Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyện khó tin nhưng có thật: Tu Viện Phật Giáo không bị cháy giữa biển lửa miền Bắc Cali

23/10/201711:08(Xem: 102071)
Chuyện khó tin nhưng có thật: Tu Viện Phật Giáo không bị cháy giữa biển lửa miền Bắc Cali




CHUYỆN KHÓ TIN NHƯNG CÓ THẬT

TU VIỆN PHẬT GIÁO  ABHAYAGIRI BUDDHIST MONASTERY 
Ở REDWOOD VALLEY KHÔNG BỊ CHÁY (REFUSED TO BURN)

 (Tịnh Thủy biên dịch)



Wood Valley Fire 01
Wood Valley cháy rực trời




1. Tin tức
Gần hai tuần qua chúng ta nghe tintức phóng sự trên các hệ thống truyền thanh và truyền hình trên toàn quốc Hoa Kỳ về cảnh cháy rừng khủng khiếp ở vùng bắc San Francisco bang California. Theo báo cáo cách đây 4 ngày thì khoảng 250,000 km2 diện tích bị cháy (tương đương với diện tích tiểu bang New York). Nhà cửa bị cháy, 43 người chết, hơn 200 người mất tích, và gần 40,000 người phải di tản. Hiện nay đám cháy vẫn còn tiếp diễn nhưng ở một vài nơi cư dân di tản đã được phép trở về lại nhà của mình.

2. Kể chuyện chùa di tản

napa-sonoma-fire-perimeters-2017

Báo USA Today kể rằng nhà sư Ajhan Jotipalo Bhikkhu đang ngủ trong cái cốc nhỏ của nhà sư, nằm trong khuôn viên tu viện Abhayagiri Buddhist Monastery tọa lạc tại thị trấn Redwood Valley thì chợt ngửi thấy mùi khói. Lúc đó là 2 giờ sáng Thứ Hai ngày 9/10/2017, và nhà sư đã để cửa sổ mở, để gió lạnh len vào. Nhà sư cũng không mở mắt ra xem. Thế rồi nghe tiếng còi hú.
Nhà sư kể lại, ngay khi mở cửa, là thấy cả bầu trời đỏ rực lửa, “Tôi mới tự nói, thôi rồi, mình có thể chết”
Lúc đó mọi người trong khu phố bấm còi lên. Họ có một quy định: tiếng còi cứ mỗi 30 giây là có ai đó bị thương, còi liên tục nghĩa là báo động khẩn.

Bây giờ là lửa rực cháy khắp trời rồi.

Nhà sư Jotipalo kể là tổng cộng 14 vị sư cùng với 12 vị khách thăm tu viện cùng lên 6 hay 7 chiếc xe và chạy về phía bắc, tới thị trấn Willits. Mọi người trong thị trấn này cũng đang vội vã lên xe chạy, còi bấm liên tục để đánh thức người có thể còn ngủ quên.

Nhà sư Jotipalo kể lại hôm Thứ Sáu, trên bản đồ hỏa hoạn cho biết cho biết ¼ tu viện bị thiêu rụi, nhưng sư nói không biết chắc, bởi không ảnh chụp từ trên cao không thể nào chính xác, phải chờ tới khi nào về xem mới biết cụ thể. Jotipalo và 13 nhà sư khác là tu sĩ Phật giáo thuộc truyền thống tu thiền trong rừng từ phái Lâm Tăng Thái Lan, truyền thống Theravada.

Tu viện Abhayagiri (Abhayagiri Buddhist Monastery) được thành lập cách đây 20 năm. Các nhà sư bây giờ tạm cư trú ở Vạn Phật Thánh Thành (City of Ten Thousand Buddhas) ở thị trấn Ukiah từ Thứ Ba 10/10/2017.


3.Trở về chùa

Tuesday afternoon, caravan back to the monastery
Trên đường trở về tu viện



Sau khi được lệnh cho phép trở về lại tu viện sau 1 tuần tạm cư ở Vạn Phật Thánh Thành. Các thầy Luang Por Pasanno, Ajahn Karuṇadhammo, Ajahn Jotipālo, cư sĩ Sāmaṇera Tissaro và Debbie rời khỏi Vạn Phật Thánh Thành vào lúc 10 giờ sáng - Thứ Ba, 17 tháng 4, năm 2017 để trở lại tu viện xem xét tình hình.

