tức Pháp Nhiên Thượng nhân) truyền sang Nhật vào thế kỷ 12. 
Giáo lý căn bản: Kinh A-di-đà, kinh Vô Lượng Thọkinh Quán Vô Lượng Thọ, và bộ Vãng sinh Tịnh độ luận của Bồ Tát Thế Thân.
Tông chỉ: Nhờ sự nhất tâm khi niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà và tha lực tiếp dẫn của đức Phật, người niệm Phật khi lâm chungsẽ được vãng sinh về cõi Cực lạc phương Tây, nhờ đó có thể dễ dàng tiếp tục tiến tu cho đến khi đạt được sự giải thoát rốt ráo.

LỊCH SỬ

A. Lược sử: Những kinh sách thuộc về giáo lý của Tịnh độ tông đã được chuyển dịch sang Hán văn từrất sớm. Vào năm 185, một tăng sĩ người Ấn Độ là Khang Tăng Khải đã đến Trung Hoa và dịch kinh Vô Lượng Thọ, 2 quyển. Đây là một trong ba bộ kinh căn bản của Tịnh độ tông.

Đến năm 401, ngài Cưu-ma-la-thập đến Trung Hoa và sau đó tiến hành việc dịch kinh điển sang Hán văn kể từ năm 403. Trong số các kinh ngài dịch, có kinh A-di-đà, sau cũng trở thành kinh căn bản của Tịnh độ tông.

Khoảng năm 424 thì có một vị tăng sĩ Ấn Độ khác là ngài Cương-lương-gia-xá đến Trung Hoa. Vị này đã dịch sang Hán văn kinh Quán Vô Lượng Thọbộ kinh căn bản thứ ba của Tịnh độ tông

Như vậy, cho đến đầu thế kỷ 5 thì tại Trung Hoa đã có đủ bản dịch Hán văn 3 bộ kinh căn bản của Tịnh độ tôngTuy nhiên, phải đợi đến ngài Đạo Xước (562-645) thì niềm tin vào thuyết Tịnh độ mới bắt đầu phát triển. Rồi sự phát triển này được củng cố và hoàn chỉnh bởi ngài Thiện Đạo (613-681) mới trở thành một tông phái độc lập. Vì thế, người ta thường xem ngài Thiện Đạo như là vị tổ sư khai sáng Tịnh độ tông. Ngài có soạn bộ Quán Vô Lượng Thọ Phật kinh sớ, chỉ rõ những quan điểm sai lầm xưa nay về thuyết Tịnh độđồng thời giảng rõ những ý nghĩa chân chánh, khuyến khích người tu Tịnh độ

Tiếp theo sau đó, tông này liên tục được truyền nối cho đến ngài Thiếu Khang, người đã thành lập Tịnh độ Đạo tràng ở Mục Châu, thuộc tỉnh Triết Giang và làm cho Tịnh độ tông trở nên rất hưng thịnh. Ngài Thiếu Khang có trước tác bộ Tịnh độ quần nghi luận, giảng rõ những chỗ tinh yếu trong giáo pháp Tịnh độ. Ngài mất năm 805 nhưng không rõ đã sinh vào năm nào.

Tịnh độ tông phát triển rất nhanh chóng và lan rộng ra khắp nơi. Tuy nhiên, cũng chính vì sự phát triển lan rộng này mà đến sau thế kỷ 9 thì Tịnh độ tông hầu như không còn tồn tại như một tông phái độc lậpnữa, mà đã thâm nhập, hòa trộn vào những tông phái khác. Đặc biệt là chủ trương Thiền tịnh song tu vẫn còn được thịnh hành cho đến tận ngày nay.

B. Tịnh độ tông truyền sang Nhật BảnTịnh độ tông lần đầu tiên được truyền sang Nhật Bản bởi một vị tăng sĩ người Nhật tên là Ryonin, từ trước năm 1124. Khi ấy, tông này lấy tên Yuzu Nembutsu. Ngài Ryonin tự mình nêu gương niệm Phật mỗi ngày đến hơn 60.000 lần, và khuyến khích mọi người làm theo. Tuy nhiên, khi ấy phần giáo lý của Tịnh độ tông chưa được truyền rộng rãi ở Nhật, và số môn đồtin theo ngài chưa được đông đảo lắm.

Người tiếp theo sau đó truyền bá Tịnh độ tông ở Nhật là ngài Nguyên Không, và chính ngài mới thật sự sáng lập được một Tịnh độ tông với số môn đồ rất đông. Ngài còn được tôn xưng một số danh hiệukhác như Pháp Nhiên Thượng nhân, Cát Thủy Đại sư, Cát Thủy Thánh nhân và Hắc Cốc Thượng nhân.

Đại sư tên tiếng Nhật là Hơnen, nhưng người Trung Hoa thường biết ngài hơn với tên gọi Nguyên Không. Ngài sinh ngày 7 tháng 4 năm 1133 trong một gia đình quan chức ở tỉnh Mimasaka. Năm ngài vừa lên 8 tuổi (1141) thì cha ngài đã bị kẻ cướp giết hại. Trước khi chết ông có để lại lời di ngôn khuyên ngài xuất gia học đạo. Ngay năm sau đó, ngài xuống tóc xuất gia với ngài Quán Giác ở một ngôi chùa trong cùng tỉnh. 

