Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tha Thứ là Hiểu là Thương

17/04/201707:15(Xem: 6733)
Tha Thứ là Hiểu là Thương
dalai lama-1f
THA THỨ LÀ HIỂU LÀ THƯƠNG
 
Thích Nữ Liên Trí


Trong nội dung điều thứ ba (trong 108 điều dạy), Ngài Dalai Lama dạy rằng, “khi có kẻ gây ra tổn thương cho mình thì không nên do dự một chút nào cả, hãy tha thứ cho họ”.

Dễ nói khó làm

Đây là một việc làm tốt, thế nhưng không dễ làm chút nào. Ta có thể khuyên người khác thực hành điều này vì biết rõ nó đưa đến lợi ích cho nhiều người. Ta nghĩ rằng mình có thể tha thứ dễ dàng khi chưa “đụng chuyện”, khi chưa bị người làm tổn thương. Thế nhưng khi xúc cảnh, bản ngã bị chạm đến, ta nhói đau và sự tha thứ lúc này là cả một thử thách lớn.

Gây tổn thương? Thật ra họ không cố ý mà!

Nếu chỉ chăm nhìn về một hướng là những nỗi đau người khác gây cho ta, ta không thể nào tha thứ được. Cần phải có một hướng nhìn mới hơn, tích cực hơn dựa trên hiểu biết và yêu thương thì trí ta mới đủ sáng, tâm ta mới đủ rộng để có thể tha thứ. 
 
Đây là hướng đức Phật khuyên dạy ta, các bậc tiền bối nhắc khuyên ta từ kinh nghiệm thực tiễn của quý vị và gần nhất là lời khuyên chan chứa ân tình của Ngài Dalai Lama. Ngài dạy rằng, “nếu nghĩ đến những gì đã thúc đẩy họ hành động như vậy thì quý vị tất sẽ thấy rằng đấy chính là những thứ khổ đau mà họ đang phải gánh chịu, chứ không phải là do họ quyết tâm và cố tình làm tổn thương và gây tai hại cho quý vị”.

Để có sự tha thứ chân thật, ta cần thấy được những nỗi khổ đau của người kia, thấy được những gì họ làm đều có nguyên nhân sâu xa từ những tập khí không lành mà do môi trường sống của bản thân người đó tạo nên mà khả năng người ấy không đủ cưỡng lại, hoặc được thừa hưởng từ những hạt giống của ông bà, cha mẹ người đó trao truyền mà họ không có quyền lựa chọn. 
 
Và thật sự họ không muốn làm những điều như vậy, thật sự họ không muốn làm tổn hại đến chúng ta. Họ là người gây ra những lời nói đó, những việc làm đó, nhưng họ cũng chính là nạn nhân của những gì họ nói và làm. Khi hiểu và nhìn ra được họ không cố ý, lòng ta vơi nhẹ hơn nhiều. Khi hiểu họ cũng khổ đau, thậm chí còn nhiều hơn ta, vì những vụng về của họ, ta tha thứ dễ dàng hơn.

Tha thứ là hành động có ý thức

Ngài Dalai Lama dạy tiếp “Tha thứ là một cách xử sự tích cực dựa vào sự suy nghĩ, chứ không hề là một việc bỏ qua cho xong chuyện. Tha thứ là một hành động ý thức, căn cứ trên sự hiểu biết và chấp nhận thực trạng của những tình huống xảy ra với mình”. Sự sống lúc nào cũng chấp nhận ta, nó chỉ chờ ta tự chấp nhận chính mình và chấp nhậnnhững gì xảy ra quanh mình mà thôi. 
 
Tha thứ không có nghĩa là ta bấm nút cho qua để xong chuyện, hoặc gồng mình gánh chịu tất cả những hậu quả từ việc làm của người khác, hoặc tưởng tượng rằng một ngày nào đó những nỗi đau trong ký ức đơn giản là biến mất một cách tự nhiên. Tha thứ thật sự có thể làm được và có ý nghĩa khi ta ý thứcđược mạng lưới chằng chịt nối liền của nhân duyên, của những điều kiện đã tạo nên hành động của mình và của người. Trên cơ sở của sự hiểu biết đó, ta sẽ biết thương mình và người khác nhiều hơn và thật hơn.

