Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghệ thuật và con đường hoằng pháp

27/03/201718:18(Xem: 7847)
Nghệ thuật và con đường hoằng pháp


lotus_6
NGHỆ THUẬT VÀ CON ĐƯỜNG HOẰNG PHÁP
(Pháp thoại của Hoà Thượng Thích Thái Hoà tại Phật Quang Sơn, Manila, Philippines)

 

Hôm nay là ngày 25/2/2017, tại Chùa Vạn Niên, Phật Quang Sơn, thủ đô Manila, Philippines.

Chúng tôi xin chào quý Ni sư và các bạn trẻ.

Tất cả quý vị quý mến, chúng tôi đã từng đến Phật Quang Sơn tại Đài Loan, Phật Quang Sơn tại Hoa Kỳ, Phật Quang Sơn tại Úc Châu, Phật Quang Sơn tại Cebu và nay lại đến Phật Quang Sơn tại Manila, Philippines. Chúng tôi đã được quý vị đón tiếp rất niềm nỡ với vũ khúc Welcome to Fo Guang Shan. Chúng tôi được biết, con đường hoằng pháp của Phật Quang Sơn tại Manila là giáo dục và nghệ thuật. Nhân đây, chúng tôi xin chia sẻ đến quý vị một vài điều về nghệ thuật như sau:

 

1/ Nghệ thuật chính là cuộc sống

Trong đời sống của mỗi chúng ta, tất cả đều là nghệ thuật. Mỹ thuật là mọi nghệ thuật hướng đến. Mỹ thuật có khả năng làm cho con người từ thân thể xấu trở thành thân thể đẹp; từ một cách nhìn xấu chuyển sang một cách nhìn mỹ thuật, nghệ thuật; từ một góc nhìn chuyển sang nhiều góc nhìn, từ một cách nhìn phiến diện đưa tới một cách nhìn toàn diện, và khám phá ra nhiều góc cạnh khác nhau của một vấn đề, của một sự hiện hữu. Qua sự giáo dục này khiến con người mở rộng được sự hiểu biết và có khả năng chấp nhận những dị biệt tín ngưỡng, văn hoá, phong tục tập quán vùng miền và cùng nhau đưa tới một điểm chung, là chân thiện và chân mỹ.

 

2/ Ứng dụng nghệ thuật vào trong đời sống

Tại phòng trưng bày nghệ thuật của Phật Quang Sơn, chúng tôi thấy rằng, mỗi bình trà là mỗi thế giới của nghệ thuật và mỗi tách trà cũng vậy và nghệ thuật hơn là những lá trà liên kết lại với nhau để tạo thành hình tượng Bồ Tát Quán Thế Âm chứa đựng đầy đủ các phẩm tính của Trí tuệ và Từ Bi của một vị Bồ Tát. Không phải bình trà, chén trà và trà là biểu hiện những nghệ thuật mà cách chế trà, uống trà và thưởng thức trà lại là một nghệ thuật trên cả nghệ thuật. 

Uống trà để tâm được yên lắng và tiếp xúc được với thực tại chính nó lại là một nghệ thuật của thiền tập và là thiền tập ngay khi uống trà: " tách trà trong đôi tay, chánh niệm nâng tròn đầy, thân và tâm an trú, ngay trong phút giây này".

Ấy là bài thi kệ giúp chúng ta khám phá nghệ thuật của cuộc sống qua sự uống trà. Nên uống trà không còn là uống trà đơn thuần, mà uống trà trở thành là nghệ thuật của đời sống. Khi uống trà vượt khỏi mọi không gian và thời gian thì uống trà không còn là nghệ thuật mà uống trà trở thành trà đạo. Đạo thì không còn là nghệ thuật mà là chân thật. Đạo chính là cuộc sống cao đẹp và chúng ta cần đem sự cao đẹp đó mà sống và đối xử với nhau hằng ngày.

