Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trân Quý Từng Hơi Thở

26/08/201722:14(Xem: 4209)
Trân Quý Từng Hơi Thở
TRÂN QUÝ TỪNG HƠI THỞ 
Pháp thoại tại chùa Phật Tổ Ngày 11-05-2008

Có một câu chuyện rất hay trong Tiểu Bộ Kinh đề cập về các pháp môn tu có thể giúp chúng ta thực tập để cuộc sống của mình được hạnh phúc và an lạc.

Có một vị sa môn cư trú gần bờ biển, thầy tu tập rất tinh chuyênnên được cả thôn làng cúng dường đầy đủ không thiếu một vật gì. Thầy nghĩ chắc mình đã chứng được Thánh quả (A la hán). May mắn cho thầy, có một vị Thiên nhân trong kiếp quá khứ từng là bà con với thầy, hiện xuống cho biết: "Thưa thầy, thầy chưa chứng quả gì hết". Vị sa môn kia nghe vậy giật mình, bèn hỏi: "Thưa Thiên nhân, ai trên cõi đời này đã từng chứng quả A la hán, hay đang trên đường chứng Thánh quả?" Thiên nhân trả lời: "Có một người, đó là đức Thế Tôn ở thành Xá Vệ, người đã thành đạt Thánh vị A la hán. Thầy nên đến đó tham học với ngài". Vậy là thầy ôm bát tới thành Xá Vệ.

Lúc ấyđức Thế Tôn đang đi vào làng khất thực và sa mônBāhiya kia rất nôn nóng nên theo bên cạnh đức Thế Tôn thưa: "Bạch đức Thế Tôn, xin ngài từ mẫn dạy cho con tu học". Đức Phật nói: Chưa phải thời, Bāhiya". Thế nhưng thầy Bāhiya vẫn đi theo bên chân đức Phật. Lần thứ hai thầy thưa: "Xin ngài từ bidạy cho con phương pháp tu học". Đức Phật lại bảo: "Bāhiya, chưa phải thời". Lần thứ ba cũng thế, thầy năn nỉ: "Xin ngài từ bidạy cho con phương pháp tu học, để con có thể chứng đạt Thánh quả A la hán". Lần này, sau khi thọ trai xong, đức Phậtbảo: "Đúng thời rồi, Bāhiya, ta sẽ dạy cho ông". Và đức Phậtthuyết một thời pháp rất ngắn:

"Này Bāhiya, thầy nên tu tập như sau: Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong các cảm thọ, sẽ chỉ là cảm thọ. Trong thức tri, sẽ chỉ là thức tri. An trú được như vậy thì đoạn dứt được sầu khổbất an hiện đời và chứng quả A la hán".

Đức Thế Tôn chỉ dạy một bài pháp ngắn như thế, nhưng thầy Bāhiya là một người rất ham tu, nên nghe lời Phật dạy xong liền đến dưới bóng mát của một cội cây bên đường thiền tọa. Sau đó thì tâm thầy bừng sáng vì đã thấu tỏ được lời dạy của đức Thế Tôn. Thầy ôm bát đi về, trên đường về chẳng may bị bò húc chết.

Đức Thế Tôn sau khi khất thực xong, trên đường trở về tịnh xá, thấy xác của thầy Bāhiya, ngài bảo các vị tỳ kheo: "Các ông hãy để xác thầy Bāhiya lên chõng tre, hỏa thiêu xong thì rải tro đi. Đây là bạn đồng hành, người đồng phạm hạnh của các ông vừa mới ra đi". Sau khi làm tang lễ cho Bāhiya xong, các thầy vân tập lại bên cạnh đức Thế Tôn, thưa: "Bạch Thế Tôn, vị tỳ kheo này vừa mới đến, học với Như Lai một vài câu rồi ra đi, vậy có thể nhập Niết bàn được không?: Đức Phật xác nhận: "Tỳ kheo Bāhiya đã dứt sạch hết lậu hoặc, chứng Thánh quả A la hán và đã vào Niết bàn".

Câu chuyện ngắn này cho chúng ta đôi điều về bài học của sự thực tập. Thầy Bāhiya chỉ trong một lầnnghe bài pháp ngắn của đức Thế Tôn mà đã quán chiếutu tập thành công. Nội dung này rất quan trọng và rất cần cho chúng ta trong việc học hỏi và thực tập lời Phật dạy.

