Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu sử Ni Sư Thích Nữ Trí Hải (1938 – 2003)

11/02/201721:53(Xem: 14894)
Tiểu sử Ni Sư Thích Nữ Trí Hải (1938 – 2003)

TƯỞNG NIỆM

Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải

 

 

 

 

 

Tiểu sử

Ni Sư THÍCH NỮ TRÍ HẢI

(1938 – 2003)

 

-          Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam

-          Nguyên Thư viện trưởng và Giám đốa An sinh xã hội Viện Đại học Vạn Hạnh

-          Nguyên Giảng sư Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh

-          Trụ trì Tịnh thất Tuệ Uyển Vạn Hạn, Liên Hoa, Diệu Không

 

Pháp danh Tâm Hỷ, Pháp hiệu Thích Nữ Trí Hải, thế danh Công Tằng Tôn Nữ Phùng Khánh.

Sinh ngày 9 tháng 3 năm 1938 (Mậu Dần), tại Vỹ Dạ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên. Nguyên quán Gia Miêu Ngoại Trang, Thanh Hoá.

Xuất thân từ một danh gia vọng tộc nhiều đời thâm tín Phật giáo, thân phụ là cụ Nguyễn Phước Ưng Thiều, tự Mân Hương, Pháp danh Như Chánh, thuộc phủ Tuy Lý Vương, thân mẫu là cụ bà Đặng Thị Quê, Pháp danh Trừng Xuân. Ni trưởng là con thứ năm trong gia đình có sáu anh em.

Bởi có túc duyên sâu đối với Phật pháp như thế, nên lúc còn là thai nhi ba tháng, Ni trưởng đã được sớm quy y Tam Bảo với đức Đệ Nhất Tăng Thống thượng Tịnh hạ Khiết. Ngôi chùa Tường Vân, Diệu Đức đã ươm hạt giống Bồ-đề cho người từ buổi thiếu thời vào những ngày còn học phổ thông. Ni trưởng với thiên tư thông tuệ, tài hoa, phẩm cách thanh cao đã nuôi chí uát trần vào giữa tuổi hoa niên tươi đẹp.

Năm 17 tuổi đổ Tú tài toàn phần, Ni trưởng đã muốn xuất gia nhưng co duyên chưa đến. Ni trưởng tiếp tục vào trường Đại học Sư phạm và sau khi tốt nghiệp, dạy trường Phan Chu Trinh – Đà Nẳng.

Năm 1960, sang Mỹ du học và tốt nghiệp Cao học ngành Thư viện (M.A). Cuối năm 1963, đang chuẩn bị luận án tiến sĩ về thi hào Chaucer, người có công lớn trong việc trau dồi ngữ pháp tiếng Anh ở thế kỷ XIV, thì tình hình Phật giáo cần những nhân tài xây dựng, nên Ni sư đã bỏ dở việc học, về nuớc lo Phật sự. Viện Cao đẳng Phật học Việt Nam ra đời, Ni trưởng đã cùng với em gái là Tôn Nữ Phùng Thăng vâng lời Hòa Thượng thượng Trí hạ Thủ đến phụ tá Ni trưởng chùa Phước Hải, quán xuyến cư xá Nữ Sinh Viên và làm việc tại chùa Pháp Hội.

Năm 1964, Ni trưởng quyết dứt trần duyên, cắt tóc xanh, xuất gia y chỉ Ni trưởng thượng Diệu hạ Không tại chùa Hồng Ân, Huế và đã được thọ giới Sa-di Ni. Sau đó, người được Giáo hội cử làm thư ký cho Thượng Tọa Viện trưởng Thích Minh Châu khi Viện Cao đẳng Phật học trở thành Viện Đại học Vạn Hạnh.

Năm 1968, Ni trưởng thọ giới Thức-xoa-ma-na tại Nha Trang và được Thượng Tọa Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh bổ nhiệm làm Thư viện trưởng và Giám đốc Trung tâm An sinh xã hội của viện. Từ đó, Ni trưởng tham gia việc giảng dạy, dịch thuật, thuyết pháp cho sinh viên, Tăng Ni Phật tử tại viện và thực hiện công tác An sinh từ thiện cho đồng bào bị thiên tai, bão lụt và chiến tranh.

Năm 1970, Ni trưởng thọ Tỳ-kheo-ni và Bồ-tát giới tại Đại Giới đàn Vĩnh Gia tổ chức ở Đà Nẳng.

