Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một người Úc gốc Việt đoạt giải thưởng TJ Park POSCO của Hàn Quốc

17/04/201719:39(Xem: 7088)
Một người Úc gốc Việt đoạt giải thưởng TJ Park POSCO của Hàn Quốc


Một người Úc gốc Việt 
đoạt giải thưởng TJ Park POSCO của Hàn Quốc

 
 Một công dân Australia gốc Việt, anh Jimmy Phạm, giám đốc điều hành dự án KOTO ( Know One Teach One) tại Việt Nam từ 1999 đến nay, vừa thắng giải TJ Park POSCO của Hàn Quốc.

TJ Park POSCO là giải được phát hàng năm, bao gồm bốn hạng mục khoa học, kỹ thuật, phát triển cộng đồng và học bổng. Năm nay anh Jimmy Phạm là ứng viên Việt Nam với tổ chức KOTO được đánh giá là một cơ sở từ thiện xã hội đạt  tiêu chí sáng tạo, có hệ thống hoạt động hữu hiệu, có kết quả tốt đẹp, thực tiễn và bền vững.

Ngày 29 tới đây, người có trái tim nhân hậu này sẽ lên đường sang Seoul để được vinh danh vì sự thành công của dự án phi lợi nhuận KOTO (Know One Teach One) đã và đang hỗ trợ,  đào tạo, hướng dẫn o  hàng trăm trẻ khó khăn, bụi đời, cơ nhỡ, thất học ở Hà Nội và Sài Gòn, bảo đảm cho các em một cuộc sống lành mạnh, một tương lai ổn định và một nguồn thu nhập bền vững khi bước vào đời.

Hướng về trẻ em
Là con út trong một gia đình 6 anh chị em, cha người Hàn Quốc và mẹ người Việt Nam, năm 1974 Jimmy Phạm được cha mẹ mang đi khỏi Sài Gòn khi anh vừa tròn 2 tuổi. Cả nhà sinh sống tại Singapore nhiều năm trước khi sang Saudi Arabia và lưu lại đây ba năm nữa. Đến 1980, khi Jimmy Phạm được 8 tuổi, gia đình lại dời đi Australia rồi định cư tại Sydney luôn từ đó tới giờ.

Năm 1996, về Việt Nam lần đầu tiên trong tư cách hướng dẫn viên du lịch cho một đoàn khách nước ngoài, Jimmy Phạm gặp và trò chuyện với những  trẻ bán rong và trẻ kiếm sống ngoài đường phố:
Việt Nam 1996 vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới, rất nhiều trẻ lang thang đường phố, trẻ bụi đời, trẻ bán bưu ảnh, rất nhiều chứ không giống như  Việt Nam bây giờ.
 
Lúc đấy ngồi trong công viên mình trò chuyện với 4 trẻ gánh dừa miền Tây, cái mình ấn tượng nhất là những đứa trẻ khoảng 13, 14 tuổi này bận đồ rách tay rách cổ mà nó nhìn mình nó cười một cách rất tự nhiên, giống như nó cho mình thấy là dù số phận thế nào chúng tôi vẫn vô tư vẫn vui vẻ để sống. Mình dẫn mấy em đi ăn phở, mua một lon Coca cho mấy em, thì mấy em bắt đầu loan truyền cho nhau. Mỗi một lần quay lại công viên thì 4 thành 10 thành 20, thành  60. Cuối cùng là mình dẫn 60 em đi ăn phở.
Trong hai tuần ở lại Việt Nam mình thấy nhiều hoàn cảnh, một em gái bị mẹ rượt đánh và nó khóc nó la là mẹ ơi con hứa ngày mai con sẽ bán tốt hơn cho mẹ. Hay là một bà đi ăn xin ẵm một đứa bé trên tay mà suốt ngày cho nó uống thuốc để cho nó ngủ. Tất cả những cái phức tạp của đường phố mà tôi thấy là như vậy.

Inline images 4Inline images 5
Giám đốc Jimmy                      Phạm và các học viên trong KOTO.  Inline images 6
Giám đốc Jimmy Phạm và các học viên trong KOTO.
 

