Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hội thảo Quốc tế về “Phật Giáo vào Thế kỷ 21"

18/02/201709:08(Xem: 8175)
Hội thảo Quốc tế về “Phật Giáo vào Thế kỷ 21"

phat giao va vu tru

PHẬT GIÁO VÀO THẾ KỶ 21

Viễn cảnh và Đáp ứng đối với các Thách thức và Khủng hoảng toàn cầu

Do Bộ Văn hoá, Chính phủ Ấn Độ tổ chức tại

Nava Nalanda Mahavihara (Trường Đại học đang được thành lập), Nalanda (Bihar)



Thời gian: 17-19 tháng 03 năm 2017

Địa điểm: Trung tâm Hội thảo Quốc tế Rajgir, Rajgir và Trường Đại học Nava Nalanda Mahavihara, Nalanda, Bihar (Ấn Độ)

Một Hội thảo Quốc tế về chủ đề “Phật Giáo vào Thế kỷ 21 - Viễn cảnh và Đáp ứng đối với các Thách thức và Khủng hoảng Toàn cầu” sẽ được tổ chức bởi Bộ Văn hoá, Chính phủ Ấn Độ tại Nava Nalanda Mahavihara (Trường Đại học đang được thành lập), Nalanda (Bihar) vào ngày 17-19 tháng 03 năm 2017 tại Nava Nalanda Mahavihara, bang Bihar, Ấn Độ.

Hội thảo sẽ do Ngài Đạt La Lạt Ma chủ trì và sẽ có nhiều thượng khách là các nhà lãnh đạo, học giả và hành giả Phật giáo uy tín và các bậc trưởng thượng của Tăng Già từ nhiều nước trên thế giới. Hội thảo sẽ tập trung thảo luận các mối đe doạ và thách thức mà thế giới hiện đại đang đối mặt nhằm tìm ra một phương thức tiếp cận thống nhất bằng Phật giáo. Chủ đề sẽ bao quát những viễn cảnh Phật pháp trước các vấn đề như: tính bền vững của các hệ sinh thái, công bằng kinh tế và xã hội, các giá trị đạo đức và tôn giáo, giáo dục, hiểu biết và hoà hợp giữa các tôn giáo và bình đẳng giới. Một khía cạnh tâm điểm là các cách thức phổ biến và hấp thụ các giá trị của Phật giáo. Bằng cách nào Phật tử của những trường phái và các dòng truyền thừa khác nhau có thể làm việc với nhau để đối phó với những thách thức trong các lĩnh vực nêu trên và những thử thách cả trong phạm vi cộng đồng và trên phạm vi toàn cầu, nhằm đưa ra các mô hình cộng đồng lý tưởng cho tương lai. Vấn đề chủ chốt là: Làm thế nào những giá trị nền tảng của Phật giáo cung cấp được sự hướng dẫn và khuyến tấn trong bối cảnh xã hội đương thời?

Bối cảnh:

Thế giới của chúng ta đang vật lộn với những khủng hoảng vô tiền lệ. Thay đổi khí hậu, khủng bố, tôn giáo và bất dung hoà về tư tưởng, cạn kiệt nguồn lực, bất bình đẳng về kinh tế, và những vấn đề khác cũng đang de doạ đến sự phát triển của con người. Ngoài ra, những chính quyền tham nhũng, không làm đúng chức năng đang ảnh hưởng đến các quốc gia và xã hội, trong khi ở mức độ cá nhân, con người đang đối mặt với vô số vấn đề căng thẳng. Đây là một biểu hiện của một sự mất cân bằng nghiêm trọng mang tính hệ thống cần phải được xem xét từ các góc độ nền tảng. Những vấn đề của cả cá nhân và xã hội này đều liên quan dến việc sao nhẵng những giá trị nhân văn cơ bản nhất. Những giá trị tạo nên nền móng cho một cuộc sống lành mạnh và đầy ý nghĩa, là những yếu tố giúp hình thành nên nhân cách và tích cực chuyển hoá hành vi và thái độ của chúng ta đối với tha nhân và thế giới xung quanh mình. Phật giáo bao quát được rất nhiều những giá trị này.

