Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhân cách và Tâm thức

27/09/201718:38(Xem: 4930)
Nhân cách và Tâm thức

Duc The Ton 12

NHÂN CÁCH VÀ TÂM THỨC


Nhân cách là vấn đề cơ bản của "tâm lý học"; khoa tâm lý cho rằng nhân cách được hình thành bởi 3 yếu tố: -xã hội, sinh học và tâm lý. Con người là một động vật tự hữu về hoạt động, một phần chịu ảnh hưởng bởi giáo dục, bởi cộng đồng xã hội và cuộc sống chung quanh. Ngoài vấn đề nhận thức tiếp thu từ ngoại cảnh, ý thức tự thân còn chịu ảnh hưởng không nhỏ về tập khí mà nhà Phật gọi là hạt giống tiềm ẩn trong tâm thức. Điều này tạo nên sắc thái cá biệt từ ý thức đến nhân cách. Nhân cách có thể thay đổi tùy hoàn cảnh, tuổi tác và sự cố.

 

1. Nhân cách: "Là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người". Hiểu như thế chỉ xét về mặt hiện tượng. Nếu hiểu nhân cách phát xuất từ bản chất, một phần chịu ảnh hưởng từ bản chất, thì nó không chỉ thuộc "tâm lý cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người" mà còn là ảnh hưởng đến nguyên tố tập khí được huân tập nhiều đời. Ví dụ, trẻ con sinh ra, chưa ảnh hưởng "bản sắc và giá trị xã hội", nó có thể biểu hiện giận dữ, la hét, triếu mến, ghét bỏ khi có nhu câu đói khát, ẳm bồng...Bản chất hung tợn hay dịu dàng đó cũng đã thể hiện bản tính của đứa trẻ vừa chào đời; bản chất là một phần nói lên tổng thể tạo thành nhân cách

2. Nhân cách: là một tổng thể liên kết bởi giữa khả năng và đức hạnh, ý thức và phẩm chất. Một khi ý thức và đức hạnh vượt trội thì nhân cách có khuynh hướng hoàn chỉnh. Do đó, giáo dục là môi trường tác động đến ý thức và phẩm chất đưa đến hoàn thiện.

Ngoài môi trường giao tiếp, môi trường giáo dục, ý thức nhân phẩm, đôi khi nhân cách được thay đổi bởi những tai nạn, bệnh lý, giải phẩu hay các tác nhân ảnh hưởng đến não bộ. Thường xuyên ảnh hưởng phim ảnh bạo lực hoặc tình cảm, nhân cách cũng có khuynh huớng chịu ảnh hưởng phần nào về môi trường đó.Yếu tố gen di truyền ảnh hưởng mạnh khi tuổi chưa đủ phát triển, và ảnh hưởng một phần về nhân cách khi đã hội nhập tạp tính với môi trường sống.

Một sinh thể được huân tập hạt giống mạnh về đạo đức, gặp môi trường tín ngưỡng, tâm linh sẽ dễ hội nhập và kich thích đức tin; cũng thế, tập khí bất thiện mạnh thì dễ tăng trưởng tội ác khi gặp môi trường bất thiện. Khi hạt giống bất thiện gặp môi trường thiện lành, hạt giống bất thiện không có điều kiện sanh sôi nẩy nở thì môi trường thiện lành cũng hạn chế được phần nào sự tăng trưởng của hạt giống bất thiện.Do vậy, hình thành nhân cách được thể hiện trong môi trường nhất định.

Môi trường sinh hoạt góp phần đáng kể để điều chỉnh nhân cách, các tổ chức hội đoàn, tôn giáo, nghiệp vụ...thường xuyên tập họp nhân sự để truyền đạt kiến thức tạo thành một nhân cách theo khuynh hướng riêng.Một cán bộ chính trị luôn thể hiện một nhân cách bản lãnh và linh hoạt tùy hoàn cảnh, tùy đối tượng. Lãnh tụ chính trụ có một phong cách lôi cuốn quần chúng.Một lãnh đạo tôn giáo luôn truyền đạt giáo lý, giáo điều để tăng trưởng đức tin về một đấng tối cao. Ngoại trừ Phật giáo, giúp cho tín đồ trở nên hoàn thiện chính bản thân, có một nhân cách nghiêm túc, thánh thiện, từ bi đủ tạo niềm tin cho tha nhân trong cuộc sống thực tại. Là một hành giả, Phật giáo giúp một con đường hóa giải nghiệp thức, thánh hóa tự thân, vượt thoát mọi cám dỗ ràng buộc của đời thường, làm chủ chính mình mà không lệ thuộc vào tha lực siêu thực.

