Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gần ba giờ quý báu xuân Đinh Dậu 2017 bên thiền sư Thích Nhất Hạnh

08/02/201721:27(Xem: 5587)
Gần ba giờ quý báu xuân Đinh Dậu 2017 bên thiền sư Thích Nhất Hạnh

Gần ba giờ quý báu xuân Đinh Dậu 2017 bên thiền sư Thích Nhất Hạnh

TNH1

Như có linh tính báo, tôi liếc mắt về phía bên trái. Thiền sư Thích Nhất Hạnh xuất hiện. Tôi xin phép thầy Từ Thông và đứng lên ra đảnh lễ thiền sư. Và cứ thế bước thật chậm theo Thầy. Thầy Nhất Hạnh ngồi trên xe lăn. Các thị giả đi theo Thầy. Nét mặt Thầy rất hiền hậu. Đôi mắt Thầy rất sáng. Từ Thầy tỏa ra năng lượng bình an đến lạ kỳ.

Thầy đi một vòng trong trai đường. Lúc này đã xong giờ ăn trưa nên các quý thầy, quý sư cô cũng đã về nhiều, chỉ còn lại khá ít. Cư sỹ thì hầu như chỉ có vài ba người. Thầy hiền từ nhìn chúng tôi. Thầy nhìn và gật đầu như rất hài lòng về các học trò của mình.

Rồi Thầy chỉ tay lên tầng 2. Các thị giả khiêng xe lăn của Thầy lên. Lên đến chiếu nghỉ giữa 2 tầng, Thầy chỉ tay ra tín hiệu cho dừng lại. Thầy ngồi ngắm khu nhà bếp từ đây. Thầy ngắm thiên nhiên trong im lặng và bình an. Tất cả chúng tôi lặng im bao quanh Thầy. Tất cả hoàn toàn im lặng. Thật hạnh phúc.

Rồi chúng tôi theo Thầy lên tầng 2, nơi có chánh điện. Chúng tôi theo sự hướng dẫn bằng tay của Thầy tiến về tượng Phật. Thầy nâng tay lên thành kính lễ Phật. Vì tay phải Thầy chưa nâng lên được nhưng chỉ cần 1 bàn tay trái và khuôn mặt, tôi hiểu rằng thầy đang rất thành kính trước Phật.

Tự nhiên tôi nhớ đến câu chuyện về những ngày Thầy bệnh, do sư cô Chân Không kể đến 3 lần (2 lần ở Làng Mai Pháp tháng 10 năm ngoái và tháng 7 năm nay và mới vừa rồi đây tại Làng Mai Thái Lan). Phước đức quá lớn và phải có chư Phật, chư Tổ gia trì thì Thầy mới có thể từ cõi chết trở về như vậy được chứ. Các học trò của Thầy hạnh phúc lắm. Đứng cùng Thầy trước bàn thờ Phật mà tôi xúc động vô cùng. Tôi, và có lẽ tất cả những ai đang có mặt tại đây, đang cùng biết ơn Phật nhiều lắm.

Rồi Thầy chỉ tay hướng chúng tôi về  phía tủ Kinh. Thầy dừng lại rất lâu. Thầy Pháp Niệm lấy ra 2 phiên bản mới nhất của “Nhật tụng Thiền môn” cho thầy xem. Thầy Pháp Niệm đang đóng vai 1 “hướng dẫn viên” để giới thiệu cho Thầy. Thiền sư Thích Nhất Hạnh liên tục gật đầu. Nhìn nét mặt, tôi biết Thầy đang rất hạnh phúc. Thầy và tất cả chúng tôi đang thực sự hạnh phúc trong phút giây hiện tại.

