Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nên Thu Xếp cho Ngày Mai

27/09/201706:34(Xem: 7500)
Nên Thu Xếp cho Ngày Mai



Duc The Ton 2
THU XẾP CHO NGÀY MAI

 

Vĩnh Hảo

 

 

Giông bão từ đại dương liên tục đánh vào bờ, gây lũ lụt, tàn phá nhà cửa, làm thiệt mạng cả mấy trăm người ở miền trung nam và đông nam Hoa-kỳ, rồi Ấn-độ và Việt-nam trong tháng qua. Tiếp theo là động đất, làm hàng trăm người ở Mễ-tây-cơ tử vong, mất tích. Rồi lại bão, quét qua các đảo quốc phía biển đông nước Mỹ, lấy đi mạng sống mấy chục người. Rồi lại động đất đâu đó ở châu lục Á châu. Lại có dự đoán động đất mạnh tại California (the Big One) vào tháng 10 năm nay. Thiên tai liên tục thị uy, đe dọa đời sống nhân loại bằng sức mạnh vô bờ mà dù đã đạt đến những kỹ thuật tân tiến hiện đại, người ta vẫn chưa tìm ra cách nào để khống chế. Chỉ có tiên liệu, dự đoán mà thôi. Sự tiên liệu có thể làm giảm thiểu tổn thất từ một số người nơi một xứ sở nào đó, nhưng cũng không sao tránh được một số trường hợp cá biệt.

Hậu quả thiên tai được thống kê rất nhanh, rất rõ ràng bằng hình ảnh và số liệu cụ thể: bao nhiêu nhà cửa, mùa màng và của cải bị tiêu tán, bao nhiêu nhân mạng bị lấy đi hoặc mất tích chưa tìm ra. Nhưng nguyên nhân của thiên tai thì dù đã được các triết gia, thần học gia, đạo gia… giải thích từ vài thiên kỷ trước, cho đến thời cận đại và hiện đại thì các nhà khoa học về địa chất, địa lý, thiên văn, khí tượng, nhân chủng… cũng đã giải trình cặn kẽ từ các chứng liệu và dữ kiện khoa học, vẫn chưa đem lại giải đáp chung cuộc để có thể tiên liệu chính xác và dự phòng chu đáo. Ngay cả vấn đề “hâm nóng toàn cầu” (global warming), đã là một tiêu đề nhận thức môi trường phổ quát của thế giới, thì vẫn còn là điều bàn cãi, với những bất đồng từ các khoa học gia hàng đầu khác, thậm chí trở thành điều tin hay không tin của một vài nhà lãnh đạo chính trị nước lớn. Vậy rồi, dù ở những xứ văn minh nhất, người ta vẫn cứ phải đón nhận những thảm họa kinh hoàng của thiên tai… có khi trong bất ngờ, không thể chuẩn bị trước.

Thiên tai không thể tiên liệu, hoặc tiên liệu được với một xác suất rất thấp. Nhưng thiên tai là chuyện lớn, giải thích theo nghĩa đen là tai họa do Trời, do ý của thần linh (theo Phật giáo thì là nhân-quả, nhân duyên từ nhiều điều kiện thuận và nghịch chằng chịt tác động lẫn nhau), rất khó lường và thường dẫn đến thái độ tuân phục, chấp nhận; còn chuyện nhỏ hơn như là chiến tranh với gươm đao thời xưa, súng đạn thời cận đại, và bom nguyên tử hiện nay—do con người bé nhỏ tạo nên, nhưng có thể gây tai họa khủng khiếp còn hơn thiên tai—thì sao, có thể tiên liệu và giải quyết ổn thỏa hay không, có thể an phận xuôi tay, cúi đầu chấp nhận hay không?

Và bao nhiêu chuyện nhỏ hơn nữa trong đời sống hàng ngày thì thế nào, con người có thể dự trù và sắp xếp tương lai theo ý mình hay không? – Được. Từ nghìn xưa đến nay, mọi người đã làm được. Từ dài hạn mấy mươi năm, đến ngắn hạn mười năm, năm năm, một năm, một tháng, một tuần, một ngày, và vài giờ, đều có thể hoạch định một điều gì đó để thực hiện cho tương lai. Kết quả có khi như ý, có khi không. Mà đa phần sự bất như ý đều từ cái chết. Cái chết có thể làm gián đoạn, hoặc xóa sạch những gì con người trù liệu. Cái chết là chuyện lớn. Cái chết làm con người sợ hãi, dù chưa ai trải nghiệm khi đang sống—tức là sợ hãi điều mơ hồ ở tương lai, sợ hãi điều xảy ra cho người khác trong quá khứ. Cái chết chưa hề có mặt trong hiện tại, nhưng lại làm con người đánh mất đi hiện tại của mình bằng nỗi lo âu, khiếp sợ. Cho nên tôn giáo nào cũng đưa ra một viễn ảnh đầy hứa hẹn sau khi chết, như để an ủi, khích lệ con người sống vui, sống tích cực trong hiện tại.

