Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Các nhà Thần Kinh Học trình bày trước Liên Hiệp Quốc về linh hồn

24/04/201720:18(Xem: 11004)
Các nhà Thần Kinh Học trình bày trước Liên Hiệp Quốc về linh hồn

Các Nhà Thần Kinh Học Tin Rằng Họ Đã Tìm Thấy Bằng Chứng Linh Hồn Tồn Tại Sau Khi Chết và Trình Bày Trước Liên Hiệp Quốc
chet_tai_sinh

01.19.2017 – Arjun Walia/Lê Diễm Chi Huệ chuyển ngữ
Inline image
Kiến thức khoa học gia tăng mỗi ngày theo cấp số nhân, nhưng những khám phá mới đặc biệt mang tính đột phá, thách thức nền tảng thực tánh của mọi hiện tượng là điều thật sự xa vời.  Một lãnh vực đang là tâm điểm nghiên cứu cho nhiều bác sĩ và các nhà thần kinh học là sự liên hệ giữa tâm thức, não, và thần thức của con người.
Não bộ là nơi nhận biết có thần thức ? Hay thần thức do não bộ tạo ra? Mặc dù khoa học chưa xác quyết chắn chắn có thần thức hiện hữu tách biệt với thân thể, nhưng có nhiều bằng chứng (cả giai thoại và khoa học) cho thấy có thần thức hiện hữu riêng biệt như vậy – và tiếp tục tồn tại sau khi chết.  Nhiều nghiên cứu đã đào sâu vấn đề này và đưa ra những kết luận tương tự.  Những khám phá mới này nhanh chóng làm thay đổi cách con người nhận thức và liên hệ với thế giới vật chất.
Tại cưộc hội thảo chuyên đề do Liên Hợp Quốc tổ chức, bác sĩ Bruice Greyson, giáo sư Khoa Tâm Thần và khoa học Vi Thần Kinh tại đại học Virginia, người tiên phong trong các nghiên cứu về cận tử, đã mô tả nhiều trường hợp chết lâm sàng (não đã ngưng hoạt động), nhưng người chết vẫn có thể nhận biết những gì đang diễn ra trên bàn mỗ.  Ông cho biết có nhiều trường hợp những người này mô tả những điều mà lúc bình thường họ không thể nào làm được như vậy.  Điều quan trọng bác sĩ Greyson nhấn mạnh là loại nghiên cứu này không được khuyến khích vì chúng ta  có khuynh hướng thiên về khoa học thực nghiệm.  Nói ngắn gọn là “thấy được mới tin” trong cộng đồng khoa học.  Thật oan uổng phải phủ nhận một hiện tượng chỉ vì chúng ta không thể giải thích hiện tượng đó theo khoa học thực nghiệm.  Sự thật đơn giản là “linh hồn”, một  bản thể phi vật chất, đang làm nhiều nhà khoa học nhức đầu vì họ tin rằng đã phi vật chất thì không thể nghiên cứu bằng khoa học được.
 
