Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lý Duyên Khởi

26/08/201721:42(Xem: 4310)
Lý Duyên Khởi
LÝ DUYÊN KHỞI  
Pháp thoại tại trường Mc. Garvin ngày 26-02-2005

Đây là lần thứ hai chúng tôi, tăng thân Lộc Uyển, đến hội trường này có dịp để chia sẻ một chủ đề mà có lẽ chúng ta đã từng nghe nói đến rất nhiều, đó là lý Duyên Khởi.

Duyên Khởi là một giáo lý có mục đích hướng dẫn người Phật tửtu tập để có cái nhìn đúng, chính xác về sự hiện hữu của vạn pháp. Nội dung giáo lý Duyên Khởi rất bao quát, trong một tiếng đồng hồ tiếp xúcchúng ta khó có thể trình bày tường tận được, vả lại nếu trình bày một cách đầy đủ thì sau đó chúng ta có thể cũng sẽ quên đi ít nhiều. Tuy nhiên câu chuyện trong nhà thiền khá thú vị được kể sau đây, có thể sẽ đọng lại trong chúng ta một chút gì đó.

Trong thiền sử ghi rằng: Có một vị tăng tha thiết học đạo đến đảnh lễ thiền sư Duy Khoan, thưa rằng: "Thưa Thầy, đạo ở đâu?" Ngài Duy Khoan bảo: "Đạo trước mắt ông". Vị tăng thưa: "Sao con không thấy". Ngài Duy Khoan bảo: "Tại vì ông có ngã (tức có cái chấp về bản thân) nên ông không thấy được". Dĩ nhiên vị tăng kia rất thông minh nên hỏi thêm: "Bạch Thầy, con có ngã nên con không thấy đạo, nhưng Thầy là bậc tu hành lâu năm, vô ngã rồi, Thầy phải thấy đạo chứ!" Thiền sư Duy Khoan bảo: "Ta cũng không thấy". Vị tăng thưa: "Tại sao lạ kỳ vậy?", "Tại vì có ông, có ta, có hai người nên ta không thấy được". Vị tăng bèn hỏi thêm câu nữa: "Vậy nếu không có con, không có Thầy, thì Thầy có thấy đạo không?" Thiền sư trả lời: "Nếu không có ông, không có ta thì ai cần thấy làm gì".

Chúng ta đều biết giáo lý Duyên Khởi bắt nguồn từ sau khi đức Thế Tôn chứng ngộ. Vào tuần lễ đầu tiên trước khi nói kinh Chuyển Pháp Luân", đức Thế Tôn có bốn mươi chín ngày trầm tư, thưởng thức niềm pháp lạc do mình vừa chứng nghiệm. Và trong ngày cuối của tuần lễ đầu, ngài đã chiêm nghiệm về lý Duyên Khởi; ngài chiêm nghiệm bằng hai chiều hướng thuận và nghịch. Chiều hướng thuận có từ điểm khởi đầu là vô minh, qua hành... cho đến sinh, lão tử, rồi theo chiều ngược lại, tức từ lão tử trở lại vô minh.

Giáo lý Duyên Khởi được xem là giáo lý nền tảng quan trọng của đạo Phật, bởi vì trước đó chưa có một trường phái triết học hay tôn giáo nào khai triển giáo lý này một cách bao quát và tường tận như vậy. Chúng ta hãy nhớ một điều là trước khi đạo Phật có mặt trên đất nước Ấn Độ, đã có trên sáu mươi trường phái triết họctôn giáo, và tất cả đều có vẻ giống nhau về quan niệm "độc thần". Với quan niệm đó, mọi người trên hành tinh này, kể cả sự có mặt của dãy thiên hà, là đều do một vịthần linh sinh ra.

Nhưng từ lúc đức Thế Tôn đạt được giác ngộ dưới cội Bồ đề, ngài thiền quánchiêm nghiệm sâu xa về sự hình thành của các pháp, rồi trực ngộ lý Duyên Khởi, và đã triển khai giáo lý này rất đơn giản:

Cái này sinh thì cái kia sinh
Cái này diệt thì cái kia diệt
Cái này có thì cái kia có
Cái này không thì cái kia không.

Như chúng ta đã biết trái tim của đạo Phật là giáo lý Vô ngã vốn được xây dựng trên bốn câu kệ trên, để từ đó đức Phật triển khai một dòng giáo lý mà nền tảng căn bảntrọng yếu bao gồmTứ Diệu ĐếThập Nhị Nhân DuyênVô ngãNiết bàn...

Cũng từ nền tảng Duyên sinhVô ngã này rất nhiều trường phái của đạo Phật đã xây dựng nên luận thuyết của mình, thiết định các phương thức tu tập, hình thành thêm nhiều tông phái khác như: Thành Thật tôngDuy Thức tôngTam Luận tông...

Và chúng ta có thể xác định mà không sợ lầm lẫn rằng cho mãi đến hôm nay, giáo lý Duyên sinhVô ngã này vẫn là một giáo lý căn bảnvững chắc hiến tặng tuệ giác đạo Phật cho xã hội loài người qua mọi thời đại.

Bước vào lãnh vực thực dụng nhưng rất căn bản của giáo lý Duyên Khởichúng ta cần tìm hiểu một chút về khái niệm duyên sinhduyên khởi, tiếp đến chúng ta chia sẻ với nhau những nhận thức để có cái nhìn thực tiễn về phương pháp thực tập hay hành trì. Và cuối cùng là làm thế nào để chứng nghiệmđược tuệ giác Duyên Khởi. Từ chứng nghiệm này, chúng ta xét xem có thể đóng góp được gì cho xã hộitrong lãnh vực tâm linhvăn hóađạo đức ở hiện tại để mang lại niềm an lạchạnh phúc cho chính mình và những người chung quanh.