 

3/ Nghệ thuật tự thân

Mỗi con người chúng ta đều là tự thân của nghệ thuật. Đi, đứng, nằm, ngồi tất cả đều là tự thân của nghệ thuật. Và mỗi người đều có nghệ thuật riêng của chính mình, cho nên biểu hiện nghệ thuật thì không ai giống ai, vì sao? Vì tâm ý của mỗi người khác nhau nên sự biểu hiện nghệ thuật cũng khác nhau. Tất cả chúng ta đều đi, nhưng không có cái đi của ai giống ai; tất cả chúng ta đều ngồi nhưng không có cái ngồi nào giống cái ngồi nào; tất cả chúng ta đều đứng nhưng không có cái đứng nào giống cái đứng nào; tất cả chúng ta đều nằm nhưng không có cái nằm nào giống cái nằm nào. Do đó, cuộc sống con người là đa dạng, nên nghệ thuật do họ biểu hiện cũng đa dạng. Tuy nhiên, Phật giáo giáo dục nghệ thuật là dạy cho con người đi những bước đi ở trong chánh niệm để ngay nơi bước đi ấy chế tác ra sự an lạc cho chính họ. Giáo dục nghệ thuật Phật giáo là dạy cho người ta biết ngồi ở trong tư thế hoa sen hay kiết già và theo dõi hơi thở tạo ra sự bất động của thân và tâm đưa đến sự an lạc trong lúc ngồi. Phật giáo giáo dục nghệ thuật đứng một cách vững chãi, mười ngón chân của hai bàn chân chạm sát xuống đất và đứng vững chãi trên mặt đất là biểu hiện cho nghệ thuật, tự mình đứng dậy giữa cõi đời sinh tử và bất động giữa khen chê của cuộc đời. Phật giáo giáo dục nghệ thuật nằm trong tư thế sư tử, nghĩa là nằm nghiêng về phía bên phải, tay trái duỗi thẳng trên mình, năm ngón tay khép lại sát nhau, tay phải đặt dưới đầu là biểu hiện cho tư thế nằm nghệ thuật cát tường. Với nghệ thuật nằm này, khiến tim của chúng ta không bị chèn ép bởi thế nằm của chúng ta và làm cho máu lưu thông khiến chúng ta có một giấc ngủ an lành. Ấy là giáo dục nghệ thuật đi, đứng, nằm, ngồi ở trong Phật giáo mà thuật ngữ chuyên môn của Phật học gọi là biểu hiện oai nghi của một người biết tu tập.

 

4/ Nghệ thuật đồng nhất

Nhìn thấy muôn vật là một nghệ thuật nhưng nếu chúng ta nhìn muôn vật với trí tuệ và tâm từ bi thì ta sẽ khám phá ra mọi sự hiện hữu đều là mầu nhiệm. vì sao? Vì cái này hiện hữu là giúp cho cái kia hiện hữu, và cái kia hiện hữu là giúp cho cái này hiện hữu; cái này đang hiện hữu ở trong cái kia và cái kia hiện hữu ở trong cái này. Năm ngón tay đang có mặt ở trong một bàn tay và bàn tay có mặt để cho năm ngón tay hiện hữu. Với nghệ thuật nhìn này ta có thể khám phá ra mọi vật hiện hữu ở trong toàn thể vũ trụ cũng đều như vậy. Với cách nghe, cách ngửi, cách nếm, cách tiếp xúc muôn vật qua thân thể và tâm ý chúng ta cũng sử dụng trí tuệ và từ bi để nhìn thấy rõ hết thảy chúng đều như chính nó.

 

5/ Nghệ thuật chấp tay

Chúng ta chấp tay chào nhau là cả một nghệ thuật. Năm ngón tay trong bàn tay của mỗi chúng ta là biểu hiện cho đất, nước, gió, lửa và không. 

Năm ngón tay trái của người đàn ông là biểu hiện cho đất, nước, gió, lửa và không thuộc về tính Dương hay là tính Động; 

năm ngón tay phải của người đàn ông là biểu hiện cho đất, nước,gió, lửa và không thuộc về tính Âm hay là thuộc tính Tĩnh.

