Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những phút chạnh lòng trước ngày giỗ MẸ

07/03/201722:08(Xem: 10203)
Những phút chạnh lòng trước ngày giỗ MẸ

 Những phút chạnh lòng trước ngày giỗ MẸ

 Nhân ngày giỗ lần thứ 7 ( 13.02 Kỷ Sửu - 13.02 Đinh Dậu)    
DKT-gio-me

 (ảnh thân mẫu tôi )

         Chỉ là ngày giỗ bình thường như bao ngày giỗ khác của mọi người. Nhưng tôi, với những bạn bè bên cạnh tôi hiện nay, đó là những giây phút chạnh lòng bên mớ hành tranh và cũng là của cải trên suốt quảng đường đời hơn nữa đời người sống và cống hiến cho đạo pháp. Dù chỉ là tờ giấy, cây viết nhưng đó là gia sản to lớn chắt chiu có được mỗi khi chợt giựt mình ngồi suy tư nhìn lại.

 

        Sinh ra và lớn lên trong một gia đình không có gì làm điều kiện chắp cánh mỗi ước mơ, đặc biệt không có nguồn phước báu lớn lao là đã sẵn  một bóng mát Phật pháp bao trùm, có chăng chỉ là một bà ngoại già, tần tảo, chỉ biết đi chùa và đọc kinh. Nhưng từ cửa ngỏ eo hẹp đó đưa đôi chân của tôi đã bước qua và trưởng thành theo năm tháng với những ước mơ tạo lập nền móng phước báu cho gia đình, cho bản thân trong mội trường sinh hoạt các đoàn thể thanh niên PG trong Tổng Vụ Thanh Niên. Quá đơn côi và quá tự tin như thế. Gia đình và ngay cả xã hội chung quanh tôi lúc ấy chưa có mặn mòi đến Phật pháp, một từ " chùa" thôi cũng đã là xa lạ lắm. Những khi tôi xách áo tràng đi chùa, sau lưng có không ít tiếng cười chế nhạo. Lớn hơn chút đỉnh tôi mặc vào mình những màu áo đoàn thể thanh niên PG sặc sở, tiếng cười nhạc có bớt đi nhưng vẫn còn đó một thế giới lạc lõng chung quanh mình. Vậy đó mà ông bà cha mẹ tôi chưa bao gio ngăn cản hay đả kích việc tôi đi chùa, thậm chí không đòi hỏi phài học cho cao hay đi việc làm kiếm tiền về phụ giúp gia đình đang ngày càng khốn khó, những đòi hỏi rất hợp lý của phần động gia đình chung quanh nơi tôi ở. Dường như đó là tiêu chí bắt buộc và là lý tưởng của họ dành cho con cái vì sự giàu có và học vị cao đối với họ mới là thước đo phẩm chất và địa vị. Ba má tôi không có như vậy. Thậm chí sau năm 75, khi chủ trương đi "vùng kinh tế mới" đang  có sức mạnh áp đảo xã hội, nhất là đối với những gia đình đông con và nghèo khó như gia đình tôi, thì bà và ba má tôi đã nghỉ tới phương án "thoát nghèo" theo kiểu vội vả, cập rập đó. Khi đó tôi tuy 21 tuổi những đã là một đoàn trưởng của một tập thể thanh thiếu niên PG thuộc Học Sinh Phật Tử Vụ, đoàn tôi mang tên Mục Kiền Liên. Vùng kinh tế mới Bàu Bàng (thuộc huyện Tân Uyên, Sông Bè, Bình Dương bây giờ) là điểm mà phần đông bà con chòm xóm gia đình tôi được chỉ định phải đến. KHông biết đường sá xa xôi cỡ nào và xe cộ ra sao nhưng khi ba má đặt vần đề với tôi, tuy không nói ra rằng dù đã giài phóng nhưng con vẫn còn trách nhiệm với đoàn HSPT, một số anh em vì nhiều lý do khác nhau đã quay lưng hay ra đi về nơi xa lắm, ba má tôi nói rằng - một câu nói mà suốt đời tôi không quên được : " Cứ đi đi, cuối tuần về sinh hoạt một lần để giữ đoàn" !. Lưu ý, Ba Má tôi lúc này chưa biết đến chùa là gì. Vấn đề như vậy coi như đã quyết định. Thế nhưng không rõ chư Long Thần Hộ Pháp tác động như thế nào mà "mơ ước " đi xây dựng vùng kinh tế mới của gia đình tôi bổng trở nên im lặng khi có mấy vị "hộ pháp" là "cán bộ Việt Cộng" đến tận gia đình cho tôi và chị tôi vào làm cơ quan nhà nước. Từ đó tiếp tục sống dù khoai lang, khoai mì hay bo bo cầm cự cho qua ngày đoạn tháng. Cho đến khi vài năm sau đó những bà con đi kinh tế mới lần lượt trở về nền nhà cũ, ba má tôi mới hú hồn hú vía nói hai chữ " may mà..."! ( Ba Má tôi tới lúc này cũng chưa biết Long Thần Hộ Pháp là cái ông chi chi đâu ).