Đồng bệnh tương lân

Người ta thường nói “đồng bệnh tương lân”, cùng bệnh biết thương yêu nhau, quả thật như vậy. Xét cho cùng, tất cả chúng ta đều chưa là người giác ngộ, thì tham, sân, si là tài sản chung của tất cả. 
 
Dưới sự tác động của ba độc này mà ai đó vụng về làm tổn thương đến ta, thay vì giận hờn trách móc, ta khởi tâm thương họ, cũng như thương chính mình, khi chưa thoát ra khỏi vòng kềm tỏa của tham, sân và si. Khởi tâm thương họ mà tha thứ, khởi tâm thương họ mà cảnh tỉnh mình, khởi tâm thương họ khi thấy sự liên hệ mật thiết giữa mình và người, giữa người gây ra tổn thương và người hứng chịu tổn thương ấy.

Đức Phật có dùng một ví dụ rất hình tượng để diễn tả tính cách liên quan và liên đới, mối quan hệ nhân quả của những sự kiện xảy ra với nhau. Khi nước trong đại dương theo thủy triều dâng lên cao, nước trong các con sông cũng sẽ dâng lên theo; khi nước sông dâng lên, nước trong các hồ lớn, kênh rạch cũng sẽ dâng lên. Khi nước trong đại dương theo thủy triều hạ xuống thấp, nước trong trăm con sông cũng sẽ hạ thấp, và nước trong hồ, kênh, rạch cũng thế. (Tương ưng bộ kinh, tập II, chương I, phẩm 7, kinh số 9 [Sii. 118]) 
 
Sức hút của mặt trăng tác dụng lên khối lượng nước trên quả đất khiến chúng chuyển động rất tương hợp với nhau. Khi một cái này phát khởi lên, sẽ khiến một cái kia có liên hệ với nó phát khởi lên theo. Bất cứ một sự kiện nào có mặt chắc chắncũng sẽ bị điều kiện bởi một cái khác. Cũng thế, tất cả mọi yếu tố có liên hệ đến sự hiện hữu của ta – thân này, tâm này, thế giới trong ta, thế giới quanh ta – đều có một mối liên hệ rất mật thiết với nhau.

Cuộc sống rồi sẽ vui tươi hơn

Cuộc sống luôn vận hành không ngừng, nhưng vì chưa thấu hiểu quy luật vô thường này nên chúng ta thường có nhiều định kiến, chính điều này nhấn chìm chúng ta trong khổ đau do chính mình tạo ra. Như một cuộn phim sống động, cuộc sống sinh động đầy thú vị, ta lại có cái nhìn “chụp hình” ở thế tĩnh. 
 
Lấy cái tĩnh áp đặt lên cái động đã là phi khoa học rồi. Như người ngồi trên thuyền đang vận hành mà đánh rơi thanh kiếm giữa dòng sông, kiếm rơi xuống dòng nước chảy, thuyền vẫn cứ đi, mà ta lại đánh dấu ở mạn thuyền “kiếm rơi tại đây” để rồi khi thuyền cập bờ ta cố công tìm thanh kiếm ngay vị trí đánh dấu ở mạn thuyền thì làm sao có kiếm? 
 
Tha thứ là không “khắc chu cầu kiếm” khi tạo cho người kia cơ hội làm mới tích cực hơn. Tha thứ là ta biết trân trọng giá trị của giáo dục, nhất vai trò của môi trường giáo dục, trong quá trình hoàn thiện con người. Tha thứ, là ta trao cho người từng làm tổn thương mình một niềm tin, một sự tôn trọng cần thiết để họ nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