Hết hai tuần ở Việt Nam, anh Jimmy Phạm quay lại Australia với suy nghĩ: Là tôi có hai sự lựa chọn, một là về Úc kiếm tiền gởi về một tổ chức phi chính phủ nào đó để họ lo cho đàn trẻ mình thấy, hai là mình nghĩ mình phải tạo sự thay đổi muốn thấy trong cuộc sống này. Tôi quyết định về và cuối cùng 4 tháng sau, cũng năm 1996, tôi trở về.

Đầu tiên tôi đi tìm 4 đứa mà tôi gặp lúc đầu, tôi thuê nhà cho nó và tôi nhớ buổi ăn đầu tiên tôi nấu canh chua cho mấy em, rất là vui. Ba năm tiếp theo tôi làm nghề du lịch, tôi đi Kampuchia, Thái Lan, Lào, tôi bỏ tiền lương của tôi lo cho trẻ.
 
Giúp các em chiếc "cần câu"
 
IMG_5515-(1)-400.jpg
Anh Lê Lâm Tuấn, khóa 8, một gương thành công của KOTO. Hình do Lê lâm Tuấn cung cấp.


Chỉ đơn giản giúp đỡ bảo bọc 9 em ở Hà Nội và 4 em ở Sài Gòn mà không nghĩ đến chuyện thành lập một cơ sở đào tạo nào, là công việc của Jimmy Phạm những năm đầu.

Thế rồi, trong một lần trò chuyện cùng một bạn trẻ cơ nhỡ chẳng may bị bệnh và được anh đưa vào bệnh viện ở Hà Nội, Jimmy Phạm đọc được ước muốn của bạn trẻ ấy rằng không chỉ cứu đói cứu lạnh là đủ mà  hãy giúp người cần được giúp phương tiện và cơ hội để vươn lên và thoát khỏi cuộc sống hảm hiu của mình.

Chính mấy đứa em này đã nói đây là cách mà  tụi em cần anh giúp, và tôi mới nghĩ ra mấy em nói rất  là đúng, từ đấy KOTO được sinh ra. Tháng Sáu năm 1999, cơ sở đầu tiên của KOTO, một tiệm bán thức ăn nhanh ra đời tại Hà Nội. Câu trả lời mà anh Jimmy Phạm dành cho những bạn trẻ thắc mắc về tên KOTO là: Chỉ biết chắc chắn KOTO sẽ là một mái ấm gia đình cho mấy đứa em của tôi. Trong xã hội phức tạp như vậy em không cần phải giúp cả trăm người đâu mà em phải bắt đầu với một người một thôi, biết một là em nên dạy một.

Và từ đấy là mấy đứa em của tôi đầu tiên, đứa này giới thiệu đứa kia, thì mấy khóa đầu xuất phát từ mấy em đánh giày ở khu Văn Miếu, ở ga Hà Nội, ở các điểm du lịch. Năm thứ hai tôi chuyển qua một điểm khác, tôi vay tiền gia đình để mở rộng hơn và tuyển sinh khoảng 20 em. Tuy nhiên bây giờ thì cách tuyển sinh khác lắm rồi, nó bài bản hơn, đến với các đối tượng xa hơn ở miền núi, còn ngày xưa vì không có resources thì tôi tìm là tìm mấy đứa em tôi đã làm quen trước đây trong nghề du lịch.
 
Dạy nghề, dạy đạo đức cho trẻ
Đến với KOTO trẻ đường phố được học tập và thực hành những dịch vụ liên quan đến du lịch, nhà hàng, ẩm thực, những điều anh Jimmy Phạm có thể hướng dẫn bằng kinh nghiệm của mình: Ngày xưa ở Việt Nam dạy nghề gần như là không có mà nếu có thì phải đóng tiền. Đối tượng của tôi là trẻ lang thang, trẻ không có giấy tờ thì hầu như không chỗ nào nhận cả ngoài sửa xe đạp hoặc làm thợ may trong xưởng thôi.