 

            Trong hoàn cảnh và điều kiện kém phước duyên ấy của gia đình mình, cho đến tận hôm nay, khi bắt gặp hình ảnh hai cha con đạo hữu Minh Pháp và con trai là Ngọc Lâm cùng nhau thành kính tụng kinh trước bàn thờ Phật gia đình mà lòng tôi xúc động lạ. Đó là hình ảnh rất đẹp và là lý tưởng của con nhà Phật nói chung và của gia đình tôi nói riêng. Ao ước ấy vẫn biết bao giờ tàn phai ! (ảnh 2,3).

 DKT-anh Son 2DKT-anh Son 1

            Rồi đòan HSPT của anh em chúng tôi cũng phài giải thể theo xu hướng chung. Anh em mỗi người một ngã tự tìm đất sống và ngày càng xa dần nẽo đường đã chọn. Tôi thì cố gắng trong hoàn cảnh riêng của mình vừa hoạt động nghệ thuật, vừa cộng tác với đài phát thanh truyền hình hầu có một số vốn kinh nghiệm tích luỷ để mai sau quay về phụng sự Phật pháp.

 

            Khi chính thức đứng hẳn phía đạo pháp trên mặt trận văn hóa nghệ thuật, thì phía bên nhà nước muốn tầy chay và đầy dần tôi ra khòi cuộc chơi vì lúc đó chưa có chính sách cởi mở hay nhận thức đúng về Phật giáo. Tôi chấp nhận tất cả vì đó chính là ước nguyện của mình trước chư Long Thần Hộ Pháp - những vị đã níu tay tôi bao lần qua. Những tưởng ở nơi mà mình đã buông bỏ tất cả để quay về này sẽ trân trọng bào vệ mình nhưng một lần nữa tôi bị đánh rơi ra ngoài một cách trắng trợn , không thua gì một cuộc thương-ghét trần tục thô thiển thường gặp ở bến xe, chợ búa. Đau ở đây vì không phải bị gạt bỏ mà là vì hình ảnh thanh cao mà tôi và gia đình rất trân trọng, lại mang hư danh "văn hóa PG" và nhiều-rất nhiều kẻ cơ hội có "mề đay " hảnh diện gắn trên ngực " cán bộ văn hóa PG" !

 

             Ngày ba tôi nằm xuống vì lao lực quá nhiều cho đàn con,  đó là giai đoạn bo bo là lương thực chính yếu, gạo thóc là cao lương, ba tôi không để lại gì ngoài hai bộ quần áo cũ te tua liệm chung vào chiếc "hòm quốc doanh" vuông vức lạ lẫm, hai tháng nhu yếu phẫm của tôi và chị được mua trước để lo cho tang lễ hẩm hiu của ba tôi.

 

            Má tôi còn sống tiếp đến những tháng ngày, đã biết đi chùa, đọc kinh sành sỏi và ăn chay định kỳ đôi ba ngày một tháng. Sống để chứng kiến những vị xuất gia tôi thường hay ca ngợi, xem họ ứng xử làm văn hóa PG như thế nào mà con mình phải tận tụy cả đời thế kia , đến nỗi buông tay ra chỉ là màu trắng, nhưng ngán ngẩm và bẻ bàng nhất là những "cán bộ văn hóa PG" hay những cái gọi là "nhạc sỉ PG" họ đã để lại trong mắt má tôi cái nhìn mất hết thiện cảm. Bà chỉ thốt lên theo khà năng nhận thức hạn hữu của mình rằng " ... Là vậy đó hả ?" .

