Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trân Quý Từng Hơi Thở

26/08/201722:14(Xem: 5845)
Trân Quý Từng Hơi Thở
TRÂN QUÝ TỪNG HƠI THỞ 
Pháp thoại tại chùa Phật Tổ Ngày 11-05-2008

Có một câu chuyện rất hay trong Tiểu Bộ Kinh đề cập về các pháp môn tu có thể giúp chúng ta thực tập để cuộc sống của mình được hạnh phúc và an lạc.

Có một vị sa môn cư trú gần bờ biển, thầy tu tập rất tinh chuyênnên được cả thôn làng cúng dường đầy đủ không thiếu một vật gì. Thầy nghĩ chắc mình đã chứng được Thánh quả (A la hán). May mắn cho thầy, có một vị Thiên nhân trong kiếp quá khứ từng là bà con với thầy, hiện xuống cho biết: "Thưa thầy, thầy chưa chứng quả gì hết". Vị sa môn kia nghe vậy giật mình, bèn hỏi: "Thưa Thiên nhân, ai trên cõi đời này đã từng chứng quả A la hán, hay đang trên đường chứng Thánh quả?" Thiên nhân trả lời: "Có một người, đó là đức Thế Tôn ở thành Xá Vệ, người đã thành đạt Thánh vị A la hán. Thầy nên đến đó tham học với ngài". Vậy là thầy ôm bát tới thành Xá Vệ.

Lúc ấyđức Thế Tôn đang đi vào làng khất thực và sa mônBāhiya kia rất nôn nóng nên theo bên cạnh đức Thế Tôn thưa: "Bạch đức Thế Tôn, xin ngài từ mẫn dạy cho con tu học". Đức Phật nói: Chưa phải thời, Bāhiya". Thế nhưng thầy Bāhiya vẫn đi theo bên chân đức Phật. Lần thứ hai thầy thưa: "Xin ngài từ bidạy cho con phương pháp tu học". Đức Phật lại bảo: "Bāhiya, chưa phải thời". Lần thứ ba cũng thế, thầy năn nỉ: "Xin ngài từ bidạy cho con phương pháp tu học, để con có thể chứng đạt Thánh quả A la hán". Lần này, sau khi thọ trai xong, đức Phậtbảo: "Đúng thời rồi, Bāhiya, ta sẽ dạy cho ông". Và đức Phậtthuyết một thời pháp rất ngắn:

"Này Bāhiya, thầy nên tu tập như sau: Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong các cảm thọ, sẽ chỉ là cảm thọ. Trong thức tri, sẽ chỉ là thức tri. An trú được như vậy thì đoạn dứt được sầu khổbất an hiện đời và chứng quả A la hán".

Đức Thế Tôn chỉ dạy một bài pháp ngắn như thế, nhưng thầy Bāhiya là một người rất ham tu, nên nghe lời Phật dạy xong liền đến dưới bóng mát của một cội cây bên đường thiền tọa. Sau đó thì tâm thầy bừng sáng vì đã thấu tỏ được lời dạy của đức Thế Tôn. Thầy ôm bát đi về, trên đường về chẳng may bị bò húc chết.

Đức Thế Tôn sau khi khất thực xong, trên đường trở về tịnh xá, thấy xác của thầy Bāhiya, ngài bảo các vị tỳ kheo: "Các ông hãy để xác thầy Bāhiya lên chõng tre, hỏa thiêu xong thì rải tro đi. Đây là bạn đồng hành, người đồng phạm hạnh của các ông vừa mới ra đi". Sau khi làm tang lễ cho Bāhiya xong, các thầy vân tập lại bên cạnh đức Thế Tôn, thưa: "Bạch Thế Tôn, vị tỳ kheo này vừa mới đến, học với Như Lai một vài câu rồi ra đi, vậy có thể nhập Niết bàn được không?: Đức Phật xác nhận: "Tỳ kheo Bāhiya đã dứt sạch hết lậu hoặc, chứng Thánh quả A la hán và đã vào Niết bàn".