Rồi Thầy và chúng tôi quay về bàn thờ Tổ tiên. Thầy dừng lại khá lâu và thành kính trước bàn thờ. Tất cả chúng tôi cùng bao quanh và hòa vào tâm của Thầy. Tự nhiên tôi nhớ về 4 trọng ân và thấy an lạc vô cùng.
TNH2

Chúng tôi theo Thầy đi về phía bàn thờ tổ Khương Tăng Hội. Thầy dừng lại rất lâu. Thầy lặng người trước tôn tượng. Cứ vậy chúng tôi cùng đứng thiền bên Thầy trong bình an. Rồi Thầy ra tín hiệu cho các thị giả đưa bức tượng tổ Khương Tăng Hội lại phía Thầygần hơn. Thầy chỉ tay vào từng chi tiết trên bức tượng.Thầy quay sang nhìn chúng tôi như muốn nói rằng hãy biết ơn sơ tổ thiền tông Việt Nam và Trung Hoa.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người đầu tiên phát hiện ra và thờ tổ Khương Tăng Hội là sơ tổ thiền Việt Nam và Trung Quốc. Chính Thầy đã viết cuốn sách quý “Thiền Sư Khương Tăng Hội” và đã được xuất bản bằng tiếng Việt tại Việt Nam.

Tự nhiên tôi nhớ về thầy Khương Tăng Hội có cha là thương gia gốc nước Khương Cư miền bắc Ấn Độ, mẹ là người Việt. Thầy Khương Tăng Hội sinh ra ở Việt Nam và xuất gia khi mới 11 tuổi. Thành tài, thầy Khương Tăng Hội đã tổ chức dịch kinh và hoằng pháp ở Luy Lâu (Giao Châu) nay là chùa Pháp Vân, tỉnh Bắc Ninh. Sau đó thầy Khương Tăng Hội sang nước Ngô, lập chùa Kiến Sơ để tu hành. Chùa Kiến Sơ là ngôi chùa Phật giáo đầu tiên tại nước Ngô. Đó là năm 247. Không thể không tự hào khi ngôi chùa đầu tiên đó lại do một thiền sư người Việt Nam chúng ta lập ra. 
TNH3

Thiền sư Khương Tăng Hội là vị thầy xuất gia đầu tiên xuất hiện ở nước Ngô. Chùa Kiến Sơ được thầy lập ra và có sự yểm trợ của vua Ngô Tôn Quyền. Kinh “Lục Độ Tập” do thầy Khương Tăng Hội dịch thật là tuyệt vời. Đây là một công trình lớn và ý nghĩa mà chúng ta may mắn sau này được đọc, tụng. Không thể không tạc tượng và tôn thờ tổ Khương Tăng Hội. Tôi không thể không lặng người đi cùng Thầy Nhất Hạnh trước tôn tượng của sơ tổ thiền tông Việt Nam và Trung Quốc. Tôi tự nhiên mong có một ngày đủ duyên để đến Nam Kinh. Chùa Kiến Sơ chắc không còn nữa nhưng tôi vẫn muốn đến nơi đây lắm, như tôi đã từng đưa hàng chục đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm và đảnh lễ tại chùa Pháp Vân tỉnh Bắc Ninh, nơi thiền sư Khương Tăng Hội tu hành, dịch kinh và hoằng pháp.

Rồi thầy Nhất Hạnh ra tín hiệu để thầy trò cùng ra ban công ngắm cảnh núi đồi vào buổi trưa, ngay giữa giờ ngọ. Chúng tôi đi thiền hành theo Thầy hết dọc ban công và định sẽ vào thiền đường. Tuy nhiên Thầy chỉ tay và chúng tôi đi ngược lại hành lang, quay lại một vòng nữa. Tôi cảm nhận thầy Nhất Hạnh rất yêu thiên nhiên và trân trọng thiền đường.

