Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trở Lại Nha Trang

15/09/201721:16(Xem: 6815)
Trở Lại Nha Trang
TRỞ LẠI NHA TRANG
 
Nguyễn Nguyên An
nha-trang-vietnam-2

 

Tôi, hơn mười năm trở lại, Nha Trang lớn dậy bề thế về mọi mặt, nhất là du lịch. Tôi là người ăn chay, được các chị tổ bếp lo cho những bữa cơm chay đầy đủ ngon miệng, tiếp lửa cho những trang viết mới toanh. Có lẽ đây là một duyên lành tôi nhận được.  

Tôi đã ở Nha Trang hơn bốn mươi năm trước, thường nghe câu ca dao của người dân:

                                Ai về viếng cảnh Khánh Hoà

                                Long Sơn nên ghé, Tháp Bà đừng quên,

                                Kim thân Phật tổ nhớ lên,

                               Nhìn ông Phật trắng ngồi trên lưng trời.

 Hồi đó, tôi đã thấy tượng Phật Tổ tỏa sáng trên nên trời cao rộng, tôi lại lâm râm niệm Phật. (Khánh Hoà là xứ sở Trầm hương, nổi danh với những phong cảnh nên thơ yên bình, Từ lâu đời, sắc thái tâm linh Phật giáo đã ảnh hưởng sâu đậm trong tâm hồn dân tộc Việt, tô điểm cho cả vẻ đẹp phong cảnh lẫn cái đẹp nếp sống con người nơi đây.) 

Chùa Sắc tứ Long Sơn ở Thành phố Nha Trang có địa thế rất đẹp, trước đây được dựng trên một khu đất cao, cây cối xanh tươi, nằm bên cạnh đường phố chính, giữa lòng thành thị đông đúc mà vẫn giữ không gian thâm u, tĩnh mịch. Những dãy nhà làm học viện, văn phòng, tịnh thất kết hợp với ngôi chùa đồ sộ, tạo thành một cấu trúc hoàn chỉnh ẩn bóng dưới những hàng cây Bồ-đề cao lớn, cành lá sum suê cùng những rặng cây kiểng bao quanh. Bão lũ năm Canh Tý đầu thế kỷ 19, chùa bị sập hoàn toàn, tổ khai sơn chùa quyết định dời chùa xuống chân đồi Trại Thủy. Hoà thượng Ngộ Chí cho xây ngôi chùa nhỏ một gian hai chái rồi đổi tên chùa từ Đăng Sơn tự thành Long Sơn tự. Ngày nay, chùa tọa lạc ở số 20 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn, chính diện hướng Nam. Phía trước chùa vẫn con đường huyết mạch giao thông, du khách đi từ Nam ra Bắc hay ngược lại, cả đường bộ, đường thuỷ, hay đường hàng không, đều có thể trông thấy Chùa Long Sơn với Kim Thân Phật Tổ ngự uy nghiêm trên lưng đồi.

 Từ chùa chính, muốn lên pho tượng Kim Thân Phật Tổ phải đi lên 193 bậc tam cấp. Khi đến bậc thứ 44 khách thăm quan tượng Phật Tổ nhập niết-bàn dài 17m, cao 5m, đằng sau tượng là bức phù điêu mô tả cảnh 49 đệ tử niệm phật. Tượng được xây dựng năm 2003… Sau đó tiếp tục hành trình viếng thăm tượng Kim Thân Phật Tổ (còn gọi là tượng Phật trắng) ngự trên đỉnh đồi. Kim Thân Phật Tổ chính là biểu tượng làm nên nét đẹp đặc thù của Thành phố biển xinh đẹp. Đứng trên đỉnh đồi Trại Thủy, Du khách có thể chiêm ngưỡng Kim Thân Phật Tổ với dáng ngồi uy nghiêm thư thái giữa nền trời xanh mây trắng, với nét mặt từ hoà và nụ cười thanh thoát điểm nhẹ trên môi. Tượng được khởi công năm 1964, hoàn thành năm 1965, với chiều cao từ mặt bằng lên 24m, đế tượng cao 21m, thân tượng cao 14m, đài sen 7m, đường kính đài sen 10m. Chung quanh đế Phật đài là những bức phù điêu đấp nổi chân dung hình 7 vị Thánh tử đạo vì pháp thiêu thân dưới thời Ngô Đình Diệm. Dù đứng chiêm bái nơi đâu trên triền núi, du khách cũng đều cảm nhận như từ Kim Thân Phật tỏa ra đủ đức lành: Bi-Trí-Dũng. Từng nếp y đắp trên Kim Thân sống động như chính Đức Như Lai đang thị hiện. Khi chiều về, ánh thái dương rọi chiếu, tưởng như muôn vầng hào quang rực rỡ đang toả phóng cả một vùng sáng huyền diệu. Nhìn toàn cảnh, Long Sơn có địa thế rất đẹp. Hoa viên Long Sơn Đại Tự bên phải con đường vào chùa. Hoa viên Long Sơn tựa như một đóa sen vươn lên từ hồ nước đọng. Đây chỉ là một hoa viên nhưng gói gọn đủ cả cảnh nước non sơn thuỷ hữu tình thu nhỏ, tựa như một bức tranh thiên nhiên sinh động.

