Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyển Vận Tâm Hồn (Transporting the soul)

25/03/201719:29(Xem: 10840)
Chuyển Vận Tâm Hồn (Transporting the soul)

hoa_sen (21)

Pháp thoại: Chuyển Vận Tâm Hồn


(Pháp thoại Hòa thượng Thích Thái Hòa giảng tại Công ty KERRY, CEBU-PHILIPPINES).

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Anh Norway, giám đốc công ty và các nhân viên văn phòng Kerry tại thành phố Cebu, Philippines quý mến.


Hôm nay là ngày 22/2/2017, chúng tôi, phái đoàn Phật giáo Việt Nam, đã được anh Norway mời đến văn phòng để cầu nguyện bình an cho công ty. Nhân đây, chúng tôi xin chia sẻ đến toàn thể quý vị những bước chân thiền hành đem đến sự an lạc cho quý vị ngay trong giây phút này.


Trước khi thiền tập, xin quý vị lưu ý mấy điểm như sau:
1/ khi chúng ta đi thiền hành, gót chân của chúng ta đặt xuống trước và đưa ý thức ôm trọn cả bàn chân. Nhấc chân lên, chúng ta ý thức rất rõ là chúng ta đang nhấc chân lên. Khi đặt bàn chân xuống, chúng ta ý thức rất rõ là chúng ta đang đặt bàn chân xuống.


2/ khi đi chúng ta ý thức từng bước chân nhấc lên và đặt xuống một cách rõ ràng, ngoài ý thức việc này, chúng ta không để tâm vào bất cứ điều gì khác.


3/ chúng ta đưa ngón tay cái phải và trái đặt nằm ở trong lòng của hai bàn tay
và bốn ngón tay còn lại của hai bàn tay nắm ngón tay cái lại, không quá chặt, cũng không quá lõng. Nhờ thế, giúp tâm ý của chúng ta được tập trung vào mỗi bước chân đi của chúng ta hơn.


Xin mời quý vị cùng thực tập với chúng tôi.
Sau khi toàn thể chúng ta thực tập thiền hành xong, chúng tôi xin chia sẻ đến quý vị mấy điều cần thiết trong sự chuyển vận hàng hóa ở nơi công ty của quý như sau:


1/ Chất liệu trí tuệ:

Công ty của chúng ta là công ty chuyển vận hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, từ nước này đến nước khác. Chúng ta không chỉ chuyển vận đơn thuần bằng hàng hóa vật chất mà chúng ta còn chuyển vận sự hiểu biết của chúng ta đến với mọi thành phần xã hội và mọi đối tác của chúng ta trên thế giới, để giúp cho tất cả họ hiểu biết được chính họ là gì, tác dụng nghề nghiệp của họ là gì, và sự quan hệ giữa con người của họ và nghề nghiệp của họ là gì; đồng thời giúp cho họ có sự hiểu biết về sự liên hệ tương tác nghề nghiệp của họ giữa đời này và đời sau.

 

Muốn có sự hiểu biết, chúng ta phải biết học hỏi lẫn nhau, biết lắng nghe nhau, tạo điều kiện cho nhau chiêm nghiệm một vấn đề từ nhiều khía cạnh và hoàn cảnh khác nhau để nhìn nhận sự tích cực của nhau và giúp nhau tiến bộ. Đồng thời cũng nhờ sự chiêm nghiệm mà chúng ta có khả năng nhìn nhận ra được sự yếu kém của tự thân và những yếu kém của đồng nghiệp hay của đối tác, để tự thân khắc phục và cũng có thể giúp đồng nghiệp và đối tác khắc phục để cùng nhau tiến bộ và cùng nhau hưởng hạnh phúc.


Nói tóm lại, chúng ta chuyển vận sự hiểu biết hay những giá trị tinh thần đến mọi người để mọi người có khả năng tiếp nhận và tiêu thụ những gì từ thế giới vật chất một cách có ý nghĩa.