Tất cả các truyền thống tôn giáo đều đặt niềm tin dựa trên hoà bình và tinh thần hoà hợp. Những nguyên tắc và giá trị của các tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu đau khổ cho con người. Thật khôi hài là nhiều mâu thuẫn đang diễn tra trên thế giới là do sự chia rẽ giữa các tôn giáo, trường phái và hệ tư tưởng. Hãy nghe lời của ngài Đạt La Lạt Ma,”Chúng ta phải nhớ rằng những tôn giáo, hệ tương tưởng và các hệ thống chính trị khác nhau trên thế giới là để giúp cho con người có được hạnh phúc. Chúng ta không được quên mục tiêu này và không thể lấy phương tiện làm cứu cánh; con người phải là tối thượng và đứng trên vật chất và tư tưởng.” Đức Phật dạy tham sân si là gốc rễ của tội ác và thường biểu hiện qua xung đột và chiến tranh. Để đối phó, Đức Phật đưa ra một tập hợp các cách thức huấn luyện tâm để đối phó và giảm thiểu những cảm xúc và tâm trạng tiêu cực. Tập hợp này liên quan hơn nữa đến những thách thức mà chúng ta sẽ đối mặt trong thế kỷ 21. Chính vì vậy trong khi thế giới đứng trước những khổ đau của nhân loại do con người gây ra, Phật tử phải nhận lãnh trách nhiệm tích cực trong việc góp phần giảm thiểu những nguyên nhân gây ra xung khắc, khuyến khích sự đối thoại và hiểu biết nhau hơn, và tìm ra những giải pháp cho con đường tiếp theo. Phật giáo cũng có thể đóng vai trò chủ chốt trong việc khuyến khích đối thoại và hiểu biết giữa các tôn giáo và mang lại sự hoà hợp và cơ chế giải quyết những khác biệt.

Thế kỷ 21 đang đến mang theo một thực tiễn là “Đất Mẹ” và chúng ta đang ở ngã tư đường nơi mà sự sống còn của thế giới và mọi sinh linh đều gặp rủi ro. Sự biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng lên, tốc độ sa mạc hoá, sự tuyệt chủng của một số sinh vật, ô nhiễm, những dịch bệnh mới, tất cả đều đã được chứng minh một cách khoa học là kết quả trực tiếp của hành động của chúng ta, sự ham muốn vô độ, khai thác quá mức nguồn tài nguyên và sự vô cảm. Các nhà lãnh đạo tôn giáo đã nói về những vấn đề này trong nhiều thập kỷ dựa trên nguyên lý nhân duyên của Đức Phật, rằng mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ này đều liên quan tương tác lẫn nhau. Báo cáo Biến đổi Kihí hậu của Phật giáo trình cho các nhà Lãnh đạo Quốc tế, ký bởi những đại diện Phật giáo uy tín nhất đã được trình nộp và chấp thuận tại Hội nghị Thượng đỉnh. Một mặt thúc dục các nhà lãnh đạo hành động với lòng từ bi và trí tuệ, báo cáo cũng nhấn mạnh là Phật tử phải nhìn sâu hơn và tham gia mạnh mẽ hơn vào việc tạo ra những thay đổi. Cần phải làm rất nhiều để biến tầm nhìn và ý tưởng này thành hành động. Cần kíp một sự chuyển hoá sâu sắc trong tâm thức và thái độ của con người, và cách thức tiếp cận nền tảng đối với thiên nhiên. Rút tỉa từ những lời dạy của Đức Phật về quyền được hạnh phúc của tất cả chúng sinh, các nhà lãnh đạo và những thể chế chính trị, xã hội và tôn giáo cần đóng một vai trò tích cực và ý nghĩa trong việc xử lý những vấn đề liên đới nhau gây nên những khủng hoảng này.