Điều đầu tiên chúng ta nên nhớ, danh từ Duyên KhởiDuyên Sinh hay Nhân Duyên là ba tên gọi được thay đổi tùy theo cách sử dụng trong toàn bộ văn hệ giáo điển của đạo PhậtCụ thể ở đây chúng ta cần phân định rõ ràng các danh từ này thường được dùng trong hai trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất, Nhân Duyên là một trong mười hai thể tài văn học đức Thế Tôn vận dụng để thuyết kinh, như ta thường nghe các thể tài Trường Hàng, Trung Tụng, Cô Khởi... Vấn đề chia sẻ ở đây tuy có tính cách chuyên môn trong lãnh vực Phật học, nhưng cần thiết để chúng ta khỏi phải nhầm lẫn trong sự nhận định. Trong mười hai thể tài thì Trường Hàng là loại văn xuôi chúng ta thường gặp có câu mở đầu: "Như thị ngã văn, nhất thời Phật tại Xá Vệ quốc...". Trong thể tài này, có lúc đức Thế Tôn cần nhấn mạnh ý nghĩa của bài kinh, nên ngài trùng tuyên thành một bài kệ. Ví dụ trong kinh Phổ Môn chúng ta có một đoạn kệ được gọi là thể Trùng Tụng, như sau:

Thế Tôn diệu tướng cụ
Ngã kim trùng vấn bỉ
Phật tử hà nhân duyên
Danh vi Quán Thế Âm?

    ....................
Và trong mười hai thể tài kinh điển được sắp xếp, thể tài thứ sáu gọi là Nhân Duyên, tức nguyên nhâh nói kinh. Có nhiều trường hợp dưa đến nhân duyên đức Phật nói kinh: hoặc do thính chúng có những thắc mắc, khát khao về sự tu học thì tham vấn với Thế Tôn, bấy giờ Thế Tôn mới nói; hoặc trong tăng đoàn có những thắc mắc cần giải quyết, nên ngài có nguyên nhân hình thành những giới điều để giúp ổn định sinh hoạt, từ đấy mà hình thành nền văn học gọi là Kinh, Luật, Luận. Những giới điều này cũng thuộc thể tài Nhân Duyên.

Trường hợp thứ hai không nằm trong mười hai phần giáo (thể tài văn học Phật giáo), Nhân Duyên được đề cập ở đây là lý Duyên Khởi, là giáo lý Thập Nhị Nhân Duyên.

Giáo lý Nhân Duyên bao hàm trong rất nhiều lãnh vực. Khi thấu hiểu sâu sắc giáo lý này, chúng ta có thể vận dụng nó trong cuộc sống đời thường để chuyển hóa bản thân và hoàn cảnh, làm cho đời sốngngày càng có phẩm chất. Chúng ta cũng có thể từ nguyên lý Nhân Duyên để nhìn vào những điều kiệncấu thành các hiện tượng thiên lưu, biến dịch của thân tâm cũng như quan sát mọi sự vận hành ngoài xã hội. Và điều quan trọng chúng ta cần hiểu ở đây, đó là thâm nhập vào giáo lý Nhân Duyên để nhận thức được vấn đề rất căn bản rằng những gì gọi là ta: hình hài này, cảm thọ này... tất cả đều vô ngã. Nếu chúng ta đi ngang qua thể tính vô ngã với một nhận thức sâu sắc và tu tập một cách vững chãi, ta sẽ bắt gặp đằng sau vô ngã là tự thể vô sinh bất diệt, thường gọi là Niết bàn.

Tự thể Niết bàn nói một cách khác dễ hiểu hơn là một danh từ chỉ cho trạng thái tịch tĩnh, vốn sẵn có trong trái tim ta. Do vậy, cách thức chúng ta tiếp cận ở đây sẽ không nặng về phần giải thích ngôn ngữ, khái niệm mà đặt trọng tâm vào một nền tảng cốt lõi, đó là làm thế nào để chúng ta quay trở lại được với đời sống nội tại, làm thế nào để thực tập nhận diện cho được thể tính vô ngã của tự thân.

Từ nhận thức rốt ráo về vô ngã, sẽ khơi mở cho chúng ta rõ nguyên nhân mọi sự có mặt vốn liên hệ với nhau, duyên vào nhau như mắc xích trong sự hình thành của vạn pháp. Và giáo lý Duyên Khởi với nguyên lý tương tứctương nhập đã đáp ứng toàn diện cho nhu cầu trở về gột sạch mọi chấp thủ vào tự ngã của chúng ta.

Trong văn học A Hàm có một đoạn rất hay kể về ngài Mã Thắng đọc bài kệ vốn đã được đức Thế Tônchỉ dạy cho tăng chúng như sau:

Thử hữu tắc bỉ hữu
Thử vô tắc bỉ vô
Thử sinh tắc bỉ sinh
Thử diệt tắc bỉ diệt.

Để bớt trùng lập, Tạp A Hàm ghi rằng:

Chư pháp tùng duyên sinh
Diệt phục tùng duyên diệt...

Tạm dịch:

Các pháp từ duyên sinh
Cũng từ duyên mà diệt...

Tỳ kheo Mã Thắng là một trong năm người đệ tử xuất gia đầu tiên của đức Phật, khi đi khất thực đã gặp Xá Lợi Phất, lúc bấy giờ chưa ở trong tăng đoàn đức Phật. Thấy phong cách đoan trangan bình, tịnh lạc của ngài Mã ThắngXá Lợi Phất nhìn theo để xem ông thầy tu này hành xử trong các sinh hoạt đi, đứng, ăn, uống... như thế nào. Điều này nghe qua chúng ta có thể cảm thấy lạ. Thật ra chẳng có gì lạ bởi phong cách, phẩm chất của con người bên ngoài một phần lớn biểu hiện từ trong tâm thứcĐệ tửcủa Phật tuy chỉ mới an cư ba tháng, nhưng đã thực tập và nếm được hương vị giải thoát từ đức Phật, từ đó mà có một đời sống thảnh thơivững chãi, một phong thái an tịnh thể hiện qua cách đi, đứng, nằm, ngồi, ăn cơm, uống nước... Do vậy khi nhìn thấy tỳ kheo Mã ThắngXá Lợi Phất đã có niềm cung kính liền bước theo sau và khi có cơ hội, Xá Lợi Phất bèn hỏi: "Xin Thầy cho biết, thầy của thầy là ai? Thầy đã học được điều gì mà có một phong cách hành xử đẹp như thế?" Ngài Mã Thắng trả lời: "Thú thật với ông, tôi chỉ mới tu đây thôi, chưa thực tập bao nhiêu cả, và chưa hiểu biết gì nhiều". Xá Lợi Phấtnăn nỉ: "Dù không hiểu biết bao nhiêu nhưng xin thầy cũng vui lòng chỉ bày cho tôi, ít cũng được. Thầy hiểu chút gì thì xin cứ nói chút đó, tôi rất hoan hỷ". Thế là ngài Mã Thắng đã đọc bài kệ như trên.