Năm 15 tuổi, ngài lên núi Tỉ-duệ theo các ngài Nguyên Quang, Hoàng Viên học tập giáo lý Thiên Thai tông. Tháng 9 năm 1151, ngài rời chỗ Hoàng Viên, đến Hắc Cốc tham học với ngài Duệ Không. Sau đó, ngài tiếp tục tham học với nhiều bậc danh sư đương thời, tinh thông giáo lý của hết thảy các tông phái. Chẳng hạn, ngài đến chùa Hưng Phước học với ngài Tạng Tuấn, bậc thầy của Pháp tướng tông; đến chùa Đề Hồ học với Khoan Nhã, là bậc danh sư của Tam luận tông; đến Trung Xuyên học với ngài Thật Phạm thuộc Chân ngôn tông; đến chùa Nhân Hòa học với ngài Khánh Nhã, bậc thầy của Hoa nghiêm tông...

Nhưng đến năm 1175 ngài mới có dịp đọc qua những trước tác của ngài Thiện Đạo, người đã khai sáng Tịnh độ tông ở Trung Hoa. Ngài rất tâm đắc với những gì được ngài Thiện Đạo giảng giải, và kết luậnrằng giáo lý Tịnh độ tông là thích hợp nhất trong thời kỳ mạt pháp, khi mà căn lành của con người đã sa súttrí tuệ cạn cợt. 

Từ đó ngài liền dời đến ở núi Cát Thủy, hoằng truyền giáo lý Tịnh độhết lòng khuyên người niệm Phậtcầu vãng sinh. Công cuộc hoằng pháp của ngài đã nhanh chóng thiết lập được nền móng vững chắccho Tịnh độ tông tại Nhật Bản. Về sau, hoàng hậu đương triều có thỉnh ngài vào cung truyền giới.

Cách truyền pháp của ngài phá bỏ truyền thống phân biệt giai cấp đã có từ xa xưa trong xã hội. Đối với người đến cầu đạo, ngài không phân biệt giàu, nghèo, sang, hèn, hết thảy đều đối xử như nhau, đều khuyên họ cùng tham gia việc niệm Phật và đoan chắc là chỉ cần hết lòng niệm Phật thì bất cứ ai cũng sẽ được vãng sinh về cõi Phật. Nhờ vậy, pháp môn niệm Phật của ngài không bao lâu đã lan rộng trong khắp mọi tầng lớp xã hộiTịnh độ tông trở nên cực kỳ hưng thịnh.

Sự hưng thịnh của Tịnh độ tông cũng không khỏi khơi dậy lòng ganh ghét của một số kẻ xấu. Bọn chúng dâng sớ tấu lên triều đình, nói rằng Tịnh độ tông dạy người hủy báng giới luậtcần phải bị cấm chỉ không cho hoạt động. Khi ấy lại có hai môn đồ của ngài là An Lạc và Trụ Liên cùng sáng lập Biệt Thời Niệm Phật Hội ở Lộc Cốc, có người cung nữ của thượng hoàng gặp việc ức chế, chán lìa trần thế, tự tìm đến Biệt Thời Niệm Phật Hội xuống tóc xuất gia. Những kẻ ganh ghét ngài nhân dịp đó liền sàm tấu lên thượng hoàng rằng môn đồ của Pháp Nhiên khuyến dụ cung nữ xuất gia. Thượng hoàng nổi giận, hạ lệnh xử An Lạc và Trụ Liên tội chết, và đày Pháp Nhiên ra một vùng biên giới, nay thuộc huyện Cao Tri. 

Khi ấy là vào tháng 2 năm 1207, ngài đã được 74 tuổi nhưng vẫn nói với môn đồ rằng đây là một cơ hội tốt để truyền đạo ở những vùng hoang vu nơi biên giới. Ngài chịu lưu đày qua 10 tháng thì có lệnh xá miễn vào tháng 12 cùng năm ấy, nhưng không cho phép ngài về kinh. Ngài liền đến ở chùa Thắng Vĩ thuộc phủ Đại Phảntiếp tục truyền dạy pháp môn niệm Phật.

Năm 1211, triều đình ban lệnh ân xácho phép ngài về kinh đô. Ngài đến ở một thiền phòng ở núi Đại Cốc. Sang năm sau, vào ngày 25 tháng giêng, ngài nằm ngay ngắn quay đầu về phương bắc, mặt hướng về phương tây, niệm danh hiệu Phật A-di-đà rồi an nhiên thị tịch, thọ 79 tuổi.

Sau đó, thiên hoàng Nhật Bản truy phong cho ngài các danh hiệu như Viên Quang Đại sư, Đông Tiệm Đại sưHuệ Thành Đại sư, Hoằng Giác Đại sư, và Từ Giáo Đại sư.

HỌC THUYẾT

A. Học thuyết: Thuyết niệm Phật vãng sinh được giảng rõ trong các bộ kinh căn bản của Tịnh độ tông. Theo thuyết này, chúng sinh dù tạo nhiều ác nghiệp, chỉ cần có đủ niềm tin vào đức Phật A-di-đà, hết lòng xưng niệm danh hiệu của ngài thì đều có thể được vãng sinh về thế giới của ngài, tức là cõi Tây phương Tịnh độ, hay cõi Cực lạc.