Câu chuyện ngắn này cho chúng ta đôi điều về bài học của sự thực tập. Thầy Bāhiya chỉ trong một lầnnghe bài pháp ngắn của đức Thế Tôn mà đã quán chiếutu tập thành công. Nội dung này rất quan trọng và rất cần cho chúng ta trong việc học hỏi và thực tập lời Phật dạy.

"Cái thấy chỉ là cái thấy, cái nghe chỉ là cái nghe, cảm thọ chỉ là cảm thọ, thức tri chỉ là thức tri. An trúnơi pháp quán ấy thì có thể đoạn dứt sầu khổthành tựu an lạc". Có thể an lạc của sự chứng nghiệmNiết bànchứng nghiệm giải thoát vẫn còn xa, nhưng điều chúng ta cần thực hiện trong đời sống bình thường là làm sao cho sầu khổ, buồn giận... rụng rơi. Thực tập được như vậy thì chúng ta có thể sống giữa cuộc đời, giữa lòng người vốn đầy khó khăn, phiền trược, bất toàn... mà vẫn có thể an nhiêntự tạiChúng ta hãy thực hành ngay trong cuộc sống thường nhật. Vào những ngày rảnh rổi, hãy dành một ít thì giờ để ngồi yêntoàn thân thư giãn và chú ý đến hơi thở của mình - chú tâm trên mỗi hơi thở vào, mỗi hơi thở ra. Phương pháp thực tập đơn giản, gần nhất là nhận biết hơi thở đi vào, đi ra bên trong cánh mũi. Chỉ đơn thuần nhận biếtquán sát hơi thở vào, hơi thở ra như vậy mà không để ý thức nhận xét gì về hơi thở.
Mọi thưởng thức về phương diện vật chất cho ta sự thoải máithích thú đều là những cảm giác phù phiếm ở bên ngoài. Ta hãy biết quay về thưởng thức cái sẵn có trong mình, như hơi thở chẳng hạn. Khi biết quay về thực tập quán sát hơi thởlợi lạc đầu tiên là chúng ta có thể làm cho hơi thở mình càng ngày càng êm dịu, nhẹ nhàng, khiến cho hơi thở mình trở nên có phẩm chất, nhờ đó mà thân tâm được nuôi dưỡng, tật bệnh được đẩy lùi, và cuối cùng đạt đến công năng kỳ diệu nhất đó là thanh lọc, chuyển hóa được tâm mình. Khi tâm mình xao xuyến bất an, ta chỉ cần làm một việc đem tâm về an trú nơi hơi thởnhận biết rõ ràng hơi thở đi vào - đi ra là ta có thể lấy lại được sự cân bằng, thư thái của thân và tâm. Nếu có người đưa đến cho ta chuyện phiền não, buồn giận, ta hoàn toàn có khả năng làm được hai điều cùng lúc: việc đầu tiên là ngồi yên lặng, giữ tâm thật bình tĩnh để nghe; thứ đến, ta hãy để tất cả những lời nói kia đi qua đi lại như gió đi ngang qua mành lưới. Đó là cách tu hạnh Bồ tát. Thử nghĩ, nếu có một người chịu khó nghe ta chia sẻ, cho ta trút hết nỗi khổ niềm đau thì ta đâu cần làm gì nhiều mà vẫn giúp cho tâm tư nhẹ lại, nỗi khổ dần vơi đi hoặc thậm chí tan biến. Đây là vấn đề thường xảy ra trong gia đình của chúng ta.

Thực tập hạnh Bồ tát để có thể ngồi yên lắng nghe được những gì người kia muốn nói với mình là ta cũng đang thực sự lắng nghe từng hơi thở, từng cảm thọ đang biểu hiện trong mình. Lúc bấy giờ trong ta "sự nhận biết tỉnh sáng" đang có mặt, chứ không đánh mất mình hay bị cuốn hút theo những buồn phiền, giận hờn... mà người kia đang biểu lộ với mình. Chúng ta nghe như thế nào để vừa có thể phòng hộ được thân tâm mình, vừa cảm thông sâu sắc được với nỗi khổ, niềm đau của người đối diện, đó là cả một sự thực tập công phu. Thế thì chúng ta đã có một phương pháp tuyệt vời đó là vừa giúp người kia giải tỏa được nỗi buồn giận và đồng thời làm cho năng lượng thực tập tích cực của mình được thăng tiến, hóa giải được những tâm hành tiêu cực trong đời sống: "Hãy nghe như chỉ là nghe, thấy như chỉ là thấy, cảm thọ vui buồn chỉ là cảm thọ vui buồn", mà đừng tưới thêm gì từ ý thức vào nữa cả. Đây là phương pháp tu tập rất mầu nhiệm và chỉ cần thực tập ngần ấy thôi cũng đủ làm cho chính ta, đời sống gia đình ta, người thân xung quanh ta trở nên an vui, hạnh phúc.