Khi Viện Phật học Vạn Hạnh được thành lập, Ni trưởng tiếp tục làm giảng sư tại Thiền viện Vạn Hạnh rồi giảng dạy tại các trường Cao cấp Phật học và Học viện Phật giáo Việt Nam, phụ trách lớp Trung Bộ Kinh bằng Anh ngữ cho Tăng Ni sinh.

Mở rộng công tác giáo dục, mỗi lần có dịp về Huế, Ni trưởng đều được thỉnh giảng ở các chùa Diệu Đức, Diệu Hỷ, Hồng Ân và phụ trách lớp Cảnh Sách.

Mỗi mùa An cư kiết hạ, Ni trưởng được mời thuyết giảng tại các trường hạ như Vĩnh Phước (ở Hóc Môn), chùa Phước Hòa và các Tự viện trong thành phố hoặc vùng xa như chùa Đại Giác ở Sóc Trăng.

Năm 1984 bị bắt chung với chư Tăng cùng Cư sĩ ở chùa Già Lam, đấu tranh đòi tự do tôn giáo và nhân quyền. Sang ngày 30.09.1988, tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xử 124 năm rưởi tù cho nhóm 21 Tăng Ni, Phật tử, chưa kể hai án tử hinh dành cho hai Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ và Thích Trí Siêu (Lê Mạnh Thát) (sau này nhờ áp lực quốc tế án tử hình giảm xuống 20 năm tù), hai án chung thân dành cho Phan Văn Ty và Tôn Thất Kỳ. Cố Hòa Thượng Thích Đức Nhuận, 10 năm tù, còn Ni sư Trí Hải 4 năm tù rưỡi.

Năm 1996 đến 1999 trường Trung cấp Phật học Long An, Ni viện Thiên Phước thỉnh Ni trưởng dạy Luật Tứ Phần Tỳ-khoe-ni và Bồ-tát giới.

Các Đại giới đàn Minh Tánh (1996), Liễu Thiền (1999), Khánh Phước (2002) tổ chức tại Ni viện Thiên Phước – Long An đều cung thỉnh Ni trưởng làm Tuyên Luật sư và Trưởng ban khảo hạch.

Năm 2003 Ni trưởng được cử vào Phó Ban khảo hạch Đại Giới đàn Thiện Hoa ở Từ Nghiêm.

Đầu tháng 12 năm 2003 Ni trưởng được suy ử Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Trưởng ba vận động tài chính.

Ngoài những hoạt động giáo dục, hoằng php, Ni trưởng còn dành nhiều thì giờ cho việc phiên dịch, biên soạn và in ấn kinh điển để giúp Tăng Ni, Phật tử có thêm tài liệu nghiên cứu học tập, mà tổng số lên đến cả trăm tác phẩm. Đặc biệt nổi tiếng là những bản dịch: Câu chuyện giòng sông của Đại văn hào Hermann Hesse, Gandi tự truyện, Câu chuyện triết học, Thanh tịnh đạo luận, Thắng Man, Tạng thư sống chết, Giải thoát trong vòng tay. Ni trưởng còn trước tác một số tác phẩm khác mà quan trọng nhất là các bản Toát yếu Trung Bộ Kinh (3 tập).

Không những tham gia vào sự nghiệp văn hóa, giáo dục, cuộc đời Ni trưởng còn gắn bó mật thiết với thân phận của đồng bào nghèo khó, yếu đau khắp mọi miền đất nước. Từ những ngày làm Giám đốc Trung tâm An sinh xã hội, Ni trưởng đã theo đuổi sự nghiệp giúp người cho đến ngày cuối cùng của cuộc đời mình, dù có gặp gian khổ đến đâu.

Đầu tháng 3 năm nay, nhân khi đi cứu trợ đồng bào dân tộc tại xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng, Ni trưởng đã bị té, chấn thương cột sống suýt nguy đến tánh mạng. Nhờ sự chữa trị tận tình của các bác sĩ thân hữu và sự săn sóc chu đáo của các đệ tử, Ni trưởng đã dần dần bình phục. Trong lúc cơ thể bị đau đớn như thế, sắc mặt Ni trưởng vẫn tươi vui, luôn hoan hỉ với mọi người, không bỏ dở việc dạy học cho đệ tử và đã sáng tác một loạt những tập thơ Ngoạ Bệnh Ca (I và II), Báo Ân Ca để tỏ lòng cảm ơn những người thăm hỏi. Nội dung các tập thơ này tỏa sáng ánh trí tuệ và thơm ngát hương từ bi.