3.Tâm thức: "Trí tuệ, tâm trí và tiềm thức là ba chiều của không gian tâm thức". Sự vận hành của tâm thức tức là sự vận hành cùng lúc của trí tuệ, tiềm thức và tâm trí. Trong tiềm thức có cả bản năng và trực giác trong trạng thái vô thức. Bản năng là chủng tử tự nhiên được tích lũy sâu kín trong tiềm thức. Tâm thức được phát triển, theo phạm trù tâm linh là trí tuệ phát triển cùng lúc vắng bóng kiến thức và khai mở tiềm thức.

Các nhà khoa học, Ông Francis Grick giai đoạn đầu ông ta quan niệm tâm thức nằm ở những neurones, lớp sâu thứ năm của vỏ não, nhưng sau đó, ông đồng quan điểm của Phật giáo cùng những đồng nghiệp là khi ngũ căn tiếp xúc ngũ trần, có tác động của ý thức thì tâm thức bắt đầu hoạt động.Theo khoa học, tâm thức nằm tại trung khu thần kinh, như hạt đậu nằm góc vuông từ đỉnh đầu thằng xuống tiếp giáp với điểm hai chân mày chạy thẳng vào não. Nhưng khi giải phẩu thì đó chỉ là trung tâm hoạt động của não bộ mà không tìm thấy hình dạng nào của "tâm thức". Đồng thời tâm thức vẫn luân lưu để duy trì sự tồn tại tự thể  khi căntrần không giao tiếp  nhau, nghĩa là tâm thức vẫn không hề gián đoạn, nó tự khởi hiện những chủng tử từng được huân tập. Ví dụ nhớ lại quá khứ, hình ảnh cố nhân tái hiện trong tâm tưởng. Mặc dù "hằng chuyển như bộc lưu" nhưng tâm thức vẫn kinh qua bốn trạng thái: cảm thọ - tri giác - hành động và nhận thức. Bốn trạng thái của tâm thức là hạt giống  chuyển vào A lại da thức. Hoạt động độc lập của tri thức là tư duy, tư duy có hai khía cạnh tà niệm và chánh niệm. Tà niệm mang tính tiêu cực (tà nghiệp) và chánh niệm mang tính tích cực (chánh nghiệp). Để thanh lọc và định hướng tư duy, toàn bộ giáo lý nhà Phật đều là những phương cách điều hướng con người gieo chủng tử chánh nghiệp. Pháp cú, phẩm "không phóng dật" Phật dạy:

Chớ sống đời phóng dật - chớ mê say dục lạc - không phóng dật, Thiền định - Đạt được an lạc lớn.

Bởi theo Duy thức: - Do nhất thiết chủng thức - như thị như thị biến - dĩ triển chuyển lực cố - bỉ bỉ phân biệt sanh. Do tâm thức luân biến nên một bậc Alahan phải: Thị vô phú vô ký - Xúc đẳng diệc như thị - Hằng chuyển như bộc lưu - A La Hán vị xả.

Thánh nhân từng bảo: tư tưởng thể hiện ra bản chất và hành động, tư tưởng thế nào thì con người như thế ấy. Do vậy, một tội phạm luôn nung nấu những ý tưởng tà tâm. Một hành giả hướng đến con đường giải thoát, luôn duy trì miên mật một chánh niệm qua pháp hành. Người bình thường, không là tội phạm, cũng không là hành giả thánh thiện, tư tưởng luôn chuyển biến như dòng thác chảy lẫn lộn thiện ác, xấu tốt, đó là lý do trầm luân miên viễn.

Một phật tử đã chấp nhận mình là con Phật, đi theo đạo lộ Phật dẫn dắt thoát khỏi sanh tử luân hồi, chánh niệm và pháp hành luôn là hành trang chuẩn bị ngay kiếp hiện tại để khi xả báo thân sẽ là con đường sáng của tuệ giác thoát khỏi trầm luân.

Nhân cách  và tâm thức, tuy hai nhưng là một. Tâm lý học, phân tâm học, xoay quanh hiện tượng tâm lý để tìm mấu chốt cho định giá nhân cách, nhưng vẫn lúng túng khi giòng chảy tâm thức như thác đổ. Duy thức đã chỉ cho thấy:Do giả thuyết ngã pháp - hữu chủng chủng tướng chuyển - Bỉ y thức sở biến - thử năng biến duy tam.

Mấu chốt mọi hiện tượng chấp ngã chấp pháp mà mọi sự phát sanh, giải quyết mắt xích cơ bản của tâm thức thì bản chất nhân cách sẽ hiển lộ.