    Thử hữu tắc bỉ hữu: Do cái này có nên cái kia có.

    Thử vô tắc bỉ vô: Do cái này không nên cái kia không.

Thử sinh
     tắc bỉ sinh: Do cái này sinh ra nên cái kia sinh ra.

    Thử diệt tắc bỉ diệt: Do cái này mất đi nên cái kia mất đi.
Đây là bài kệ nói về giáo lý Duyên SinhDuyên Khởi một cách súc tích, cô đọng nhất mà chúng ta biết.

Do chúng ta có mặt trong hội trường này nên mới có tăng thân Lộc Uyển ở đây; nếu không có các vị sẽ không có buổi nói chuyện này. Bởi có các vị nên mới có gia đình, có xã hội, có quốc gia. Do vì có chúng ta dặt chân lên vùng đất này, nên văn hóa Việt Nam mới có cơ hội đến với mọi người Tây phươngthức ăn Việt Nam mới có dịp được giới thiệu cho người thưởng thức. Chùa, tự viện tôn giáo của người Đông phương mới có dịp thâm nhận vào vùng đất này. Và rõ ràng vì có ta nên có mọi thức, khi ta không còn thì mọi thức cũng biến mất theo. Đây là điều thật giản dị mình vẫn nhận thấy trong đời sống hàng ngày.

Hay có thể nói đơn giản hơn, gần gũi hơn, khi quay về chính ta thì, do tâm thức của ta sinh khởi niềm vui, nỗi buồn nên làm cho không gian quanh ta có niềm vui, nỗi buồn. Do vì lòng mình có sân hậnhờn giận nên tạo cho cuộc sống bất an, làm không khí gia đình trĩu nặng. Khi lòng thảnh thơi, tràn đầy niềm vui, mình có thể làm cho niềm vui, sự an bình lan tỏa ra chung quanh. Năng lượng tích cực này có khả năng nuôi dưỡng mình, nuôi dưỡng người thân và nuôi dưỡng xã hội.

Ở mức độ rộng hơn, bốn câu kệ này cũng đã cho ta thấu rõ sự hình thành nên thiên hà, vũ trụ; vì có một hạt bụi nên mới có hành tinh. Do vì hành tinh có mặt trời, có trăng, có sao, có đại dương, sông ngòi nên có con người. Do vì có con người nên mới có những điều kiện sống chung quanh; lịch sửvăn hóa và các nền văn minh có mặt. Do có nhưng nhân duyên hủy hoại, tác động lên môi trường, làm cho đổ vỡ nên hành tinh này rồi sẽ biến mất...

Ở cấp độ phổ quát của giáo lý Duyên Khởichúng ta có thể quan sát bên trong con người chúng ta tà hình hài cho đến niềm vui, nỗi buồn, dòng cảm xúc suy tư...; rồi nhìn ra bên ngoài từ hoàn cảnh xã hộicác chủ thuyết, môi trường sống cho đến dãy thiên hà, hành tinh..., tất cả đều hình thành từ nguyên lý tất yếu "Cái này có nên cái kia có". Chẳng hạn, nếu không có hoàn cảnh xã hội châu Âu thời ấy thì không có chủ thuyết của Các Mác, cũng như không có hoàn cảnh xã hội như thế nào đó, thì không hình thành thể chế tự do như thế này...; cho nên mỗi việc, mỗi cái đều trùng trùng nhân duyên mà hình thành. Ngay nơi chính chúng tamối thù hận hay những đam mê dại khờ lớn lên cũng đều do điều kiện này, điều kiện kia mà có mặt; không phải bỗng dưng mà ta đam mê, ta thù đời, ta hận người. 

Chúng ta chấp nhận giáo lý Duyên Khởi khi thấu hiểu nguyên lý tương tức như vừa chia sẻ. Rồi từ nền tảng nhận thức các phép duyên sinhvô ngãchúng ta biết lấy ra, loại trừ những nhân duyên vô minhgieo vào tâm thức, làm cho cuộc đời ta nhẹ gánh, lòng ta thanh thản và tim ta do tâm từ bi thúc đẩy mở rộng, sẽ mang lại hạnh phúc cho mình và cho những người có mặt quanh ta.

Từ đó, chúng ta có thể thấy rõ rằng giáo lý Duyên Khởi có một công năng trị liệu rất tuyệt vời. Nó đánh đổ quan niệm cứng nhắc, chấp thủ của chúng ta đối với nhiều lãnh vực trong cuộc sống: niềm tin tôn giáo, tình cảm, nhận thức, triết lý, hạnh phúc, khổ đau... Chỉ cần đạt được một chút tuệ giác về giáo lýDuyên Khởi là đủ để mở ra cánh cửa tâm linhtri thức, làm vơi đi tranh chấp, giảm nhẹ mức dộ bất ổn trong đời sống gia đình và xã hội.

Bước vào con đường thực hànhvấn đề đặt ra là làm thế nào để ứng dụng được giáo lý Duyên Khởimột cách thiết thực?