Cơ sở của niềm tin này là 48 lời đại nguyện của đức Phật A-di-đà từ khi ngài còn hành đạo Bồ Tát. Theo đó, khi ngài thành Phật, nếu có bất cứ chúng sinh nào phát tâm cầu được sinh về cõi thế giới của ngài, thành tâm xưng niệm danh hiệu của ngài, ngài sẽ hiện đến trước mặt người ấy vào lúc lâm chungđể tiếp dẫn cho được vãng sinh như nguyện.

Như vậy, điểm khác biệt căn bản giữa thuyết Tịnh độ với các thuyết khác là niềm tin vào tha lựckết hợpvới tự lực của người tu. Nhờ có sự kết hợp này, nên ngay cả khi người niệm Phật còn nhiều ác nghiệpvẫn có thể được vãng sinh về cõi Phật, gọi là “đới nghiệp vãng sinh”.

Vì những chúng sinh còn nhiều ác nghiệp vẫn có thể vãng sinh, nên khi sinh về cõi Phật cũng không phải tất cả mọi chúng sinh đều như nhau, mà tùy theo hạnh nghiệp trước đó sẽ được hóa sinh vào một trong 9 phẩm. Tùy theo mức độ tu tập và hạnh nghiệp, chúng sinh khi vãng sinh về cõi thế giới Cực lạcsẽ hóa sinh từ bậc thấp nhất là Hạ phẩm, bậc trung bình là Trung phẩm và bậc cao nhất là Thượng phẩm. Trong mỗi bậc đều có phân ra từ Hạ sinh cho đến Trung sinh, rồi đến Thượng sinh. Như vậy, có cả thảy là 9 bậc, từ Hạ phẩm Hạ sinh là thấp nhất cho đến Thượng phẩm Thượng sinh là cao nhất.

Giáo lý Tịnh độ tông dạy rằng, con người vào thời mạt pháp, khi chánh pháp đã suy vi, thường không có đủ căn lành và trí tuệ như các bậc hiền thánh xưa kiaVì vậy, việc tu chứng theo các pháp môn khác là cực kỳ khó khăn. Trong khi đó, việc tu theo pháp môn niệm Phật không đòi hỏi nhiều trí tuệ, chỉ cần có đủ quyết tâm và đức tin là bất cứ ai cũng có thể thực hiện và đạt được kết quả viên mãn. 

Điều này cũng ví như người muốn mang hòn đá nặng qua sông, nếu không có sức mạnh thì không thể làm nổi. Nhưng nếu biết dùng một chiếc thuyền, đặt hòn đá lên trên đó thì có thể nhẹ nhàng chèo đi mà vẫn đưa hòn đá được sang bên kia sông! Chiếc thuyền của người tu Tịnh độ chính là nguyện lực của đức Phật A-di-đà. Nếu người tu biết nương vào đó thì dù sức yếu vẫn có thể làm được việc rất khó làm, nghĩa là được sinh về cõi Phật.

Thật ra, tất cả các tông phái khác nhau của đạo Phật cũng đều có yếu tố đức tin vào chư Phật. Điều khác biệt ở đây là Tịnh độ tông nhấn mạnh vào đức tin này nhiều hơn, và không chỉ tin vào đức Phật, mà còn là tin vào nguyện lực tiếp dẫn rất cụ thể của ngài. 

Một điểm rất đáng chú ý là giáo lý của Tịnh độ tông hoàn toàn không tương phản hay làm ngăn ngại việc tiếp nhận giáo lý của các tông phái khác. Chính điểm đặc biệt này đã khiến cho Tịnh độ tông ngày càng thâm nhập rất sâu vào tất cả các tông phái khác, và việc niệm Phật dần trở nên một pháp mônquen thuộc đối với tất cả mọi tín đồ Phật giáo

Từ khoảng sau thế kỷ 9, ngay cả Thiền tông cũng có nhiều bậc đại sư cổ xúy việc “Thiền-Tịnh song tu”, nghĩa là kết hợp cả việc tu thiền và việc niệm Phật cầu vãng sinh. Khuynh hướng này hiện đến nay vẫn còn phổ biến ở hầu hết các chùa. 

B. 48 đại nguyện của đức Phật A-di-đà: Đức tin căn bản của Tịnh độ tông được dựa trên nguyện lựccủa đức Phật A-di-đà. Vì thế, nội dung 48 lời nguyện của ngài từ khi còn hành đạo Bồ Tát là rất quan trọng để giúp người niệm Phật sinh khởi lòng tin. Bốn mươi tám lời đại nguyện này được ghi chép đầy đủ trong Đại A-di-đà kinh. Trong kinh Vô Lượng Thọ cũng có đủ 48 lời nguyện này, nhưng sự sắp xếp trật tự có phần khác và nội dung cũng có phần giản lược hơn. Để giúp quý độc giả tiện việc tham khảochúng tôi chọn dịch và giới thiệu nội dung 48 lời nguyện này theo kinh Đại A-di-đà, bản Hán văn do Quốc học Tiến sĩ Vương Nhật Hưu đời Tống hiệu chỉnh và biên tập

Đại nguyện thứ nhất: Sau khi ta thành Phật, nguyện cho nhân dân trong cõi nước của ta tránh khỏi ba đường ácĐịa ngụcNgạ quỉSúc sanhcho đến không có các loài trùng bọ biết bò, biết bay, biết động đậy... Nếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ nhì: Sau khi ta thành Phật, nguyện cho trong cõi nước của ta không có nữ giới. Tất cả chư thiênloài người cho đến các loài trùng bọ biết bò, biết bay, biết động đậy... trong vô số thế giớikhác, nếu được sinh về cõi nước của ta đều sẽ hóa sinh ra từ hoa sen quý trong hồ nước bằng bảy báuNếu không được vậy, ta quyết không thành Phật.