Có một bà cụ Phật tử tín thuận Tam Bảo rất sâu sắc. Khi qua Mỹ, vì lớn tuổi không làm gì được nên bà bỏ thời gian mấy mươi năm nương vào chùa để vừa được tu tập vừa làm công quả, cũng như làm những việc từ thiện xã hội. Nhưng bất ngờ bà bị tai biến mạch máu não. Con cái lo chăm sóc tận tình cho đến ngày bà đi đứng lại được, nhưng những ngày gần cuối đời, tánh tình bà thay đổi hoàn toàn. Bà trở nên rất hay nóng giận, vung vãi những lời thô ác, không một ai khuyên nhủ gì được. Bà không còn là con người của những ngày được ở trong chùa nữa. Trường hợp kể trên chứng tỏ cho chúng ta biết một điều rằng nghiệp thức của con người nếu không biết tu tập đúng cách thì không phải dễ chuyển hóa; nó có thể vẫn còn nằm yên đấy do vì chưa đủ điều kiện biểu hiện. Những hạt giống bất an, buồn giận, những lời nói thô ác đã gieo vào trong tâm thức mình, nếu ngay lúc này mình không biết nhận diện để chuyển hóa thì nó vẫn còn nằm nguyên ở đó; và rồi ta vẫn còn có thể bị chi phối bởi những tập khí xưa cũ, vẫn nói ra những lời thô tháo, vẫn đem đến buồn giận, bất an cho mình và cho người. Vì vậy, ngay bây giờ chúng ta hãy thực tập trị liệu bằng cách đem tâm về an trú ngay nơi hơi thởý thức sâu sắc mỗi hơi thở vào, hơi thở ra, làm cho tất cả những cảm thọ vui buồnbực bội theo hơi thở mà dần tan biến, đến lúc chúng không còn chỗ trong tâm thứcChúng ta cần thực hành ngay khi chúng ta còn khỏe mạnh.

Ai ở trong đời cũng đến rồi đi như giấc mộngNếu không khéo tu tập thì trong giấc một đời người chúng ta sẽ chuốc lấy bao khổ đau, phiền lụy và tiếp tục rót thêm vào thân tâm những giọt nước ô nhiễmđộc hạiChúng ta hãy nghe như thầy Bāhiya ngày xưa, chỉ nghe một lời dạy ngắn của đức Phật: "Hãy để cái thấy chỉ là cái thấy, cái nghe chỉ là cái nghe, cảm thọ chỉ là cảm thọ, thức tri chỉ là thức tri", mà ứng dụngthành công trong sự thực tậpPháp môn này ngày xưa các bậc thầy đã từng thực tập và chứng nghiệmđược Thánh quả.