Ai cũng thấy rõ một điều là nhận thức của chúng ta rất quan trọng. Vấn đề tu tập ban đầu cũng là cạn nhất đó là làm sao để chuyển đổi được quan niệmnhận thức của mình về cuộc đời, về cách sống. Muốn làm cho đời sống hạnh phúc, cho niềm vui luôn có mặt đó là cả một nghệ thuật. Cũng hoàn cảnhấy, cũng những khó khăn ấy, thế nhưng cái nhìn của chúng ta khác đi thì tức khắc hoàn cảnh thay đổi ngay. Cũng điều kiện vật chất ấy, con người ấy nhưng khi cái nhìn của chúng ta chứa đầy ý niệm tiêu cực thì thấy nó là ngục tù, bất anràng buộc, do đó chúng ta thấy khổ sở vô cùng. Cho nên vấn đềchuyển đổi quan điểmchuyển đổi nhận thức là vô cùng quan trọng. Và ta chỉ làm một điều cạn, rất gần gũi là chuyên đổi nhận thức của mình về cuộc đời, về con người thì niềm vui liền có mặt, mà chưa cần đi sâu vào những giáo lý cốt lõi hay sự tu tập nào cao siêu.
Thông thường, khi gặp những khó khăn, bất ansầu muộnchúng ta hay làm một điều giản dị là đổ lỗitất cả cho người kia, đổ thừa cho hoàn cảnh. Nếu chịu khó nhận diện một cách tích cực dựa trên nền tảng giáo lý Duyên Khởichúng ta sẽ điều chỉnh được mọi vấn đề một cách dễ dàng. Thế nào là tích cực? Như ta đã biết, không việc gì phát sinh mà không tùy thuộc vào các nhân và duyên. Chúng ta cứ tưởng sự đổ vỡ của đời sống hiện tại là điều gì xảy ra thật tình cờ. Một lời nói gây tổn thương không là gì cả, có thể như làm gió thoảng qua, nhưng nếu nhiều lời gây tổn thương ngày qua ngày chồng chất sẽ trở thành giông bão làm sụp đổ. Tuy người Việt chúng ta thường rất giỏi chịu đựng, nhưng không có nghĩa là chịu đựng thì mọi chuyện đến với mình đều trôi qua ngay rồi biến mất.

Tâm ta không phải là mặt nước - nếu ta vẽ lên mặt nước thì ngay liền sau đó mặt nước trở lại bình yên, phẳng lặng. Nhưng tâm thức ta một khi được vẽ lên những vết hằn của phiền muộnbất antổn thươngnó lưu giữ không bao giờ mất. Nó sẽ cất giữ vào bên trong để chờ đợi cơ hội tái hiện và lần thứ hai biểu hiện thì không phải biểu hiện với hình dạng cái mầm lúc ban đầu mà nó đã mọc thành cái cây. Nhưng chưa hết, nếu ta cố tình chế ngự, ra sức loại trừ thì những xung động tiêu cực bị dồn sâu vào tiềm ẩntrong tâm thức, hứa hẹn lần thứ ba có dịp sinh khởi, sẽ sinh khởi lên như khu rừng chứ không còn là một cây nữa. Từ vấn đề này ta có thể nhận diện được một sự thật rằng những phiền muộn bất an, đổ vỡ phát sinh trong đời sống, đưa đến những bất hạnh đều bắt nguồn từ những hạt mầm bé nhỏ. Muốn chuyển hóa những tâm hành tiêu cực này của chính mình, điều quan trọng đầu tiên là hãy chuyển đổinhận thức của chúng taChuyển đổi nhận thức bằng cách nào? Trước hết, ta phải quay lại nhìn vào bản thân, xem những sự kiện xảy ra đem đến khó khăn là do mình, không phải nhìn vào người. Ta hãy vỗ lòng tự nhủ, ta là tác nhân, là người gây nên phiền não kiết sử... Thay vì đòi hỏi người kia phải có được mọi điều ưu tú thì ta phải quay lại đòi hỏi nơi mình trước. Chúng ta có khuynh hướng chung hay đòi hỏi người khác làm theo ý mình mà không muốn mình làm, đòi hỏi người kia phải dễ thương trong khi đối với mình dễ thương hay không là chuyện của riêng mình.

Thực tế thì việc đòi hỏi người khác bao giờ cũng khó hơn đòi hỏi chính mình. Cho nên chuyển đổi nhận thức trong đời sống, gần nhất là ta chuyển đổi mình. Phải đòi hỏi nơi mình trước. Làm được điều này thì hoàn cảnh bên ngoài tự nhiên cũng nhẹ nhàng, có thể giúp ta dễ ứng phó hơn. Không gian quanh ta bao la hơn, không khí dễ thở hơn và nhất là không còn vung vãi ghét ghen, bực bội, giận hờn làm đau khổ người khác. Chúng ta sẽ nhẹ tênh khi đi giữa cuộc đời.

Cuộc đời dù có trải đầy gai góc, khổ nhọc đọa đày trước mặt nhưng khi ta đã trang bị những yếu tố rất đẹp, rất lành của một tâm thức đã được chuyển hóa thì trên vạn nẻo đường ta bước, không nơi nào là bất an sầu khổđời sống chúng ta bấy giờ là lễ hội của tình thương và hạnh phúc. Đấy là mức độ cạn nhất của việc tu tập giáo lý Duyên khởi. Hãy thực tập, hãy thử chuyển đổi nhận thứcchuyển đổi cách nhìn của mình về đời sống hàng ngày.

Trong đời sống thường nhật, mọi biểu hiệu của thân hay tâm đều phát sinh trong chiều dài của mười hai Nhân DuyênNhân Duyên có nghĩa là hạt giống và điều kiện để tác thành, từ đó sinh ra quả. Như đã nói, giáo lý Duyên Khởi rất bao quát, chúng ta chỉ chia sẻ, giải thích một vài chi phần trương mười hai Nhân Duyên để từ đó có thể dễ dàng tiếp nhận và ứng dụng vào việc tu tập của mình của mình nhằm chuyển hóa dòng chảy của mọi nỗi khổ trong cuộc sống đời thường và thâm sâu hơn là chấm dứt nỗi khổ lang thang qua nhiều kiếp sinh tử.