Rồi từ tầng 1 chúng tôi đi theo thầy xuống nhà bếp. Thầy vào thăm nhà bếp. Thầy dừng ở đây khá lâu. Tôi xúc động lắm. Bị bệnh vậy mà thầy vẫn quan tâm đến bếp núc, đến nơi nấu cơm, đến thức ăn cho các học trò. Có mặt tại đây tôi như nhớ lại các câu chuyện về việc thầy nấu ăn cho các học trò ăn, việc thầy dạy nấu ăn cho các học trò. Một người vĩ đại như Thầy nhưng luôn rất chi tiết, rất cẩn thận, có tinh thần phụng sự tuyệt vời, và có tình yêu thương bao la.
TNH4

Từ nhà bếp chúng tôi theo Thầy ra ngoài đi thiền hành. Chiếc xe điện chờ sẵn. Thầy thị giả hỏi liệu Thầy có muốn lên xe điện đi ngắm thiên nhiên không. Thầy gật đầu. Thế là quý tăng bế Thầy lên xe, cho Thầy ngồi vào giữa, 2 quý thầy ngồi hai bên. Tôi thấy rõ hạnh phúc trên khuôn mặt Thầy.Tất  cả chúng tôi đứng quanh Thầy khá lâu. Xe chạy. Chúng tôi đứng lại lặng yên trong hạnh phúc. Hạnh phúc lắm.

…..

Trưa hôm qua cũng vậy. Khi tôi vừa ăn xong tôi cơm, chợt có linh cảm gì đó nên quay lại. Thiền sư Thích Nhất Hạnh cùng các thị giả đang tiến về trai đường. Điểm khác nhau rằng hôm nay Thầy vào trai đường từ hướng bắc thì trưa nay Thầy vào từ hướng nam. Tôi cũng đã rất hạnh phúc để đến đảnh lễ Thầy. Rồi theo Thầy đi vòng quanh trai đường. Thầy chào các quý thầy, quý sư cô và các cư sỹ đang có mặt tại đây. Rồi tất cả cũng đã lên tầng 2 nơi có thiền đường. Hôm qua cũng như hôm nay, Thầy đều lễ Phật, lễ sơ tổ thiền tông Việt Nam Khương Tăng Hội. Trưa hôm qua thầy cũng đã cho đưa tôn tượng tổ Khương Tăng Hội lại gần Thầy và chỉ tay nhiều lần như muốn hướng dẫn chúng tôi, nhưng muốn giảng cho chúng tôi về thầy Khương Tăng Hội. Thầy ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống. Tất cả cùng quỳ chân, chắp tay cung kính trước tôn tượng thầy Tăng Hội.

Trưa hôm qua chúng tôi đi thiền hành theo Thầy từ trai đường về khu ni xá. Thầy đến thăm nơi ở và sinh hoạt của các học trò là quý sư cô đang tu tập ở Làng Mai Thái Lan. Tôi lặng lẽ bước chân thiền hành theo Thầy trong an lạc giữa buổi trưa.

Tôi nhớ và không thể quên được rằng đã nhiều lần Thầy nhìn về phía tôi. Thầy nhìn tôi rất chăm chú như muốn nói gì đó. Có 2 lần thầy dùng tay chỉ chỉ về phía tôi. Tôi chỉ biết gật đầu. Tôi hiểu rằng Thầy dặn tôi ráng tu đi nhé. Thầy như muốn tôi chú tâm hơn vào tu tập, muốn tôi quay vào bên trong mình nhiều hơn. Rằng giác ngộ và giải thoát mới là mục đích tối hậu của người tu, của tất cả mọi Phật tử. Rằng làm sao để Pháp của Phật đến với thật nhiều người dân Việt Nam ta. Tôi hiểu ý Thầy. Chợt tôi nhớ rằng, năm trước, Sư Bá đã uống trà thân mật cùng tôi và dặn rằng tôi cần dành thêm thời gian hành thiền và sẽ sớm cso kết quả. Sư Bá cũng nói rằng tôi sẽ là cánh tay nối dài của Thầy. Trời ơi, con có làm được gì đâu. Con chỉ biết ráng tu cho tốt, ráng thực hành chánh niệm cho tốt nhất thôi ạ, Thầy ơi.