Vài giờ sau đó họ trở về Vạn Phật Thánh Thành và báo cáo rằng tu viện, với một vài ngoại lệ, đã hoàn toàn nguyên vẹn. Vẫn còn nhiều nhân viên cứu hỏa trên vùng đất này vì nhiều nơi vẫn còn âm ỷ cháy.

Ajahn Jotipālo kể lại một kinh nghiệm sau khi nói chuyện với một đội cứu hỏa từ New Mexico như sau:

Tôi đã hỏi các anh em trong đội lính cứu hỏa từ bang New Mexico còn ở hiện trường (bởi vì xung quanh đó cháy vẫn chưa hoàn toàn được dập tắt) rằng họ chiến đấu với ngọn lửa như thế nào. Họ cho biết họ đã ở trong vùng cháy này khoảng 5 ngày rồi và nói rằng có một điều kỳ lạ nhất là tu viện đã không bị cháy.

Họ nói vào một buổi chiều tối (có lẽ là ngày Timothy Luke đã buộc phải rời khỏi núi Tabor, khi ông báo cáo nhìn thấy ngọn lửa cao 200 foot trên sườn núi). Họ kể, đội cứu hỏa của họ có 200 người, được huy động đến chữa đám lửa từ trên đồi đang lan xuống nhưng khi xuống gặp con đường mòn này thì lửa dừng lại, không tiến thêm. Họ nói rằng giống như là tu viện từ chối không cho cháy và không một ai trong số họ có thể lý giải được. Họ không hiểu tại sao, ai cũng rởn tóc gáy khi thấy lửa không vượt qua đường mòn mà trở ngược lại lên núi. Mọi người đều có vẻ như không thể tin nổi, vì họ chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ điều tương tự như thế này. Tôi đã hỏi một số lính cứu cứu hỏa khác về kinh nghiệm của họ và họ đều báo cáo giống nhau về điều này.



Dưới đây là một số hình ảnh từ website của tu viện:

Wood Valley Fire 03
Các thầy đang thăm ngôi nhà của Mike bị cháy rụi hoàn toàn - Mike là Carpenter giúp bảo trì tu viện
Unimaginable devastation on Tomki Road
Sự tàn phá không thể tưởng tượng được trên con lộ về tu viện

The drive up

Mike lost everything except his Buddha!
Nhà của Mike bị cháy rụi hoàn toàn, không còn gì ngoài tượng Phật

Back at the monastery

Arriving to Abhayagiri.
Sư trưởng Ajahn Pasanno cùng các thầy khác trở lại tu viện
Ajahn Pasanno checking the propane tanks
Thầy Ajahn Pasanno check bình gas propane dùng cho tu viện
Up the steps to the Sala
Bước chân lên thềm tu viện hãy còn nguyên vẹn
Tear of joy, having the meal at Abhayagiri during our reconnaissance visit Monday
Thầy Ajhan Jotipalo Bhikkhu vô cùng hoan hỷ với bữa ăn đạm bạc tại tu viện trong chuyến trở về xem xét

Luang por leading the way.
Thầy Luang Por trong thiền đường
Jotipalo couldn't help himself. He hugged every firefighter who would let him.
Thầy Jotipalo thăm từng nhân viên cứu hỏa như gửi lời cảm ơn đến họ



Source: https://thuvienhoasen.org/


***************************************************


Around 10am - Tuesday 17 Ocober, 2017, Luang Por Pasanno, Ajahn Karuṇadhammo, Ajahn Jotipālo, Sāmaṇera Tissaro and Debbie left the City of Ten Thousand Buddhas to do an initial reconnaissance mission back to the monastery.

The crew came back a few hours later and reported that the monastery, with a few exceptions, was completely intact. There were still many fire personnel on the property as fires are still smoldering. However, no structures were damaged, at least none the crew could see on their initial trip.

Ajahn Jotipālo recounted one experience talking with a firefighting crew from New Mexico:

I asked the crew from New Mexico how it was fighting the fire. They had been on the property for about 5 days. They said it was the weirdest thing, like the monastery refused to burn.

They said one evening (probably the day Timothy Luke was forced to leave Mt. Tabor, when he reported seeing 200 foot tall flames on the ridge) that 10 battalions (20 to a battalion) were out on the loop trail fighting the fires coming down from the ridge. They reported that the fires got down to the loop trail but the fire wouldn’t cross the trail. They said it was like the monastery refused to burn, and none of them could explain it. They reported their hair sanding on it’s end and then the fire reversed itself and went back up the mountain. Everybody was kind of freaked-out, as they had never seen anything like this.