"Cái thấy chỉ là cái thấy, cái nghe chỉ là cái nghe, cảm thọ chỉ là cảm thọ, thức tri chỉ là thức tri. An trúnơi pháp quán ấy thì có thể đoạn dứt sầu khổthành tựu an lạc". Có thể an lạc của sự chứng nghiệmNiết bànchứng nghiệm giải thoát vẫn còn xa, nhưng điều chúng ta cần thực hiện trong đời sống bình thường là làm sao cho sầu khổ, buồn giận... rụng rơi. Thực tập được như vậy thì chúng ta có thể sống giữa cuộc đời, giữa lòng người vốn đầy khó khăn, phiền trược, bất toàn... mà vẫn có thể an nhiêntự tạiChúng ta hãy thực hành ngay trong cuộc sống thường nhật. Vào những ngày rảnh rổi, hãy dành một ít thì giờ để ngồi yêntoàn thân thư giãn và chú ý đến hơi thở của mình - chú tâm trên mỗi hơi thở vào, mỗi hơi thở ra. Phương pháp thực tập đơn giản, gần nhất là nhận biết hơi thở đi vào, đi ra bên trong cánh mũi. Chỉ đơn thuần nhận biếtquán sát hơi thở vào, hơi thở ra như vậy mà không để ý thức nhận xét gì về hơi thở.
Mọi thưởng thức về phương diện vật chất cho ta sự thoải máithích thú đều là những cảm giác phù phiếm ở bên ngoài. Ta hãy biết quay về thưởng thức cái sẵn có trong mình, như hơi thở chẳng hạn. Khi biết quay về thực tập quán sát hơi thởlợi lạc đầu tiên là chúng ta có thể làm cho hơi thở mình càng ngày càng êm dịu, nhẹ nhàng, khiến cho hơi thở mình trở nên có phẩm chất, nhờ đó mà thân tâm được nuôi dưỡng, tật bệnh được đẩy lùi, và cuối cùng đạt đến công năng kỳ diệu nhất đó là thanh lọc, chuyển hóa được tâm mình. Khi tâm mình xao xuyến bất an, ta chỉ cần làm một việc đem tâm về an trú nơi hơi thởnhận biết rõ ràng hơi thở đi vào - đi ra là ta có thể lấy lại được sự cân bằng, thư thái của thân và tâm. Nếu có người đưa đến cho ta chuyện phiền não, buồn giận, ta hoàn toàn có khả năng làm được hai điều cùng lúc: việc đầu tiên là ngồi yên lặng, giữ tâm thật bình tĩnh để nghe; thứ đến, ta hãy để tất cả những lời nói kia đi qua đi lại như gió đi ngang qua mành lưới. Đó là cách tu hạnh Bồ tát. Thử nghĩ, nếu có một người chịu khó nghe ta chia sẻ, cho ta trút hết nỗi khổ niềm đau thì ta đâu cần làm gì nhiều mà vẫn giúp cho tâm tư nhẹ lại, nỗi khổ dần vơi đi hoặc thậm chí tan biến. Đây là vấn đề thường xảy ra trong gia đình của chúng ta.

Thực tập hạnh Bồ tát để có thể ngồi yên lắng nghe được những gì người kia muốn nói với mình là ta cũng đang thực sự lắng nghe từng hơi thở, từng cảm thọ đang biểu hiện trong mình. Lúc bấy giờ trong ta "sự nhận biết tỉnh sáng" đang có mặt, chứ không đánh mất mình hay bị cuốn hút theo những buồn phiền, giận hờn... mà người kia đang biểu lộ với mình. Chúng ta nghe như thế nào để vừa có thể phòng hộ được thân tâm mình, vừa cảm thông sâu sắc được với nỗi khổ, niềm đau của người đối diện, đó là cả một sự thực tập công phu. Thế thì chúng ta đã có một phương pháp tuyệt vời đó là vừa giúp người kia giải tỏa được nỗi buồn giận và đồng thời làm cho năng lượng thực tập tích cực của mình được thăng tiến, hóa giải được những tâm hành tiêu cực trong đời sống: "Hãy nghe như chỉ là nghe, thấy như chỉ là thấy, cảm thọ vui buồn chỉ là cảm thọ vui buồn", mà đừng tưới thêm gì từ ý thức vào nữa cả. Đây là phương pháp tu tập rất mầu nhiệm và chỉ cần thực tập ngần ấy thôi cũng đủ làm cho chính ta, đời sống gia đình ta, người thân xung quanh ta trở nên an vui, hạnh phúc.