Và năm ngón tay trái của người nữ là biểu hiện của đất, nước, gió, lửa và không thuộc về tính Âm hay là tính Tĩnh, và năm ngón tay phải của người nữ là biểu hiện của đất, nước, gió, lửa và không thuộc về tính Dương hay là tính Động. Nên mỗi khi chúng ta chấp tay là ta đưa Dương đi về với Âm và Âm đi đến với Dương tạo thành âm dương nhất thể. Do âm dương nhất thể cho nên nó toả ra vô lượng ánh sáng, tạo thành sinh mệnh vô tận và tạo nên sự bất động giữa tính động và tĩnh của âm và dương, và tạo thành bất diệt giữa các pháp sinh diệt của thế gian. Tính bất động hay tính không sinh diệt là tính rỗng lặng ở nơi mười ngón tay hợp nhất. Nên chấp tay chào nhau là biểu hiện cho một đoá hoa sen thanh khiết từ ba nghiệp thanh tịnh để hiến tặng cho nhau, cho nên người biết tu tập là tạo nên bông hoa thanh khiết cho chính mình giữa cõi đời ô trược. Nên con người là tinh hoa của đất trời và vũ trụ. Nên con người hiện hữu là một nghệ thuật của tình yêu mang đầy hai chất liệu trí tuệ và từ bi. Trí tuệ là biểu hiện cho tính Tĩnh và Từ bi là biểu hiện cho tính Động. Trí tuệ và Từ bi là bất nhị khi chúng ta chấp hai bàn tay lại để chào nhau.

Kính mong các bạn học tập để thành công.

 

 

Tỳ kheo Thich Vân Pháp kính ghi

Đệ tử Nguyên Dung chuyển ngữ




lotus_7

Art and the Road of Proclaiming Buddha’s Truth

(Dharma Talk of  Most Venerable Thich Thai Hoa at Fo Guang Shan, Manila – the Philippines)


Today is February 25, 2017, at Van Nien temple, Fo Guang Shan, Manila capital, the Phillippines.

I would like to send my warm greetings to the nuns and young Buddhists.

Dear brothers and sisters in the dharma,

We have visited Fo Guang Shan in Taiwan, in the US, in Australia, in Cebu, and now in Manila, the Philippines. We were welcomed warmly by all of you through the dance Welcome to Fo Guang Shan. We were told that the road of proclaiming Buddha’s truth of Fo Guang Shan is education and art. On this occasion, I would like to share with some ideas related to art, as follows:

1. Art itself is life

In our daily life, everything is art. Fine arts is the target of all artistic tendencies. Fine arts is able to change a person whose body is ill-looking into a person whose body is good-looking; a person whose look is ordinary into a person whose look is artistic; a person who possesses only one angle of viewing into a person who has several angles of viewing; a person whose view is narrow into a person whose view is broad, exploring many various angles of a matter or a reality. By this way of education, people’s understanding is broadened and they are able to accept differences in religious beliefs, cultures, regional customs, and they can travel towards a common destination: the good and the beautiful.

2. Applying art into life

At the exhibition hall of Fo Guang Shan, we found that, each of tea pots is a world of art, and so is each of tea cup; more artistically, leaves of tea are linked together to form an image of Avalokitesvara Bodhisattva that contains sufficient substances of wisdom and compassion of a bodhisattva. Not only tea pots, tea cups and tea itself are manifestations of art, but the way of making tea, drinking tea and enjoying tea is an art that is beyond every art.

Drinking tea so as to make our mind peaceful and contact reality itself is an art of practicing meditation, and it is meditation practice while drinking tea:

A cup of tea’s in my hands

with mindfulness I have obtained

both body and mind is then present

in here at this very moment.

That is the poem that helps us explore at of life through drinking tea. Therefore, drinking tea is not drinking tea in its literal meaning, but it is an art of life. And when drinking tea goes beyond and space and time, it is no more an art, but it becomes a bodhi path. A bodhi path is no more an art but a truth. A bodhi path is a noble life and we need to bring that noble life into our daily activities and behaviours.