I asked several of the other crews about their experience and they all reported about this. 

https://www.abhayagiri.org/home




Bài đọc thêm:

VÀI NÉT VỀ NHÀ SƯ AJAHN JOTIPALO 
Viết bởi ký giả Joanne Hammer | Minh Hạnh dịch Việt

Ajahn Jotipalo Bhikkhu talks outside the City of Ten Thousand Buddhas. Photo by Jenny Espino
Thầy Ajahn Jotipalo Bhikkhu nói chuyện tại 
Van Phật Thánh Thành. Photo by Jenny Espino



Một vị Tăng sĩ người dân bản xứ Crawfordsville sẽ bắt đầu một cuộc hành hương đi bộ năm tháng bắt đầu vào tuần tới.Jotipal Bhikkhu, sanh tại Crawfordsville , sẽ bắt đầu khởi hành cuộc hành tri`nh đi bộ vào ngày 1 tháng Ba từ New Orleans, Louisiana, và chấm dứt tại Thunder Bay, Ontario, Canada. Cùng đi trong chuyến viễn du này với Ty` Khưu Jotipal là Austin Stewart người Gunnison, Colorado.Ông hy vọng thực tập đời sống trong đức tin, sự sinh tồn trên giảm thiểu và thể hiện sự hoà thuận trong mỗi cá nhân.Jotipalo, người đã là Phật tử 12 năm và trở thành tu sĩ 5 năm, đã coi Tu Viện abhayagiri Buddhist Monastery tại thung lũng Redwood, California như là Tu Viện nhà của ông ta. Tu Việnlà chi nhánh với phái Lâm Tăng Thái Lan và truyền thốngTheravada. Trong truyền thống, nó bi`nh thường cho những vị Tăng và Ni đi hành hương. Ông ta nói như thế.Vị Tu sĩ nói rằng : "Đi bộ là tiếp tục một sự thực tập với tầm quan trọng trong cuộc sống dễ dàng, thiền định và tùy thuộc trên sự tử tế và sự rộng lượng của những người mong muốn trông thấy chúng tôi thành công."Jotipal, 39 tuổi, năm 1984 ông tốt nghiệp trung học Crawfordsville và năm 1988 ông tốt nghiệp đại học Wabash College, là nơi ông học về hội hoạ và khoa cổ điển. Ông dọn tới New York làm việc như một người hoạ sĩ, nhưng bắt đầu làm việc lại là người bán hàng cho Norcote Interational.Cuộc hành hương của vị tu sĩ này bắt đầu sau một lần súyt chết trong một lần tại núi Hi Mã Lạp Sơn tại Nepal. Trong ba ngày ông đã bịnh rất nặng và đã trải qua không biết thân thể ông ra sao, đó là ly' do làm cho ông nhận ra rằng sự hiện hữu của thân tứ đại thật sự không quan trọng.Ông bắt đầu tập yoga và thiền địnhdần dần ông ti`m hiểu thêm về đạo Phật. Ông cũng đọc về một người đàn bà đi hành hương cho hoà bi`nh, người từ năm 1953 tới năm 1981 đi bộ trên 25,000 miles, đã chia sẻ nội tâmvà thế giới hoà bi`nh."Nó thật sự đã thổi tôi đi thật xa" Ty` Khưu Jotipalo nói "Nó đã là một sự thức tỉnhtinh thần của cá nhân an lạc có thể ảnh hưởng tới cộng đồng và lan rộng tới thế giới hoà bi`nh."Ty` Khưu Jotipalo thi` không chắc chắn cái gi` sẽ xảy ra trong lộ tri`nh 1,800 dọc theo quốc lộ 61.Mặc dù ông có một vài vật thuộc quyền sở hữu, ông sẽ mang theo ba bộ casa, một túi trong đó có một cái dù có và một tấm bạt dài rộng 10 square . Ông ta không được giữ tiền, Stewart sẽ mua thực phẩm trong suốtthời gian hành tri`nh. Họ hy vọng sẽ đi qua những con đường tại các thị trấn nhỏ dọc theo bờ sông, làm sao cho có thăng bằng trong sự tiếp xúc với công chúng và sự cô đọng trong thiền địnhHai người dự trùđi bộ khoảng 20 miles một ngày, bắt đầu từ New Orleans đi xuyên qua Mimphis, Tennessee, St. Louis, Missouri, Dubuque, Iowa, Minneapolis, Minnesota, và cuối cùng tại Arrow River Forest Hermitage tại Thunder BAy, Ontario vào ngày 20 tháng 8.Để theo dõi chuyến hành hương của Ty` khưu Jotipalo, xin va`o http://www.abhayagiri.org.
(Bản dịch: Minh Hạnh)