2/ Chất liệu thương yêu:

Chúng ta chuyển vận hàng hóa đến các đối tác bằng chất liệu của tình thương mà không chỉ đơn thuần bằng nghề nghiệp. Chúng ta làm bất cứ công việc gì dù lớn hay nhỏ bằng tất cả tình thương của chúng ta, thì công việc ấy đem lại hạnh phúc ngay khi chúng ta đang hành động.

3/ Chất liệu của sự chân tình:
Sự chân tình là giá trị cao quý nhất đối với mọi người. Vì sao? Vì nó bảo chứng sự quan hệ lâu dài giữa chúng ta với mọi đối tác.


Các bạn quý mến, tự thân cuộc sống chính là sự chuyển vận, và nếu sự chuyển vận của chúng ta bằng sự hiểu biết, tình thương và sự chân tình thì sự chuyển vận của chúng ta có tác dụng mở lớn con đường hạnh phúc của chúng ta, đóng góp vào sự hạnh phúc lâu dài của cộng động và xã hội. Nếu chúng ta thực tập được như vậy, thì hạnh phúc trong đời sống của chúng ta không phải là một ước mơ mà là một hiện thực.


Chúng ta phải phát triển đời sống của chúng ta trong chiều hướng này thì mọi ý nghĩa tích cực của cuộc sống sẽ xảy ra cho tất cả chúng ta, ngay trong khi chúng ta đang làm công việc chuyển vận hàng hóa.


Kính chúc quý vị thực tập thành công.
Tỷ kheo Thích Vân Pháp kính ghi.

 



hoa_sen (21)
TRANSPORTING THE SOUL

 

(Dharma Talk of  Most Venerable Thich Thai Hoa at Kerry Company, Cebu – the Philippines)

 

Namo  Sakya Muni Buddha,

Dear Mr. Norway, Director of  the company and the staff of Kerry Company at Cebu city, the Philippines,

Today is January 22, 2017, we the Vietnamese Buddhist delegation have pleasure to be invited to your company office so as to pray for peace and happiness for the whole company. On this occasion, I would like to share with you steps of mindfulness that bring peace and happiness for all of us at this moment. Before practicing this, please pay attention to the following points:

  1. When we start walking in mindfulness, our heel touches ground first, and we are aware of embracing the whole foot. When we lift up our feet we realize clearly that we are lifting up our foot. When we place our feet down, we realize very clearly that we are placing it down.
  2. When we walk, we are fully aware of every step we lift up or place down, and we only focus our mind on this, and only on this.
  3. We put the thumb of our left and right hands into the palm of the hands and the remaining four fingers fold up around the thumbs, neither too tight nor too loose. Thanks to this, we can concentrate our mind and thought more on each step we walk.

Please practice walking with us now.

After finishing the steps of mindfulness, we would like to share with you some points necessary for the transport of goods in your company, which are as follows:

  1. Substance of wisdom: Our company is the company of transporting goods from this place to another, from this country to another.  We do not only transport physical goods, but we also transport our understanding to people of different social backgrounds and to all of our partners, so that this way of transport enables them to understand who they are, what effects of their work are, and what relations between them and their work are; at the same time, this way of transport helps them to understand interactive relations of their occupation between this generation and coming generations.

If we need to obtain understanding, we should know how to learn from each other, to listen to each other’s ideas, to create every condition for other to reflect on an issue so as to recognize positive points from every partner to make progress together. At the same time, thanks to reflections, we are able to identify weakness from us as well as our colleagues or partners  so that we are able to overcome these weaknesses from us and possibly help colleagues or partners to cope with the weaknesses in order to make progress and enjoy happiness together.

In short, we transport  understanding to everybody so that they are able to receive and consume what comes from this physical world in a meaningful way.

  1. Substance of love: We transport goods to our partners by substance of love, not only by our professional ability. If we do everything no matter how big or small it is, with all our love, that thing will certainly bring us happiness right when we are doing it.
  2. Substance of sincerity: Sincerity is the noblest value to everybody. Why? Because it ensures the long-lasting relation between us and our partners.