Niềm mơ ước lớn lao của con người trong đời sống là làm thế nào vượt qua được nỗi buồn khổ, đau đớn của bệnh tật, già yếu và sự biệt ly. Có thể người trẻ chưa có ý niệm gì về cái chết, nhưng những người trên sáu mươi tuổi đã bắt đầu cảm thấy bất an, lo sợ. Lo già, lo bệnh, thấy tóc bạc cũng lo, không muốn tóc bạc mà tóc bạc vẫn cứ lai rai... Sau mỗi năm thấy mình bệnh nhiều hơn, đi bác sĩ nhiều hơn nên nỗi sợ hãi về bệnh tật, già yếu, cái chết cứ lớn dần, bao trùm lên đời sống. Người trẻ có những nỗi khổ khác, nhưng nếu có ít nhiều nhận thức về cuộc đờichúng ta đều cảm nghiệm được rằng dường như niềm vui sướnghạnh phúc của cuộc sống tặng cho ta thì ít, nỗi buồn khổ, lo lắng lại rất nhiều. Bên cạnh đó, áp lực của xã hội đè nặng, vây quanh, đặt lên chúng ta những lo toan, tính toán rất căng thẳng.

Do vậy, mức độ khổ cao nhất của đời người là sinh, lão tử. Mức độ trung bình của nỗi khổ là ghét mà phải gặt mặt, thương mà phải chia tay; và mức độ cạn nhất của đời sống bình thường là sự lo lắngbất an. Tất cả những điều này nằm trong chi phần sinh, lão tử - là hai chi phần sau cùng trong mười hai Nhân Duyên. Nhân Duyển đầu là vô minh, và tiếp đến là hành, thức, danh sắclục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh và lão tử.

Động cơ cho sinh, lão tử có mặt là do hữu. Tất cả những nỗi khổ có mặt là do hữu; vì tôi có người tôi thương nên tôi sợ mất người thương. Do người thương của tôi rất đáng yêu nên tôi mới ghen hờn, lo âunghi hoặc. Tức là từ cái "có" mà tạo thành một chuỗi dài những nỗi khổ nối đằng sau. Chiêm nghiệmsâu về yếu tố hữu, những gì ta có như hình hài này, tình cảm vui buồn này, kỷ niệm quá khứtri thức... là những điều cần thiết cho sự sống, nhưng nếu chúng ta xem chúng là không thì điều gì sẽ xảy ra? Có nghĩa là chúng có mặt ở đó nhưng ta không nắm giữ, không bám víuchấp thủ. Khi đã chấp thủ những gì ta có, thường theo sau là nỗi lo âu và bất an (như khi có gia đình, người thương, con cái... chúng taphải lo lắng ra vào, ngồi đứng không yên). Nếu dùng tuệ giác của lý Nhân Duyên mà nhìn, sở dĩ những dứa con có mặt với ta trong đời là bởi có ta và có người hôn phối của ta. Khi đã đủ điều kiệnnhân duyên thì một sinh linh mượn ta để đến với đời. Nếu không sinh ra trong gia đình ta, nó cũng sẽ xuất hiện ở một nơi khác, môi trường khác, nên nó đâu phải là sở hữu của ta, ta chưa hề là chủ nhân của nó. Cho nên, tuệ giác của lý Nhân Duyên cho ta nhận biết sự thật không có gì trên đời là sở hữu của ta cả. Và cũng không ai là sở hữu riêng của ai. Thấy được như vậy ta nhẹ tênh đối với những gì ta sở hữu, gọi là có (hữu) mà không nắm giữ (thủ).

Thế thì, khi có một chút giác ngộ về giáo lý Nhân Duyênchúng ta xả ly được chấp thủ về vật chấttiền của, nhà cửa, con cái, người thân... và khi xả ly được sự chấp thủ này là ta đã làm vơi nhẹ rất nhiều nỗi ám ảnh từ những tác nhân đưa đến cho ta niềm đau, nỗi khổ. Tất cả mọi sanh linh trên hành tinh này sở dĩ có khổ đau là vì không thoát ra được những tâm hành này, tức là không ra ngoài ái, thủ và hữu. Từ tình trạng chấp thủ này, chúng ta nhìn sâu xa hơn một chút, thấy rằng nó có gốc rễ từ ái, tức là sự ưa thích.

Sự thật, có cái gì ta không thích, không thương mà ta muốn nắm giữ Ta nắm giữ mọi thứ trong tay là vì ta ưa thích, ta yêu chuộng. Biết rằng sự yêu thương do nhiều nhân duyên mà hình thành, nhưng hãy tự hỏi trong những nhân duyên đó thì cái gì là nguyên nhân chủ yếu? Rõ ràng trong ta luôn có những tiếng thì thầm, một rừng ngôn ngữ xao động, cuộn chảy thúc đẩy mọi tạo tác. Điều này nói lên sự liên hệkhắng khích giữa ái và thọ.

Khi nhìn một người mà tâm ta rỗng lặng, không sinh khởi tiếng nói thì thầm bên trong thì thọ không có mặt. Do vậy, áisở dĩ có mặt là vì có thọ nên đưa đến nỗi khổ là điều tất yếu. Thọ sinh khởi từ xúc tức là từ sự tiếp xúc như tai khi nghe âm thanh, mắt khi nhìn cảnh vật...

Nếu khi nghe, khi nhìn (tiếp xúc) mà thần trí chúng ta dạo chơi năm non bảy núi thì dù dòng nhạc có hay, đóa hoa hồng có rực rỡ đến mấy cũng không tác động gì đến ta. Ta nghe mà nghe như tiếng gióthoảng; nhìn mà không thấy màu sắc tươi thắm của hoa. Nhưng khi tiếp xúc mà có ý thức ta dẫn đạo, có tiếng thì thầm khởi lên bên trong cho ta biết đây là bản nhạc của Trịnh Công Sơn. Song, với lời ca: "Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa...", bỗng dưng quá khứ, kỷ niệm vui buồn ngày cũ như sóng lùa về, thì sự tiếp xúc lại đưa đến thọ, ái, thủ (tiếp nhậnsay đắmbám víu). Chúng ta có thể gọi sự tiếp xúcbên ngoài là xúc chạm vật lý, không đáng quan ngại. Nhưng sự tiếp xúc ở trong chiều sâu tâm thức, có hạt giống của quá khứhạt giống của kỷ niệm, của buồn khổ, của phân tích... biểu hiện dẫn dắt thì sự tiếp xúc này sẽ kéo theo một chuỗi những sầu, bi, khổ, ưu, não phía sau như một đoàn quân diễn hành trong tâm thức.