 

          Tôi không có phước duyên to lớn như một vài vị xuất gia quen biết và thân cận, mỗi lần được các vị ấy mời "lên rẫy" chơi hay " lên "nông trại" riêng chơi; mỗi lần như thế tôi nhìn thấy cơ ngơi các vị này tạo lập  một góc riêng rất khang trang dành cho hai đấng sanh thành gọi là "để báo hiếu" mà lòng thầm ngưỡng mộ. Tôi nào có chi đâu ngòai tờ giấy và cây viết, nhưng mỗi khi hoàn thành được một công trình gì, dù không to tát, tôi đều hồi hướng tất cả công đức về cho bà, ba má tôi, đáp đền phần nào sự hy sinh to lớn ấy của họ đã sinh tôi ra, nuôi nấng và thả tự do cho tôi bay trong vòm trời đạo pháp mênh mông, vô biên. Chì tiếc rằng mình chưa đủ phước bàu để bay vượt qua những "cảnh giới" trần tục này để thấy khác hơn, đẹp hơn cho lòng nhẹ nhàng, cho hương linh những người thân yêu của tôi có thể thanh thàn mà rằng " Nó đã sống và cống hiến không sai".

 

             Đó là lý do mỗi khi đám giỗ ba má tôi, anh em trong nhà nhất định phài mời thỉnh chư tăng và Phật tử quen biết đến nhà hộ niệm, bất kể Nam hay Bắc Tông hoặc khất sỉ. Có khi nhờ bạn bè mời thỉnh vì tôi có rất ít mối giao thiệp với chư tăng xuất gia. Làm tất cả những gì có thể làm để bù đắp lại những thiếu thốn lẽ ra bà và ba má mình phải được nhận thọ. Cảm ơn  quý chư tăng và các đạo hữu đã vì mối thân tình này mà lâu nay đến tận nhà hộ niệm, góp lời kinh cầu siêu cho hương linh những người thân yêu nhất của tôi.

 

             Không chỉ riêng Bà và Ba Má tôi, những công đức mà khi sinh thời họ tạo lập trong vô tình hay hữu ý cho mình hay cho những người thân của mình, đó là thứ năng lượng quý giá giúp vượt thoát những nghiệp dĩ  trong mai sau và xa xôi nữa. Như một con tàu vũ trụ được phóng lên không gian với đầy đủ trong mình những thứ năng lượng cần thiết để tự bay đi, bay xa và bay mãi , cho đến khi nào hết nhiên liệu, hết phúc báu, sẽ tự rơi giữa khoảng không gian vô biên một cách tự do và thanh thản.

 

 

                                   Giác Đạo - Dương Kinh Thành

            

