Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu Chuyện Bác sĩ Rajiv Parti và Địa Ngục

08/05/201722:33(Xem: 10745)
Câu Chuyện Bác sĩ Rajiv Parti và Địa Ngục
 
Câu Chuyện Bác sĩ Rajiv Parti và Địa Ngục
Bác sĩ Rajiv Parti
Một bác sĩ Ấn Độ tại California nói rằng ông đã chứng kiến địa ngục, đồng thời nghe tiếng kêu gào của những vong linh bị đọa đày ngay trong cuộc giải phẫu chính mình.
Là một người khoa học, bác sĩ Rajiv Parti, một trưởng khoa hôn mê tại bệnh viện Bakerfield Heart California trải nghiệm thần thức xuất khỏi thân thể trong cuộc phẫu thuật của chính mình. Sau đó, ông bỏ nghề bác sĩ, bán hết tài sản kể cả căn nhà sang trọng và hàng loạt xe hơi giá trị để sống một cuộc sống thanh đạm và đạo hạnh.
Ông kể lại rằng khi ông cảm nhận thần thức xuất ra, ông cảm giác sợ hãi và không biết điều gì sẽ xảy ra, không biết mình có tỉnh lại hay sẽ trở thành hồn ma vất vưởng trong vô định. Ông nhớ mình bay lên trần nhà trong lúc các y bác sĩ đang thực thiện khoa phẫu thuật và tự hỏi là mình còn sống hay đã chết rồi. Ông cảm tưởng mình như một phi hành gia đang cởi bỏ bộ y phục, một bộ quần áo mà coi như không cần thiết ngay từ đầu.
Nỗi sợ hãi dâng cao, ông quan sát đi quan sát lại toàn cảnh cho đến khi tất cả mờ n hạt như bóng hoàng hôn chợt sụp lặn. Mọi thứ trở nên đen tối. Ông thở phào và tưởng mình tỉnh lại nhưng sau đó nỗi kinh hãi. Ông nghe nhiều tiếng kêu gào đau đớn thảm thiết và ông bị cuốn sâu vào lòng chảo lữa và mũi đầy khói cùng mùi khét cháy của da thịt.  Ông biết là mình đang vào vào cửa địa ngục, cố bỏ chạy nhưng mỗi bước lùi lại là có một lực vô hình đẩy ông về phía trước. Rồi ông bị kéo lê đến một chảo lửa giữa tiếng kêu gào đau đớn.   Ông nghe một giọng khiển trách trong thần giao cách cảm rằng ông đã sống một cuộc sống đầy vật chất và ích kỷ. Biết điều đó là đúng, ông cảm thấy hổ thẹn vì trong quá khứ ông đã tỏ ra vô cảm với bệnh nhân mình. Giọng nói nhắc ông lại việc ông đã đuổi một người đàn bà đang trong đau khổ khóc lóc về căn bệnh ung thư giai đoạn cuối của chồng mình tại phòng khám. Khi khói cuồn cuội mịt mù, những vong linh bị đốt kêu thét quanh mình, lúc đó ông nghĩ đến của cải ông đang có và sự vô giá trị của nó. Ông tự hỏi tại sao phải cần những thứ đó, sao phải cần một căn nhà rộng mênh mông mà cả gia đình phải liên lạc nhau bằng điện thoại cầm tay (Iphones)
Trong cuốn sách mới, bác sĩ Rajiv Parti mô tả mình bị chẩn đoán với căn bệnh ung thư tiền liệt tuyến vào năm 2008 và phải chịu nhiều cuộc phẫu thuật sau đó để cắt bỏ khối u. Hai tuần sau cuộc phẫu thuật chỉnh vết sẹo không thành công năm 2010, ông trở bệnh và nhận ra các triệu chứng trong mình là bị sốc nhiễm khuẩn và sẽ chết nếu không điều trị ngay lập tức. Sau khi được tức tốc đưa lên bàn phẫu thuật, ông nhớ rằng mình được bác sĩ gây mê, điều mà ông thường thực hiện cho cả hàng ngàn bệnh nhân.