……

Cách đây 3 hôm, khi chúng tôi đang pháp đàm, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã xuất hiện. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thầy Thầy bằng xương bằng thịt trong năm Đinh Dậu 2017 này. Thầy đi thăm và đến gần từng bàn pháp đàm. Thầy nhìn chúng tôi tràn đầy yêu thương. Rồi chúng tôi cũng đi thiền hành theo Thầy. Đi thiền hành trên con đường nhỏ tiến về phía khu tăng xá. Thầy đến thăm nơi ở của các quý thầy. Chúng tôi đã bước những bước thật thành thơi cạnh thầy, bên thầy và sau thầy.

……

Khi tôi đang ngồi gõ những dòng chữ này thì Thiền sư Thích Nhất Hạnh lại xuất hiện lần thứ 4 và lần thứ 2 trong hôm nay. Phòng ở của tôi ngay đối diện khu tăng xá. Tôi ngồi gõ chữ và mặt hướng ra những hàng tre xanh. Phía xa là rừng và cây. Nắng chiều đang chiếu. Thật hạnh phúc. Thật an lạc. Thân tôi đang an vô cùng. Tâm tôi đang lạc vô cùng. Có Thầy bên cạnh. Còn gì bằng có Thầy đến thăm!

…..

Thầy ơi, sáng nay con ngồi uống trà với bác sỹQuốc mới từ San Fransisco, Hoa Kỳ bay sang để khám chữa cho thầy. Bác sỹ Quốc là bác sỹ chuyên ngành cơ – xương – thần kinh neuromusculoskeletal rất giỏi. Đang uống trà thì nghe qua điện thoại thấy 1 thầy thị giả gọi điện báo rằng đêm qua Thầy ngủ ngon và sức khỏe đã tốt lên. Ôi con mừng lắm.

Thầy ơi, sáng nay con uống trà cùng thầy Tâm Phong (trước đây thầy Tâm Phong tu ở chùa Hoằng Pháp và mới về nhập chúng ở Làng Mai cách đây có 2 năm, tức 2015). Thế nào đủ duyên thầy Tâm Phong cho con 1 bàn cạo râu để sử dụng (vì khi rời Hà Nội con đã quên mang theo, mà ở đây làm gì có cửa hàng hay tiệm tạp hóa). Thế là con đã được làm sạch mặt, làm đẹp mình để đón Thầy, để đi thiền hành cùng Thầy.

Thầy ơi, hôm nay con nhai cơm thấy rất ngọt. Ngọt bởi con đã thực sự ăn trong chánh niệm (chứ không còn ăn các dự án, các mối lo âu, không còn ăn các tính toán và kế hoạch nữa). Sớm nay con cũng đã đi thiền hành trong thảnh thơi và mỗi bước đi của con đã vững chãi hơn và chế tác được nhiều an lạc hơn. Con đã thấy bình an hơn và đã quay với hiện tại nhiều hơn rất nhiều ạ. Con hạnh phúc lắm. 

Thầy ơi, hôm qua con nghe quý thầy nói rằng ở bệnh viên Băng Cốc có 1 chiếc xe để tập đi cho người bị tai biến và họ nói nếu Thầy tập bằng chiếc xe này thì có thể sau vài tuần là đi được. Ở bệnh viện Băng Cốc lại có loại xe thuộc thế hệ thứ 3, hiện đại nhất, hiện đại hơn cả xe bên San Fransisco nữa. Con vui vô cùng. Mong sao, cầu nguyện sao, để thầy mau khỏe, để có thể tự đi lại được và cánh tay phải của Thầy cũng có thể sử dụng được như tay trái hiện nay. Để Thầy đi thiền hành cùng chúng con!