Một chiều mùa đông, Ni trưởng bận chút Phật sự đi Phan Thiết với ba em thị giả, trên đường trở về Ni trưởng cùng hai em đệ tử Tuệ Nhã và Phước Tịnh đều bị lâm nạn, Người đã Xả báo thân vào lúc 17 giờ ngày 14 tháng 11 năm Quý Mùi, tức ngày 07 tháng 12 năm 2003, hưởng thọ 66 tuổi đời với 33 Hạ lạp; như một đóa Ưu-đàm tươi tắn ngát hương chợt bị bão tố vô thường cuốn đi vào cõi vô cùng, để lại bao nỗi ngậm ngùi đau thương cho những người ở lại.

Nhưng không, hương vẫn ngan ngát thơm bay khắp muôn phương: hương giới đức, hương định tuệ, hương giải thoát của một đời Ni trưởng. Một tấm lòng rộng mở vì Phật Pháp, vì an vui cho mọi người và thương tưởng thế hệ tương lai. Dù có nói bao nhiêu cũng không đủ ngôn từ để diễn đạt hết điều đáng nói nhất về Ni trưởng.

 

NAM MÔ TỪ LÂM TẾ CHÁNH TÔNG, TỨ THẬP TAM THẾ, thượng TÂM hạ HỶ, hiệu TRÍ HẢI NI TRƯỞNG GIÁC LINH THÙY TỪ CHỨNG GIÁM.

 

 

 

Trích bài tường thuật

Lễ tưởng niệm Ni sư Thích Nữ Trí Hải

tại chùa Diệu Quang, California

 

Trong bài diễn văn ngắn không soạn trước Hòa Thượng Hội chủ Thích Mãn Giác đã ca tụng Ni trưởng Thích Trí Hải là người đạo hạnh, là nhà văn hóa tài ba. Những đóng góp của Ni trưởng Trí Hải chẳng những đã làm giàu cho nền văn học Phật giáo mà còn là cho cả nền văn học Việt Nam. Sự ra đi cûa Ni trưởng Trí Hải do đó không những chỉ là mất mát riêng của Phật giáo mà cho cả nền văn học, nhất là phần dịch thuật của dòng Văn học Việt Nam cận đại. Cũng được biết Hòa Thượng Thích Mãn Giác rất thương mến tài đức của Ni trưởng Trí Hải nên sau khi nghe tin dữ này Hòa Thượng đã có rất nhiều bài viết về vị Ni trưởng này cũng như Ngài đã nhiều lần lặn lội khắp nơi khi có lời mời để chứng minh cho các lễ truy điệu dù sức khoẻ không mấy tốt.

Giây phút đầy xúc động và để lại nhiều ấn tượng cho người tham dự chính là bài Ai điếu của Ni trưởng Viện chủ. Với một hàng đệ tử quỳ sau lưng, trong nước mắt, vị Ni trưởng coi sóc hai ngôi chùa mang tên Diệu Quang tại Nam Bắc Cali (cũng là tên của một Ni viện rất nổi tiếng tại Nha Trang mà Ni trưởng Trí Hải đã nhiều lần đến trú ngụ và giảng dạy) đã đọc bài ai điếu dưới dạng viết của một lá thơ gởi người thân đi xa làm nhiều người trong chánh điện không cầm được nước mắt. Với lời văn bình dị Ni trưởng Diệu Từ đã nhắc lại những kỷ niệm mà cả hai đã có, khi cùng theo học đạo với Sư bà Thích Nữ Diệu Không tại tu viện Hồng Ân, Huế cũng như sau này tại Ni viện Diệu Quang Nha Trang. Kết thúc bài ai điếu lơi tán thán công đức của Ni trưởng Trí Hải mà Ni trưởng Diệu Từ đã cô đọng vào hai câu đối được thực hiện rất công phu treo hai bên di ảnh được phóng lớn của người quá cố:

TRÍ tuệ cao siêu vượt lên ngàn Pháp giới

HẢI hạnh từ bi nhuận thắm cả non sông

Sau bài ai điếu chính thức này, Ni sư Thích Nữ Tâm Thường vừa từ Việt Nam qua định cư đã lên nhắc lại những kỷ niệm với Ni trưởng Trí Hải khi cả hai cùng theo học dưới mái Ni viện Diệu Quang. Một người tu sĩ khác là Sư cô Diệu Bổn đã rất xúc động khi lên trình bày cảm nghỉ của mình trong vị thế của một người học trò đã từng có cơ duyên nghe Ni trưởng Trí Hải giảng dạy trong nhiều năm.