Đại nguyện thứ ba: Sau khi ta thành Phật, nguyện cho chúng sinh trong cõi nước của ta khi muốn ăn liền có trăm vị ngon lạ tự nhiên hiện ra trong bát quý bằng bảy báu. Sau khi ăn xong thì bát ấy tự nhiênbiến mất. Nếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ tư: Sau khi ta thành Phậtchúng sinh trong cõi nước của ta khi cần đến y phục thì vừa nghĩ đến liền có ngay đúng như ý muốn, không bao giờ phải cần đến những việc cắt, may, nhuộm, sửa... Nếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ năm: Sau khi ta thành Phật, nguyện cho trong cõi nước của ta từ mặt đất lên tận hư không đều có những cung điện lầu gác xinh đẹp, có đủ các hương thơm vi diệu hợp thành. Hương thơm ấy xông khắp các thế giới trong mười phương. Những chúng sinh nào ngửi được mùi hương ấy đều phát tâm tu theo hạnh Phật. Nếu không được vậy, ta quyết không thành Phật.

Đại nguyện thứ sáu: Sau khi ta thành Phật, nguyện cho chúng sinh trong cõi nước của ta đều thương yêu kính trọng lẫn nhau, không có lòng ganh ghét oán giận. Nếu không được vậy, ta quyết không thành Phật.

Đại nguyện thứ bảy: Sau khi ta thành Phật, nguyện cho chúng sinh trong cõi nước của ta đều không có các tâm tham lamsân hận và si mêNếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ tám: Sau khi ta thành Phật, nguyện cho chúng sinh trong cõi nước của ta đều cùng một tâm lành, không nghi ngờ lẫn nhau. Có điều gì vừa muốn nói ra thì tự nhiên đều hiểu được ý nhau. Nếu không được vậy, ta quyết không thành Phật