 

Với lịch sử trên 100 năm (1886-2005) kể từ ngày khai sơn, chùa Long Sơn trải nhiều đời trụ trì với nhiều lần trùng tu, nay đã lập nên những kỳ tích lưu truyền cho bao thế hệ mai sau như để nói lên sự bất biến vĩnh hằng của chánh pháp giữa cuộc sống đời thường này.

Ngày nay, chùa Long Sơn đã trở thành một ngôi chùa danh tiếng, có phạm vi ảnh hưởng rộng trong đời sống tinh thần nhân dân và Phật tử Khánh Hòa. Ngay sau lưng chùa là tượng Phật Thích Ca nhập niết-bàn mới được điêu khắc vào năm 2003. Làm phông cho tượng là một bức tường đá màu trắng pha chút xanh nhạt có hình 36 vị La Hán ngồi hầu, tạo nên một khung cảnh trang nghiêm tĩnh lặng. Cùng với con đường đá dẫn lên Kim Thân Phật Tổ, ngay lưng chừng đồi có một gác chuông với Đại hồng chung nặng 1.500 kg. Tiếng chuông nơi đây ngày hai buổi sớm tối vang ra cả những vùng lân cận của thành phố. Khi mọi hoạt động của con người đã ngừng nghỉ sau một ngày lao động bôn ba trong cảnh phong trần, hòa vùng trời đêm tĩnh mịch, có được phút giây lắng động, từ nơi đây tiếng chuông vang hưởng ngân xa như giục thức tỉnh lòng người tìm về bến Giác, trút bỏ bớt những triền phược thế gian. Ngược lên hướng đồi phía Tây với con đường nhỏ dẫn đến khu Tháp chư vị Tổ sư và những vị cao Tăng có hành trạng gắn bó đất Khánh Hoà. Chính nơi vùng đồi thiêng này, là nơi lí tưởng cho sự nghiệp hành đạo của bao vị cao Tăng, những bậc Thạch trụ đã một thời ươm mầm giải thoát nơi Phật Học viện Trung phần Hải Đức, và mãi toả hương Ưu đàm cho vùng đất nhân hiền tụ khí này. Phủ tàng che mát nghiêm trang cho những toà tháp là những cội cổ thụ phủ bóng hàng trăm năm mang đậm nét Tòng Lâm cổ kính. Ngoài phía phải sân chùa là Trường Trung cấp Phật học Khánh Hoà, và khu nội trú của Tăng Sinh. Và đặc biệt, gần mười năm trước đây (Năm 2007), Tỉnh Giáo Hội đã xây dựng khu tượng đài Bồ Tát Quảng Đức bằng đá với bức phong giả sơn hùng vĩ bên phía tả cổng Tam Quan. Tôi đứng trầm ngâm dưới chân tôn tượng Bồ-tát Thích Quảng Đức, trong đầu tôi hiện lên một cuộc đối thoại. Tôi xin chép ra đây:

           “Đối thoại với Bồ-tát:  

           Kính bạch Hòa thượng, sao Ngài đi tu?  

           Tại sao con không đi tu  

           Con yêu sự sống  

           Ta cũng yêu sự sống 

           Kính bạch Hòa thượng, sao Ngài tự thiêu?  

