Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đừng lo gì, ban ơi!

29/03/201721:11(Xem: 6849)
Đừng lo gì, ban ơi!



lotus_5

Đừng lo gì, ban ơi!


Phật giáo đã mọc rễ vững chắc ở Úc châu trong mấy thập niên vừa qua, nhờ vào di dân từ các xứ
có văn hóa Phật giáo khác nhau và thế hệ thứ hai gồm những người di cư từ nhỏ và những người
sanh ra tại đây. Cũng nhờ phần nào sự quan tâm của người Úc tới giáo pháp quí báu và nếp sống
(cao đẹp) đã được chứng minh bởi Phật tử thuộc mọi thành phần tại đây. Một số dân Úc nầy có
căn bản đạo đức do đã thực hành Phật pháp từ kiếp trước, hay là họ hoàn toàn mới mẻ đối với
Phật pháp, nên bị hấp dẫn mạnh mẽ bởi tính chất hòa bình, hòa hợp và cảm thông có được do
sự thực hành Phật pháp về đạo đức, thiền định và minh triết. Do đó, tôi nghĩ điều cần thiết là
Phật pháp phải được giảng dạy bằng tiếng Anh, với các từ ngữ và cách diễn tả dễ hiểu.

Mọi thành phần xã hội, mọi văn hóa và ngôn ngữ đều có những thành ngữ khác nhau, và thành ngữ
thông dụng nhứt ở Úc là "Đừng lo gì, bạn ơi!". Bạn có bao giờ nghĩ "Đừng lo gì, bạn ơi!" nghĩa là gì
nếu được giải mã và phân tích theo cái nhìn Phật giáo? Trong đề mục nầy, chúng tôi sẽ thăm dò
và cố gắng soi sáng thêm ý nghĩa của thành ngữ nầy.

Để bắt đầu, chúng tôi tách nó ra làm hai phần: 1) 'Đừng lo gì' và 2) 'bạn ơi!'. Nói vắn tắt, 'Đừng lo
gì' nghĩa là mình không có tâm lo lắng, sợ hãi, bồn chồn, hối tiếc hay những thứ như thế - và như
vậy, là một tâm thức không có các nguyên nhân gây ra cảm xúc khó chịu. Đó là tâm thức không
có sự ngu si, bám níu và chối bỏ. Trong khi "bạn ơi!" nghĩa là gọi bè bạn, đồng sự hay thân nhơn.

Bây giờ, hãy nghĩ xem làm sao chúng ta có thể giảm thiểu để cuối cùng tiêu diệt sự lo lắng và
nguyên nhân của nó - bằng cách áp dụng thuốc hay Chánh pháp. Đó là sự thực hành đạo đức,
thiền định và minh triết.

Sống có đạo đức nghĩa là tránh nói điều không thật, nhục mạ hay chia rẽ, dùng ngôn ngữ thô kệch
(khó nghe) và tham gia nói chuyện tầm phào, vô ích. Chúng ta phải nói sự thật, nói để đoàn kết, nói
khéo léo, ngọt ngào và đầy ý nghĩa. Cũng có nghĩa là tránh hành động gây tổn hại. Tránh giết hại,
không lấy những thứ người ta không cho, tránh những hành động gây tổn hại trong khi liên hệ với
người khác - và ngược lại phải tôn trọng sự sống, phải rộng lượng và hành động cẩn trọng, với tình
thương và tình bằng hữu. Bất cứ điều gì ta làm, dầu là trong khi làm việc, học hành, chơi thể thao
hay các môn vui chơi khác - chúng ta phải cư xử hiền từ, không hung hãn và có lương tâm.

Với ý định trong sạch, chúng ta cũng nên hăng hái tham gia thực hành thiền định và cố gắng
giữ cho tư tưởng và nếp sống mình được chánh đáng, loại trừ những thứ tà vạy, phát triển và
gìn gữ sự tỉnh thức và tập trung để đi đến tỉnh ngộ và hiểu biết.

Nói cách khác, chúng ta phải tham dự và thực hành con đường do đức Phật vạch ra là Bát Chánh
Đạo, có thể được tóm gọn qua lời dạy sau đây của Ngài: "Đừng làm việc quấy, chỉ làm việc lành,
lọc sạch tâm mình". Và bạn đừng lo, chúng ta càng làm càng hiểu thêm, và lời dạy nầy càng trở
nên tự nhiên. Nếu sống được như thế, chúng ta sẽ giảm bớt lo lắng và cuối cùng không còn lo lắng
gì nữa.