Đại nguyện thứ chín: Sau khi ta thành Phật, nguyện cho chúng sinh trong cõi nước của ta đều không nghe biết đến những danh từ chỉ sự bất thiện, huống chi là thật có những điều ấy. Nếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ mười: Sau khi ta thành Phật, nguyện cho chúng sinh trong cõi nước của ta đều biết rõ thân thể là hư huyễn, không có tâm tham đắm. Nếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ mười một: Sau khi ta thành Phật, nguyện cho chúng sinh trong cõi nước của ta tuy có phân ra loài người và chư thiên khác nhau, nhưng đều có hình thể toàn một màu vàng ròngvẻ mặtđoan chánh đẹp đẽ, không ai có những nét xấu xíNếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ mười hai: Sau khi ta thành Phậtví như chư thiên và loài người trong khắp vô lượng thế giới mười phươngcho đến các loài trùng bọ biết bò, biết bay, biết động đậy... thảy đều được sinh làm người, đều tu tập chứng quả Thanh vănDuyên giác, đều tu thiền đạt đến mức nhất tâm, rồi cùng nhau muốn tính đếm tuổi thọ của ta. Tính đếm như vậy trong cả ngàn muôn vạn kiếp cũng không một ai có thể biết được. Nếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ mười ba: Sau khi ta thành Phậtví như chư thiên và loài người trong khắp vô lượng thế giới mười phươngcho đến các loài trùng bọ biết bò, biết bay, biết động đậy... thảy đều được sinh làm người, đều tu tập chứng quả Thanh vănDuyên giác, đều tu thiền đạt đến mức nhất tâm, rồi cùng nhau muốn tính đếm số chúng sinh trong cõi nước của ta. Tính đếm như vậy trong cả ngàn muôn vạn kiếpcũng không một ai có thể biết được. Nếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ mười bốn: Sau khi ta thành Phật, nguyện cho chúng sinh trong cõi nước của ta đều có thọ mạng dài lâu vô số kiếp, không ai có thể tính đếm được. Nếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ mười lăm: Sau khi ta thành Phật, nguyện cho chúng sinh trong cõi nước của ta thảy đều được thọ hưởng những sự khoái lạc không khác gì các bậc tỳ-kheo đã dứt sạch lậu hoặcNếu khôngđược vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ mười sáu: Sau khi ta thành Phật, nguyện cho chúng sinh trong cõi nước của ta đều trụ nơi địa vị chánh tín, lìa xa mọi tư tưởng điên đảophân biệt, các căn đều tịch tĩnh, dừng lắng cho đếnlúc đạt được Niết-bàn. Nếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ mười bảy: Sau khi ta thành Phật, sự thuyết giảng kinh điển và tu hành đạo pháp đều nhiều hơn gấp mười lần so với chư Phật. Nếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ mười tám: Sau khi ta thành Phật, nguyện cho tất cả chúng sinh trong cõi nước của ta đều rõ biết hết thảy những kiếp quá khứ, biết được mọi sự việc đã xảy ra trong trăm ngàn muôn ức na-do-tha kiếp. Nếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ mười chín: Sau khi ta thành Phật, nguyện cho tất cả chúng sinh trong cõi nước của ta đều được thiên nhãn, nhìn thấy khắp trăm ngàn ức na-do-tha thế giớiNếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ hai mươi: Sau khi ta thành Phật, nguyện cho tất cả chúng sinh trong cõi nước của ta đều được thiên nhĩnghe được tiếng thuyết pháp của trăm ngàn ức na-do-tha chư Phật. Nghe rồi liền có thể nhận lãnh làm theo. Nếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ hai mươi mốt: Sau khi ta thành Phật, nguyện cho tất cả chúng sinh trong cõi nước của ta đều được tha tâm trí, rõ biết được tâm niệm của hết thảy chúng sinh trong trăm ngàn ức na-do-tha thế giớiNếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ hai mươi hai: Sau khi ta thành Phật, nguyện cho tất cả chúng sinh trong cõi nước của ta đều được phép Thần túc, chỉ trong khoảng thời gian của một niệm có thể vượt qua được trăm ngàn ức na-do-tha thế giớiNếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ hai mươi ba: Sau khi ta thành Phậtdanh hiệu của ta vang truyền khắp vô số thế giớitrong mười phương. Hết thảy chư Phật trong các thế giới ấy, mỗi vị đều ở giữa đại chúng mà xưng táncông đức của ta cùng ca ngợi cõi thế giới thù thắng của ta. Hết thảy chư thiênloài ngườicho đến các loài trùng bọ biết bò, biết bay, biết động đậy... khi nghe được danh hiệu của ta, chỉ cần phát khởi tâm lành mừng vui hoan hỷ, thì hết thảy đều sẽ được sinh về thế giới của ta. Nếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ hai mươi bốn: Sau khi ta thành Phậthào quang trên đỉnh đầu của ta chiếu sáng rực rỡnhiệm mầu, vượt hơn ánh sáng của mặt trời mặt trăng đến trăm ngàn vạn lần. Nếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ hai mươi lăm: Sau khi ta thành Phậthào quang của ta chiếu sáng đến khắp những chỗ tối tăm u ám trong vô số cõi thế giới, khiến cho đều sáng rực. Hết thảy chư thiên và loài ngườicho đếncác loài trùng bọ biết bò, biết bay, biết động đậy... khi được thấy hào quang của ta rồi thảy đều sinh khởilòng từ, muốn làm việc thiện, rồi tất cả đều được sinh về thế giới của ta. Nếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ hai mươi sáu: Sau khi ta thành Phậtchư thiên và loài người trong vô số cõi thế giớicho đến các loài trùng bọ biết bò, biết bay, biết động đậy... khi được hào quang của ta chiếu vào thân thể liền được thân tâm từ hòa hơn cả chư thiênNếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ hai mươi bảy: Sau khi ta thành Phậtchư thiên và loài người trong vô số cõi thế giới, nếu có ai phát tâm Bồ-đề, vâng giữ trai giớithực hành sáu pháp ba-la-mật, tu các công đứchết lòngphát nguyện được sinh về thế giới của ta, thì khi người ấy lâm chung ta sẽ cùng với đại chúng hiện đến trước mặttiếp dẫn người ấy sinh về thế giới của ta, làm bậc Bồ Tát trụ ở địa vị không còn thối chuyểnNếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ hai mươi tám: Sau khi ta thành Phậtchư thiên và loài người trong vô số cõi thế giới, nếu có ai được nghe danh hiệu của ta liền thắp hươngdâng hoa, dùng các thứ đèn đuốc, cờ phướn trang nghiêmcúng dường trai tăngxây dựng chùa tháp, giữ gìn trai giới thanh tịnh, làm các việc thiện, một lòng nhớ nghĩ đến ta, cho dù chỉ trong một ngày một đêm không gián đoạn, cũng chắc chắn sẽ được sinh về cõi thế giới của ta. Nếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ hai mươi chín: Sau khi ta thành Phậtchư thiên và loài người trong