Thầy ơi, chúng con cùng các đồng nghiệp tại công ty sách Thái Hà đang hết mình cố gắng để xuất bản càng nhiều càng tốt các tác phẩm của Thầy, để thật đông người có cơ hội đọc, học và thực hành những lời Phật dạy và theo sự hướng dẫn của Thầy. Cuốn mới nhất chúng con vừa in là “Đạo Phật cho tuổi trẻ”, đúng như mong muốn của Thầy, rằng Đạo Phật cần đến với giới trẻ.

Thầy ơi, hơn thế nữa, ngày 19 tháng 2 tới con sẽ làm khách mời của khóa tu dành cho tuổi trẻ, trong chương trình “Gương sáng” tại chùa Giác Ngộ, quận 10 TP HCM. Dự kiến có đến vài trăm bạn trẻ sẽ tham gia. Con mới là gương mờ, có chăng là hơi sáng 1 chút mà tại sao lại được mời. Con biết nói gì, chia sẻ gì đây, khi gương sáng của Thầy lớn như trái núi, còn kết quả hành thiền và tu tập của con mới chỉ như xíu đất trong móng tay. Nhưng con và các bạn tu nhất định sẽ tu tốt, sẽ phụng sự tốt nhất để Thầy vui, để  thực sự “tay Thầy trong tay con” đấy ạ.
TNH5

Thầy ơi, mấy hôm rồi, có khá nhiều các Phật tử từ Lạng Sơn, Huế, Hải Phòng, hỏi con liệu Thái Hà Books có cuốn này, cuốn kia của Thầy hay không, con nói rằng, có đủ hết. Con có nói rằng, nếu như quý vị nào muốn bất cứ cuốn nào mà chúng con không có, chúng con sẽ cố tìm bằng được. Sách của Thầy hiện nay đã được xuất bản ở Việt Nam nhiều lắm rồi ạ.

Thầy ơi, con đang ngồi đây trong gió mát, trong bình an. Một không gian thật tuyệt vời. Một khung cảnh quá tuyệt vời. Một vùng núi có khí hậu tốt và năng lượng tràn đầy. Con đang hạnh phúc quá Thầy ơi. Con còn hạnh phúc hơn nhiều và biết ơn Thầy vô cùng khi trong mấy ngày qua con đã có may mắn được bên Thầy gần 3 tiếng đồng hồ. Gần 3 giờ quý báu xuân Đinh Dậu 2017 bên Thầy, bên thiền sư Thích Nhất Hạnh thì còn gì tuyệt hơn.

Tối nay, xin sẽ ngồi yên, sẽ thiền giúp các quý vị và các bạn đạo nào đang quá bận bịu và không có thời gian ngồi thiền. Tối nay xin sẽ thiền hành giùm cho quý vị, những người đang đọc những dòng chữ này. Xin lan tỏa năng lượng, hiểu biết và yêu thương đến tất cả, tất cả. Nguyện ngày an lành, đêm an lành. Đêm ngày 6 thời đều an lành. Xuân Đinh Dậu 2017 năm nay quá an lành….