Phật pháp ở Ấn Độ thời xưa đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của văn minh Ấn Độ thông qua sự tương tác phong phú và nghiêm túc với những truyền thống triết học và tâm linh thuộc nhóm Indic khác. Sự lan truyền của Phật pháp trên thế giới cũng đã đưa đến những khuấy động mạnh mẽ về kiến thức và văn hoá và làm nở rộ thêm các truyền thống triết học và tâm linh đa dạng khác, và điều này làm giúp làm giàu hơn giáo pháp xuyên qua các thời đại và ngày nay được thực hành bởi hàng triệu con người ở Châu Á và nhiều nơi trên thế giới. Những trường đại học Phật giáo lớn như Vikramashila, Takshashila, Odantapuri và Nalanda (trường lớn nhất), một mặt đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy những người đi tiên phong trong các lãnh vực khác nhau như triết học, y học, khoa học và nghệ thuật, và mặt khác giáo dục con người về mặt tâm linh thông qua việc phát triển chánh kiến, tâm từ bị và tình thương vốn là cốt lõi của đạo Phật. Khi Ngài Đạt La Lạt Ma nói đến Phật giáo Tây Tạng như là “Truyền thống Nalanda”, ngài muốn nhấn mạnh đến sư liên kết giữa Tây Tạng với công trình của những bậc thầy của Đại học Nalanda như Nagarjuna, Asanga, Aryadeva, Chandrakiriti, Vasabandhu, Dignaga và Dharmakiritim, và những nhà sư hay học giả khác. Tất cả những ngôi sao sáng của Đại học Nalanda đều nhấn mạnh đến việc thẩm tra kỹ lưỡng và coi trọng việc phân tích sâu sắc giáo pháp trước khi chấp nhận và thực hành, như Đức Phật đã dạy. Sẽ có một phần riêng trong hội thảo nói về sự bảo tồn Truyền thống Nalanda để ghi nhận những liên kết giữa Phật pháp lịch sử giữa truyền thống học tập cổ này với Phật giáo hiện đại ngày nay. Hoạt động này cũng để đề cao vai trò của địa điểm tổ chức hội thảo, vùng đất lành cho Trường Đại học Nava Nalanda Mahavihara hiện đang được thành lập.

Từ lúc mới hình thành đến nay, Đạo Phật đã lan rộng đến nhiều nước và nền văn minh xuyên qua châu Á và sau đó đến các vùng khác trên toàn cầu, đã mang sự an bình đến cho nhiều cá nhân và xã hội. Qua nhiều thập kỷ, những nền văn hoá bản xứ, nhất là ở Á châu, đã ảnh hưởng đến cách hoằng truyền Phật pháp, tạo ra những nét độc đáo cho mỗi trường phái. Tuy nhiên những nền tảng chung cho nghiên cứu và thực hành – chẳng hạn Tam Tạng Kinh Điển (Kinh, Luật, Luận) và Tam Pháp Ấn (Khổ - Vô Ngã – Niết Bàn) - đều được duy trì trong tất cả các giáo phái. Phật giáo đang trở thành tôn giáo toàn cầu trong thế kỷ 21, có một nhu cầu thiết yếu nhằm phát triển hiểu biết giữa những truyền thống Phật giáo khác nhau nhằm tạo ra một cam kết chung ở mức độ cao hơn để đáp ứng với những vấn đề toàn cầu.

Phật giáo với chiều sâu triết lý, tính khoa học và lô-gic đang được hàng triệu con người chọn thực hành như con đường tâm linh của mình. Ngày càng có sự quan tâm rộng rãi và trao đổi nghiêm túc hơn giữa các nhà triết học và khoa học trong Phật giáo, tạo nên sự tác động sâu sắc đến nhận thức của con người. Hội thảo nỗ lực khai thác khía cạnh thú vị này của giáo pháp, có liên quan đến việc mở rộng chân trời hiểu biết của nhân loại về thế giới vật chất và siêu hình học và vũ trụ cũng như tâm thức và cuộc sống con người, và mối tương quan với thiên nhiên và những sinh linh khác.