Bác sĩ Parti cầu ơn trên cơ hội chuộc lỗi lầm trong tuyệt vọng lúc bị kéo đến xử tội. Dường như lời cầu nguyện của ông có hiệu nghiệm và một người đàn ông mà ông nhận ra từ xa là cha mình cầm tay ông dẫn ra khỏi vùng hoả thiêu. Lần đầu tiên ông cảm nhận cha mình, người mà khi còn sống được cho là khắt khe và độc tài, ôm ông vào lòng và nói rằng chỉ có tình thương là điều quan trọng trong vũ trụ này. Sau khi gặp cha mình, ông vẫn chưa tin cho đến khi gặp hai thiên sứ Michael và Rapheal.  Họ bế ông đến một vùng ánh sáng nơi mà ông được một chúng sanh A Tu La đón nhận và cho ông biết rằng ông sinh ra để làm một người an ủi tinh thần cho những kẻ khác.
Trước đó, ông không để ý việc bệnh nhân kể lại về việc xuất hồn và quan sát cuộc phẫu thuật của chính họ mặc dù họ không nhớ rõ là vào lúc nào nhưng nó xảy ra vào lúc mà đáng lẽ họ hoàn toàn hôn mê. Nhưng bây giờ, trong khi các bác sĩ cố gắng đoạt lại mạng sống cho ông, bác sĩ Parti cảm nhận mình đang lơ lửng trên trần nhà và nhìn xuống bàn mỗ quan sát những phẫu thuật mà ông thường làm. Ông nghe được những câu đùa giỡn xàm tấu của vị bác sĩ gây mê và thấy được cảnh mẹ và em gái mình đang bàn về phải nấu món gì cho buổi cơm chiều ở Ấn Độ.
Sau khi tỉnh lại trong bệnh viện, bác sĩ Parti kể cho đồng nghiệp về trải nghiệm của mình, điều mà ông đoán là họ không quan tâm lắm. Ông đã viết một cuốn sách về sự hiện thân mới được gọi là “Dying to Wake Up: A Doctor’s Voyage into the Afterlife and the Wisdom He Brought Back” [1].
blank
Hình bìa sách của bác sĩ Rajiv Parti
Trước cuộc trải nghiệm tâm linh, bác sĩ Parti là người vô thần và không tin vào thế giới bên kia sau khi chết. Bây giờ, ông là một người an ủi tinh thần và đoạn từ cuộc sống vật chất đầy ích kỷ trước đây. Ông nói rằng mệnh lệnh của bề trên vẫn như in trong đầu mình và ông dùng Chánh pháp để giúp những kẻ khổ đau khác. Đây là bảy chân lý mà bác sĩ Parti tin sau trải nghiệm tâm linh và ông lấy sự hiểu biết đó làm sứ mệnh giúp truyền đạt đến người khác:
  1.  Thần thức tồn tại riêng biệt với thân thể
  2. Thế giới vô hình là có thật
  3.  Nghiệp quả trong tiền kiếp ảnh hưởng đến kiếp hiện tại
  4.  Tất cả chúng sinh liên lệ với nhau vì có cùng nguồn năng lượng nhưng cấu tạo bởi nhiều hình thức vật chất khác nhau
  5.  Có Chư thiên giúp đỡ và dẫn dắt chúng ta
  6. Có nhiều cảnh giới tỉnh thức khác nhau
  7. Từ bi và trí tuệ là nguồn của vũ trụ, trong đó từ bi là điều tất yếu để sinh ra muôn loài.
Sức mạnh tâm linh, sự tỉnh thức đã khiến bác sĩ Parti, một vị bác sĩ thành đạt từ bỏ hào quang vật chất ông đang có để chọn một cuộc sống thanh đạm và đạo hạnh. [2]  Trải nghiệm tâm linh vô giá đó khiến ông tỉnh thức và chọn một hướng rẽ mới trong cuộc đời.  Khái niệm  cõi vô hình hay địa ngục không còn là điều mơ hồ đối với tôi vì tôi từng có nhân duyên nói chuyện với người quen bên kia thế giới sau khi anh trở về “mượn xác” người thân của tôi. Thú thật trước đây mặc dù tôi tin vào những nguyên lý sâu sa của đạo Phật nhưng vì tôi trưởng thành bên Mỹ và có chút ảnh hưởng bởi lối suy nghĩ nặng tính khoc học nên đôi khi tôi nghĩ sự trừng phạt ở địa ngục mà kinh điển ghi nhận là cố ý răn đe người cõi trần để bớt gây tội lỗi cho đến khi tiếp xúc với người quen ở bên kia thế giới cách đây vài tháng.