Tôi mở KOTO vì tôi nghĩ đơn giản nghề ăn uống là nghề dễ nhất cho đối tượng học Lớp 4 Lớp 5 thôi. Thứ hai nữa là nếu thực hành thì nó dễ hiểu  hơn. Trong nghề du lịch thì tôi có một nguồn khách quen biết có thể ủng hộ tôi lúc đầu để tôi xác định cái thu nhập ổn định hơn. Khái niệm đạo dức nghề nghiệp cũng là tôn chỉ mà KOTO nhắm tới: Mình đào tạo cho mấy em thì mình có trách nhiệm đào tạo cho nó cái đạo đức.
 
Dạy nghề là một phần, mà nếu không có đạo dức nghề nghiệp, không có kỹ năng không có kiến thức để quyết định cái gì tốt thì làm sao nó bền vững được. Tôi xác định ngay từ đầu là tôi giữ mấy đứa em tôi tới chừng nào mà tôi cảm giác là nó sẵn sàng, thật sự sẵn sàng để bước ra ngoài đời cho nó bền vững.

Học và nói thạo tiếng Anh là yêu cầu quan trọng nhất đối với học viên KOTO: Mấy đứa em của tôi cần phải có tiếng Anh để giao tiếp vì khách của tôi lúc đấy đa số là khách du lịch nước ngoài. Tiếng Anh cũng tạo cho em sự tự tin hơn. Tôi quyết định kết hợp với một College bên Úc là Box Hill Institute, nơi cấp chứng chỉ quốc tế cho mấy em. Điều đó cho mấy em thể cạnh tranh khi ra ngoài kiếm việc làm có lương cao và có môi trường cao cấp sang trọng để phát triển.
 
KOTO

image-2265352-400.jpg
Cô Đặng Thị Hương, khóa 9 KOTO, được giải sinh viên xuất sắc 2013 tại Australia. Hình do Đặng Thị Hương cung cấp


Từ 1999 đến nay, hơn 800 trẻ đường phố và trẻ cơ nhỡ được KOTO đào tạo, 200 em còn đang theo học các khóa, trong lúc hơn 600 khác đã ra trường và đã có việc làm.

Về cơ sở thì hiện tại KOTO có 3 nhà hàng ở Hà Nội, một nhà hàng cao cấp và hai nhà hàng nhỏ hơn cho học viên thực tập. Tại Sài Gòn, 3 cơ sở của KOTO là một nhà hàng, một công ty cung cấp thức ăn cũng như dạy online về nấu ăn và làm bánh, chưa kể một tiệm cà phê và các thức giải khát. Mọi thu nhập từ các nhà hàng hay cửa tiệm được tái đầu tư vào các chương trình đào tạo huấn nghệ của KOTO ở trong Nam cũng như ngoài Bắc.

KOTO thực sự trở thành một doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận bền vững và thành công, còn người được KOTO đào tạo thì sao. Từ một cô giúp việc nhà, kế đến là bán hàng rong và sống vật vạ trên phố, Đặng Thị Hương trở thành sinh viên Việt Nam đầu tiên ở Melbourne, Australia, được hai giải thưởng danh giá là Sinh Viên Quốc Tế Xuất Sắc 2013 tại bang Victoria dành cho Hệ Đại Học, kế đó là Premier Award Sinh Viên Quốc Tế Xuất Sắc do chính thủ hiến bang Victoria trao tặng.

Em là học viên Khóa 9 của KOTO, sau 7 năm lang thang trên đường phố Hà Nội thì KOTO đã thay đổi cuộc đòi em, giúp em có một nghề trong ngành nhà hàng khách sạn. Hiện tại thì em vừa tốt nghiệp thạc sĩ Nghành Khởi Nghiệp Và Đổi Mới tại Đại Học Công Nghệ Swinburn ở Úc. Em sẽ về Việt Nam và làm việc cho KOTO, em thực sự muốn đóng góp những kiến thức học được ở Úc, đó cũng là lý do KOTO cho em đi học.

Đây cũng là lúc em quay trở về để cùng đồng hành với những nhân viên  ở KOTO  và anh Jimmy Phạm. Em sẽ quản lý tất cả các dự án liên quan đến gây quĩ quốc tế và một chương trình nữa là nhà tài trợ học viên KOTO cũng như các đối tác có thể mang lại cơ hội cho các học viên KOTO trong nước. Em thực sự biết ơn KOTO, đối  với em thì cách tri ân duy nhất là mình hãy sống thật tốt. Đó cũng là cái mà KOTO mong muốn nơi chúng em.