vô số cõi thế giới, nếu có ai hết lòng tin tưởng muốn được sinh về cõi thế giới của ta, chỉ cần niệm rõ lên danh hiệu của ta mười tiếng, hết thảy liền được sinh về cõi thế giới của ta, chỉ trừ ra những kẻ phạm vào năm tội nghịch[52] hoặc phỉ báng Chánh phápNếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ ba mươi: Sau khi ta thành Phậtchư thiên và loài người trong vô số cõi thế giớicho đếncác loài trùng bọ biết bò, biết bay, biết động đậy... nếu như trong tiền kiếp đã từng làm các việc ác, nay được nghe danh hiệu của ta liền hết lòng sám hối, quay sang làm thiện, vâng giữ giới luật, thọ trì kinh điểnphát nguyện được sinh về thế giới của ta, thì khi lâm chung liền không bị đọa vào trong ba đường ác, thẳng tắt một đường sinh về thế giới của ta, mọi chỗ mong cầu đều được như ýNếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ ba mươi mốt: Sau khi ta thành Phậtchư thiên và loài người trong vô số cõi thế giới, nếu ai được nghe danh hiệu của ta liền cúi đầu sát đất lễ lạy cung kính, mừng vui tin tưởng phát tâm ưa muốn tu theo hạnh Bồ Tát, liền được hết thảy chư thiên và người đời kính trọngNếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ ba mươi hai: Sau khi ta thành Phật, hết thảy nữ nhân trong vô số cõi thế giới, nếu được nghe danh hiệu của ta liền mừng vui tin tưởngphát tâm Bồ-đề, sinh lòng chán ghét thân nữ. Sau khi lâm chung liền không còn phải thọ sinh làm thân nữ. Nếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ ba mươi ba: Sau khi ta thành Phật, những chúng sinh nào sinh về cõi thế giới của ta đều là hàng Bồ Tát Nhất sinh bổ xứ,[53] trừ ra những vị có phát nguyện sinh về những thế giới khác để giáo hóa chúng sinh, tu hạnh Bồ Tátcúng dường chư Phật liền được tùy ý sinh về phương ấy. Ta sẽ dùng sức oai thần khiến cho vị ấy giáo hóa được hết thảy chúng sinh đều phát khởi lòng tin, tu hạnh Bồ-đề, hạnh Phổ Hiền, hạnh tịch diệtPhạm hạnh thanh tịnh, hạnh cao trổi nhất, cùng với hết thảy các hạnh lànhNếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ ba mươi bốn: Sau khi ta thành Phật, những chúng sinh nào ở thế giới của ta muốn sinh về thế giới khác liền được như ý nguyện nhưng không còn phải đọa vào trong ba đường ácNếu khôngđược vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ ba mươi lăm: Sau khi ta thành Phật, các vị Bồ Tát trong thế giới của ta dùng đủ loại hương hoa, cờ phướn, trân châuchuỗi ngọc, cùng với đủ mọi thứ phẩm vật cúng dường, muốn hiện đến vô số cõi thế giới để cúng dường chư Phật, liền chỉ trong khoảng thời gian của một bữa ăn có thể hiện đến đủ khắp mọi nơiNếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ ba mươi sáu: Sau khi ta thành Phật, các vị Bồ Tát trong thế giới của ta nếu muốn dùng đủ mọi thứ phẩm vật cúng dường để cúng dường vô số chư Phật trong mười phương, liền tức thời hiện đến trước các vị Phật ấy với đầy đủ mọi thứ phẩm vật. Cúng dường rồi, ngay trong ngày ấy chưa đến giờ thọ trai đã kịp trở vềNếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ ba mươi bảy: Sau khi ta thành Phật, các vị Bồ Tát trong thế giới của ta thọ trì kinh pháp, tụng đọc, giảng thuyết, liền có đủ biện tài trí huệNếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ ba mươi tám: Sau khi ta thành Phật, các vị Bồ Tát trong thế giới của ta có thể giảng thuyết hết thảy các pháp, được biện tài trí huệ không hạn lượng. Nếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ ba mươi chín: Sau khi ta thành Phật, các vị Bồ Tát trong thế giới của ta đều được sức mạnh như lực sĩ Kim cang na-la-diên ở cõi trờithân thể đều toàn một màu sáng đẹp như vàng tử ma, có đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, giảng kinh hành đạo không khác gì chư Phật. Nếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ bốn mươi: Sau khi ta thành Phật, cõi thế giới của ta thanh tịnh soi chiếu khắp vô lượngthế giới trong mười phương. Các vị Bồ Tát nếu muốn nhìn vào trong cây quý để thấy được hết thảy những cõi Phật trang nghiêm thanh tịnh trong khắp mười phương, liền tức thời nhìn thấy hiện ra đầy đủ như trong tấm gương sáng ở ngay trước mặtNếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ bốn mươi mốt: Sau khi ta thành Phật, những vị Bồ Tát trong cõi thế giới của ta, dù có ít công đức cũng có thể thấy biết được cây bồ-đề nơi đạo tràng của ta cao đến bốn ngàn do-tuần. Nếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ bốn mươi hai: Sau khi ta thành Phật, hết thảy chư thiên và loài người cùng với vạn vậttrong cõi thế giới của ta đều trang nghiêm thanh tịnhsáng suốt đẹp đẽhình dáng và màu sắc đều đặc biệt kỳ diệu, nhiệm mầu tinh tế đến mức không ai có thể nói hết được. Chúng sinh dù có đạt được thiên nhãn cũng không thể phân biệt gọi tên hay tính đếm được hết mọi thứ trong thế giới của ta. Nếu khôngđược vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ bốn mươi ba: Sau khi ta thành Phật, hết thảy chúng sinh trong cõi thế giới của ta, tùy theo chí nguyện, nếu muốn nghe pháp liền tức thời được nghe. Nếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ bốn mươi bốn: Sau khi ta thành Phật, hết thảy hàng Bồ Tát hay Thanh văn trong cõi thế giới của ta đều có đủ trí huệthần lực, trên đỉnh đầu cũng có hào quang chiếu sáng, tiếng nói phát ra vang rền, lưu loát, giảng kinh hành đạo đều không khác với chư Phật. Nếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ bốn mươi lăm: Sau khi ta thành Phật, các vị Bồ Tát ở những phương khác được nghe danh hiệu của ta đều quy y tinh tấn, đều được phép Tam-muội thanh tịnh giải thoát. Các vị trụ yên nơi phép tam-muội này thì chỉ trong thời gian một ý niệm khởi lên đã có thể cúng dường vô số chư Phật mà vẫn không rời khỏi thiền địnhNếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ bốn mươi sáu: Sau khi ta thành Phật, các vị Bồ Tát ở những phương khác được nghe danh hiệu của ta đều quy y tinh tấn, đều được phép Tam-muội Phổ đẳng, từ đó cho đến khi thành Phậtluôn thường được nhìn thấy vô số chư Phật. Nếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ bốn mươi bảy: Sau khi ta thành Phật, các vị Bồ Tát ở những phương khác được nghe danh hiệu của ta đều quy y tinh tấn, liền được ngay địa vị không còn thối chuyểnNếu không được vậy, ta quyết không thành Phật