blank
Hình minh họa nhiều sự trừng phạt ở địa ngục
Những điều anh cho biết giống như những điều tôi từng đọc qua trong các kinh điển Phật giáo.  Điều đầu tiên sau khi “nhập xác” là than khát nước. Anh mô tả cảnh bị nhốt trong “lồng sắt” và bị đốt nóng.   Đốt nóng nhưng mỗi ngày được cho nghe kinh. Lâu lâu, “cai ngục” thả ra cho “đi chơi”.  “Đi chơi” là đi thăm những vong linh mới xuống (chết).  Những người mới xuống (chết) phải chờ đến lượt “hỏi cung”.  Hỏi là  hỏi coi vong linh có nhớ những điều mình làm mà kể lại nhưng thật ra cõi âm có “sổ sách” ghi lại phước và tội của tất cả những kẻ còn sống trên cõi trần. Chúng ta có thể không thật với chính mình, với người thân, nhưng chắc chắn là không thể qua “sổ bạ” cõi âm.
blank
Hình minh họa về cảnh hỏi tội ở địa ngục
Mặc dù những vong linh chịu những nghiệp quả mà họ đã gây ra khi còn sống nhưng vẫn được hướng dẫn và khuyên răn để trở nên thấm nhuần, tỉnh ngộ và được cho đi tái sinh.  Thời gian bao lâu tuỳ theo nghiệp quả và sự tỉnh ngộ  của mỗi người. Sự hướng dẫn vong linh đặt nặng nền tảng đạo lý và Phật giáo.  Người quen của tôi vẫn chưa siêu thoát sau hơn mười năm cũng vì phải chịu sự trừng phạt (đốt nóng trong lồng sắt), và một phần cũng vì anh còn quyến luyến cõi trần.
Mốt số  Kinh điển Phật giáo Nam tông và Bắc tông đều ghi nhận có địa ngục như kinh Trung bộ (Majjhima Nikàya), Tăng chi bộ (Anguttara Nikàya), Tiểu bộ (Khuddaka Nikàya) trong Phật giáo Tiểu Thừa, và kinh A Hàm, kinh Địa Tạng Bổn Nguyện trong Phật giáo Đại Thừa.  Trong Kinh A Hàm, “Đức Phật cho biết Ngài nhìn thấy luân hồi sinh tử của chúng sinh rõ ràng cũng như người đứng nhìn giọt mưa rơi xuống chỗ thấp chỗ cao, như bong bóng của nước mưa sinh ra rồi biến mất, như người đứng nhìn người qua lại, tất cả đều rõ ràng, không sai sót, không hư dối.” [3]  Bao ngàn năm trước, Ngài đã bảo các Tỳ Kheo: “Ta dùng Thiên nhãn thanh tịnh nhìn thấy chúng sanh sinh ra chết đi, chết đi sanh ra, sắc đẹp sắc xấu, thiện hoặc ác, chỗ lành hoặc chỗ dữ tùy theo nghiệp mà chúng sinh đã tạo ra. Ta thấy những sự kiện ấy đúng như thật, không hư dối. Nếu có chúng sanh nào làm ác, nói ác, nghĩ ác, phỉ báng Thánh hiền, tà kiến, thì do nhân duyên ấy, khi chết chắc chắn đi vàochỗ dữ, sinh nơi địa ngục. Nếu chúng sinh nào làm lành từ thân miệng ý, ca ngợi bậc Thánh hiền, không có tà kiến, do nhân duyên này, khi chết người ấy sẽ đi vào chỗ tốt, sanh nơi cõi trời.” [4]
Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện cũng có đề cập rõ về những cảnh giới ở cõi âm, nghiệp báo chiêu cảm và tội phước trong cảnh địa nguc. Đức Phật cho chúng ta biết là có địa ngục và sự trừng phạt. Trong kinh Địa Tạng, Ngài Địa Tạng Bồ Tát nói với Ngài Phổ Hiền Bồ Tát rằng: “Thưa Nhơn Giả! Đó đều là do chúng sanh trong cõi Diêm-Phù-Đề làm những điều ác mà tùy nghiệp chiêu cảm ra những địa ngục như thế. Nghiệp lực rất lớn, có thể sánh với núi Tu-Di, có thể sâu dường biển cả, có thể ngăn đạo thánh. Vì thế chúng sanh chớ khinh điều quấy nhỏ mà cho là không tội, sau khi chết đều có quả báo dầu đến mảy mún đều phải chịu lấy.” [5]
Trong tôi dấy lên niềm xúc cảm sau nhiều cuộc tiếp xúc với người quen.  Trải  nghiệm tâm linh là một sự hy hữu.  Như người tìm được mảng puzzle cuối cùng, lòng tôi hoan hỷ vì có nhân duyên hiểu được điều mà có thể cả đời không có cơ hội trải nghiệm.  Đức Phật đã nhìn thấy chúng sanh trầm luần trong sinh tử với trùng trùng nghiệp quả nên Ngài đã dạy rõ trong kinh.  Có lẽ tôi sẽ luôn mơ hồ như bao nhiêu người khác về một thế giới mà khoa học không thể chứng minh nếu không có trải nghiệm bản thân. Địa ngục là một sự thật của nhân quả-nghiệp báo, một cảnh giới, một cõi sống cụ thể, không phải là ẩn dụ hay biểu tượng.  Chết không phải là hết. Thân thể vật chất của chúng ta như những chiếc áo, khi chúng ta chết đi là cởi bỏ những bộ y phục mang trên người và sẽ khoác lên mình bộ y phục khác sau khi tái sanh. Cho dù bạn có tin hay không, quy luật nhân quả không thay đổi. Đơn giản chỉ là việc mỗi chúng ta nhận thức được điều đó sớm hay muộn, trước hay sau mà thôi. Những ai từng trải nghiệm tâm linh về thế giới vô hình, về địa ngục hẳn cảm niệm sâu xa về sự sống và cái chết.
Lê Diễm Chi Huệ
05.07.2017
—————————————
Chú thích
[1]    Sách và Trang Nhà  Bác sĩ. Rajiv Parti [ xem trang điện tử http://drrajivparti.com/ ]
[2]   Câu Chuyện Bác sĩ Rajiv Parti  [xem trang điện tử https://www.thesun.co.uk/news/ 1657724/doctor-rajiv-parti- glimpses-the-afterlife-during        atonishing-near- death-experience/]
[3,4] Toàn Không [xem trang điện tử https://thuvienhoasen.org/ a17875/coi-dia-nguc]
[5]    Nguyên Thảo [ xem trang điện tử  http://www.daophatngaynay. com/vn/pg-nganh/khoa-   hoc/8339-The-gioi-coi-am.html  ]
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2021(Xem: 5030)
Nhà thiền có danh từ Tọa Xuân Phong để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp. Danh từ đó, tạm dịch là “Ngồi Giữa Gió Xuân” Mùa Xuân chẳng phải là mùa tiêu biểu cho những gì hạnh phúc nhất trong bốn mùa ư? Hạ vàng nắng cháy, vui chơi hối hả như đàn ve sầu ca hát suốt mùa để cuối mùa kiệt lực! Thu êm ả hơn, nhưng nhìn mây xám giăng ngang, lá vàng lả tả, tâm- động nào mà không bùi ngùi tưởng tới kiếp nhân sinh?