Chúng ta hãy thực tập để chứng nghiệm được sự an lạc ngay trong cái thấy, cái nghe, cái nhìn... bằng sự quay về an trú trong hơi thở của chính mình. Khi thực tập thưởng thức hơi thở của mình từng ngày một cách sâu sắc; ta thấy những gì có mặt trong ta, những gì cuộc sống đã ban cho ta, tất cả đều là quà tặng hạnh phúc. Do vậy, từng phút, từng giây ta hãy biết trân quý hơi thở của mình.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/05/2012(Xem: 9982)
Đại Hội được tổ chức tại Chùa Cổ Lâm - Seattle, ngày 10-12/8/2012 do HT Thích Nguyên An làm trưởng ban tổ chức.
18/05/2012(Xem: 8839)
Hồi nãy, trước khi ra thiền đường, tôi có hỏi thị giả còn mấy phút. Thị giả nói còn mười phút. Mười phút là nhiều hay ít? Và mình sử dụng mười phút đó như thế nào?
18/05/2012(Xem: 8355)
Thưaquý lãnh đạo tâm linh kính mến, quý vị lãnh đạo tổ chức Templeton quý mến và dĩnhiên là những người anh em trên căn bản nhân loại thân mến! Ngôiđền nổi tiếng này, một ngôi đền lịch sử với những khuôn mặt thời đại, với nhữngnụ cười mĩm. Mặc dù tôi không thấy từngkhuôn mặt của mỗi người, nhưng dường như là không có khuôn mặt nào biểu lộ mộtsự sân hận hay không vui nào đấy.
18/05/2012(Xem: 8104)
Tâm chúng ta thêu dệt tạo tác nên mọi điều, nhiều khithật khó lường. Đôi khi nó cất chứa những thông tin vô nghĩa và vứt bỏ nhữngthông tin hữu ích. Tôi luôn nhắc nhở học trò và bạn bè rằng, đừng lưu lại trongtâm những điều vô nghĩa, cuộc sống của bạn rất ngắn ngủi, và khả năng ghi nhớ củatâm bạn cũng rất hữu hạn cho cuộc sống ngắn ngủi này mà thôi. Hãy để dành tâmmình cho những điều hữu ích, đó là những điều giúp bạn trưởng dưỡng một tâmthái lạc quan tích cực thay vì những ảnh hưởng tiêu cực
10/05/2012(Xem: 8862)
... Người ta sinh ra đời không khác gì trái cây ở trên cành: có những trái lớn, có những trái nhỏ; có những trái xanh, có những trái già... Những trái cây ấy đã có lúc sinh ra tức có ngày rụng xuống: trái rụng trước, trái rụng sau... nhưng rồi trái nào cũng phải rụng xuống hết. Rụng xuống để biến thành cành hoa thơm hay rụng xuống để biến thànhcây cỏ dại... nhưng rồi trái nào cũng phải rụng xuống hết. Con người đã có sanhđều có chết. Chết để mà sanh theo nghiệp lực thiện ác, khổ vui, xấu tốt.
06/05/2012(Xem: 8833)
Một trong những biểu tượng của Đạo Phật, Đức Phật Gautama ngồi thiền với bàn tay trái để ngửa trên đùi Ngài, trong khi tay phải chạm đất. Những năng lực ma quỷ đã cố gắng để đẩy Ngài ra khỏi chỗ ngồi, bởi vì vua của chúng, Ma vương, cho rằng vị trí ấy ở dưới cây bồ đề (cây của giác ngộ).
04/05/2012(Xem: 7026)
Tuy Ngài đã nhập diệt nhưng chánh pháp vẫn được lưu truyền mãi trong thế gian như là một con đường đưa chúng ta thoát khỏi sự khổ đau để tìm về bờ giải thoát.
04/05/2012(Xem: 8147)
Nhớ Phật đản là nhắc nhở chúng ta rằng trong cuộc đời ô trược này đã từng hiện sinh một Đức Phật đem tình thương và trí tuệ soi sáng nhân gian...
03/05/2012(Xem: 9328)
Bà Cụ nhà tôi và nhà tôi chuyên tu Tịnh Độ. Mỗi ngày bà cụ ít nhất ba lần công phu niệm Phật. Nhà tôi ít nhất mỗi ngày một lần, từ 5 giờ đến 7 giờ sáng. Khi nghe bàn đến chuyện Tịnh Độ thì nhà tôi như rồng gặp mây, thao thao bất tuyệt, cho rằng mình đã đi đúng đường, vì căn cơ thấp nên không thể hành trì thiền quán mà chỉ biết trì danh niệm Phật, tụng kinh bái sám, để một ngày nào đó được vãng sinh vào thế giới Cực Lạc.
02/05/2012(Xem: 7764)
Lớn lên, mang trong mình trái tim thương yêu đạo pháp thiết tha, tôi luôn ghi đậm hình ảnh mùa Phật Đản Phật lịch 2508-1963 đầy tự hào nhưng cũng nhiều hoài vọng...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]