A spiritual and literal journey 

By Joanne Hammer[email protected] 

A Buddhist monk with native origins in Crawfordsville will begin a five-month pilgrimage walk next week.
Jotipalo Bhikkhu, born in Crawfordsville as Don Sperry, will begin the walk March 1 in New Orleans, La., and end in Thunder Bay, Ontario, Canada. Traveling with him will be layperson Austin Stewart, Gunnison, Colo.
His hope is to practice living on faith, surviving on less and showing peace to individuals.
Jotipalo, who has been a Buddhist for about 12 years and a monk for five years, considers Abhayagiri Buddhist Monastery in Redwood Valley, Calif., his home monastery. The monastery is affiliated with the Thai Forest and Theravada Buddhist traditions. In the tradition, it is common for monks and nuns to undertake pilgrimages, he said.
“This walk is a continuation of that practice with an emphasis on living simply, meditation and dependence on the kindness and generosity of those that wish to see us succeed,” he said.
Jotipalo, 39, is a 1984 Crawfordsville High School graduate and 1988 Wabash College graduate, where he studied art and the classics. He moved to New York to work as an artist, but began working as a salesperson for Norcote International.
His spiritual journey began after a near-death experience in the Himalayas in Nepal. For three days he was extremely ill and had an out-of-body experience, which caused him to realize the unimportance of material possessions, he said.
He began practicing yoga and meditation, gradually learning more about Buddhism. He also read about a woman named Peace Pilgrim, who from 1953-1981 walked more than 25,000 miles, sharing messages of inner and world peace.
“It totally blew me away,” Jotipalo said. “It was a spiritual awakening of how individual peace can affect the community and keep expanding to world peace.”
Jotipalo is uncertain as to what to expect in the 1,800 mile journey along U.S. 61.
Although he has few possessions, he will wear three robes, carry a backpack that holds a tent shaped like a large umbrella with netting and a 10-square-foot tarp. Since he cannot handle money, Stewart will buy food during the trip. They hope to travel small county roads along a river and balance public interaction with solitude and meditation.
The two plan to walk about 20 miles a day, traveling from New Orleans through Memphis, Tenn., St. Louis, Mo., Dubuque, Iowa, Minneapolis, Minn., and end at Arrow River Forest Hermitage in Thunder Bay, Ontario, by Aug. 20.
For future updates on Jotipalo’s walk, visit http://www.abhayagiri.org
http://feeds.bignewsnetwork.com/redir.php?jid=0d86849da7d164b1&cat=f97ff7b11934dbb6