Đại nguyện thứ bốn mươi tám: Sau khi ta thành Phật, các vị Bồ Tát ở những phương khác được nghe danh hiệu của ta đều quy y tinh tấn, liền được ngay các bậc nhẫn nhục từ thứ nhất, thứ hai cho đến thứ ba,[54] đều được phép Tam-muội thanh tịnh giải thoát. Các vị trụ yên nơi phép tam-muội này thì chỉ trong thời gian một ý niệm khởi lên đã có thể cúng dường vô số chư Phật mà vẫn không rời khỏi thiền địnhNếu không được vậy, ta quyết không thành Phật.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/11/2017(Xem: 7612)
Hành Trình Về Con Đường Giáo Dục Của Phật Giáo, Nếu nói về việc học, việc tu của chư Tăng Ni Phật Giáo thì tự ngàn xưa Đức Phật đã là một bậc Thầy vĩ đại đảm trách làm một Hướng đạo sư cho mọi người quy về. Trên từ những vị xuất gia, dưới đến vua, quan và thứ dân, ai ai cũng một lòng quy ngưỡng về giáo lý thậm thâm vi diệu ấy. Mục đích chính của việc tu tập là thoát ly khỏi cảnh giới khổ đau nầy, để trở về với bản lai diện mục thanh tịnh, giải thoát của mỗi người. Đức Phật cũng đã từng nói rằng: “Ta chỉ là một Đạo Sư”, nghĩa là một kẻ dẫn đường. Kẻ dẫn đường ấy chính là Thầy của chúng ta và bất cứ ai trong đời nầy dẫn được ta đi vào Đời hay vào Đạo đều là Thầy của chúng ta cả.
30/10/2017(Xem: 11386)
Giữa tháng 9 năm 2017, chúng tôi đi Paris, nước Pháp, để thăm gia đình và bạn bè, đã 10 năm chưa có dịp gặp lại. Thi và tôi đã để ra 3 ngày đi thăm vợ chồng người bạn của Thi khi còn học ở trường Trung học Gia Long - Saigon, vào cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. Chị Hồng và anh Ngọc đang ở tại thành phố Oberhausen. Đây là thành phố nằm trong vùng kỹ nghệ sông Ruhr thuộc tiểu bang NordRhein- Westfalen, phía Tây-Bắc nước Đức.
30/10/2017(Xem: 10011)
Dưới đây là bài viết của Lạt-ma Denys tóm lược một số các bài thuyết giảng của chính tác giả tại ngôi chùa Tây Tạng Karma Ling, tọa lạc trong vùng núi Alpes trên đất Pháp. Bài viết nêu lên một sự hiểu biết mang một tầm quan trọng vô song trong Dharma/Đạo Pháp của Đức Phật, đó là khái niệm "Tương liên, tương tác và tương tạo" giữa tất cả mọi hiện tượng dù vô hình hay hữu hình, thuộc thế giới bên ngoài hay bên trong tâm thức một cá thể. Tiếng Pa-li gọi khái niệm này là Paticca-samuppada, tiếng Phạn là Pratitya-samutpada, tiền ngữ "pratitya" có nghĩa là "lệ thuộc vào" [một thứ gì khác], hậu ngữ "samutpada" có nghĩ là "hiện lên" hay "hình thành"..., Các ngôn ngữ Tây Phương gọi khái niệm này là: Interdependence, dependent origination, dependent arising, dependent co-production, conditioned co-production, conditioning co-production, v.v.; kinh sách Hán ngữ gọi là "Lý duyên khởi". Có thể tạm dịch sang tiếng Việt là "Nguyên lý tương liên, tương tác và tương tạo", tuy nhiên cũng có thể gọi vắn
27/10/2017(Xem: 10293)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ. Nhỏ như chuyện bất hoà khó chịu xảy ra liên tục với người xung quanh. Nhỏ như yêu thương người này ghét bỏ người kia một cách tự nhiên, hay người này cực khổ chăm sóc nuôi dưỡng người kia mà bị người kia càm ràm nặng nhẹ gây khó dễ hết chuyện này sang chuyện khác, hoặc chính bản thân mình đau ốm bệnh hoạn triền miên chạy chữa khắp nơi mà không dứt bệnh. Lớn như chuyện con cái trong nhà không nghe lời dạy dỗ của cha mẹ, ra ngoài xã hội quậy phá phạm luật chịu cảnh tù tội khiến kẻ làm cha làm mẹ chịu nhiều lo âu và đau khổ.
26/10/2017(Xem: 9772)