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/05/2023(Xem: 4057)
Phương thức Nuôi Dưỡng Bồ Đề Tâm. Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh. Sự khác biệt của hai tâm này có thể ví như một người muốn đi và một người đang đi. Riêng Bồ Đề Tâm Nguyện, tự nó đã mang sẵn nhiều quả báo lành nhưng vẫn chưa bằng Bồ Đề Tâm Hạnh, nguồn gốc của tất cả công đức. Tuy còn trôi lăn trong luân hồi, trói buộc bởi phiền não, nhưng những ai vừa phát Bồ Đề Tâm thì ngay khi đó liền trở thành "Con của Đấng Thiện Thệ" (Fils des Sugatas). Chư thiên và loài người sẽ cung kính kẻ đó.
29/04/2023(Xem: 5201)
Tặng 400 phần cơm chay ngày 23/04/2023 Thầy Ngộ Thông, Thầy Tánh Tuệ, Diệu Âm PA USA Ngọc Thiện, Canada AMIDAPHAT GIA ĐÌNH: HỌ ĐINH HP-VN Tặng 400 phần cơm chay Trước Bệnh Viện Ung Bướu cơ sở 2 Đợt 33 Ngày 23/ 4 / 2023
20/04/2023(Xem: 2289)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng Pháp và Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023, tôi được một món quà quý báu do Hòa Thượng Thích Như Điển, Chánh Thư Ký Hội Đồng Hoằng Pháp và Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời trao tặng. Món quà đó là cuốn “Sống Với ‘Thán Dị Sao’ Của Ngài Thân Loan” do HT Thích Như Điển dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt và vừa được Viên Giác Tùng Thư ấn hành vào đầu năm 2023.
16/04/2023(Xem: 3993)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm, pháp hữu.. Trước thềm mùa Phật đản Vesak sẽ diễn ra đầu tháng 5 tại Bồ Đề Đạo Tràng. Để chia sẻ với người nghèo xứ Ấn niềm vui Vesak, tuần vừa qua chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi phát quà tại hai làng nghèo Parki parariya Village & Uruvela Village- Bodhgaya Bihar. Xin được gửi một vài hình ảnh tường trình thiện sự.
12/04/2023(Xem: 4296)
Vấn : - Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thực hành như thế nào để làm cho thân khẩu và ý của chúng ta được trong sạch? Đáp: - Trong đời sống hàng ngày, chúng ta phải luôn luôn nhớ tưởng đến Phật-Pháp (Buddha-Dhamma), và nhận thấy rõ lợi ích của Phật-Pháp. Việc làm này sẽ giúp chúng ta tịnh hoá dần dần những hành động của thân, khẩu, và ý của chúng ta. Kế đó chúng ta sẽ dùng sự hiểu biết về Phật-Pháp này để thực hành cho đến mức có thể. Chẳng hạn, chúng ta phải phòng hộ sáu căn - mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm của chúng ta. Phải cẩn thận không để bị các trần cảnh bên ngoài lôi đi.
07/04/2023(Xem: 2367)
Thông Báo Gây quỹ giúp Trẻ em Bị Ung thư: Giving Love-Trao Yêu Thương, Chủ Nhật 09/04/23 @Happy Receptions
05/04/2023(Xem: 3064)
Thiền rất quan trọng. Thiền có từ thời trước Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy nhiên, chỉ duy nhất Đức Phật tìm ra thiền KHÔNG TẦM KHÔNG TỨ, hướng dẫn các đệ tử có thể tu tập và chứng đạt từ Sơ thiền đến Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. Đức Phật cũng hướng dẫn rất rõ ràng cách thiền quán: quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp đưa đến kết quả từng bước bớt khổ rồi hết khổ, chấm dứt sinh tử luân hồi.
01/04/2023(Xem: 4224)
LỜI NÓI ĐẦU Buồn thảm và nhiều việc không như ý. Những sự ngược đãi từ khi còn bé, không là chuyện lạ. Lại nữa việc bạo lực ở học đường, sự đối xử tàn nhẫn, bạo lực trong gia đình vẫn tiếp tục được báo cáo rằng, trong mười năm gần đây quá xấu tệ. Thêm nữa việc chẳng đặng đừng của sự phá sản, thất nghiệp, cả hàng loạt chuyện bị ảnh hưởng không thể biết để so sánh được. Hầu như ở trong thời đại nầy không thể thấy trước hết được, mà chúng ta tùy theo từng trường hợp giới hạn để sinh sống, chứ không được ngoại trừ.
30/03/2023(Xem: 3934)
Câu ''thần chú'' linh thiêng nhất của đạo Phật. Trong một truyện thiền của Nhật bản kể rằng, thiền sư Vô Căn trong một lần nhập định 3 ngày, thần thức của ông xuất khỏi thân thể. Các đệ tử của ông tưởng lầm ông đã tịch diệt nên mang nhục thân ông đi hỏa táng. Sau 3 ngày thần thức của ông trở về nhưng không tìm được nhục thân. Tìm không được nhục thân nên thần thức thiền sư Vô Căn quanh quẩn nơi căn phòng ông ở, liên tiếp than thở tìm kiếm nhục thân của ông nhiều ngày đêm thống thiết: Thân tôi ơi, Thân tôi ở đâu?… Tôi ơi, Tôi ở đâu?…
25/03/2023(Xem: 3253)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền! Phải có tiền mới có nhà để ở, có tiền để mua sắm quần áo che thân, mua thức ăn nuôi dưỡng cơ thể, mua sắm đồ đạc, vật dụng trong nhà. Có tiền mới có xe để di chuyển đó đây. Người nào dư tiền lắm bạc mới bàn đến việc sở hữu của cải vật chất. Người không có tiền thì cuộc sống phải chịu thiếu thốn vất vả trăm bề.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]