3. Personal art

Each of us is an indication of art. Walking, standing, lying, and sitting all convey personal performance of art. Each of us has personal artistic style, therefore artists are different in their performances, why? Because their mind and thought are different and their artistic manifestations are different too. We all walk, but our walking postures are different; we all sit, but our sitting postures are different, we all stand, but our standing postures are different. We all lie, but our lying postures are different. Therefore, life of humans is diverse, and their artistic performance is diverse too. However, Buddhist education is guiding humans to walk in mindfulness so that in each of their steps they can create peace and happiness. Buddhist artistic education is to teach people how to sit in a posture of a lotus with legs crossed and soles upward, and control breaths so as to create the unmoved posture of body and mind that leads to peace and happiness while sitting. Buddhist artistic education is to teach people how to stand firmly with ten toes touching ground and firm standing on ground indicates an art of stable standing in a stream of life and death, staying unmoved in front of praises and criticisms of life. Buddhist artistic education is to teach people how to lie in the posture of a lion, i.e., lying on the rightward side with the left hand straight along the body and the fingers staying closely together, and with the right hand holding the back of the head. This is a lying posture that indicates auspicious art. With this lying posture, our heart is physically comfortable and our blood can travel easily, leading to a nice sleep. That is education of art related to walking, standing, lying and sitting in Buddhism, which is termed manifestation of demeanors by a genuine Buddhist practitioner.

4. Uniform Art

Seeing everything is an art but if we see everything with wisdom and compassion we will find that every existence is miraculous, why? Since this thing that exists will assist that thing to exist, and that thing that exists will assist this thing to exist; this thing exists in the existence of that thing and that thing exists in the existence of this thing. Five fingers exist on a hand and a hand exists for the existence of the five fingers. With this way of viewing things in mind, we are able to explore everything, which is existent in this universe in the same manner. Our way of hearing, smelling, tasting, contacting everything through our body as well as our mind and thought in the light of wisdom and compassion enables us to see all things as they really are.

5. Art of joining hands

Joining hands to greet each other is an art. Five fingers on a hand signify earth, water, wind, fire, and void.

Five fingers of a man’s left hand signify earth, water, wind, fire, and void, which belong to positive or dynamic nature; five fingers of a man’s right hand signify earth, water, wind, fire, and void, which belong to negative or static nature. And five fingers of a woman’s left hand signify earth, water, wind, fire, and void, which belong to negative or static nature; five fingers of a woman’s right hand signify earth, water, wind, fire, and void, which belong to positive or dynamic nature. Therefore, when we join hands we bring positive closer to negative, forming a uniformity of positive and negative. The uniformity of positive and negative creates infinite lights, boundless births, and unmoving state between the dynamic and static manner of positivity and negativity, creating immortality among the dharma of appearance and disappearance in life. Immortality or manner of neither appearance nor disappearance is the manner or void found in the uniformity of the ten fingers. So, joining hands together is the indication of a lotus that is pure and clean from the purity of three karmas so that we can offer it to one another. A genuine practitioner knows how to practice dharma so as to create a lotus for herself or himself in this troubled world. Therefore, humans are  quintessence of the earth and the universe. The existence of humans beings is an art of love that is full of substances of wisdom and compassion. Wisdom indicates static and Compassion symbolizes dynamic. Wisdom and Compassion is non-dual when we join hands to bow to each other.

I wish you every success in your study.

 