Lê Lâm Tuấn ở Hà Tây, lên Hà Nội làm đủ nghề lao đông tay chân để kiếm sống và giúp mẹ cho đến khi đọc được một thông cáo tuyển sinh của KOTO trên con đường lang thang kiếm việc:
Khi bố em mất thì em phải nghỉ học và ra Hà Nội kiếm tiền, khi đó em 15 tuổi.  Em là học sinh Khóa 8 của KOTO từ năm 2005 đến 2007, sau 2 năm học thì em có kiến thức nhiều về ngành nhà hàng và khách sạn. Em cũng được học rất nhiều về kỹ năng sống.
 
Hiện tại em đang làm general manager cho hai khách sạn trong thành phố Hồ Chí Minh. Trước khi vào KOTO  em không bao giờ mơ được công việc như bây giờ, chưa bao giờ dám mơ. Bây giờ em đã đạt công việc và giấc mơ em rất cảm ơn KOTO. Nhiều người đi học ở nước ngoài hoặc những trường danh tiếng của Việt Nam thì bây giờ cũng chỉ là nhân viên của em thôi. KOTO cho mình hành trang để mình khởi động con đường của mình sau này. Em rất tự hào khi mà được học ở KOTO.

Từ thân phận trẻ đường phố, bụi đời, thất học được KOTO đón nhận, dạy dỗ, uốn nắn thành người tự tin, có thể kiếm cho mình một việc làm xứng đáng và có thể đi cao đi xa hơn nữa, là những điều kỳ diệu  mà chỉ giáo dục đúng nghĩa và đích thức mới có thể làm được. Anh Jimmy Phạm: Đó là công việc mà tôi đam mê 20 năm nay, mà tôi rất may mắn và có phước được làm. Tôi được về quê hương của mẹ tôi và qua dự án mà tôi sáng tạo  tôi thấy được sự thay đổi  rõ ràng nơi một đứa trẻ. Bản thân tôi hàng ngày được hàng ngàn nụ cười chào mình. May mắn cho tôi được phục vụ quê hương của mẹ tôi.
Một ngày nào tôi hy vọng sẽ được phục vụ cho quê của cha tôi và sống với một cái tâm thanh thản. Thông điệp KOTO gởi cho mọi người là KOTO cho mấy em cần câu để mấy em câu cá, KOTO dạy mấy em cái giá trị sống, cái tâm, cái đạo dức cho mấy em có thể dạy cho người khác nữa. Đấy là cái mà mấy em cựu học sinh KOTO đang làm.

Tôi mong muốn KOTO tác động cho nhiều doanh nghiệp sau này làm việc vì xã hội, hy vọng KOTO mãi mãi giúp được cho trẻ Việt Nam và trẻ thế giới trong chủ đề Youth Unemployent - Tuổi Trẻ Không Có Việc Làm.

Được biết từ năm 2011 anh Jimmy Phạm đã được Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới trao giải Nhà Lãnh Đạo Trẻ Thế Giới. Năm 2015, giải  Ilga Award do Hàn Quốc trao tặng đã mang Jimmy Phạm về quê nội mà anh thường nghĩ đến. Nay, với giải TJ Park POSCO của Hàn Quốc vinh danh sự đóng góp của KOTO cho trẻ Việt Nam, Jimmy Phạm cảm thấy gắn bó với quê ngoại cũng như quê nội của mình hơn bao giờ hết.