07/02/2021(Xem: 5254)
Chú mục đồng chậm rãi bước xuống sông. Bên cạnh chú, con trâu lớn nhất đàn ngoan ngoãn xuống theo. Đôi mắt hiền lành của nó nhìn chú như mỉm cười, tin tưởng và thuần phục. Những con trâu bé hơn lại nhìn bước đi vững chãi, an lạc của con trâu đầu đàn mà nối nhau, cùng thong thả qua sông. Đây là khúc sông cạn mà chú đã dọ dẫm kỹ lắm. Đáy sông lại không có những đá nhọn lởm chởm có thể làm chân trâu bị thương. Bên kia sông, qua khu rừng có những cội bồ đề râm mát là tới đồng cỏ rộng. Mùa này, sau những cơn mưa, cỏ non vươn lên xanh mướt, đàn trâu gồm bẩy con mà chú có bổn phận chăm sóc tha hồ ăn uống no nê sau những giờ cực nhọc cầy bừa ngoài đồng lúa.
07/02/2021(Xem: 8020)
Khi những cơn bảo và áp thấp nhiệt đới hung hãn nhất vừa tạm qua đi, khí trời phương Nam cũng trở buồn se lạnh. Nhiều người cho đó là hoàn lưu của những cơn bão miền Trung mà tất cả con dân “bầu bí chung dàn” vẫn còn đang hướng về chia sẻ, nhưng ít người nhận ra rằng đó chính là cái se lạnh của mùa đông phương Nam, báo hiệu mùa xuân sắp đến nơi ngưỡng cửa của bộn bề lo toan hằng năm.
06/02/2021(Xem: 6159)
Mười bức “Tranh Chăn Trâu” trong phần này là của họa sư Nhật Bản Gyokusei Jikihara Sensei, vẽ vào năm 1982 nhân một cuộc thăm viếng thiền viện Zen Mountain Monastery ở Mount Tremper, New York, (Hoa Kỳ). Họa sư vẽ để tặng thiền viện. Các bài thơ tụng thời nguyên gốc của thiền sư Quách Am viết vào thế kỷ thứ 12. Thơ tụng được chuyển dịch ở đây bởi Kazuaki Tanahashi và John Daido Loori, sau đó được nhuận sắc bởi Daido Loori để mong tạo lập ra những hình ảnh và ẩn dụ cho thêm giống với phong cảnh núi sông ở quanh thiền viện Zen Mountain Monastery. Thiền sư Daido Loori là người lãnh đạo tinh thần và là tu viện trưởng của thiền viện này.
04/02/2021(Xem: 5634)
Hôm qua mình có giới thiệu cuốn sách Buddhism in America (Phật Giáo Mỹ) của Richard Hughes Seager. Có bạn hỏi thêm muốn tìm hiểu Phật Giáo Mỹ nên nhờ mình giới thiệu vài cuốn. Nghĩ rằng đây là câu hỏi hay nên mình xin viết giới thiệu 7 cuốn sách để nhiều người lợi lạc. 1. Cuốn The Faces of Buddhism in America (Diện Mạo của Phật Giáo ở Mỹ) do Charles Prebish 2. Buddhist Faith in America (Đức Tin Phật Giáo ở Mỹ) tác giả Michael Burgan 3. Buddhism in America của Richard Huges Seager (1999, tái bản 2012) 4. Buddhism in America của Scott Mitchell 5. Altered Traits: Science Reveals How Meditation Changes Your Mind, Brain, and Body, 2017 6. A Mindful Nation: How a Simple Practice Can Help Us Reduce Stress, Improve Performance, and Recapture the American Spirit, 2012, 7: American Dharma: Buddhism Beyond Modernity
01/02/2021(Xem: 4272)
Tại các nước nông nghiệp hình ảnh con trâu với đứa trẻ chăn trâu ngồi trên lưng trâu thổi sáo là một hình ảnh quen thuộc thường gắn liền với đời sống của người dân. Tại Việt Nam, từ lâu hình ảnh này đã đi vào tâm thức mọi người và không chỉ có giá trị trong đời sống lao động thực tiễn mà còn nghiễm nhiên đi vào lãnh vực văn học nghệ thuật nữa. Trong văn học Phật giáo nói chung và văn học Thiền tông nói riêng thời hình ảnh con trâu với trẻ mục đồng đã trở thành thi liệu, biểu tượng, thủ pháp nghệ thuật. Những hình ảnh này hiển hiện trong truyền thống kinh điển cũng như được đề cập đến nhiều lần trong những thời pháp của đức Phật khi Ngài còn tại thế.