Nhiều Nghiên Cứu Khác
Bác sĩ Gary Schwartz, giáo sư Tâm lý, Y khoa, Thần kinh học, Tâm thần học và Phẫu thuật tại đại học Arizona cho rằng: “Một số nhà khoa học và triết gia thiên về duy vật phủ nhận những hiện tượng này bởi vì nó không phù hợp với thế giới quan riêng của họ. Phủ nhận những nghiên cứu hiện tượng phi vật chất hay từ chối phổ biến những bằng chứng khoa học về những hiện tượng phi vật chất là phản lại tinh thần khoa học, môn học luôn đề cao số liệu.  Những dữ liệu không thiên về lý thuyết hay niềm tin đã định sẳn không thể bị bỏ qua như một tiên nghiệm. Sự loại bỏ đó chỉ phù hợp cho một hệ tư tưởng, không phải khoa học”
Năm 2001, trong một tạp chí y khoa quốc tế, the Lancet, phát hành 13 cuộc nghiên cứu về những trải nghiệm cận tử.
“Kết quả mà chúng tôi tìm thấy là sự trải nghiệm cận tử không thể dựa trên yếu tố y khoa.  Tất cả các bệnh nhân bị ngưng tim, và chết lâm sàng vì hôn mê, thiếu máu chuyển lên não. Trong các trường hợp này, điện não đồ ngưng hoạt động và nếu không kịp hô hấp nhân tạo trong vòng  5 đến 10 phút, sẽ gây tác hại không thể chữa trị đến não và bệnh nhân sẽ chết”
Nhóm nghiên cứu theo dõi tổng cộng 344 bệnh nhân và kỳ lạ là 18% trong số đó còn nhớ lại khi họ chết hoặc hôn mê (không còn hoạt động não) và 12% (1 trong 8 người) có trải nghiệm tâm linh. Nên nhớ rằng những trải nghiệm này xảy ra lúc không còn hoạt động não sau khi họ bị đột tử.
Một nghiên cứu khác từ đại học Southampton trong đó các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng các bệnh nhân vẫn còn nhận thức vài phút sau khi chết, điều này coi như không thể có trong giới khoa học.  Đây là cuộc nghiên cứu lớn nhất về trải nghiệm cận tử trên thế giới được phát hành và phổ biến trong tạp chí Resuscitation.
“Năm 2008, một nghiên cứu lớn gồm 2060 bệnh nhân từ 15 bệnh viện Anh, Mỹ và Úc được thực hiện. Cuộc nghiên cứu được gọi là AWARE (Awareness during Resuscitation) tài trợ bởi đại học Southampton tại Anh nghiên cứu nhiều trải nghiệm tâm thần khác nhau liên quan đến cái chết.  Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên dùng nhiều điểm so sánh khách quan để thử nghiệm tính trung thực về trải nghiệm thần thức có tương tự như những gì thật sự xảy ra hay chỉ là ảo giác.”
Hiện tượng này không chỉ được thống kê như trải nghiệm cận tử mà còn là lĩnh vực cận tâm lý học. Bộ Quốc Phòng cùng với nhiều nhà nghiên cứu tại trường đại học Stanford thực hiện cuộc  nghiên cứu đặc biệt liên quan đến lĩnh vực này trải dài hơn hai thập kỷ.  Nghiên cứu  được gọi là “Chương Trình Nhìn Ra Xa Hơn”
Một người đàn ông tên Ingo Swann có thể mô tả một vành đai Sao Mộc, điều mà các nhà khoa học không biết nó tồn tại.  Sự việc xảy ra đúng vào trước thời điểm du thuyền Pioneer 10 của Nasa xác định là có một vành đai như vậy.  Khám phá này được phổ biến trước khi các vành đai Sao Mộc được phát hiện.  Ông Ingo cho biết về vành đai Sao Mộc sau khi các khoa học gia quan sát ông chỉ ra những vật thể giấu trong bao thơ  đặt cách xa vài trăm dặm.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về “Chương Trình Nhìn Ra Xa Hơn” tại đây: [http://www.collective- evolution.com/2013/08/08/ shocking-discoveries-made- studies-confirm-the-reality- of-remote-viewing/]
Đây là điều vượt ngoài giới hạn của con người, điều mà đã được nghiên cứu và ghi chép tuy nhiên không đủ cơ sở khoa học (vật chất)  để có thể lập thành lý thuyết.
Bác sĩ Carl Yung nói: ” Tôi không thể nào cho rằng tất cả những điều cho là vớ vẩn về mọi vấn đề mà tôi không thể giái thích là gian trá được
Lại nữa, tôi muốn nhấn mạnh rằng các tin tức về mẫu tin này chỉ là một phiến nhỏ của rất nhiều nghiên cứu sẵn có ngoài kia.  Nghiên cứu này đến nghiên cứu kia, sách này đến sách kia, giảng thuyết này đến giảng thuyết kia.  Đây chỉ là điều tóm gọn về một chủ đề mà đã được nghiên cứu nhiều năm.
Nếu đây là điều bạn thích thú, tôi hy vọng đã đem đến đầy đủ chi tiết để bạn có thể nghiên cứu thêm. Tôi xin ngưng và gửi đến bạn đoạn phim của những vị chuyên sâu về lĩnh vực trải nghiệm cận tử:
 