Có một bà cụ Phật tử tín thuận Tam Bảo rất sâu sắc. Khi qua Mỹ, vì lớn tuổi không làm gì được nên bà bỏ thời gian mấy mươi năm nương vào chùa để vừa được tu tập vừa làm công quả, cũng như làm những việc từ thiện xã hội. Nhưng bất ngờ bà bị tai biến mạch máu não. Con cái lo chăm sóc tận tình cho đến ngày bà đi đứng lại được, nhưng những ngày gần cuối đời, tánh tình bà thay đổi hoàn toàn. Bà trở nên rất hay nóng giận, vung vãi những lời thô ác, không một ai khuyên nhủ gì được. Bà không còn là con người của những ngày được ở trong chùa nữa. Trường hợp kể trên chứng tỏ cho chúng ta biết một điều rằng nghiệp thức của con người nếu không biết tu tập đúng cách thì không phải dễ chuyển hóa; nó có thể vẫn còn nằm yên đấy do vì chưa đủ điều kiện biểu hiện. Những hạt giống bất an, buồn giận, những lời nói thô ác đã gieo vào trong tâm thức mình, nếu ngay lúc này mình không biết nhận diện để chuyển hóa thì nó vẫn còn nằm nguyên ở đó; và rồi ta vẫn còn có thể bị chi phối bởi những tập khí xưa cũ, vẫn nói ra những lời thô tháo, vẫn đem đến buồn giận, bất an cho mình và cho người. Vì vậy, ngay bây giờ chúng ta hãy thực tập trị liệu bằng cách đem tâm về an trú ngay nơi hơi thởý thức sâu sắc mỗi hơi thở vào, hơi thở ra, làm cho tất cả những cảm thọ vui buồnbực bội theo hơi thở mà dần tan biến, đến lúc chúng không còn chỗ trong tâm thứcChúng ta cần thực hành ngay khi chúng ta còn khỏe mạnh.

Ai ở trong đời cũng đến rồi đi như giấc mộngNếu không khéo tu tập thì trong giấc một đời người chúng ta sẽ chuốc lấy bao khổ đau, phiền lụy và tiếp tục rót thêm vào thân tâm những giọt nước ô nhiễmđộc hạiChúng ta hãy nghe như thầy Bāhiya ngày xưa, chỉ nghe một lời dạy ngắn của đức Phật: "Hãy để cái thấy chỉ là cái thấy, cái nghe chỉ là cái nghe, cảm thọ chỉ là cảm thọ, thức tri chỉ là thức tri", mà ứng dụngthành công trong sự thực tậpPháp môn này ngày xưa các bậc thầy đã từng thực tập và chứng nghiệmđược Thánh quả.