01/02/2021(Xem: 9207)
Vào thời thái cổ, theo truyền thuyết Đế Minh là cháu bốn đời của vua Thần Nông đi tuần thú phương Nam đến núi Ngủ Lĩnh ( nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung quốc ). Vua Đế Minh đã dừng chân tại nơi nầy, ngài cưới Vu Tiên nữ con vua Động Đình Hồ làm vợ. Đế Minh sinh được một trai tư chất thông minh ngài đặt tên Lộc Tục. Vào năm 2879 trước tây lịch ( khoảng thế kỷ thứ 7 TCN ) Đế Minh phong cho con làm vua ở phương Nam. Lộc Tục lên ngôi xưng đế hiệu Kinh Dương Vương đặt tên nước là Xích Quỷ ngài đóng đô tại Phong châu.
01/02/2021(Xem: 5740)
Kinh Phật đầu tiên là kinh Hoa Nghiêm, kinh Phật cuối cùng là kinh Đại Bát Niết Bàn. Chúng ta học hai kinh nầy để nắm trọn lịch trình của đạo Phật. Kinh Đại Bát Niết Bàn thường gọi là Niết Bàn là kinh vừa kể lại lịch sử đức Phật trước khi nhập diệt vừa là kinh nói về lời giáo huấn cuối cùng của ngài. Vừa tâm lý tình cảm vừa là lời nhắn nhủ sau cùng của Phật cho đạo tràng như người cha trăn trối cho con tiếp tục theo đường đi của ngài. Đời thế gian của Đức Phật khi sinh ra vì bào thai to lớn quá phải giải phẩu bụng của mẹ ngài nên mất máu mà mất sớm, ngài sống qua sự nuôi dưỡng của người dì em của mẹ.
01/02/2021(Xem: 7049)
Phần này bàn về các danh từ gọi dụng cụ gắp cơm và đưa vào miệng (ăn cơm) như đũa hay trợ, khoái, giáp cùng các dạng âm cổ của chúng. Các chữ viết tắt khác là Nguyễn Cung Thông (NCT), Hán Việt (HV), Việt Nam (VN), TQ (Trung Quốc), ĐNA (Đông Nam Á), HT (hài thanh), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự/khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận/1037/1067), TNAV (Trung Nguyên Âm Vận/1324), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TViB (Tự Vị Bổ/1666), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), KH (Khang Hi/1716), VBL (tự điển Việt Bồ La/1651) ĐNQATV (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị/1895).
29/01/2021(Xem: 5750)
Ở đời không phải ai cũng chấp nhận sự chân thành của bạn. Những người quanh ta luôn công nhận việc tốt mà ta đã và đang làm, trở thành đương nhiên như thế… và đến một ngày kia bạn quá mệt mỏi liệu có ai bên cạnh bạn và cảm thông với bạn không? Vì trong suy nghĩ của họ bạn là người tự nguyện cho đi..., trong hoàn cảnh như thế liệu bạn có tiếp tục cho đi nữa hay không? Tất nhiên là có, chúng ta hãy tiếp tục sống tốt nhưng phải là người tốt thông minh. Hãy tin rằng không có nỗ lực nào là uổng phí, hãy có quan điểm và lý tưởng của chính mình, luật nhân quả luôn đền bù cho bạn xứng đáng. Nhà Phật dạy có Luân Hồi-Ngiệp Báo. Không ai phủ nhận rằng quan tâm chăm sóc người khác là tốt, nhường nhịn người khác đều là tốt, tuy nhiên quan tâm quá, họ sẽ làm khó ta vạn lần, nhiệt tình quá họ sẽ đâm ra nghi ngờ, thậm chí khiến bạn bị tổn thương …
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]