Cho nên tu tập giáo lý Duyên Khởi ở tầng sâu hơn một chút là chúng ta làm thế nào trong mỗi tiếp xúchàng ngày của mình, dừng lại không để cho thọi có mặt. Và sự khác nhau giữa Thánh hay phàm, giữa thiền sư và người thường, đức Phật và chúng ta chỉ ở chỗ này mà thôi.

Đối với các bậc Thánh, các ngài cũng như chúng ta, cũng đi ngang qua cuộc đời đầy phiền lụy khổ đau, nhưng có điều các ngài không để cho bất cứ đối tượng nào ràng buộc, dính mắc, ngôn ngữ nhà thiền mô tả là: "Đi khắp hành tinh nhưng chân không dính một hạt bụi". Tiếp xúc thì vẫn là tiếp xúc nhưng cảm thọ không phát sinh. Cảm thọ không phát sinh không có nghĩa là uống nước không biết nóng, lạnh; nhìn bông hoa không biết màu sắc, mà có nghĩa là khi tiếp xúc ta nhận biết rõ ràng nhưng không khởi lên tiếng thì thầm bên trong, không độc thoại hay đối thoại để mời gọi ký ức kỷ niệm sinh khởi; đó gọi là xúc mà không sinh thọ. Ngay ở đây ta có thể cắt đứt chuỗi phát sinh của ái và thủ, và đồng thời cũng chấm dứt chuỗi vô minh, hành, thức... trong mười hai Nhân DuyênMười hai Nhân Duyên là một vòng tròn gồm mười hai mắc xích. Ta chỉ cần chặt đứt một mắc xích bất kỳ nào đó thì vòng tròn mười hai mắc xích kia tự tan rã.

Đức Thế Tôn sau khi thành đạo, ngài đã thiền quánchiêm nghiệm và bừng sáng giáo lý mười hai Nhân Duyên quan trọng này. Sau này các vị luận sư đã dùng giáo lý Duyên Khởi khai triển thành hệ thống để nhận diện về toàn thể cấu trúc vật chất hữu hình, cũng như sự vận hành của tất cả mọi ý niệm và hình thành học thuyết Tánh KhôngChúng ta tu tập chỉ cần thực hành thế nào ngay nơi sự tiếp xúc nà đừng để cho cảm thọ sinh khởiThực tập không để cho cảm thọ của quá khứ tràn về tức khắc, chúng ta có thể cắt đứt dòng chảy phiền não của sinh tửphía sau, đồng thời diệt trừ gốc rễ vô minh phía trước.

Cuối cùngchúng ta chia sẻ vấn đề chứng nghiệm giáo lý Duyên Khởi. Có hai con đường để bước sâu vào đạo, tiến gần đến chân lý.

Thứ nhất là ngộ lý khởi tu. Ngộ lý khởi tu là con đường vận dụng trí tuệ để nhận diện rốt ráo mọi đau khổ của cuộc đời vốn là do nhân duyên mà sinh ra. Ai có được niềm tin chắc thực như vậy và từ đó mà chuyển đổi nhận thứcquan niệm chấp thủ sai lầm của mình thì gọi là người thể nhận được ly (ngộ) để bắt đầu vận dụng vào cuộc sống.

Con đường thứ hai là khởi tu (ứng dụng) trước rồi dần dần nhận ra đạo lý. Dưới lăng kính của tuệ giácDuyên Sinh vô ngãchúng ta có thể nhìn mọi việc dù thành công hay thất bại đều có giá trị tích cực giúp ta tu tập thiện hạnh và vươn lên trong mọi tình huống. Khi hiểu được mọi biểu hiện không phải chỉ dành cho một mình ta mà có sự tương tác trùng trùng, thì một việc lành mình làm, một ý niệm tốt đẹp khởi lên..., tất cả không bao giờ mất. Hiện nay có những ngành khoa học thử nghiệm chứng minh tâm thứccon người chúng ta có một khả năng trị liệu rất lớn đối với hình hài, đối với sự sống. Ta gởi một ý niệmthiện lành để cho một người để chuyển hóa tâm thức người kia là gởi tặng hạnh phúc cho người ấy. Khi tâm ta rạng rỡ niềm vui, tự nhiên người chung quanh ta cũng vui theo, đó là món quà từ bên trong ta gởi tặng đến người mà không cần làm thêm gì cả.

Bằng con đường sử dụng trí tuệsử dụng nhận thứcchúng ta đi vào giáo lý Duyên Khởi để từ đó nhận ra các pháp trên thế gian đều hình thành bằng nhân duyên. Và bằng con đường thực hiện thiện hạnhtrong đời sống thâm thức chúng ta khi cơ duyên hội đủ, tự nhiên bừng sáng tuệ giác: Mọi hiện hữu đều được cấu thành bởi duyên sinh vô ngã. Và ta sống trong sự tiếp xúc với mọi thứ, mọi điều mà không hề vướng mắc vào cảm thọ, không đắm chìm vào ái, thủ, hữu. Ta thong dong trong cuộc đời, không có bóng dáng lo âu, khổ đau đè nặng lên tâm thức.