Hai vị Cư sĩ duy nhất lên phát biểu trong lễ truy điệu là Bác sĩ Nguyễn Hy Vọng trong tư cách là một vị thầy giáo mà Ni trưởng Trí Hải đã theo học rất lâu và vẫn giữ được tình cảm cho đến khi xuất gia và đến những ngày gần đây. Ông Tôn Thất Tùng là một người thuộc Hoàng tộc với Ni trưởng Trí Hải cũng đã vắn tắt nói lên sự ngưỡng mộ của mình và không dấu sự hãnh diện khi trong dòng tộc đã sản sinh ra một nhân tài cả về hai mặt đạo đức lẫn thế học.

Buổi lễ truy điệu được tổ chức rất chu đáo và long trọng đã kết thúc bằng lời cảm tạ của bà Quảng Thiện thay mặt cho đại chúng của Đạo tràng Diệu Quang vào lúc 12 giờ 30 trưa cùng ngày.

 

 

 

Trích bài tường thuật

Lễ tưởng niệm Ni sư Thích Nữ Trí Hải

tại chùa A Di Đà, California

 

Vào lúc 5 giờ hiều ngày thứ tư 10 tháng 12 năm 2003 (nhằm ngày 17 tháng 11 âm lịch) là ngày vía Đức Phật A Di Đà. Chùa A Di Đà và Trung tâm Phật giáo Thích Thiên Ân đã cử hành lễ tưởng niệm và kỳ siêu Sư bà Thích Nữ Trí Hải tại chùa A Di Đà 14042 Swan, Westminter.

Buổi lễ được chứng minh bởi Đại lão Hòa Thượng Thích Mãn Giác, Hội chủ Tổng hộ Phật giáo Việt Nam tại Hoa K, Hòa Thượng Thích Hạnh Đạo, Viện chủ chùa Phổ Đà (Santa Ana), Thượng Tọa Thích Tâm Thành chùa Liên Hoa, Thượng Tọa Thích Nhật Quang chùa Phổ Đà, Thầy Thích Pháp Hiền (chùa Việt Nam Orange County), Thầy Thích Tánh Quang chùa Việt Nam Los Angeles, quý Sư cô Thích Nữ Huệ Thiện, Viện chủ chùa Hương Nghiệm và một số đông Chư Ni trong vùng.

Về phía quan khách, có bác sĩ Trần Ngọc Ninh, nhà văn Phạm Quốc Bảo, nhà văn kiêm chủ nhiệm Việt Báo Nhã Ca, nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu, giáo sư Trần Hữu Duân, ông Nguyễn Trọng Nhân và Hội cựu sinh viên đại học Vạn Hạnh, ông bà Trần Ngọc Tôn, ông Tôn Thất Tùng và quý thân hữu Phật tử độ hơn 150 người.

Mở đầu buổi lễ tưởng niệm, Ni sư Thích Nữ Như Ngọc, Viện chủ chùa A Di Đà đã cám ơn Chư tôn đức, và quý Phật tử có mặt hôm nay. Ni sư Viện chủ đã thành kính nhắc tiểu sử Sư Bà. Sư bà Thích Nữ Trí Hải nguyên giáo sư Anh văn, kiêm Thư viện trưởng viện Đại học Vạn Hạnh Saigon (trước 1975) đã dâng hiến cả cuộc sống thanh tu cho đạo pháp và quê hương. Với tư chất thông minh, ngày còn là cô nữ sinh Đồng Khánh, sư bà còn là một trong những nữ sinh xinh đẹp của miền sông Hương núi Ngự. Nét đẹp thanh cao, giải thoát của Sư Bà phảng phát từ dung của Bồ tát Quan Thế Âm.

Sư bà Thích Nữ Trí Hải là đệ tử của Đại lão Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết và Sư bà Thích Nữ Diệu Không, chức vụ hiện tại của sư bà là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, giảng sư Viện Việt học Vạn Hạnh, Viện chủ Tu viện Lộc Uyển, Liên Hoa, Diệu Không.