Nhà Thiền cũng nêu chuyện sinh-tử làm “đại sự.” Sống như thế nào, và chết như thế nào. Hành giả phải thường quán niệm về vô thường, khổ, vô ngã [1], thực hành giới-định-tuệ để vượt qua sợ hãi, sống an vui, chết tự tại. Những phương châm và khẩu quyết của thiền gia từ đời xa xưa, hướng dẫn cho những nỗ lực quyết liệt nhằm thoát ly sinh-tử, thì nay được làm mới lại bằng ngôn ngữ bình dị, phổ thông hơn, với sự thực hành dễ dãi, đơn giản hơn: hiện pháp lạc trú, đi-đứng-nằm-ngồi trong chánh niệm, an trú trong hiện tại, tỉnh thức trong từng hơi thở… Để rồi những hành giả dụng công hời hợt có thể tự tin, trêu giỡn với tử thần: tử thần là ai, ở đâu? ta chỉ biết thì hiện tại, còn ngươi ở thì tương lai xa xôi, cớ chi ta phải sợ mi!

Nhưng nếu không quán triệt được một cách rốt ráo bản chất của vô thường, khổ, vô ngã; không đi vào thiền định sâu xa để phá vỡ vô minh, tham ái, thì việc lấy hiện tại che lấp quá khứ và tương lai, cũng chỉ là choàng lên tử thần chiếc áo hoa mịn màng đẹp đẽ. Tử thần vẫn sẽ gõ cửa đúng giờ hẹn, hoặc không hề hẹn trước. Khi ấy, thân xác đớn đau khốc liệt, hơi thở dồn dập tán loạn, và tâm thần hốt hoảng, hãi sợ, tiếc nuối, sẽ che lấp đi chánh niệm. Vậy rồi, ai sẽ đi cùng ta đi vào đời sau? Ta sẽ mang theo được gì cho đời sống kế tiếp?

Tương lai mơ hồ, bất định thì cái chết cũng mơ hồ, bất định, không sao lường trước được. Nó không tùy thuộc hoàn toàn vào cơ thể mạnh khỏe và tâm trí minh mẫn; cũng không hệ thuộc vào những lầu đài kiên cố, điện thờ nguy nga. Nó sẽ đến bất cứ lúc nào và sẽ lôi ta đi cùng với những hành nghiệp ta tạo tác trong đời sống. Nghiệp sẽ là bạn đồng hành duy nhất của ta trên con đường tương lai mờ mịt của đời sau.

(Sự) nghiệp mà chúng ta đã tạo tác trong đời sống là gì? – Từ thuở ấu thời đến lúc trưởng thành, từ trung niên đến khi già cỗi: vui chơi, học hành, sinh nhai, yêu đương, lập gia đình, nuôi dạy con cái; xấu tính thì đố kỵ ganh ghét người hơn mình, tự mãn khinh thường người thua mình, kỳ thị, thù hằn, cầu danh, hám lợi, bủn xỉn, giữ của, thụ hưởng vật chất, cố ý hại người vì lợi mình… Có khi được môi trường giáo dục tốt hơn thì chăm lo học hành, thi cử, thành đạt, rồi siêng năng làm việc sinh nhai, ích kỷ chỉ biết chăm lo cho bản thân và gia đình, không có tâm ganh ghét, tổn hại ai, mà cũng chẳng bao giờ quan tâm làm lợi ích cho ai.

(Sự) nghiệp như thế suốt một đời (chưa kể những nghiệp nhân tích lũy từ những đời trước) có đủ bản lĩnh, tự tin để bình thản, an vui, đối diện, trêu chọc cái chết hay không?