Bây giờ chúng ta hãy xem tới từ 'bạn ơi!', Bởi vì chúng ta chung sống trong thế giới nầy,
tất cả chúng ta liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Tất cả đều là bằng hữu! Do đó, nếu tốt bụng
với chính mình, chúng ta phải tốt bụng với người khác. Tốt bụng với người khác là tốt bụng
với chính mình. Chúng ta đều có khả năng thực hiện sự hòa bình (an lạc) tối hậu, đó là sự giác ngộ.

Chúng ta cần nhớ là 1) Tất cả chúng sanh đều run sợ với ý nghĩ bị làm hại. Biết như thế,
chúng ta nỡ nào làm hại chúng sanh? 2) Biết rằng tất cả chúng ta đều mong cầu hạnh phúc,
bạn hãy vun trồng tình thương cho tất cả, và 3) Tất cả chúng sanh yêu quí nhứt mạng sống
của mình. Tình bạn bao gồm tình thương và sự tương kính.

Như vậy, chúng ta cũng cần phát triển và thực hành Tứ Vô Lượng Tâm là tình thương đại đồng
(Từ), lòng Bi mẫn (thương xót), đức Hỉ (chung vui) và đức Xả (không chấp). Nguyện cho tất cả
chúng sanh có được hạnh phúc và nguyên nhân của hạnh phúc, được thoát khỏi đau khổ và các
nguyên nhân của đau khổ, Chúng ta phải hân mộ và vui tươi với sự thành đạt của người khác,
và luôn luôn giữ cho tâm mình không thiên chấp, bám níu hay ghét bỏ. Những đức tính nầy gọi là
"Vô lượng tâm" bởi vì chúng đem lại lợị ích vô biên cho tất cả chúng sanh, và ta có thể phát triển
chúng đến mức vô hạn.

Sự an tâm thật sự chỉ có thể phát triển bên trong, trong tâm chúng ta - và biểu hiện ra bên ngoài
bằng hành động và lời nói. Chúng ta phải sống theo khuôn mẫu. Phải suy nghĩ, hành động và
phát ngôn với thiện chí nhằm tạo ra sự an ổn, hoà hợp và cảm thông. Nhờ đó, chúng ta có thể
phát huy hay tạo ra hòa bình, và loại trừ sự đấu tranh.

Cũng như viên sỏi ném xuống hồ sẽ tạo thành các gợn sóng lan ra khắp nơi - tư tưởng,
hành động và lời nói của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến tất cả. Do đó chúng ta phải suy nghĩ,
hành động và nóí năng với bốn vô lượng tâm là Từ, Bi, Hỉ và Xả - đặt cơ sở trên sự hiểu
biết chân thật. Nhờ đó chúng ta có thể đóng góp cho hòa bình thế giới và gây ảnh hưởng
để người khác cùng làm như vậy.

Hãy học tập, thực hành và chia sẻ Phật pháp cho tốt. Rồi chúng ta lúc nào cũng có thể
khuyên nhau là "Đừng lo gì, bạn ơi!"

Mùa Vesak hạnh phúc.

Theo tài liệu " No Worries Mates" Written by ay Dhamma Teacher  Andrew. J. Williams, Melbourne, 14/4/2015