Chúng ta đều biết nền tảng xuyên suốt của giáo lý đạo Phật là Duyên sinh đưa đến vô thườngvô ngãvà hình thành tam pháp ấncuối cùng quy về tự thể là Niết bànCon đường tu tập của chúng ta ở mức độ thâm sâu nhất là làm thế nào thể nhập tự thể Niết bàn không sinh không diệt. Trong đời sống thế giansự nghiệp của chúng ta tạo dựng một đời nếu khéo léo thì giữ được đến lúc trăm tuổi, rồi cũng để lại cho con cháu nào của cải, tiền tài, danh phận..., có thể cao sang hơn hết thảy mọi người, nhưng thử hỏi những thứ ấy có tồn tại mãi không? Hay tất cả cũng đều mất đi khi ta không còn hơi thởSự thật này cho ta cơ hội thể nghiệm rõ ràng hơn về giáo lý Duyên Khởi để từ đó đưa đến đoạn cuối của con đườngthể nghiệm tự tánh Niết Bàn.

Giáo lý Duyên Khởi trao cho ta chiếc chìa khóa mở tung cánh cửa thay đổi nhận thức, ta không phải là hình hài này, không phải là vui buồn, sướng khổ, thương ghét này, không phải là suy nghĩ này. Giáo lýDuyên Khởi có công năng phá tan mọi bản ngã mà ta chấp chặt bất lâu nay, và giúp ta nhận diện con người thật của mình vốn là cái ở sâu bên trong hợp thể ngũ uẩn này. Điều này được chỉ ra rất rõ trong Thiền sử qua câu chuyện Phá Táo Đọa rất hay sau đây:

- Ở một làng kia, người ta đồn rằng có một ông thần Táo rất linh hiển. Ai cầu điều gì đều được toại nguyện. Ai mất bò, dê, trâu, heo đến khấn vái là ông giúp cho tìm lại được, đem về. Thần Táo linh quá nên dân làng thường đem heo, gà đến cúng cho ông ở cái lò đặt bên gốc cây đa. Ngày nọ, một nhà sưđi ngang qua vùng này, nghe đồn chuyện thần Táo, bèn lò mò đến xem cái miếu thờ ấy. Nhà sư nhìn cái lò một lúc, rồi lấy gậy gõ ba cái trên đầu lò bảo: "Ôi, tôi tưởng gì ghê gớm lắm, hóa ra chỉ là cái bếp lò do đất nặn lên có gì mà linh hiển". Sau câu nói của nhà sư, cái lò vỡ ra từng mãnh, đổ sụp xuống. Lát sau, một ông thần mũ cao, áo rộng đi đến phục lạy dưới chân nhà sư mà thưa rằng: "Bạch thầy, con bị đọa ở đây năm trăm năm rồi, hôm nay nhờ lời khai thị của thầy nên con ngộ được lý Duyên Sinh, thoát kiếp đọa đày". Nhà sư cười bảo: "Lý duyên sinh là tự tánh của ông, không phải do tôi khai thị mới có". Ông thần thưa: "Đành là như vậy, nhưng không có thầy khai thị con đâu có ngộ được". Nói xong ông thần biến mất. Các đệ tử của vị thầy thấy lạ, đến thưa: "Thầy có phép mầu gì mà có thể khai thị để ông thần Táo kia liễu ngộ, xin nói lại cho chúng con nghe". Nhà sư nói: "Các thầy cùng đi với tôi đều thấy đó. Tôi chỉ nói: Ông vốn là đất tạo thành, có gì là linh hiển trong ông đâu!" Các đệ tử rất ngạc nhiên không biết trong lời nói kia có điều gì lạ mà thần Táo thoát được kiếp bị đọa năm trăm năm. Điều kỳ diệu đó là gì? Nếu nhận ra được cái kỳ diệu trong đó tức khắc mình đã nhận biết con đường Niết bàn để quay lại.

Thần vốn không có hình thể vật lý, nên ông thần Táo có thể biến mất nơi này, hiện ra chỗ khác một cách nhẹ nhàng. Ông đi bằng tâm thức: sáng chơi non Nam, chiều dạo biển Bắc, chưa hề bị ràng buộc, ngăn ngại bởi một vật gì. Một hôm, ngồi vắt vẻo trên cành cây, tình cờ thấy có người đến đốt hương khấn vái trước cái lò cầu xin gì đó. Ông nghĩ là người ta khấn vái mình liền chạy đi tìm heo hay bò lùa về cho họ. Một vài lần thấy linh hiển, người ta rủ nhau đến khấn xin trước cái lò đông hơn, thế là ông vất vả ngược xuôi để giúp tìm kiếm trâu, bò, heo... cho dân làng tội nghiệp. Chưa hết, nếu một hôm có đứa trẻ chăn bò vào nghịch phá, lấy chân đá cái lò, vậy là xúc phạm đến ông, ông bẻ gãy chân nó. Rồi khi gặp chuyện không như ý, ông cũng nổi giậnbất ansầu não..., vì ông đã gắn đời ông vào cái lò, ông thấy ông là cái lò bể kia.

Vị sư đã nhìn thấy điều ấy, chỉ nhẹ nhàng bảo ràng ông không phải là cái lò đất. Cuộc đời thần Táo không phải tất tả ngược xuôi như vậy để thỏa mãn mọi người. Ông không phải là cái lò kia, mà là một người khác ở bên sau cái lò ấy. Từ câu chuyện này, chúng ta có thể nhìn lại để xem thân này là ta hay thân của ta? Sự thật thân này chỉ là vật sở hữu của ta.

Chúng ta cần nhớ một điều quan trọng. Cái gì được cho là của tôi tức cái đó đều là vật sở hữu. Khi mọi vật đã là sở hữu thì nó không phải là "mình" mà là "cái của mình". Nhưng chúng ta thường để mình gắn chặt vào mọi thứ tình cảm (niềm vui, nỗi buồn, thương giận...) cho đến vật chất (nhà, xe, tiền của, con cái, người thân...), cho đó là ta nên bị ràng buộc khổ sở vô cùngChúng ta đồng hóa mình vào trong những thứ ấy, luôn thấy mình là "cái lò bể" giống như ông thần Táo kia. Và việc tu tập ở đây là ta chỉ cần quay lại nhận rõ chính mình là "ông thần Táo" chứ không phải là "cái lò" dưới gốc đa, mình là tuệ giác "nhận biết" bên trong chứ không phải thân này. Mình là cái không đến đi, không sinh diệt.