Cái chết là gì, ở đâu? – Chính là cái sắp tới, sẽ tới, bất kỳ lúc nào trong tương lai. Từ hiện tại hướng đến tương lai, là từ sinh bước đến cái sắp sinh. Cái sắp sinh là cái sẽ sinh, và sẽ diệt, sẽ chết. Cái sinh (hiện tại) sẽ diệt (vào quá khứ) để cái sắp sinh (tương lai) bước vào làm cái sinh hiện tại; rồi cái sinh hiện tại nầy lại diệt để cái sắp sinh khác tiến vào hiện sinh. Nhưng tương lai là cái chưa có, không thực có thì làm gì có diệt, có chết? – Vì hiện tại được nhìn nhận là thực có, nên tương lai sẽ thực có; tương lai nếu sẽ thực có trong hiện tại thì nó sẽ diệt vào quá khứ. Cũng vậy, nếu xác nhận sự thực-hữu của hiện tại tức cũng xác nhận sự thực-hữu của quá khứ. Cái nầy có thì cái kia có, cái nầy sinh thì cái kia sinh, cái nầy không thì cái kia không, cái nầy diệt thì cái kia diệt [2]. Chấp vào sự thực hữu của hiện tại cũng chính là chấp vào thực hữu của quá khứ và tương lai. Vượt khỏi ba thời gian (quá khứ, hiện tại, tương lai), tức là thấu-triệt lý vô thường, khổ, vô ngã, mới thực sự giải thoát, không còn sợ hãi sinh-tử.

 

Trở lại chuyện giông bão, động đất, lũ lụt… từ thiên tai; và hận thù, bạo lực, chiến tranh… từ con người.

Đã có lời cảnh báo và hướng dẫn cách phòng bị thức ăn, nước uống, đèn pin, tiền mặt, chăn mền cho mọi người trong gia đình trong vòng bảy ngày; và cũng đã có những quảng cáo xây lắp hầm trú ẩn để tránh bom nguyên tử. Có nghĩa là người ta đã biết nhìn thẳng vào cái chết (vô thường) và ách nạn (khổ), biết tiên liệu, sắp xếp việc bảo vệ thân mạng để đón chờ một tai họa lớn ập đến trong tương lai; còn phần tinh thần, mỗi người hãy tự lo liệu lấy.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng khẩn cấp (family emergency kits), chúng ta có cần thu xếp một hành trang tinh thần để mang theo không? Đừng nói suông như vẹt theo ngôn ngữ nhà Thiền là “sống ngày nay biết ngày nay, còn xuân thu trước ai hay làm gì!” [3]. Đừng tưởng  thiền gia chỉ biết hiện tại, không cần biết quá khứ, tương lai. Thiền sư chân chính là người quán thông cả ba thời gian, mà không vướng mắc vào khoảnh khắc sinh-diệt nào. Những người hành thiền ngày nay đều biết thu xếp nơi ăn chốn ở, nơi đi nơi đến, thời khóa biểu tu tập, giảng dạy, họp chúng, ngày nghỉ giải lao, v.v… tức là không thể không tiên liệu, dự liệu tương lai.

Hành trang tinh thần cần mang theo là gì? – Là tội hay phước, là ác nghiệp hay thiện nghiệp, tùy chọn. Nhưng để trang bị cho đời sau tốt đẹp hơn, chuẩn bị tinh thần an tĩnh trước khi tai họa ập đến, tất nhiên phải nghĩ đến thiện nghiệp.

Không cần phải liệt kê những gì là thiện. Chỉ cần nhận thức rõ những gì chúng ta làm mà cảm thấy lòng an vui, hân hoan, phơi phới, nhẹ bẫng như mây… khi có thể giảm thiểu khổ đau cho người, mang lại ích lợi cho số đông, thì việc ấy đáng làm, nên làm.

Và nếu trong những ngày sắp tới, chẳng có tai họa thảm khốc nào xẩy ra cả, thì hãy cứ như vậy: tránh xa những điều ác có thể làm hại mình, hại người; vui làm điều thiện, vì lợi ích cho mình, cho người; và hãy luôn giữ tâm thanh thản, an bình, không hận thù, kiêu căng, không tham lam, bủn xỉn [4].