Tông Câu-xá ngày nay không còn, mặc dù trước kia, tông ấy đã có một thời hưng thịnh với rất nhiều người tu tập theo. Tuy nhiên, ảnh hưởng sâu sắc của tông này cho đến nay vẫn còn rất rõ rệt trong Phật giáo. Tên gọi Câu-xá của tông này vốn được phiên âm từ tiếng Phạn là Kośa, có nghĩa là “kho báu”. Đây cũng là tên gọi một bộ luận nổi tiếng của Bồ Tát Thế Thân. Tên tiếng Phạn của bộ luận này là Abhidharmakoa-stra, phiên âm là A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận, và là giáo lý căn bản của Câu-xá tông. Bồ Tát Thế Thân sinh năm 316 và mất năm 396, sống gần trọn thế kỷ 4. Ngài là người được y bát chân truyền, làm Tổ sư đời thứ 21 của Thiền tông Ấn Độ. Ngài là em ruột của Bồ Tát Vô Trước, người đã sáng lập ra Duy thức tông. Câu-xá tông là một tông thuộc Tiểu thừa, trong khi đó Duy thức tông là một tông Đại thừa. Ban đầu, ngài Thế Thân học theo giáo lý Tiểu thừa, thuộc Nhất thiết hữu bộ, là một trong 18 bộ phái Tiểu thừa đầu tiên của Ấn Độ đã phân chia sau khi Phật nhập diệt khoảng gần 200 năm. Ngà
23/10/2017(Xem: 29290)
Tin vui: Tế bào ung thư bị tiêu diệt trong 42 ngày bằng ly nước ép đã thành công ngoài mong đợi, cả thế giới đang mở tiệc để ăn mừng, Rudolf Breuss đã dành cả cuộc đời để tìm cách chữa bệnh ung thư và cuối cùng vị nhân sĩ người Áo này đã thành công.
23/10/2017(Xem: 101985)
Gần hai tuần qua chúng ta nghe tin tức phóng sự trên các hệ thống truyền thanh và truyền hình trên toàn quốc Hoa Kỳ về cảnh cháy rừng khủng khiếp ở vùng bắc San Francisco bang California. Theo báo cáo cách đây 4 ngày thì khoảng 250,000 km2 diện tích bị cháy (tương đương với diện tích tiểu bang New York). Nhà cửa bị cháy, 43 người chết, hơn 200 người mất tích, và gần 40,000 người phải di tản. Hiện nay đám cháy vẫn còn tiếp diễn nhưng ở một vài nơi cư dân di tản đã được phép trở về lại nhà của mình.
17/10/2017(Xem: 8562)
Văn hóa Phật giáo tại hội sách Frankfurt Book Fair lớn nhất thế giới 2017 Đây là lần đầu tiên 2 chúng tôi đi Đức và cũng là lần đầu tiên đến với hội sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book Fair. Chúng tôi lại được Thầy của chúng tôi, TS Nguyễn Mạnh Hùng trực tiếp dẫn đi. Một tuần ở hội sách chúng tôi mệt lừ nhưng ai cũng hạnh phúc vì chúng tôi học được rất nhiều và hơn thế nữa những trải nghiệm từ nhiều góc độ làm chúng tôi trưởng thành hơn. Nhưng trong bài này, chúng tôi chỉ chia sẻ 1 góc rất nhỏ về văn hóa Phật giáo ở đây trong những ngày qua.
17/10/2017(Xem: 7816)
Niềm vui của việc gặp gở những người ta yêu, nổi buồn của việc mất mát người thân, sự phong phú của của những giấc mơ đầy sức sống, sự an bình của những bước chân qua khu vườn vào một ngày xuân, sự hoàn toàn an định trong một thể trạng thiền tập sâu xa – những thứ này và những thứ nọ giống như chúng cấu thành một thực tại kinh nghiệm của chúng ta về [tâm] thức. Bất chấp nội dung của bất cứ kinh nghiệm nào trong ấy là gì, thì không ai trong tâm nhạy cảm của họ có thể nghi ngờ về thực tại ấy.
15/10/2017(Xem: 11483)
Giới đàn là một trong những sinh hoạt đặc thù của Tăng-già, được quy định hết sức chặt chẽ trong Luật tạng. Tuy nhiên, ở một số địa phương, việc thực hiện giới đàn chưa được quan tâm một cách nghiêm túc cần thiết. Sau đây là một trong những hiện tượng như thế. Từ lá thư hoài nghi của một tân giới tử Tỳ-kheo-ni… Vào một buổi chiều tháng 12 gần cuối nămdương lịch, người viết tới thăm Hòa thượng Luật sư Thích Minh Thông tại Giới đàn viện Huệ Nghiêm. Vì là chỗ Thầy trò, cũng là để học hỏi và trao đổi giới luật với ngài nên chúng tôi thường xuyênlui tới mỗi khi có dịp. Lần này vào thăm ngài, bàn trà chưa kịp rót ra như mọi khi thì Hòa thượng đã vội đến bàn làm việc, lục tìm trong chồng thư từ ra một bức thư chuyển phát nhanh. Hòa thượng trở lại bàn trà và mở lá thư ra đọc cho người viết nghe nội dung bức thư ấy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]