Ý kiến bạn đọc
25/10/201715:26
Khách
Thật là Phật Pháp diệu kỳ ..Mình ước gì có chuyến hành hương đến đây trong tương lai. Có một sai sót nhỏ trong biên tập mong Ad chỉnh sửa lại nè : ( Sau khi được lệnh cho phép trở về lại tu viện sau 1 tuần tạm cư ở Vạn Phật Thánh Thành. Các thầy Luang Por Pasanno, Ajahn Karuṇadhammo, Ajahn Jotipālo, cư sĩ Sāmaṇera Tissaro và Debbie rời khỏi Vạn Phật Thánh Thành vào lúc 10 giờ sáng - Thứ Ba, 17 tháng 4, năm 2017 để trở lại tu viện xem xét tình hình ) ...Chỉnh lại cái ngày cho đúng ..Nếu mình đoán sự việc đúng thi phải là ngày 17/10/2017.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/05/2021(Xem: 4935)
Không nói được tiếng Tây Tạng và chưa bao giờ dịch tác phẩm nào nhưng Evans-Wentz được biết đến như một dịch giả xuất sắc các văn bản tiếng Tây Tạng quan trọng, đặc biệt là cuốn Tử Thư Tây Tạng ấn bản năm 1927. Đây là cuốn sách đầu tiên về Phật giáo Tây Tạng mà người Tây Phương đặc biệt quan tâm. Ông Roger Corless, giáo sư Tôn Giáo Học tại đại học Duke cho biết: “Ông Evans-Wentz không tự cho mình là dịch giả của tác phẩm này nhưng ông đã vô tình tiết lộ đôi điều chính ông là dịch giả.”
15/05/2021(Xem: 5083)
Ngay sau tác phẩm Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, người đọc lại được đón đọc Vua Là Phật - Phật Là Vua của nhà văn Thích Như Điển. Đây là cuốn sách thứ hai về đề tài lịch sử ở thời (kỳ) đầu nhà Trần mà tôi đã được đọc. Có thể nói, đây là giai đoạn xây dựng đất nước, và chống giặc ngoại xâm oanh liệt nhất của lịch sử dân tộc. Cũng như Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, tác phẩm Vua Là Phật - Phật Là Vua, nhà văn Thích Như Điển vẫn cho đây là cuốn tiểu thuyết phóng tác lịch sử. Nhưng với tôi, không hẳn như vậy. Bởi, tuy có một số chi tiết, hình ảnh tưởng tượng, song dường như rất ít ngôn ngữ, tính đối thoại của tiểu thuyết, làm cho lời văn chậm. Do đó, tôi nghiêng về phần nghiên cứu, biên khảo, cùng sự liên tưởng một cách khoa học để soi rọi những vấn đề lịch sử bấy lâu còn chìm trong bóng tối của nhà văn thì đúng hơn. Ở đây ngoài thủ pháp trong nghệ thuật văn chương, rõ ràng ta còn thấy giá trị lịch sử và hiện thực thông qua sự nhận định, phân tích rất công phu của
15/05/2021(Xem: 4433)
Ấm ma là hiện tượng hóa ngôn ngữ. Trong kinh Lăng Nghiêm nói đến 50 ấm ma là nói đến biến tướng của nghiệp thức, của các kiết sử thông qua lục căn từng giao tiếp với lục trần trên nền tảng “ sắc-thọ-tưởng-hành-thức”.
15/05/2021(Xem: 4104)
Đọc xong tác phẩm nầy trong một tuần lễ với 362 trang khổ A5, do Ananda Viet Foundation xuất bản năm 2017, Bodhi Media tái xuất bản tại Hoa Kỳ trong năm 2020 và tôi bắt đầu viết về Tác phẩm và Tác giả để gửi đến quý độc giả khắp nơi, nếu ai chưa có duyên đọc đến. Nhận xét chung của tôi là quá hay, quá tuyệt vời ở nhiều phương diện. Phần giới thiệu của Đạo hữu Nguyên Giác gần như là điểm sách về nhiều bài và nhiều chương quan trọng trong sách rồi, nên tôi không lặp lại nữa. Phần lời bạt của Đạo hữu Trần Kiêm Đoàn cũng đã viết rất rõ về sự hình thành của Gia Đình Phật Tử Việt Nam ở trong nước, từ khi thành lập cho đến năm 1975 và Ông Đoàn cũng đã tán dương tuổi trẻ Việt Nam cũng như tinh thần học Phật, tu Phật và vận dụng Phậ
10/05/2021(Xem: 4694)
Chỉ có bốn chữ mà hàm chứa một triết lý thâm sâu ! Chỉ có bốn chữ mà sao chúng sanh vẫn không thực hành được để thoát khỏi sự khổ đau ? Nhưng cũng chỉ bốn chữ này có thể giúp chúng sinh phá được bức màn vô minh, đến được bến bờ giác ngộ, thoát vòng sinh tử !
08/05/2021(Xem: 4156)