Thiên tai hay nhân họa cũng khó lường; có thể sẽ không bao giờ xảy ra trong đời ta, nhưng vô thường là điều có thực, đang diễn ra trong từng phút giây đời sống. Không chờ đợi, không mong cầu, nó cũng sẽ đến, vào một lúc nào đó trong tương lai, xa hay gần. Chúng ta không thể ỷ lại, thờ ơ, thiếu cảnh giác khi đời sống bình an trôi qua từng ngày. Bởi vì, như tục ngữ Tây Tạng có nói: “Ngày mai hay đời sau, chẳng biết cái nào sẽ đến trước.”

 

California, ngày 26.9.2017

Vĩnh Hảo

(www.vinhhao.info

 

 

______________

 

(1)  Tam pháp ấn (vô thường, khổ, vô ngã) là 3 dấu ấn, 3 nguyên lý xác định tính cách chân thực của chánh pháp. Thiếu một trong ba nguyên lý nầy, một giáo lý hay một triết thuyết nào dù được cho là từ kinh Phật, cũng không thể được xác nhận như là chánh pháp.

(2) “Nhược thử hữu tắc bỉ hữu, nhược thử sinh tắc bỉ sinh, nhược thử vô tắc bỉ vô, nhược thử diệt tắc bỉ diệt," Kinh A-hàm.

(3) “Đản tri kim nhật nguyệt, thùy thức cựu xuân thu,” hai câu của Thiền sư Thiền Lão thời nhà Lý, Nguyễn Lang dịch.