Thế giới đương đại đang khủng hoảng. Với vô vàn thách thức phải đối mặt ngày nay, chúng ta cần phải đặt câu hỏi về các mô hình tiến bộ của loài người và tương lai của thế giới mà chúng ta đang nỗ lực xây dựng. Không còn nghi ngờ gì nữa, văn minh nhân loại đã trải qua nhiều khủng hoảng, nhưng tầm mức của các thách thức đang đến mức báo động. Cần hơn bao giờ hết sự vận dụng những lời dạy của Đức Phật để đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề mà các cá nhân và xã hội đang chịu đựng.

Các mục tiêu:

-          Để cho các nhóm và cá nhân Phật tử chia sẻ kinh nghiệm hành pháp hoằng pháp họ đang thực hiện trong cộng đồng của mình và với thế giới bên ngoài và nhằm tận dụng các cơ hội và thử thách trong những việc làm đó.

-          Xem xét bằng cách nào chúng ta có thể bắt đầu hành động với lòng từ bi thật sự đối với tất cả chúng sanh nhằm bảo vệ nhau và bảo vệ môi trường, mang đến hạnh phúc và tương lai bền vững.

-          Nhằm khai thác những khung thể chế, kinh tế, giáo dục và xã hội cho việc giải quyết các xung đột.

-          Nhằm tìm ra cách thức củng cố và gia tăng sự hiểu biết và hoà hợp giữa các tôn giáo.

-          Nhằm tăng cường và đẩy mạnh hơn sự liên kết giữa các đại diện Phật giáo cho mạng mạch toàn cầu nhằm nâng cao tiếng nói của Phật giáo trên thế giới.

-          Nhằm khuyến tấn và tạo lập các thể chế quan trọng cho việc phát triển nhân loại thông qua hiểu biết, kiến thức và hành động, dựa trên từ bị và trí tuệ, trách nhiệm chung và hành vi đạo đức trong các lĩnh vực giáo dục, chính trị, kinh tế và xã hội.

-          Nhằm khuyến khích và khởi động những trao đổi và hiểu biết tốt hơn giữa các truyền thống Phật giáo, các viễn cảnh và tính chất độc đáo về văn hoá và văn minh của nhân loại

-          Nhằm phát triển bản đồ cho sự bảo tồn kho tàng Phật pháp

-          Nhằm tăng cường các hoạt động hợp tác, trao đổi và nghiên cứu giữa Phật giáo và khoa học.

-          Nhằm tìm ra cách thức ảnh hưởng các hệ thống giáo dục bằng các giá trị của Phật giáo vì lợi ích của các thế hệ tương lai.

Các chủ đề hội thảo: Chủ đề của cuộc hội thảo ba ngày sẽ nhắm đến việc cân nhắc tính toán và tìm ra một giải pháp phù hợp bằng Phật pháp cho một số vấn đề quan trọng của thế giới hiện đại. Để tiện lợi cho các học giả, lãnh đạo và hành giả uy tín, và để cho các cuộc thảo luận được sâu sắc và thêm phần ý nghĩa, chủ đề của hội thảo được chia thành các chủ đề nhỏ như sau:

  1. Phòng tránh Xung đột và Xây dựng Hoà bình: Giải pháp phù hợp bằng Phật pháp
  2. Môi trường, Bảo vệ Thiên nhiên và Quyền của Động vật: Viễn cảnh và Giải pháp (Chủ đề/Nhóm Nhỏ: Giải pháp cho Biến đổi Khí hậu, Xây dựng các Cộng đồng Bền vững, Bảo tồn và Khai thác Đời sống Hoang dã, Hành tinh Xanh: Các Đại dương, Băng tuyết, Sông hồ, Đối thoại để Tác động tạo ra Thay đổi)
  3. Phật giáo và khoa học: Mở rộng các nền tảng mới với Trí tuệ Cổ điển (Chủ đề/Nhóm Nhỏ: Chánh niệm, Khoa học Lượng tử, Thần kinh học, Tâm lý học và Khoa học Thiên văn)
  4. Phụ nữ trong Phật giáo: Quán chiếu về Quá khứ, Hiện tại và Tương lai
  5. Đạo đức thế tc trong các lĩnh vực Giáo dục, Chính trị, Thương mai, Kinh tế, Truyền thông và Xã hội.
  6. Khuyến khích hoà hợp giữa các tôn giáo
  7. Phật giáo dấn thân vào xã hội: Từ bi trong Hành động (Chủ đề/Nhóm Nhỏ: Phật giáo dấn thân vào xã hội, Phật giáo trong một Thế giới Đa Văn hoá)
  8. Những Thánh tích và Di sản Phật giáo: Bảo tồn và Phát triển (Chủ đề/Nhóm Nhỏ: Bảo tồn các khu Thánh tích, Khảo cổ học và những khu Thánh tích có nguy cơ hư hại, Di sản Vô hình)
  9. Các Truyền thống Phật giáo: Học hỏi nhau giữa các Truyền thống
  10. Khuyến khích các Nghiên cứu Phật giáo và Bảo tồn Truyền thống Nalanda

Các Phiên họp Toàn thể và Từng phần: Cuộc hội thảo ba ngày sẽ có các chủ đề riêng của từng ngày (5 chủ đề/ngày) được tổ chức đồng thời và song song. Ngoài các buổi Khai mạc và Bế mạc sẽ có các Phiên họp Toàn thể và Từng phần (5 chủ đề/ngày), Hội nghị Thượng đỉnh Tăng già và Buổi Cầu nguyện cho Hoà bình Thế giới.

NGÀY 1: Thứ Sáu, 17 tháng 03

Khai mạc

Phiên họp Toàn thể số 1: 5 buổi thuyết trình (5 chủ đề/ngày – Mỗi thuyết ngôn viên trình bày về một chủ đề). Mỗi buổi sẽ có một Chủ trì, Phó Chủ trì và một Điều tiết viên)

Các Phiên họp Chuyên đề: 5 Phiên họp Chuyên đề song song (5 chủ đề/ngày) chia thành 3 phiên nhỏ (phiên trước giờ ăn trưa, sau giờ ăn trưa và sau giờ uống trà). Mỗi phiên họp song song sẽ mở đầu bằng phần trình bày của 5 người thuyết trình kèm theo phần thảo luận do vị Chủ trì điều khiển. Phó Chủ trì và một Điều tiết viên cũng sẽ tham gia. Ngoài ra, sẽ có một Điều phối viên để lập kế hoạch, truyền thông và điều phối trước phiên họp.

Chương trình Văn hoá và Bữa ăn Tối Khai mạc

NGÀY 2: Thứ Bảy, 18 tháng 03

Cầu nguyện: Tụng kinh Tiếng Pali, San-krit, Tây Tạng, Hàn quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và tiếng Anh

Hội nghị Thượng đỉnh Tăng già: Phiên họp Lãnh đạo các Tăng đoàn và những người đứng đầu các truyền thống Phật giáo khác nhau, và các cao tăng nữ, vv... là để gặp gỡ và thảo luận những chủ để khác nhau đang cần được quan tâm trong Phật giáo cũng như trên toàn thế giới

Phiên họp Toàn thể số 1: 5 buổi thuyết trình (5 chủ đề/ngày – Mỗi thuyết ngôn viên trình bày về một chủ đề). Mỗi buổi sẽ có một Chủ trì, Phó Chủ trì và một Điều tiết viên)