Chủ đề bài này là nói về tỉnh thức với tâm không biết. Như thế, nghĩa là những gì rất mực mênh mông, vì cái biết luôn luôn là có hạn, và cái không biết luôn luôn là cái gì của vô cùng tận. Cũng là một cách chúng ta tới với thế giới này như một hài nhi, rất mực ngây thơ với mọi thứ trên đời. Và vì, bài này được viết trong một tỉnh thức với tâm không biết, tác giả không đại diện cho bất kỳ một thẩm quyền nào. Độc giả được mời gọi tự nhìn về thế giới trong và ngoài với một tâm không biết, nơi dứt bặt tất cả những tư lường của vô lượng những ngày hôm qua, nơi vắng lặng tất cả những mưu tính cho vô lượng những ngày mai, và là nơi chảy xiết không gì để nắm giữ của vô lượng khoảnh khắc hôm nay. Khi tỉnh thức với tâm không biết, cả ba thời quá, hiện, vị lai sẽ được hiển lộ ra rỗng rang tịch lặng như thế. Đó cũng là chỗ bà già bán bánh dẫn Kinh Kim Cang ra hỏi ngài Đức Sơn về tâm của ba thời.
04/05/2021(Xem: 3600)
Một khi Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Tây Tạng, ngài sẽ phải đối diện với nhiệm vụ khó khăn về việc nói với thế giới những gì đã xảy ra ở quê hương ngài và cố gắng để có được sự giúp đở cho người dân của ngài. Ngài cũng phải chạm trán với sự tuyên truyền của truyền thông Tàu Cộng rằng ngài đã bị bắt cóc. Tuy nhiên, nhu cầu thiết yếu nhất là để bảo đảm nhà ở và thực phẩm cho những người Tây Tạng đã đi theo ngài lưu vong. Ngài đã hướng đến chính phủ Ấn Độ, và họ đã không làm ngài thất vọng. Trong thực tế, Ấn Độ cuối cùng đã tiếp nhận hơn một trăm nghìn người tị nạn, cung cấp chỗ ở, và nuôi dưỡng họ, cho họ làm việc, và thiết lập những ngôi trường đặc biệt cho trẻ em Tây Tạng. Những tu viện Phật giáo Tây Tạng cũng được xây dựng ở Ấn Độ và Nepal.
30/04/2021(Xem: 6881)
Thưa Tôi. Hôm nay là ngày sinh nhật của Tôi, xin được phép thoát ra khỏi cái tôi để nhìn về tôi mà phán xét và đưa ra cảm nghĩ. Hình dạng tôi đã già rồi, tóc đã bạc hết cả đầu. Tôi đã trải qua một thời gian dài sinh sống làm việc và cuối đời nghỉ hưu. Tôi đã bắt đầu thấm thía cái vô thường của thời gian mang lại. Tôi cũng đã thấm thía cái sức khỏe đã đi xuống nhanh hơn đi lên. Tôi cũng đã thấm thía tình đời bạc bẽo cũng như tình cảm (Thọ) là nỗi khổ đau của nhân sinh. Tôi cũng đã hiểu rõ thế nào là ý nghĩa đích thực của cuộc sống, đó là bất khả tương nghị không thể thốt lên thành lời. Chỉ có im lặng là đúng nghĩa nhất. Ngày xưa khi lục tổ Huệ Năng của Thiền tông chạy trốn mang theo y bát thì thượng tọa Minh rượt đuổi theo để giết lấy lại. Đến khi gặp mặt thì lục tổ mang y bát ra để trên tảng đá rồi núp dưới tảng đá bảo thượng tọa Minh hãy lấy y bát đi mà tha chết cho người. Thượng tọa Mình lấy bát lên, nhắc không lên nổi vì nó quá nặng bèn sợ hãi mà quỳ xuống xin lục tổ tha c
30/04/2021(Xem: 6956)
Thiền Uyển Tập Anh chép Đại sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu (933 – 1011) tu ở chùa Phật Đà, Thường Lạc nay là chùa Đại Bi núi Vệ Linh Sóc Sơn, Hà Nội. Ngài thuộc thế hệ thứ 4 Thiền phái Vô Ngôn Thông. Ngài người hương Cát Lợi huyện Thường Lạc, nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội, thuộc dòng dõi Ngô Thuận Đế (Ngô Quyền). Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, Thiền sư Ngô Chân Lưu tên huý là Xương Tỷ, anh trai Thái tử - Sứ quân Ngô Xương Xý, con Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, cháu đích tôn của Ngô Vương Quyền. Ngài dáng mạo khôi ngô tuấn tú, tánh tình phóng khoáng chí khí cao xa, có duyên với cửa Thiền từ năm 11 tuổi.
27/04/2021(Xem: 5053)
Tánh Không ra đời một thời gian dài sau khi đức Phật Nhập diệt do Bồ tát Long Thọ xiển dương qua Trung Quán Luận. Mặc dầu khi còn tại thế đức Phật có nói về Tánh Không qua kinh A hàm và Nikaya. Nơi đây Phật có nói về tánh xuất gia của hành giả đi tu. Hạng người tâm xuất gia mà thân không xuất gia thì gọi là cư sĩ. Và hạng người tâm và thân xuất gia thì gọi là tỳ kheo. Tánh Không cũng có hiện hữu trong kinh Tiểu không bộ kinh trung bộ. Phật có dạy: nầy Ananda, Ta nhờ ẩn trú Không nên nay ẩn trú rất nhiều. Kế tiếp Phật có dạy trong kinh A hàm về các pháp giả hợp vô thường như những bọt nước trôi trên sông: sự trống không của bọt nước.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]