(4)  “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/06/2015(Xem: 8083)
Thời tiết mùa hè năm nay bất thường. Đã có những ngày quá oi bức, và cũng có những ngày lù mù, không mưa không nắng, gió se lạnh. Khí hậu đôi khi cũng tác động vào lòng người, khiến họ dễ bẳn gắt, khó chịu. Những người đã nuôi dưỡng từ lâu sự kỳ thị, thành kiến, hay tỵ hiềm nào đó, có thể bị thời tiết nóng bức châm ngòi cho sân hận và sự bạo động. Đã có những cuộc khủng bố đơn phương hoặc nhân danh tổ chức (thế tục hay tôn giáo) diễn ra khắp hành tinh trong những tháng năm qua.
27/06/2015(Xem: 12064)
Qua 4000 năm Văn Hiến của dân tộc thì trên 2000 năm, Phật giáo có mặt, đồng hành cùng dân tộc. Tính từ thời lập quốc họ Hồng Bàng – Kinh Dương Vương tên nước là Xích Quỷ (năm 2879 trước c.n) đến thời nhà Lý vào năm 1010-1225 đã là 4000 năm, đến nay cũng gần 5.000 năm. Từ thời lập quốc ở Trường Giang, bị Hoa tộc lấn dần cho đến Hùng Vương qua 18 đời, đất nước Văn Lang chỉ còn lại Bắc Việt và Bắc Trung Việt ngày nay.Quê hương vốn ở Hồ Động Đình, do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh 100 con lập quốc. Kinh Dương Vương là con của Đế Minh và Vụ Tiên, là cháu ba đời của Thần Nông, mà Thần Nông là một trong Tam Hoàng thời thượng cổ.Như thế, Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương, Kinh Dương Vương là họ Hồng Bàng, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương truyền ngôi cho Lạc Long Quân, Lạc Long Quân truyền cho Hùng Vương, lấy quốc hiệu là Văn Lang. Từ thời kinh Dương Vương lập quốc đến nay, dân tộc trãi qua 11 lần thay danh đổi hiệu:
24/06/2015(Xem: 30979)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
23/06/2015(Xem: 12923)
Câu hỏi: Lý do tại sao Trịnh Hội lại đi học tu? Có phải bị mất phương hướng cuộc đời hay chán cuộc đời nhiều phiền toái?(Than Nguyen ) Trả lời: Xin chào anh Than Nguyen. Có hai lý do chính thưa anh. Thứ nhất vì cách đây 3 năm mình có lời cầu nguyện với chư Phật là nếu cho mình cơ hội làm xong công việc giúp những thuyên nhân Việt Nam cuối cùng tại Thái Lan, mình sẽ xuống tóc để cảm ơn. Thứ hai là, một công hai việc, mình muốn và cần một thời gian tĩnh lặng để xem mình thật sự muốn làm gì trong suốt quãng đời còn lại.
23/06/2015(Xem: 12203)
Hơn hai mươi năm trước, khi đọc được bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế nói về tiếng chuông Chùa Hàn San ở Tô Châu bên Trung Hoa, tôi cứ thắc mắc không hiểu tại sao thơ Đường có không biết bao nhiêu bài thơ tuyệt tác, vậy mà bài thơ chỉ bốn câu này lại gây ra bao nhiêu cuộc bút đàm tốn bao nhiêu giấy mực. Hay tại vì ngôi Chùa ở bến Cô Tô này đã quá nổi tiếng chăng? Nhưng đã ngờ thì phải cố mày mò tìm cho ra lẽ. Tôi tìm đọc thêm những câu chuyện chung quanh quả Đại hồng chung và tiếng chuông Hàn San. Nhiều huyền thoại đọc thật thú vị nhưng sao thấy nó cứ thực thực hư hư! Trong số ấy có một câu chuyện nói rằng, tiếng chuông chùa Hàn San có thể ngân vang rất xa, xa
21/06/2015(Xem: 7217)
Văn phòng Chính phủ Tây Tạng lưu vong, Dharamsala đưa tin – Hội nghị Tôn giáo lần thứ 12 của bốn truyền thống Phật giáo Tây Tạng đã diễn ra vào các ngày 18-20/06/2015 tại Dharamsala miền bắc của bang Himachal Pradesh, Tây Bắc của Ấn Độ.
21/06/2015(Xem: 9518)
Trong đạo Phật có câu nói rất phổ biến là “Nhất niệm thông tam giới,” một niệm biến khắp ba cõi – cõi dục, sắc, và vô sắc. Một niệm tức là một móng tâm, một ý nghĩ khởi sinh từ tâm. Điều này cho thấy hai ý nghĩa: làn sóng vi ba khởi sinh từ tâm dù vô hình vô tướng vẫn có thể lan xa khắp ba cõi, và qua đó, ảnh hưởng của một niệm có thể bao trùm cả cõi không gian rộng lớn vô cùng. Quan điểm này có thể nhìn thấy rõ nhất trong thế giới truyền thông ngày nay. Chỉ trong chớp mắt, trong một cái nhấp tay hay cái bấm tay trên máy điện toán hay điện thoại cầm tay thì một bản tin, một sự kiện, một hình ảnh có thể đi khắp thế giới và ảnh hưởng đến hàng tỉ người trong “ngôi làng toàn cầu.”[1]
20/06/2015(Xem: 14550)
Bài thơ đầu anh viết tặng em Là bài thơ anh kể về đôi dép Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết Những vật tầm thường cũng biến thành thơ
18/06/2015(Xem: 6445)
Hãy Lắng Tâm Cảm Nhận Này bạn, bạn đi đâu đấy, đứng lại đây với tôi một phút, chỉ một phút thôi!!! Bạn hãy cùng tôi quan sát những người đi đường kia xem. Bạn có thấy là họ đang hối hả lao về phía trước không? Đang ở trong nhà thì họ lao ra đường, đang ở đường thì họ vội vã phóng về nhà. Nhìn họ chẳng có chút bình an nào cả, khuôn mặt ai cũng căng như dây đàn. Họ vội vã đi, vội vã làm, vội vã nói, vội vã ăn, ngay cả đi chơi cũng vội vã. Họ đã đánh mất đi khả năng sống thư thái, an nhàn. Họ không làm chủ được cuộc đời của mình, họ bị cuộc đời rượt đuổi. Nếu họ không biết dừng lại thì họ sẽ phải hối hả như vậy suốt cuộc đời. Bạn cứ thử nghĩ mà xem, làm sao mà người ta có thể bình an hạnh phúc khi trong tâm lúc nào cũng đầy ắp những toan tính, lo âu và đôi chân thì cứ lao về phía trước (mà không biết lao về đâu)? Và bạn biết không, nếu có ai đó đứng bên kia đường nhìn về phía bạn thì thấy chính bạn cũng nằm trong cái đám đông hỗn l
18/06/2015(Xem: 6539)
Chúng tôi rời Việt Nam bay tới Băng Cốc Thái Lan và phải đi tiếp 300 km nữa mới về đến địa điểm nơi diễn ra khóa tu “Con đường hạnh phúc”. Đây là khóa tu dành riêng cho người Việt. Rời khỏi nhà buổi sáng, và đến 7 giờ tối mới đến nơi. Xong thủ tục check in, nhận phòng thì đã 22h đêm. Ai cũng mệt nhưng hạnh phúc. Bởi con đường hạnh phúc có thật đây rồi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]