Inline images 2


Thanh Trúc, phóng viên RFA
2017-03-09



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2021(Xem: 5205)
Nội dung tác phẩm dựa trên một bức tranh nổi tiếng có tên là “Thanh minh thượng hà đồ” (nghĩa là “tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh”) của nghệ sĩ Trương Trạch Đoan vào thời nhà Tống cách đây hơn 1000 năm. Thiên tài Albert Einstein đã từng nói: “Nghệ thuật thật sự được định hình bởi sự thôi thúc không thể cưỡng lại của người nghệ sĩ sáng tạo”. Và một nghệ sĩ điêu khắc người Trung Quốc – Trịnh Xuân Huy đã chứng minh điều đó qua kiệt tác nghệ thuật của ông trên một thân cây dài hơn 12 mét. Chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên về một người có thể sở hữu tài năng tinh xảo đến như vậy!
17/02/2021(Xem: 5626)
Một quán chiếu về những ánh lung linh trên bề mặt một hồ nước gợn sóng lăn tăn bởi làn gió nhẹ. Một con sông khổng lồ của si mê tin tưởng sai lầm tâm-thân là tồn tại cố hữu tuôn chảy vào hồ nước của việc hiểu sai cái "tôi" như tồn tại cố hữu. Hồ nước bị xáo động bởi những làn gió của tư tưởng phiền não chướng ngại ẩn tàng và của những hành vi thiện và bất thiện. Sự quán chiếu ánh trăng lung linh biểu tượng cho cả trình độ thô của vô thường, qua sự chết, và trình độ vi tế của vô thường, qua sự tàn hoại từng thời khắc thống trị chúng sanh. Ánh lung linh của những làn sóng minh họa tính vô thường mà chúng sanh là đối tượng, và quý vị thấy chúng sinh trong cách này. Bằng sự ẩn dụ này, quý vị có thể phát triển tuệ giác vào trong vấn đề chúng sinh bị kéo vào trong khổ đau một cách không cần thiết như thế nào bằng việc điều hướng với tính bản nhiên của chính họ; tuệ giác này, lần lượt, kích hoạt từ ái và bi mẫn.
16/02/2021(Xem: 4493)
Nói về pháp khí, nhạc khí của Phật giáo là nói đến chuông, trống và mõ. Trong ba pháp cụ đó. Tiếng chuông chùa đã gợi nguồn cảm hứng không ít cho những văn, thi sĩ. Hiện nay rất ít tài liệu nói về nguồn gốc của chuông, trống và mõ. Sự kiện trên khiến các học giả nghiên cứu về chuông, trống, mõ gặp trở ngại không nhỏ. Tuy thế dựa vào bài Lịch sử và ý nghĩa của chuông trống Bát nhã do thầy Thích Giác Duyên viết đã đăng trong Thư Viện Hoa Sen, khiến chúng ta biết được người Trung Hoa đã dùng chuông vào đời nhà Chu ( thế kỷ 11 Trước CN – 256 Trước CN ). Riêng việc chuông được đưa vào các chùa chiền ở Việt Nam từ thời nào người viết không biết có tài liệu nào đề cập đến không?
14/02/2021(Xem: 5083)
Pháp Hoa kinh là vua của các kinh vì ở vào thời kỳ thứ 5 trong lịch sử đạo Phật. Lúc bấy giờ là cuối đời thọ mạng của đức Phật nên kinh giảng của người mang toàn bộ tính chất của đạo Phật do người thuyết pháp. Có hai cốt lỏi của kinh Pháp Hoa là Phật tánh và Tri kiến Phật. Phật tánh đã được tóm lược trong bài Nhận biết Phật tánh cùng tác giả. Tri là biết, kiến là thấy, biết thấy Phật là gì? Biết là tuệ giác người dạy cho chúng ta và thấy là thấy đại từ bi của Phật. Đó là trí tuệ và từ bi là đôi cánh chim đại bàng cất cao bay lên trong tu tập. Chúng ta nghiên cứu trí tuệ của toàn bộ đạo Phật một cách tổng luận để tư duy, về phần từ bi chúng ta đã hiểu qua bài Tôi Học kinh Pháp Hoa đồng tác giả. Trí tuệ đạo Phật có gồm hai phần triết lý đạo Phật và ứng dụng. Tri kiến Phật là nắm hết các điểm chính của đạo Phật theo lịch sử của thời gian. Chúng ta hãy đi sâu về tuệ giác.
14/02/2021(Xem: 4644)