           Sao con không tự thiêu  

           Con nâng niu sự sống chính con  

           Ta nâng niu sự sống người khác. 

           Buông xả thân mạng mình cho người khác  

           Buông xả thân mạng mình cho đạo pháp  

           Cái chết làm nên Bồ-tát  

           Nam mô Thích Quảng Đức Bồ-tát Ma-ha-tát”

 Đến chùa, Trưởng lão HT.Thích Thiện Bình, Phó Pháp chủ HĐCM, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, trụ trì chùa từ 2013 đến nay vừa viên tịch. Quý thầy quá bận rộn, đã giới thiệu cô Chi Phật tử đạo tràng Long Sơn đưa tôi đảnh lễ chư Phật, Bồ-tát và tham quan cảnh chùa. Tôi được gặp Hòa thượng – bác sĩ Thích Hải Ấn từ Huế vào. Tôi thưa: “Thưa thầy, con vào đây không ngồi thiền được 1 giờ như trước”. Hòa thượng dạy: “ Cố gắng tu tập theo hạnh của Phật, nhất là thiền tập, không ngồi được 1 giờ chỉ 20 phút đều đặn cũng tốt ”.

Chiều, tôi thả bộ trên đường biển Phạm Văn Đồng trước Nhà sáng tác Nha Trang,  đến khu vực tập thể dục dụng cụ, hiện có 13 dụng cụ, tôi ghé lên tập thử. Tôi trò chuyện với một anh bạn mới tên là Bùi Tự Trọng, nhà ở số 69 tổ 11, phường Vĩnh Hải, TP Nha Trang. Anh Trọng tâm sự: “Tôi 65 tuổi, quê Phú Yên, ở Nha Trang mấy chục năm rồi, ra đây tập thể dục ngày 1 giờ, nhờ bác sĩ đại dương (là biển, nắng gió của biển), tôi không bị  bệnh gì. Tôi đã đi qua nhiều thành phố, tôi thấy Nha Trang là thành phố đẹp nhất. Bốn mùa ôn hòa thoáng mát. Huế của anh cũng đẹp, nhưng thời tiết khắc nghiệt”. Nói chuyện đạo, anh Trọng nói thêm: “Tu là cõi phúc, người đi tu được phước. Tu cần không dối lòng là trọn đủ” 

 Những bữa cơm chay ở Nhà Sáng tác Nha Trang luôn ngon miệng đối với người chay tịnh như tôi. Chị Đức bếp trưởng thường thăm hỏi: “Cháu nấu chay như vậy chú có ăn được không?”. Bà Hương giám đốc cũng thăm hỏi tôi những câu như thế. Tôi chân thành cám ơn, vì ở Huế, bữa ăn của tôi chỉ đơn giản một món, như rau cải xào, mè đậu, xì dầu, khuôn đậu kho... Tôi vẫn ngon miệng với hai phần lon gạo nấu cơm nóng ăn cùng xì dầu “xắm” ớt. 

   Tôi viết bút ký này trong nền nhạc Chú Đại Bi - Lời: Kinh Phật – do Phật tử Tâm Quế (Đoàn Lan Hương) một thành viên của đoàn đã phổ nhạc. Con người sinh ra là bắt đầu đi về phía nghĩa trang, những đứa con tinh thần hoài thai ở quê nhà, sinh ra ở Nhà sáng tác Nha Trang sẽ lớn dậy tròn lành và đi vào lòng người, theo quy luật có thể nó cũng bị lớp bụi thời gian dìm vào quên lãng, nhưng lúc nào đó có anh khảo cổ, chị nghiên cứu gọi nó thức dậy, nó lại tiếp tục ngân lên lời cổ tích, những cung bậc xa xưa cho thế hệ sau một chút bâng khâng, chút trầm tư hoài niệm là cũng đủ tròn trách nhiệm của một đứa con ngoan sinh ra từ vòng tay của những bà đỡ văn  nghệ…

Nguyễn Nguyên An

 

 

 

Địa chỉ:

 