04.23.2017
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/02/2016(Xem: 7797)
Người Trung Hoa và người Ấn Độ coi khỉ như một con vật linh thiêng là thần khỉ là hầu vương, đại thánh tề thiên. Trong lãnh vực võ thuật cổ truyền, khỉ có riêng biệt những thế võ khỉ được gói ghém trong những bài “Hầu Quyền.”
05/02/2016(Xem: 5612)
Tôi nhớ lúc còn bé ở miền quê Việt Nam hễ nghe nói đến Tết là lòng rộn ràng, nao nao mong cho mau tới. Cái đêm trừ tịch tôi không tài nào ngủ được, cứ chờ cho tới trời sáng để mặc áo mới và đi chơi.
05/02/2016(Xem: 7500)
Ở Trung quốc, những con khỉ bị bắt một cách rất đặc biệt. Thoạt tiên người đánh bẫy lấy một quả dừa. Rồi ông ta đục một cái lỗ bên hông vừa đủ cho tay thò vào khi tay không nắm lại.
03/02/2016(Xem: 5262)
Để những ngày Xuân sắp đến người dân nghèo xứ Phật thêm phần ấm áp, vào dịp cuối năm (29 Jan 2016) chúng tôi đã đến thăm phát quà tại làng Mahakala Cave, một trong những những ngôi làng '' nghèo muôn thuở '' của xứ Ấn nằm dưới chân núi Khổ Hạnh Lâm , nơi đức Phật từng tu khổ hạnh.
02/02/2016(Xem: 12156)
Mùa Xuân ngồi niệm Phật Lượng đất trời rộng thênh Thấy Xuân về rót mật Với yêu thương, thanh bình.
02/02/2016(Xem: 6412)
(Kinh Bách Dụ Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển dịch thơ) Khỉ kia nắm đậu trong tay Bỗng đâu một hột lọt ngay ra ngoài
30/01/2016(Xem: 6236)
Năm 2016 này chúng ta cùng nhau mừng Tết Sách lần thứ IX. Thời gian trôi nhanh như ngừng thở. Mới vậy mà đã 8 năm. Nhớ lại Tết Sách đầu tiên được tổ chức ngày 23 tháng 4 năm 2008 với những kỷ niệm đẹp và khó quên để khởi đầu cho việc tôn vinh sách và văn hóa đọc. Chúng ta cùng thành tâm và thật sự biết ơn bạn đọc trên cả nước và trên khắp thế giới đã ủng hộ Tết Sách suốt 8 năm qua.
29/01/2016(Xem: 9832)
Một người con gái sinh trưởng trong một gia đình bình dị ở một khu phố nghèo của thành phố Luân Đôn, tình cờ một hôm đọc được một quyển sách về Phật giáo, bỗng chợt cảm thấy mình là một người Phật giáo mà không hề hay biết. Cơ duyên đã đưa người con gái ấy biệt tu suốt mười hai năm liền, trong một hang động cao hơn 4000m trên rặng Hy-mã Lạp-sơn. Ngày nay cô gái ấy đã trở thành một ni sư Tây Tạng 73 tuổi, pháp danh là Tenzin Palmo, vô cùng năng hoạt, dấn thân và nổi tiếng khắp thế giới.
29/01/2016(Xem: 5328)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Có lẽ do ảnh hưởng từ những cơn bão tuyết bên kia địa cầu nên mùa Đông năm nay xứ Ấn từng ngày se sắt lạnh. Được sự thương tưởng của quí vị Phật tử Canada cũng như Phật tử một vài nơi trên nước Mỹ, chúng tôi lại có dịp tiếp tục lên đường mang chút ấm đến cho người dân gầy
29/01/2016(Xem: 8294)
Mary Reibey sinh năm 1777 ở Anh. Mới hai tuổi đã mồ côi cả cha lẫn mẹ rồi lớn lên ở trại mồ côi. Trốn chạy cuộc sống khắc nghiệt đói khát và cực khổ, Mary trở thành đứa trẻ bụi đời có thành tích bất hảo, chẳng bao lâu sau cũng sa lưới pháp luật. Năm 1791, Mary mới 14 tuổi bị bắt vì tội trộm ngựa, cộng với nhân thân lắm tiền sự, Mary bị cho án 7 năm lưu đày sang Úc, lúc bấy giờ là đảo nhà tù của Anh. Sau một năm lênh đênh trên chuyến tàu biệt xứ, Mary cập bến Sydney năm 1792 khi mới 15 tuổi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]