Sư bà đã dịch các tác phẩm: Con đường thoát khổ, Bắt trẻ đồng xanh, Câu chuyện dòng sông, Thanh tịnh đạo, Giải thoát trong lòng bàn tay, Nhà khổ hạnh và Gã lang thang.

Ngoài ra, Sư bà Trí Hải còn là vị nữ tu đã hoạt động tích cực cho hoạt động xã hội như cứu trợ bão lụt, giúp đỡ người dân nghèo khổ, khuyết tật, trẻ mồ côi, mù chữ, các thôn xóm nghèo v.v… Bước chân của Sư bà Thích Nữ Trí Hải đã đi khắp miền ất nước, mang tình thương và nguồn vui đến cho nhiều người kém may mắn.

Sư bà cũng đã có mặt trong cuộc tranh đấu bảo vệ Chánh pháp năm 1963. Sư bà từng là thông dịch viên của Chư tôn đức trong pháp nạn lịch sử này. Năm 1984 cùng với Thượng Tọa Tuệ Sỹ và Thượng Tọa Trí Siêu Lê Mạnh Thát và chư vị tăng ni Phật tử, Sư bà bị chánh quyền Cộng sản bắt và đã bị tuyên án tù nhiều năm. Thượng Tọa Tuệ Sỹ và Trí Siêu đã bị kết án tử hình (sau giảm còn khổ sai 20 năm). Năm 1988, Sư bà Trí Hải được trả tự do. Trong tù, Sư bà đã thuyết pháp và đưa về đường đạo nhiều cán bộ công an coi tù.

Tóm lại, Sư bà Thích Nữ Trí Hải là một bậc ni tài đức hạnh đầy lòng từ bi. Sư bà viên tịch trong chuyến trở về sau khi đi cứu trợ và thăm Trưởng Lão ni ở Bình Thuận. Chiếc xe van của Sư bà bị tai nạn giao thông trên quãng đường Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Sư bà thọ 66 tuổi. Hai sư cô Thị giả là Thích Nữ Tuệ Phúc và Thích Nữ Tuệ Nhã cũng đã viên tịch một lượt với Sư bà, cùng vài người Phật tử khác. Trong khi nhắc đến Sư bà Trí Hải, Ni sư Như Ngọc nhiều lần nghẹn ngào xúc động không nói nên lời. Có nhiều Phật tử lau nước mắt.

Sau đó, ban tổ chức đã kính mời Hòa Thượng Hội chủ Thích Hạnh Đạo, bác sĩ Trần Ngọc Ninh, nhà văn Phạm Quốc Bảo, và chị Tôn Nữ Dung Kiều (gia đình Phật tử) phát biểu cảm tưởng.

Hòa Thượng Hội chủ với giọng đầy xúc động đã nói đến công đức cũng như đạo hạnh hiếm có của vị nữ tu này. Hòa Thượng Hạnh Đạo, bác sĩ Trần Ngọc Ninh, ông Phạm Quốc Bảo và huynh trưởng Gia đình Phật tử Tôn Nữ Dung Kiều đều nói lên lòng kính thương mến tiếc một bậc Ni tài năng khả kính này.

Sau đó là Lễ Kỳ siêu cho Sư bà Thích Nữ Trí Hải, chư tôn đức đã chứng minh buổi lễ thật cảm động mà cũng thật đạo vị, nguyện cầu Mười phương Chư Phật gia hộ Giác linh Sư bà Thích Nữ Trí Hải cao đăng Phật quốc.