Nguyễn Nguyên An

TỊNH CỐC TÂY AN

11/11/69 Lê Ngô Cát, TP Huế

Tel: 01688971486

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/06/2013(Xem: 7256)
Tâm là của báu chí cao vô thượng, mà chúng ta lâu nay bỏ quên ít chăm sóc, lại chăm sóc thân nhiều hơn. Đa số thường lo chăm sóc thân, hoặc nhà cửa, xe cộ, ruộng vườn sự nghiệp bên ngoài, mà bỏ quên cái tâm. Đây là thiếu sót rất lớn. Tâm quý hơn những thứ đó, là linh hồn của cuộc sống. Nếu chúng ta sống thiếu tâm thì sự sống này thành sự chết. Tâm quan trọng như vậy nhưng ít ai quan tâm đến, bỏ qua chỗ quý báu này.
17/06/2013(Xem: 11196)
Từ Bi và Nhân Cách, Nguyên tác Anh Ngữ: His Holiness Dalai Lama , Việt dịch: Thích Nguyên Tạng, Diễn đọc: Tâm Kiến Chánh
14/06/2013(Xem: 8600)
Một vị giảng sư thành công là vị có kỹ năng và phương pháp. Với kỹ năng và phương pháp, vị giảng sư từng bước xây dựng cho mình sự tin tưởng nơi thính chúng, rèn luyện khả năng khơi gợi sự đồng cảm của thính chúng và khả năng trình bày mọi vấn đề hợp với luận lý. Vị giảng sư cần chuẩn bị cho mình một tư thế để luôn luôn thuyết phục được thính chúng đi đúng con đường của Đức Phật đã dạy hầu đem lại an lạc và hạnh phúc cho họ cũng như xây dựng một xã hội an lạc hài hòa.
10/06/2013(Xem: 12251)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
08/06/2013(Xem: 15272)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống. Bạn có cái thân quý báu thoát được tám nạn[1] và có đủ mười tiện nghi để phục vụ kẻ khác. Ai cũng mong hạnh phúc, không ai muốn đau khổ. Hạnh phúc mà ta cần không chỉ là hạnh phúc tạm thời, mà là hạnh phúc tuyệt đối, thứ hạnh phúc tối thượng của giác ngộ. Khi đi phố chẳng hạn, người ta mua những thứ tốt nhất, bền nhất; cũng vậy, ai cũng muốn có hạnh phúc lâu dài nhất, cao quý nhất. Tùy theo sự hiểu biết của mình và mức hạnh phúc có thể đạt đến, người ta cố gắng đạt hạnh phúc tối thượng theo quan điểm mình.
07/06/2013(Xem: 11757)
Tháng 12 năm 2004, một cơn động đất dữ dội kéo theo những ngọn sóng thần khủng khiếp đã tàn phá không biết bao nhà cửa và giết chết khoảng hai trăm (200) ngàn người dọc theo bờ biển các nước Thái Lan, Nam Dương và Tích Lan. Ngoài vô số người chết và bị thương, thiệt hại về tài sản và hoa màu cũng không phải nhỏ; và cho đến giờ này các nước vẫn còn đang tái thiết những thiệt hại của 10 năm về trước. Chưa hết, mùa thu năm 2005, cơn bão Katrina đã tàn phá nhiều thành phố dọc theo vịnh Mễ Tây Cơ của Hoa Kỳ và chính cơn bão nầy cũng giết chết và làm bị thương rất nhiều người mà cho đến ngày nay chính phủ Hoa Kỳ vẫn chưa thể tái thiết trở lại. Trước những tai họa chung đó, nhà Phật gọi chúng là cộng nghiệp
05/06/2013(Xem: 9913)
Kiêu mạn (Màna) hay tâm lý kiêu căng tự mãn thường xem nhẹ người khác là một chứng bệnh của những con người nông nổi, ham thích danh vọng, nặng về cái tôi, ít rung cảm hay đồng cảm trước những cảm nhận khó khăn của người khác.
05/06/2013(Xem: 19240)
Từ “Công văn” trước đây được dùng trong công việc hành chánh của nhà nước gồm những văn kiện của các Bộ, Ty, Sở đối với chính quyền thuộc địa, hay dưới các chế độ quân chủ chuyên chế. Cho tới ngày nay không ai rõ từ này đã ảnh hưởng vào trong sinh hoạt Phật giáo từ lúc nào.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]