Dear brothers and sisters in the dharma, life itself is a transport, and if our transport is made up of understanding, love and sincerity, our  transport  will show to widen our road to happiness, making contributions to the long-lasting happiness of the community and society. If we practice transporting like that, our happiness in life is not a dream but a reality. We must develop our life in this direction, then every positive significance will come to all of us in life.

I wish you every success in your practice.

 

Transcribed by Bikkhu Thich Van Phap

Translated into English by Nguyen Dung

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/02/2021(Xem: 4551)
Myanmar, đất nước chùa tháp, đang khổ đau. Hưởng ứng lời hiệu triệu kêu gọi của chư tôn tịnh đức tăng già Phật giáo “vì dân, do dân và của dân”, hàng triệu người dân trong mọi tầng lớp đã đổ ra đường phố ở các thị trấn và thành phố trên khắp đất nước Phật giáo Myanmar để phản đối cuộc đảo chính của chế độ độc tài quân sự Myanmar, đã lật đổ Chính phủ dân cử của nhà vô địch dân chủ kỳ cựu, nữ cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi, Cố vấn nhà nước Myanmar, Chủ tịch và Tổng Bí thư Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) vào ngày 1 tháng 2 vừa qua.
25/02/2021(Xem: 7384)
Phần này bàn về cụm danh từ "khoa học" trong tiếng Việt từ thời bình minh của chữ quốc ngữ đến nay. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn "The Emergence of the Modern Sino-Japnese Lexicon – Seven Studies" (chủ biên/dịch giả Joshua A. Fogel – NXB Brill – Leiden/London 2015), và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
25/02/2021(Xem: 4786)
Vào hôm thứ ba, ngày 16 tháng 2 vừa qua, Đoàn thể Phật giáo Myanmar đã Tuần hành phản kháng chế độ độc tài quân sự Myanmar, tham gia chiến dịch chấm dứt chế độ độc tài quân sự Myanmar dưới sự cai trị hung hãn của các tướng lĩnh quân đội, và trả tự do cho các nhà lãnh đạo bị giam giữ của Chính phủ dân cử bị lật đổ, bao gồm cả nữ cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi, Cố vấn nhà nước Myanmar, Chủ tịch và Tổng Bí thư Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD).
23/02/2021(Xem: 4899)
Ngày càng có thêm nhiều bằng chứng về việc xây dựng Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) và các cơ sở dân sự ở các khu vực khác ngoài Ladakh, một khu vực ở bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ. Nó kéo dài từ Siachen Glacier trong phạm vi Karakoram đến Himalaya ở phía nam và có người gốc các dân tộc Ấn-Arya và Tây Tạng, chẳng hạn như dọc theo biên giới tranh chấp ở Vương quốc Phật giáo Bhutan và Arunachal Pradesh, một trong hai mươi chín bang của Ấn Độ.
23/02/2021(Xem: 5344)
Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần..v..v.. nhưng không có một Quốc Sử Việt Nam nào ghi nhận cả, điều đó thật là đau buồn, mặc dù Phật Giáo Việt Nam thời bấy giờ và cho đến bây giờ không cần ai quan tâm đến. Phật Giáo Việt Nam nếu như không có công gì với núi sông thì đâu được vua Đinh Tiên Hoàng phong Thiền sư Ngô Chân Lưu đến chức Khuông Việt Thái Sư và chức Tăng Thống Phật Giáo Việt Nam vào năm Thái Bình thứ 2 (971). Cho đến các Thiền sư như Pháp Thuận, Vạn Hạnh,v..v.... đều là những bậc long tượng trong trụ cột quốc gia của thời bấy giờ, thế mà cũng không thấy một Quốc Sử Việt Nam nào ghi lại đậm nét những vết son cao quý của họ.