Sư bà Trí Hải đã viên tịch, Phật giáo Việt Nam mất đi một vì sao sáng công hạnh và hình ảnh Sư bà còn mãi trong tâm tư mọi người.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/05/2021(Xem: 4937)
Không nói được tiếng Tây Tạng và chưa bao giờ dịch tác phẩm nào nhưng Evans-Wentz được biết đến như một dịch giả xuất sắc các văn bản tiếng Tây Tạng quan trọng, đặc biệt là cuốn Tử Thư Tây Tạng ấn bản năm 1927. Đây là cuốn sách đầu tiên về Phật giáo Tây Tạng mà người Tây Phương đặc biệt quan tâm. Ông Roger Corless, giáo sư Tôn Giáo Học tại đại học Duke cho biết: “Ông Evans-Wentz không tự cho mình là dịch giả của tác phẩm này nhưng ông đã vô tình tiết lộ đôi điều chính ông là dịch giả.”
15/05/2021(Xem: 5086)
Ngay sau tác phẩm Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, người đọc lại được đón đọc Vua Là Phật - Phật Là Vua của nhà văn Thích Như Điển. Đây là cuốn sách thứ hai về đề tài lịch sử ở thời (kỳ) đầu nhà Trần mà tôi đã được đọc. Có thể nói, đây là giai đoạn xây dựng đất nước, và chống giặc ngoại xâm oanh liệt nhất của lịch sử dân tộc. Cũng như Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, tác phẩm Vua Là Phật - Phật Là Vua, nhà văn Thích Như Điển vẫn cho đây là cuốn tiểu thuyết phóng tác lịch sử. Nhưng với tôi, không hẳn như vậy. Bởi, tuy có một số chi tiết, hình ảnh tưởng tượng, song dường như rất ít ngôn ngữ, tính đối thoại của tiểu thuyết, làm cho lời văn chậm. Do đó, tôi nghiêng về phần nghiên cứu, biên khảo, cùng sự liên tưởng một cách khoa học để soi rọi những vấn đề lịch sử bấy lâu còn chìm trong bóng tối của nhà văn thì đúng hơn. Ở đây ngoài thủ pháp trong nghệ thuật văn chương, rõ ràng ta còn thấy giá trị lịch sử và hiện thực thông qua sự nhận định, phân tích rất công phu của
15/05/2021(Xem: 4434)
Ấm ma là hiện tượng hóa ngôn ngữ. Trong kinh Lăng Nghiêm nói đến 50 ấm ma là nói đến biến tướng của nghiệp thức, của các kiết sử thông qua lục căn từng giao tiếp với lục trần trên nền tảng “ sắc-thọ-tưởng-hành-thức”.
15/05/2021(Xem: 4106)
Đọc xong tác phẩm nầy trong một tuần lễ với 362 trang khổ A5, do Ananda Viet Foundation xuất bản năm 2017, Bodhi Media tái xuất bản tại Hoa Kỳ trong năm 2020 và tôi bắt đầu viết về Tác phẩm và Tác giả để gửi đến quý độc giả khắp nơi, nếu ai chưa có duyên đọc đến. Nhận xét chung của tôi là quá hay, quá tuyệt vời ở nhiều phương diện. Phần giới thiệu của Đạo hữu Nguyên Giác gần như là điểm sách về nhiều bài và nhiều chương quan trọng trong sách rồi, nên tôi không lặp lại nữa. Phần lời bạt của Đạo hữu Trần Kiêm Đoàn cũng đã viết rất rõ về sự hình thành của Gia Đình Phật Tử Việt Nam ở trong nước, từ khi thành lập cho đến năm 1975 và Ông Đoàn cũng đã tán dương tuổi trẻ Việt Nam cũng như tinh thần học Phật, tu Phật và vận dụng Phậ
10/05/2021(Xem: 4695)
Chỉ có bốn chữ mà hàm chứa một triết lý thâm sâu ! Chỉ có bốn chữ mà sao chúng sanh vẫn không thực hành được để thoát khỏi sự khổ đau ? Nhưng cũng chỉ bốn chữ này có thể giúp chúng sinh phá được bức màn vô minh, đến được bến bờ giác ngộ, thoát vòng sinh tử !
08/05/2021(Xem: 4158)
Chủ đề bài này là nói về tỉnh thức với tâm không biết. Như thế, nghĩa là những gì rất mực mênh mông, vì cái biết luôn luôn là có hạn, và cái không biết luôn luôn là cái gì của vô cùng tận. Cũng là một cách chúng ta tới với thế giới này như một hài nhi, rất mực ngây thơ với mọi thứ trên đời. Và vì, bài này được viết trong một tỉnh thức với tâm không biết, tác giả không đại diện cho bất kỳ một thẩm quyền nào. Độc giả được mời gọi tự nhìn về thế giới trong và ngoài với một tâm không biết, nơi dứt bặt tất cả những tư lường của vô lượng những ngày hôm qua, nơi vắng lặng tất cả những mưu tính cho vô lượng những ngày mai, và là nơi chảy xiết không gì để nắm giữ của vô lượng khoảnh khắc hôm nay. Khi tỉnh thức với tâm không biết, cả ba thời quá, hiện, vị lai sẽ được hiển lộ ra rỗng rang tịch lặng như thế. Đó cũng là chỗ bà già bán bánh dẫn Kinh Kim Cang ra hỏi ngài Đức Sơn về tâm của ba thời.