Chúng ta hãy thực tập để chứng nghiệm được sự an lạc ngay trong cái thấy, cái nghe, cái nhìn... bằng sự quay về an trú trong hơi thở của chính mình. Khi thực tập thưởng thức hơi thở của mình từng ngày một cách sâu sắc; ta thấy những gì có mặt trong ta, những gì cuộc sống đã ban cho ta, tất cả đều là quà tặng hạnh phúc. Do vậy, từng phút, từng giây ta hãy biết trân quý hơi thở của mình.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/11/2013(Xem: 11193)
Gần đây, sau ngày Giáo Hội ra mắt cơ quan TTTT Trung ương, hàng loạt vấn đề nhạy cảm phơi bày mang tính méo mó của một số báo chí nói về những tu sĩ Phật giáo.
27/11/2013(Xem: 43016)
"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.
22/11/2013(Xem: 7209)
Lâu lắm rồi, tôi không dám đọc báo chí, không dám nghe radio, không dám bật TV. Ừ, thì cứ coi như mình đứng ngòai thời cuộc, tách xa thực tế. Nhưng biết làm sao khi thỉnh thoảng những tin tức vẫn từ một ngõ ngách nào đó của truyền thông đưa đến những tin đau lòng. Những tin như cha mẹ bán con, người người bán nhau dưới hình thức này hay hình thức khác. Rồi học trò đâm chém nhau, nữ sinh băng hoại, trẻ em tử vong vì thuốc dởm, v.v… Lại đến những hình ảnh thảm thương của những vụ thảm sát trong học đường, thảm sát trong khu vực buôn bán. Kinh khủng hơn là những cơn bão lũ, những trận cuồng phong, động đất. Đằng sau những tin đó, biết bao nhiêu cuộc đời cuốn xoay trong gió lốc!
21/11/2013(Xem: 7846)
Bão Haiyan đã đi qua, nỗi đau của người dân Philippines và cộng đồng thế giới vẫn còn đó. Bão Haiyan đã làm cho 3.600 người Philippines thiệt mạng và hàng trăm ngàn người phải sống trong cảnh đói khát, không nhà. Một mất mát quá lớn.
21/11/2013(Xem: 5368)
Tháng 9 năm 2013, Glen James, một người vô gia cư (homeless), sống ở một nơi cư trú dành cho người không nhà (shelter) ở Boston. Ông bất ngờ kiếm thấy một cái ba lô (backpack) ai bỏ quên trong một thương xá. Ông vẫy tay chặn một viên cảnh sát lại và trao cái ba lô lượm được cho viên cảnh sát. Cái ba lô trong đó có chứa $2,400 tiền Mỹ và gần 40,000 chi phiếu du lịch (traveler’s check) cùng với sổ thông hành và một số giấy tờ cá nhân khác.
12/11/2013(Xem: 18303)
Bataan là thành phố chính của đảo Luzon, Philippines, dân số khoảng trên 600 ngàn người. Lịch sử của thành phố chỉ hai biến cố được thế giới biết đến nhiều, một lần trong đệ nhị thế chiến và lần thứ hai trong làn sóng người tỵ nạn Cộng Sản vùng Đông Nam Á. Trong chiến tranh, trận phòng thủ Bataan là trận đánh cuối cùng trước khi liên quân Mỹ-Phi rút lui và trong làn sóng tỵ nạn, Bataan là nơi dừng chân của 300 ngàn người tỵ nạn, nhiều nhất đến từ Việt Nam. Ngoài ra, đảo Palawan với Làng Việt Nam nhiều huyền thoại cũng là nơi dừng chân của nhiều chục ngàn người Việt.
10/11/2013(Xem: 36623)
9780975783085, Cách phi trường quốc tế Melbourne 15 phút lái xe, theo Western Ring Road và exit vào Hume High Way, sau đó quẹo trái từ đường Sydney road, đi vào con đường Lynch thân thương, khách hành hương sẽ nhìn thấy một quần thể kiến trúc nổi bật trong vùng cư dân này, đó là Bảo Tháp Tứ Ân và cổ lầu của chánh điện Tu Viện Quảng Đức, tọa lạc tại số 105 Lynch Road, vùng Fawkner
09/11/2013(Xem: 11605)
Chọn cách ẩn tu trong một hang động hẻo lánh trên rặng núi Ky Mã Lạp Sơn, cách biệt với thế giới bên ngoài bởi những rặng núi tuyết phủ, ni sư Tenzin Palmo đã tu luyện tại đây trong suốt 12 năm. Ở đó ni sư đã phải chiến đấu với cái lạnh cắt da cắt thịt, với những thú hoang dã, với sự khan hiếm thực phẩm và tuyết lở.
08/11/2013(Xem: 6750)
Ngày 20.09.2013. Ngài Đạt Lai Lạt Ma đến thăm Chùa Viên Giác, chuyến ghé thăm chớp nhoáng vài giờ trên đường Ngài ra phi trường để bay về trú xứ. Tình cờ vào trang nhà Quảng Đức đọc được bài phóng sự sống động „Nụ cười bất diệt“ của chị Hoa Lan viết. Bài nào của chị ấy mà chả sôi nổi đầy hình ảnh, đọc như xem phim. Chị ấy viết về những tâm đắc qua buổi pháp thoại và cả những lo âu cho những người bạn đạo của chị khi không có vé vào, đến khi có được vé rồi thì phải chụp hình ngay tấm vé có tên mình, làm như sợ để lâu chữ sẽ bay đi hết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567