Khi có thể tha thứ thật lòng, tình thương như một chất liệu tự nhiên trong lòng của chúng ta có mặt thật sự. Và sự tha thứ, tình thương này chính là nước mát mẻ làm lành những vết thương mà người kia đã làm cho ta đau khổ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2015(Xem: 11466)
Khi vừa thức giấc mỗi ngày Bạn ơi hãy nghĩ thân này hôm nay Thật là may mắn lắm thay Vẫn còn tỉnh dậy với đầy niềm vui.
22/10/2015(Xem: 10377)
Ni Sư Ayya Khema sinh năm 1923, cha mẹ theo đạo Do Thái. Thời thơ ấu bà sống ở Bá Linh. Sau một thời gian nghiên cứu, thực hành thiền Phật giáo, Ni sư bắt đầu truyền dạy Thiền khắp thế giới. Năm 1978, Ni sư thành lập tu viện Theravada Wat Buddha Dhamma, nằm trong một khu rừng, gần Sydney, Úc. Ni sư cũng thành lập Trung Tâm Nữ Phật tử Quốc Tế (International Buddhist Women’s Center) và Đảo Parappuduwa dành cho các Ni (Parappuduwa Nuns Island), tại Tích Lan.
21/10/2015(Xem: 11519)
Trong bài giảng dưới đây, nhà sư Ajahn Sumedho, giải thích thật khúc triết và minh bạch thế nào là khổ đau và sự Giác Ngộ qua các thể dạng vận hành tinh tế của tâm thức, Cách giải thích vô cùng sâu sắc và trong sáng đó cho thấy ông là một vị thiền sư ngoại hạng. Thật cũng không lấy làm lạ bởi vì ông là đệ tử của nhà sư Thái Lan Ajahn Chah (1918-1922), một trong số các vị thiền sư lỗi lạc nhất của thế kỷ XX.
18/10/2015(Xem: 7728)
Nhật báo Figaro ngày 14 tháng 10, 2015 có một bài báo tố cáo một lò sát sinh tại một quận lỵ ở Pháp vi phạm các quy tắc y tế về việc giết mổ súc vật. Độc giả có thể xem hình ảnh vô cùng hung bạo và độc ác của lò sát sinh này trên YouTube. Đối với những người Phật giáo thì sau khi xem cũng nên liên tưởng đến những miếng ăn ngon của mình.
14/10/2015(Xem: 6033)
Đức Phật dạy: “Nhứt thiết duy tâm tạo” tất cả đều do tâm tạo, “...Duy ngã độc tôn” “cái ta” là tối cao và quan trọng nhất, quyết định tất cả, thành Thánh thành Phật, hay thành ma thành quỷ, lên thiên đàng vào địa ngục cũng do “cái ta”. Đối với “chân tâm” không có “cái ta” là “nhất minh tinh, lục sanh hòa hợp” tức lục căn: thấy, nghe, biết...rõ ràng, mà không phân biệt, dính mắc với lục trần, đó là “tâm” của người chân tu, giải thoát. Nhưng đối với “vọng tâm” “tâm lỗi lầm” của thế gian thì trong Tương Ưng Bộ Kinh, Phật dạy có 4 hạng người:
14/10/2015(Xem: 6716)
Thế giới loài vật cũng có sự sống sinh hoạt song hành với loài người nên cũng bị vô minh chi phối. Chúng chỉ sống theo quán tính, thói quen, không có sự nhận định, suy xét, tìm tòi, quán chiếu soi sáng như loài người bởi nghiệp si mê chiêu cảm.
12/10/2015(Xem: 11254)
Thầy đi một sáng mùa thu Trong cơn lốc thổi Vô thường tử sinh
11/10/2015(Xem: 7470)
Khi chúng ta không còn kềm chế nỗi tính ghen tức của mình, nó sẽ sai khiến chúng ta làm những cú trả thù độc địa. Hành động kích thích bởi lòng ghen tức có thể tàn phá kinh hồn những mối tình cảm, tư cách, và sự sáng suốt của mình.
11/10/2015(Xem: 6846)
Một vị lãnh đạo đất nước muốn giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, có được cơm no áo ấm và sống an vui, hạnh phúc trên tinh thần vô ngã, vị tha phải là người có nhân cách đạo đức, phẩm chất cao thượng và nhiều tình thương nhất. Tình thương là nền tảng lâu dài, là sự duy trì nòi giống của con người.
10/10/2015(Xem: 9024)
Đây là hình ảnh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và chư Tôn Đức Tăng Ni lãnh Đạo Phật Giáo trên Thế giới tham dự đại hội về việc thọ giới Tỳ kheo ni, theo tin thần Tứ Phần Luật cho những vị ni cô tu theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng tại Đại học Hamburg Đức Quốc ngày 20/7/2007. Trong đại hội này có HT Phương Trượng Thích Như Điển, HT Thích Quảng Ba (đến từ Úc), Giáo sư tiến sĩ Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm, và SC Thích Nữ Hạnh Trì đồng phó hội.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]