Các Phiên họp Chuyên đề: Chương trình giống như Ngày 1

Các Phiên họp Chuyên đề: Chương trình giống như Ngày 1

Các Buổi họp Làm việc Theo nhóm: Chương trình giống như Ngày 1

Chương trình Văn hoá và Ăn Tối

NGÀY 3: Chủ Nhật, 19 tháng 03

Thăm viếng Đài tưởng niệm Ngài Huyền Trang và Giới thiệu Khu Thánh Tích về Ngài Huyền Trang của Thế kỷ 12

Phiên họp Toàn thể số 3: Trình bày các Báo cáo và Kế hoạch Hành động, tất cả sẽ có mặt đông đủ để thông qua

Phiên họp Bế mạc:

Kính mời tất cả học giả và hành giả đóng góp bài phát biểu về bất kỳ khía cạnh nào của các chủ đề và đề tài của cuộc hội thảo. Bài trình bày sẽ được trao đổi cùng với những bài phát biểu chính cho mọi người tham gia đều đọc và hiểu biết trước các vấn đề. 

Hoa Chí (dịch Việt)

***

hoi thao pg the ky 21

pdf
Buddhism in the 21st Century


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/09/2010(Xem: 7899)
Trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc có vua Lương Võ Đế rất tin tưởng Phật pháp, song bà Hoàng hậu tên Hy Thị được vua yêu quý nhất thì tánh lại độc ác...
26/09/2010(Xem: 9254)
Từ trong lòng Tánh Không luận đi ra, người ta thử thay đổi các bình diện biểu lộ của nó, rồi qua những gì sẽ đạt được, trong lãnh vực suy lý cũng như trong lãnh vực sinh hoạt thực tế...
26/09/2010(Xem: 8032)
Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau này được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN...
25/09/2010(Xem: 8872)
Tượng Phật là để thờ, tất nhiên: như sự bày tỏ niềm tri ân, tôn kính của người Phật tử. Nhưng không chỉ thế, tượng Phật còn để chiêm ngưỡng: như một lối trang trí...
25/09/2010(Xem: 9725)
Mọi sự mọi vật theo luật vô thường, chuyển biến liên tục không bao giờ ngừng nghỉ, nhất là chúng thay đổi mau chóng. Con người do không rõ được lẽ vô thường sinh diệt đó...
25/09/2010(Xem: 8439)
Pháp môn Lạy Phật không phải chỉ có các Phật tử thuộc truyền thống Tịnh Độ thực hành, nhưng phương pháp này cũng được các truyền thống khác tu tập.
25/09/2010(Xem: 8392)
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn. Pháp khí là những đồ dùng trong chùa nhưng đúng với Phật Pháp như chuông mõ, khánh, tang đẩu, linh, chung cổ...
25/09/2010(Xem: 18088)
Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh. Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
24/09/2010(Xem: 11966)
Tronghệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động. Cũngnhư có những trang kinh đức Phật chỉ dạy phương pháp báo đáp ân đức sâudày đối với song thân một cách thiết thực nhất. Có nghĩa là đức Phật đãchỉ bày cách báo ân chơn chánh, hợp đạo lý, có lợi ích trong hiện đời và mai sau...
24/09/2010(Xem: 9689)
Nghèo khó và thịnh vượng là hai điều kiện khác nhau trong số những sự thực của cuộc sống. Bạn, tôi và những người còn lại trong thế giới này rơi vào một trong hai điều kiện ấy. Chúng ta có thể giàu hay nghèo về phương diện của cải vật chất hay phương diện tâm linh. Rõ ràng hai cụm từ này, “nghèo khó” và “thịnh vượng”, có những ngữ nghĩa khác nhau. Trước khi bàn đến những quan điểm của Phật giáo về sự nghèo khó và thịnh vượng, chúng ta cần biết chính xác về ý nghĩa của hai thuật ngữ này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]