Những gì có tính chất sinh diệt như niềm vui, nỗi buồn, dòng suy nghĩ... đều không bao giờ hiện hữumãi trong ta. Tình yêu thương nào rồi cũng có lúc phai nhạt. Mọi thứ đều đổi thay, cho nên mọi hiện tượng cấu thành từ suyên sinh, duyên khởi đều chỉ là sở hữu của ta. Ta hãy nhận diện nó như một người khách; ta có quyền mời giữ nó ở lại với mình và cũng có quyền khước từ hay mời nó ra khỏi nhà theo ý mình. Thông minh làm được điều này là ta đang loại trừ tất cả những nỗi đau khổ đến với ta trong cuộc sống. Chúng ta tu tập là thực hành mỗi ngày nhìn mọi thứ đi qua trong tâm thức ta, đến với ta qua những sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày bằng sự nhận biết. Tất cả có đến và đi, nhưng khả năng nhận biếtcủa ta không dến không đi bao giờ; nó luôn có mặt ngay nơi đây và giờ phút này.

Sống được với cái nhận biết ấy thì ngay lúc tiếp xúc chỉ là tiếp xúc. Có xúc mà không có thọ, tưởng, ái, thủ, hữu, ưu bikhổ nãoAn trú ngay chỗ nhận biết này, ta ngắt được dòng chảy của vô minh phía trước, chấm dứt được khổ đau phía sau. Ngay nơi đây tỉnh sáng thấy mình không phải là chiếc lò bể, tức chúng ta đang an trú trong tự thể Niết bànan trú trong tâm Phật chiếu sáng chính mình. Với niềm tin chắc thực vào điều này, thì dú có sống bất cứ nơi nào trên trái đất, chúng ta vẫn thong dong không vướng mắc, vì ta đã trở về với quê hương đích thực của mình. Trong ta là niềm hạnh phúc tỏa rạng, là hương vị an lạc tràn đầy và ta có thể dâng tặng những phẩm chất đó đến với mọi người.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/09/2012(Xem: 9291)
Phật tính [1] có thể là bản chất trống rỗng của tâm thức, mà trong trường hợp nào nó không là một thức. Nó cũng liên hệ đến tâm tịnh quang nguyên sơ là điều liên hệ hơn đến giáo huấn mật thừa tantra.
30/08/2012(Xem: 6409)
Vu Lan của người xuất thế ngoài lắng sâu trong tiềm thức tưởng nhớ mẹ cha, hiếu nghĩa ông bà còn phải làm những việc hiếu mà người ngoài thế khó có thể đảm đương nổi...
27/08/2012(Xem: 7656)
Trước cuộc ra đi vĩ đại nhất trong lịch sử loài người của Bồ-tát Siddharttha, Yasodhara đã gạt lệ nhớ thương và đơn thân nuôi dưỡng Rahula ròng rã bảy năm trường trong cô đơn, khắc khoải.
20/08/2012(Xem: 7403)
Hãy sống một cách thiết thực, sống tự tin trên nền tảng của nhân quả, tachắc chắn sẽ nắm được vận mệnh tương lai của mình, đó là vận mệnh của hạnh phúc. Hãy biến mấu chốt hiện tại như một phần quà của hạnh phúc từ đó bỏ đi tất cả nỗi buồn và niềm đau. Muốn vậy, con người phải có bản lĩnh của sựhỷ xả, buông bỏ nỗi đau mà người khác tạo cho mình, buông bỏ những hận thù, những gì tiêu cực từng diễn ra trong cuộc sống. Sự buông xả cũng giống như một cơn gió lốc thổi qua, tất cả mây tụ tán trên bầu trời không còn nữa, lúc đó bầu trời trở nên quang đãng mang lại nhiều giá trịan vui trong cuộc đời.
13/08/2012(Xem: 10096)
Vừa qua, một số chú tiểu (chưa rõ ở chùa nào) đã tung lên mạng internet qua trang xã hội (facebook) những hình ảnh hết sức phản cảm, trái ngược với điều người bình thường hình dung ở trong nhà chùa.
10/08/2012(Xem: 5666)
Ta cùng chúng sanh nhiều kiếp đến nay hằng ở trong vòng sanh tử, chưa từng được thoát ly. Khi ở cõi này, lúc thế giới khác. Khi sanh thiên cảnh lúc sống dưới nhân gian. Siêu đọa trong phút giây, xuống lên ngàn muôn nẻo! Cửa quỷ sớm đi rồi chiều lại, âm ty nay thoát bỗng mai vào. Lên non đao rừng kiếm, thân thể đứt lìa. Nuốt sắt nóng dầu sôi, ruột gan rã cháy. Khóc than trong lửa, rên xiết trong băng. Muôn lần sống chết nội ngày đêm, giây phút khổ đau trong thế kỷ. Lúc ấy dù biết tội khổ, nhưng ăn năn sao kịp!
08/08/2012(Xem: 6617)
Các nhà khoa học đã tiên đoán thực vật chứa trong lòng các đại dương là nguồn thực phẩm gần như vô tận cho con người trong tương lai một khi nguồn thực phẩm trên quả đất đã cạn kiệt. Ngay bây giờ, người đã sử dụng rong biển làm thức ăn ngày càng phổ biến. Nhưng trên thực tế, người ta vẫn còn sử dụng rất nhiều các loại thịt, đặc biệt là thịt gia súc gia cầm.
06/08/2012(Xem: 5227)
QUÁN CHIẾU VỀ SỐNG CHẾT Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
03/08/2012(Xem: 5119)
Theo Thiền sư Munindra (1915- 2003), tỉnh thức không phải là điều gì huyền bí nhưng đó là một một trạng thái bình thường mà chúng ta ai cững có thể thực hiện được bất cứ lúc nào hết. Nên hành thiền trong mọi hoàn cảnh và cho mọi sự việc: lúc ăn, lúc uống, lúc thay quần áo, lúc thấy, lúc nghe, lúc ngửi, lúc nếm, lúc sờ mó, lúc suy nghĩ…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567