23/02/2021(Xem: 10316)
Văn học thời Trần là giai đoạn văn học Việt Nam trong thời kỳ lịch sử của nhà Trần (1225 – 1400). Văn học thời Trần tiếp tục và có nhiều bước tiến bộ rõ rệt hơn so với văn học thời Lý (1010 – 1225). Văn học thời Trần chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo. Tư tưởng Phật giáo chủ yếu trong văn học thời Trần là tư tưởng thiền học.
23/02/2021(Xem: 9137)
Trong nội dung của ấn bản lần thứ hai của quyển “Tư tưởng Phật giáo trong Văn học thời Lý”, chúng tôi vẫn giữ những điểm chính quan trọng của ấn bản lần thứ nhất. Tuy nhiên, chúng tôi đã sửa chữa và bổ sung một vài nơi. Chúng tôi đánh giá cao sự góp ý và phê bình của: GS Lưu Khôn (Cựu GS tại trường ĐHVK Saigon và Cần Thơ), GS Khiếu Đức Long (Cựu GS tại ĐH Vạn Hạnh), Ô. Nguyễn Kim Quang (Cựu học sinh Lycée Petrus Ký 1953-1960), cố Kỹ Sư Nguyễn Thành Danh (Vancouver, Canada). Trong khi viết quyển sách này lần thứ nhất vào năm 1995, chúng tôi đã được sự giúp đỡ và góp ý của các thân hữu: cố Hoà Thượng Thích Nguyên Tịnh (Cựu Trú trì Chùa Thiền Tôn, Vancouver, Canada), cố GS Nguyễn Bình Tưởng (Cựu Hiệu Trưởng trường Trung Học Vĩnh Bình, và Cựu Giám Học trường Trung Học Nguyễn An Ninh, Saigon), chúng tôi chân thành cám ơn quý vị này.
20/02/2021(Xem: 6440)
Thơ tụng tranh chăn trâu của thiền sư Phổ Minh gồm tất cả mười bài thơ “tứ tuyệt” cho mười bức tranh chăn trâu với các đề mục sau đây: 1. Vị mục: chưa chăn 2. Sơ điều: mới chăn 3. Thọ chế: chịu phép 4. Hồi thủ: quay đầu 5. Tuần phục: thuần phục 6. Vô ngại: không vướng 7. Nhiệm vận: theo phận 8. Tương vong: cùng quên 9. Độc chiếu: soi riêng 10. Song mẫn: cùng vắng
20/02/2021(Xem: 8840)
Kinh Hoa Nghiêm được giải thích là kinh đầu tiên khi Phật đạt chánh đẵng chánh giác sau 49 ngày thiền định. Sau đó người giảng kinh Hoa Nghiêm cho chư thiên và bồ tát là giảng bằng thiền định tâm truyền tâm nên im lặng suốt 21 ngày. Kinh Hoa Nghiêm nói về Tâm. Kế đến Kinh Lăng Già Phật cũng giảng cho Ma vương và ma quỷ sống trong hang động ở đỉnh núi Lăng Già. Phật giảng bằng tâm truyền tâm ấn nên không có nói bằng lời và giảng về Thức vì Ma vương không còn uẩn sắc nữa mà chỉ còn là tâm thức. Kinh Lăng già là giảng về Duy Thức Luận. (bài viết của cư sĩ Phổ Tấn)
20/02/2021(Xem: 5010)
Washington: Theo báo cáo của The Economist, Trong nỗ lực mới nhất nhằm thắt chặt vòng vây Tây Tạng, Trung Cộng đang buộc người Tây Tạng ít quan tâm đến tôn giáo của họ hơn, và thể hiện nhiệt tình hơn đối với chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc do Tập Cận Bình lãnh đạo tối cao. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực phủ nhận vai trò của Đức Đạt Lai Lạt Ma ra khỏi đời sống tôn giáo của người dân Tây Tạng để xóa bỏ danh tính của họ. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cưỡng chiếm Tây Tạng vào giữa thế kỷ 20 sau thập niên 1950, và kể từ đó đã kiểm soát khu vực cao nguyên tại Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, và Pakistan tại châu Á, ở phía bắc-đông của dãy Himalaya..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]