Ta hãy tự thoát ra khỏi thân mình hiện tại mà trở về lúc ta mới được sanh ra. Trong phút giây đặc biệt đó ta là gì? Ta vừa được chào đời, được vỗ mông để bật tiếng khóc là phổi ta hoạt động, mọi chất nhớt trong miệng được lấy ra và không khí vào buồng phổi: ta chào đời. Thân ta lúc đó là do 5 uẩn kết tạo từ hư không, 5 uẩn do duyên mà hội tụ. Cơ cấu của thân thể ta là 7 đại đất nước gió lửa không kiến thức. Cơ thể ta mở ra 6 cổng (căn) để nhập vào từ ngoài là 6 trần để rồi tạo ra 6 thức.
14/02/2021(Xem: 5337)
Nhân đọc bài về tuổi già của Đỗ Hồng Ngọc Bác sĩ y khoa, tôi mỉm cười. Mình cũng thuộc tuổi già rồi đấy!! Các bạn mình cũng dùng chữ ACCC= ăn chơi chờ chết vì vượt qua ngưỡng tuổi 70 rồi. Vậy theo BS Ngọc là làm như vậy cũng thực tế đó nhưng có thật là hạnh phúc tuổi già không? Bạn có đủ hết, con cái thì hết lo cho chúng được nữa rồi, chúng tự lo lấy chúng. Tiền bạc thì hết lo được nữa rồi có bấy nhiêu thì hưởng bấy nhiêu.
14/02/2021(Xem: 4827)
Phật giảng thuyết có ba phương cách: a. Giảng trực tiếp như các kinh đạo Phật Nguyên thủy, b. Giảng bằng phủ định, từ chối là không và phủ định hai lần là xác định tuyệt đối. c. Giảng bằng biểu tượng, đưa câu chuyện cánh hoa sen hay viên ngọc trong túi người ăn mày để biểu tượng hoá ý nghĩa sâu xa của kinh. Phương cách thứ ba này là kinh Pháp Hoa. Có nhiều biểu tượng nhưng nổi bật nhất là cánh hoa sen là biểu tượng kinh Pháp Hoa.
10/02/2021(Xem: 9541)
Long Khánh là một thị xã ven Đô, Phật giáo tuy không sung túc như các Tỉnh miền Trung Nam bộ, nhưng sớm có những ngôi chùa khang trang trước 1975, do một số chư Tăng miền Trung khai sơn lập địa. Hiện nay Long Khánh có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hiển Mật hay còn gọi là chùa Ruộng Lớn tọa lạc tại Thị xã Long Khánh, chùa Huyền Trang, tọa lạc tại ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang,.…Nhưng điều đáng nói là một ngôi Tam Bảo hình thành trong vòng 5 năm,khá bề thế. Qua tổng thể kiến trúc và xây dựng, không ai ngờ hoàn hảo trong thời gian cực ngắn, đó là Tịnh xá Ngọc Xuân, do sư Giác Đăng,đệ tử HT Giác Hà, hệ phái Khất sĩ, thuộc giáo đoàn 5 của Đức thầy Lý.
08/02/2021(Xem: 4925)
Hình ảnh con trâu tượng trưng cho tâm ý của chúng sinh. Mỗi người ai cũng đều có một con “trâu tâm" của riêng mình. Và cứ như thế pháp chăn trâu được nhiều người sử dụng, vừa tự mình chăn vừa dạy kẻ khác chăn. Vào cuối thế kỷ mười ba, thời nhà Trần, trong THIỀN MÔN VIÊT NAM xuất hiện một nhân vật kiệt xuất. Đó là Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thật là Trần Tung, ông là một thiền sư đắc đạo. Ông là người hướng dẫn vua Trần Nhân Tông vào cửa Thiền và có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của vị vua sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử này.
08/02/2021(Xem: 4157)
Sau khi đạt được Giác ngộ, Đức Phật nêu lên Bốn Sự Thật và sự thật thứ nhất là "Khổ đau". Khổ đau ẩn chứa trong thân xác, bàng bạc trong tâm thức của mỗi cá thể con người và bùng ra cùng khắp trong thế giới: bịnh tật, hận thù, ích kỷ, lường gạt, đại dịch, bom đạn, chiến tranh... Sự thật đó, khổ đau mang tính cách hiện sinh đó, thuộc bản chất của sự sống, gắn liền với sự vận hành của thế giới. Sự thật về khổ đau không phải là một "phán lệnh" hay một cái "đế", cũng không mang tính cách "kỳ diệu" gì cả, mà chỉ là một sự thật trần trụi, phản ảnh một khía cạnh vận hành của hiện thực.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]