04/05/2021(Xem: 3601)
Một khi Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Tây Tạng, ngài sẽ phải đối diện với nhiệm vụ khó khăn về việc nói với thế giới những gì đã xảy ra ở quê hương ngài và cố gắng để có được sự giúp đở cho người dân của ngài. Ngài cũng phải chạm trán với sự tuyên truyền của truyền thông Tàu Cộng rằng ngài đã bị bắt cóc. Tuy nhiên, nhu cầu thiết yếu nhất là để bảo đảm nhà ở và thực phẩm cho những người Tây Tạng đã đi theo ngài lưu vong. Ngài đã hướng đến chính phủ Ấn Độ, và họ đã không làm ngài thất vọng. Trong thực tế, Ấn Độ cuối cùng đã tiếp nhận hơn một trăm nghìn người tị nạn, cung cấp chỗ ở, và nuôi dưỡng họ, cho họ làm việc, và thiết lập những ngôi trường đặc biệt cho trẻ em Tây Tạng. Những tu viện Phật giáo Tây Tạng cũng được xây dựng ở Ấn Độ và Nepal.
30/04/2021(Xem: 6882)
Thưa Tôi. Hôm nay là ngày sinh nhật của Tôi, xin được phép thoát ra khỏi cái tôi để nhìn về tôi mà phán xét và đưa ra cảm nghĩ. Hình dạng tôi đã già rồi, tóc đã bạc hết cả đầu. Tôi đã trải qua một thời gian dài sinh sống làm việc và cuối đời nghỉ hưu. Tôi đã bắt đầu thấm thía cái vô thường của thời gian mang lại. Tôi cũng đã thấm thía cái sức khỏe đã đi xuống nhanh hơn đi lên. Tôi cũng đã thấm thía tình đời bạc bẽo cũng như tình cảm (Thọ) là nỗi khổ đau của nhân sinh. Tôi cũng đã hiểu rõ thế nào là ý nghĩa đích thực của cuộc sống, đó là bất khả tương nghị không thể thốt lên thành lời. Chỉ có im lặng là đúng nghĩa nhất. Ngày xưa khi lục tổ Huệ Năng của Thiền tông chạy trốn mang theo y bát thì thượng tọa Minh rượt đuổi theo để giết lấy lại. Đến khi gặp mặt thì lục tổ mang y bát ra để trên tảng đá rồi núp dưới tảng đá bảo thượng tọa Minh hãy lấy y bát đi mà tha chết cho người. Thượng tọa Mình lấy bát lên, nhắc không lên nổi vì nó quá nặng bèn sợ hãi mà quỳ xuống xin lục tổ tha c
30/04/2021(Xem: 6956)
Thiền Uyển Tập Anh chép Đại sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu (933 – 1011) tu ở chùa Phật Đà, Thường Lạc nay là chùa Đại Bi núi Vệ Linh Sóc Sơn, Hà Nội. Ngài thuộc thế hệ thứ 4 Thiền phái Vô Ngôn Thông. Ngài người hương Cát Lợi huyện Thường Lạc, nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội, thuộc dòng dõi Ngô Thuận Đế (Ngô Quyền). Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, Thiền sư Ngô Chân Lưu tên huý là Xương Tỷ, anh trai Thái tử - Sứ quân Ngô Xương Xý, con Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, cháu đích tôn của Ngô Vương Quyền. Ngài dáng mạo khôi ngô tuấn tú, tánh tình phóng khoáng chí khí cao xa, có duyên với cửa Thiền từ năm 11 tuổi.
27/04/2021(Xem: 5053)
Tánh Không ra đời một thời gian dài sau khi đức Phật Nhập diệt do Bồ tát Long Thọ xiển dương qua Trung Quán Luận. Mặc dầu khi còn tại thế đức Phật có nói về Tánh Không qua kinh A hàm và Nikaya. Nơi đây Phật có nói về tánh xuất gia của hành giả đi tu. Hạng người tâm xuất gia mà thân không xuất gia thì gọi là cư sĩ. Và hạng người tâm và thân xuất gia thì gọi là tỳ kheo. Tánh Không cũng có hiện hữu trong kinh Tiểu không bộ kinh trung bộ. Phật có dạy: nầy Ananda, Ta nhờ ẩn trú Không nên nay ẩn trú rất nhiều. Kế tiếp Phật có dạy trong kinh A hàm về các pháp giả hợp vô thường như những bọt nước trôi trên sông: sự trống không của bọt nước.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]