Transcribed by Thich Van Phap

Translated by Nguyen Dung

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/04/2015(Xem: 10241)
Nằm trên thung lũng xanh Larung cao 4.000m, cách thị trấn Sertar, Garze, Tây Tạng khoảng 15 km, nhìn từ xa Học viện Phật giáo Larung Gar như một ngôi làng nhỏ xinh chứa đựng vô vàn điều thiêng liêng và dung dị nhất của đạo Phật.
25/04/2015(Xem: 10494)
Ngậm ngùi bởi tiếc nuối tuổi trẻ đã trôi qua lúc nào không hay. Ngậm ngùi phải chi hồi đó thế này thế khác... Hình như ta chẳng bao giờ thực sống. Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai, nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có được cái kia cái khác mới là sống.
25/04/2015(Xem: 8591)
Trong đời sống thường nhật, chúng ta gặp quá nhiều những tình huống, ảnh hưởng nhiều mặt, nào là sức khỏe, nhà cửa, con cái, vợ chồng, bạn bè, giao hảo v.v… khiến mình càng thêm âu lo, hoảng sợ. Điển hình là sức khỏe, khi mình còn khỏe thì ‘lo lắng’ tập ăn kiêng cữ, thể dục thể thao để giữ cho mình không bị tật bệnh.
24/04/2015(Xem: 12487)
Câu chuyện hai viên sỏi
24/04/2015(Xem: 8521)
Người có ý chí mạnh mẽ, luôn tìm được niềm hạnh phúc trong khó khăn. Đó chính là những người được gọi là “khốn nhi tri”, họ là những người luôn xem những khó khăn trở ngại trên đường đời, như những “món quà” quý giá của cuộc đời trao cho.
21/04/2015(Xem: 8265)
Tôi có quen với một gia đình, có thể nói là thuộc thành phần trí thức, bởi cha mẹ người bạn đều là nhà giáo, bản thân anh là kỹ sư và vợ là dược sĩ. Tuy vậy, không biết suy nghĩ thế nào, anh luôn tin vào các sách bày bán nhan nhản ngoài phố được cải biên, “làm đi, làm lại” mỗi năm như Lịch vạn niên, Xem ngày giờ, việc lành dữ trong năm và thường lên internet truy cập các trang chuyên hướng dẫn về ngày lành tháng tốt, cúng kiếng, xem tuổi kiết hung?
20/04/2015(Xem: 8047)
Ni Sư Thubten Chodron (thế danh Cherry Green), sinh năm 1950, lớn lên gần vùng Los Angeles. Ni sư hoàn thành Cử Nhân Lịch Sử tại Đại Học UCLA năm 1971. Sau khi du lịch qua Châu Âu, Bắc Phi và Châu Á trong khoảng một năm rưỡi, Ni sư trở về Mỹ, lấy chứng chỉ sư phạm, theo học chương trình sau đại học tại USC về Giáo Dục và dạy học ở Hệ Thống Các Trường tại thành phố Los Angeles. Năm 1975, Ni sư tham dự một khóa tu thiền của Ngài Lama Yeshe và ngài Zopa Rinpoche. Sau đó Ni sư qua Nepal tiếp tục tu học và hành thiền tại Tu Viện Kopan. Năm 1977, Ni sư được Ngài Kyabje Ling Rinpoche cho xuất gia tại Dharamsala, Ấn Độ, và năm 1986 Ni sư thọ đại giới tại Đài Loan…
19/04/2015(Xem: 6064)
Con người ta sống trên đời thường tự chuốc lấy khổ đau, phiền não nhiều hơn gấp bội phần cái khổ không đáng phải khổ của một thân chúng sanh, ấy là vì vọng tâm chấp ngã, chấp pháp.
18/04/2015(Xem: 15845)
Như một áng tinh vân bay qua bầu trời tăm tối Như một giọt nước trong lành giữa sa mạc cằn khô Như một đốm sáng lung linh trong đêm tối mộng hồ Người hiện giữa trần gian Như thực như chơn một Như Lai sứ giả Đã sương tuyết cao sơn Vẫn không mỏi mệt Đông Tây bươn bả Không cau mày giữa rừng cố chấp mê si Vũ khí của người chỉ có trí tuệ và từ bi Thắp ấm trái tim Mở rộng tấm lòng bao dung nhân thế Chỉ chừng ấy thôi Là tôi đã rưng rưng giọt lệ Kính thương người tuổi hạc đã cao Ân đức của người Sánh tựa trăng sao Tịch nhiên chiếu Vô nhân chiếu
18/04/2015(Xem: 9804)
Trong khi cả thế giới lựa chọn chỉ số GDP (Gross Domestic Products – Tổng sản phẩm quốc nội) làm thước đo thịnh vượng và phát triển, thì riêng tại đất nước này, chỉ số đó bị loại bỏ thay vào đó là GNH (Gross National Happiness- Tổng hạnh phúc quốc dân).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]