 

MINH MẪN

27/9/2017

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2010(Xem: 8172)
Tronghệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động. Cũngnhư có những trang kinh đức Phật chỉ dạy phương pháp báo đáp ân đức sâudày đối với song thân một cách thiết thực nhất. Có nghĩa là đức Phật đãchỉ bày cách báo ân chơn chánh, hợp đạo lý, có lợi ích trong hiện đời và mai sau...
24/09/2010(Xem: 6970)
Nghèo khó và thịnh vượng là hai điều kiện khác nhau trong số những sự thực của cuộc sống. Bạn, tôi và những người còn lại trong thế giới này rơi vào một trong hai điều kiện ấy. Chúng ta có thể giàu hay nghèo về phương diện của cải vật chất hay phương diện tâm linh. Rõ ràng hai cụm từ này, “nghèo khó” và “thịnh vượng”, có những ngữ nghĩa khác nhau. Trước khi bàn đến những quan điểm của Phật giáo về sự nghèo khó và thịnh vượng, chúng ta cần biết chính xác về ý nghĩa của hai thuật ngữ này.
24/09/2010(Xem: 5502)
Người tham muốn ngủ nghỉ nhiều, thì quá nửa đời mình lẩn quẩn trên chiếc giường, bộ ván; ăn xong lại nghỉ chuyện đi nằm chẳng muốn làm gì hết, khi ngủ xong lại muốn ngủ nữa giống như các loài heo vậy đó, mất cả tự chủ và thể diện của mình. Con người vì không biết rõ thực tướng của vạn vật nên si mê chấp thân tâm làm ngã rồi dẫn đến chiếm hữu, lười biếng, ăn không ngồi rồi. Loài heo vì tham ăn ngon, ngủ kỹ nên mới bị đọa lạc như thế, tối ngày chỉ biết ăn rồi ngủ, ngủ dậy rồi ăn, chẳng biết làm gì.
23/09/2010(Xem: 9800)
Nghi lễ sẽ tạo thành không khí lễ nghĩa, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt điều phải một cách tự nhiên. Ở chỗ có mồ mả thì có cái không khí bi ai...
22/09/2010(Xem: 11154)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ.Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn làđức Bồ tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ tát này có đầy đủ phẩmchất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái timcủa những người con Phật thuần thành nhất là giới Phật tử bình dân không ai làkhông không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này...
22/09/2010(Xem: 9554)
Cuộchành trình miên viễn của kiếp sống trầm luân sáu nẻo luân hồi đã thôithúc rất nhiều người đi tìm những phương pháp để thoát ly khổ não. Hạnh phúc và khổ đau là hai thực trạng của cuộc sống mà con người luôn đề cập tới. Nhưng để biết được hạnh phúc là gì thì con người phải trực nhận ra được bản chất của khổ đau như thế nào rồi mới bàn tới phương pháp giải quyết khổ đau... Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
22/09/2010(Xem: 10278)
Ngàynay,lễ Tự tứ không còn đơn thuần mang dấu ấn lớn dành cho chư Tăngtrong giới thiền môn sau ba tháng An cư kiết hạ hàng năm, mà nó đã thựcsự tác động mạnh vào đời sống đạo đức xã hội trong việc xây dựng nếpsống an lạc, hạnh phúc cho con người. Bởi vì, suy cho cùng thì giá trịcủa lễ Tự tứ là sự thể hiện việc quyết định nỗ lực hoàn thiện nhâncách, thăng chứng tâm linh và khai mở trí tuệ đối với mỗi cá nhân conngười trong cuộc sống vốn biến động không ngừng... Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
22/09/2010(Xem: 8693)
Trongtấtcả mọi giá trị có mặt ở đời, thì giá trị giải thoát khổ đau làtối thượng nhất, mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng xoay xung quanhtrục giá trị thật này. Vu lan là ngày lễ khiến mỗi người, dù xuất giahay tại gia đều hướng tâm nguyện cầu, thực thi hạnh nguyện giải thoát.Từ điểm nhìn này, thông điệp giải thoát của lễ Vu lan đem lại có nhữngý nghĩa, giá trị cao quý mà ngày nay mọi người thường hay tâm niệm đến... Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
22/09/2010(Xem: 5497)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
21/09/2010(Xem: 6334)
Gần đây, do có nhiều hình ảnh về Mạn Đà La chụp được trong các cuộc lễ cungnghinh Phật Ngọc cầu nguyện hòa bình thế giới tại các chùa ở hải ngoại và được đăng trên một số trang mạng điện tử toàn cầu, cũng như được phổ biến qua thư điện tử, có vị đã viết bài chỉ trích cho rằng đó là “hiện tượng mê tín không nên truyền bá,” đã làm một số Phật tử hoang mang không biết đâu là thật đâu là giả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567