Việt dịch: Thích Phước Thiệt







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/12/2019(Xem: 9398)
Kính bạch Thầy, hơn một tuần qua con ở nhà theo dõi khóa tu thọ trì trọn bộ Kinh Pháp Hoa tại Tu Viện Quảng Đức, nhân dịp này con có dịp ôn lại tất cả bài đã học để vào một cuộc thi sát hạch cuối khoá và con đã đùng hết thì giờ trong ngày để trì tụng trọn bộ kinh Pháp Hoa và đã suy nghiệm như sau . Kính dâng Thày sự học hỏi của con như một sự trình pháp và thương xót cho hoàn cảnh con không thể về dự chung với đạo tràng với các bạn để cùng nhau tu tập. Kính, đệ tử Huệ Hương. Khi nghe được lời phó chúc của Đức Phật trong phẩm Chúc Luỵ ta phải cúi lạy tri ân công đức của Ngài đối với chúng ta biết là dường nào. Vì chỉ có Đức Phật mới ban bố cho chúng sanh 3 thứ trí tuệ mà chỉ có nơi Ngài đó là:
01/12/2019(Xem: 5714)
“Thế Tôn lời dạy tỏ tường Năm điều quán tưởng phải thường xét ra Ta đây phải có sự già Thế nào tránh thoát lúc qua canh tàn Ta đây bệnh tật phải mang Thế nào tránh thoát được an mạnh lành
26/11/2019(Xem: 10490)
Thông thường ở đời chẳng ai muốn gặp phải nghịch cảnh, chướng duyên cả, tâm lý chung của con người vốn là tránh khổ tìm vui, đó là tâm lý tự nhiên muôn đời. Song, với hành giả tu Phật thì nên nhận định rõ rằng có những nỗi khổ trong đời con người ta '' chạy trời
15/11/2019(Xem: 6734)
Cuộc sống của con người và vạn vật chung quanh biến đổi từng giờ từng phút theo không gian và thời gian. Không hề có bất kỳ sự kiện hay sự vật nào tồn tại vĩnh viễn. Giáo lý nhà Phật gọi tình trạng đó là Vô thường.
10/11/2019(Xem: 8837)
Trong những ngày vừa qua, Phật tử xuất gia cũng như tại gia, trong nước cũng như ngoài nước đã mạnh mẽ lên tiếng chống đối, phản biện, lên án, góp ý với một giáo sư trường đại học Khoa Học và Xã Hội Việt Nam tại Sài Gòn về thái độ cùng với lời phát biểu trực tiếp, công khai mạ lỵ và chống báng giới tu sĩ Phật giáo. Nhân vật đối tượng của sự phản đối đó là ông Dương Ngọc Dũng, có học vị tiến sĩ ngành học tôn giáo (Ph.D in Religion) tại trường đại học Boston (Boston University), Hoa Kỳ.
09/11/2019(Xem: 6766)
Kinh A Di Đà nói về pháp môn Niệm Phật. Đây là một pháp môn rất nhiệm mầu, dễ dụng công, rất an ổn, mau thành tựu46. Nhưng kinh A Di Đà rất khó tin, khó hiểu8. Vì vậy tôi đã soạn một số câu kinh, mượn một số lời giảng của các Tổ Tịnh Độ v..v.... để giải thích phần nào những chữ, những câu khó hiểu trong quyển kinh này.
01/11/2019(Xem: 8554)
Phật Giáo Viện Nam tại Mỹ đã không ngừng phát triểnđể duy trì những sinh hoạt tôn giáo của người Việt tại hải ngoại. Tuy nhiên gần đây sinh hoạt của các chùa Việt Nam tại Mỹmỗi ngày phải mỗi thu hẹp lại khi những thế hệ tị nạn lần lần Mỹ hóa; cũng như hầu hết các chùa được thành lập bởi các dân định cư như Trung Hoa, Nhật, Đại Hàn đến Mỹ trước đây đều không còn tồn tại đến ngày nay ngoại trừ những ngôi chùa đã được chuyến hóa để hòa hợp với xã hội Mỹ hoặc đã được thành lập sau này.
31/10/2019(Xem: 8276)
Hòa thượng Thích Như Điển ghé thăm trường đại học Phật Quang - Yilan, Đài Loan ngày 28-29_10_2019
31/10/2019(Xem: 12693)
Hình ảnh Khóa Tu Bát Quan Trai tại Chùa Pháp Quang, Chủ Nhật 27-10-2019, KHÓA TU MỘT NGÀY AN LẠC TẠI CHÙA PHÁP QUANG, BRISBANE (Chủ Nhật 27-10-2019) 7 giờ sáng: Những vị có trách nhiệm đến sớm để chuẩn bị 7:50 Vân tập vào Chánh điện 8 giờ Truyền Giới Bát Quan Trai (HT Hội Chủ Thích Bảo Lạc) 9:30 - 11:00 Nghe Pháp Thoại ( TT Thích Nguyên Tạng) 11:30 - 12:00 Ban Trai Soạn, Ban Hành Đường dọn Quả Đường 12 giờ - 1:00 CÚNG QUẢ ĐƯỜNG & KINH HÀNH NIỆM PHẬT 1 giờ - 1:30 Nghỉ ngơi 1:30 - 2:30 Quý Phật Tử cao niên : Niệm Phật, chấp tác 2:30 - 4:00 Nghe Pháp Thoại ( HT Thích Minh Hiếu) 4:00 - 5:00 Tụng Kinh, Xã giới và hoàn mãn Nghe lời huấn từ của Hòa Thượng Viện Chủ Chùa Pháp Quang:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]