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/07/2018(Xem: 8740)
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, còn gọi là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, có khi còn gọi là Đức Phật Quan Âm, được Phật tử nhiều quốc gia Châu Á thờ phượng vì hạnh nguyện hóa hiện nhiều thân tướng để cứu độ chúng sanh. Riêng đối với Nhật Bản, nơi nhiều tông phái Tịnh Độ thịnh hành, hình tượng Đức Quan Âm hiện diện trong rất nhiều chùa, trong các tuyến hành hương, và trong văn học. Bạn chỉ cần đi vào bất kỳ ngôi chùa nào tại Nhật Bản, nhiều phần là bạn sẽ gặp tượng Đức Quan Âm, hoặc là nghìn tay nghìn mắt gọi là Senju Kannon (Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm), hoặc là một hóa thân của ngài là tượng Đức Chuẩn Đề 18 tay, nhưng thường gặp nhất là tượng Quan Âm Nam Hải trong bộ áo trắng. Chúng ta có thể đọc trong thơ của Basho (1644-1694) hình ảnh nhà thơ đứng nơi gác chuông Chùa Kannon (Quan Âm Tự) nhìn xuống núi, thấy mái ngói chùa trôi nổi trong các chùm mây hoa anh đào: Mái ngói Chùa Quan Âm trôi dạt xa trong mây của các chùm hoa anh đào.
27/07/2018(Xem: 6869)
Chúng tôi được Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch công ty sách Thái Hà thông báo về khóa tu tại chùa Cự Linh, tỉnh Hải Dương Thầy là khách mời của khóa tu trong buổi sáng và buổi chiều sẽ hướng dẫn thiền. Khóa tu có đến 600 bạn trẻ mà chủ yếu là học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tôi là một trong số các bạn may mắn nhất của CLB yêu sách Thái Hà được đi cùng thầy Hùng. Thầy Hùng lái xe đưa chúng tôi đến một chương trình quá đặc biệt làm tôi vô cùng ấn tượng. “Khóa tu mùa hè.” Tại sao lại là mùa hè nhỉ? Câu hỏi này luôn vấn vương trong đầu tôi. Tại sao bây giờ ở rất nhiều chùa, các quý thầy, quý sư cô đều tổ chức khóa tu cho các bạn học sinh, sinh viên nhỉ? Tôi được biết, riêng thầy Hùng đã có hơn chục khóa tu mùa hè mời đến chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình và hướng dẫn thiền cho các bạn tu sinh rồi. Tôi giật mình nghĩ rằng mùa hè là mùa có nhiều ánh sáng mặt trời nhất, là mùa mà bắt đầu có nhiều loại cây bắt đầu kết trái, bởi thế nó mang lại nhiều năng lượn
27/07/2018(Xem: 10207)
Người không hiểu đặt câu hỏi “Tại sao cá đã bắt lên rồi lại đem thả, như thế có giả tạo không?; “Sao không đem tiền cho người nghèo mà đi cứu mấy con cá?” Chúng tôi xin phép được giải thích rõ hơn cho hành động Phóng Sinh: Cũng có những người thiếu hiểu biết và rất tiêu cực còn chê người là ngu vì họ nghĩ nên dùng tiền mua cá để đem cho nhà mồ côi, viện dưỡng lão, trại phong cùi hay người nghèo Phi Châu thì thực tế hơn v.v. Ngư phủ đi bắt cá lên bờ để bán cho người mua về giết rồi ăn thịt chúng. Nhưng thực tế có bán và ăn hết những thuỷ sản bị bắt lên bờ không, hay là sẽ còn thừa bị chết vì bắt lên nhiều quá làm cho một phần thặng dư chúng sanh sống trong nước bị chết uổng phí và chẳng được đóng góp thân thể của chúng để nuôi cho loài người được sống hạnh phúc; Hay chúng bị thúi rữa rồi đem bỏ?
26/07/2018(Xem: 7471)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình. Nhưng sợ hãi có mặt tích cực của nó trong vấn đề tu tập hành trì đạo pháp mà không phải ai cũng biết, sợ hãi là nếp tốt là đạo hạnh của sự lương thiện trong tâm hồn cao thượng. Vậy sự sợ hãi trong tu tập hành đạo như thế nào?
26/07/2018(Xem: 8333)
TUỆ TRÍ CỔ XƯA VÀ TƯ TƯỞNG HIỆN ĐẠI Nguyên tác: Ancient Wisdom and Modern Thought Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Mumbai 2011 Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Tôi thật sự cảm thấy vinh dự lớn để nói chuyện với quý vị. Đặc biệt tại trường đại học, vì đây là trường Đại học Bombay rất nổi tiếng. Tôi luôn cảm thấy vui mừng khi gặp gở với các sinh viên. Tôi tin rằng thế hệ trẻ hơn – những người tuổi dưới 30 hay là 20 – là thế hệ thật sự của thế kỷ này, thế hệ có thể tạo nên một tình trạng mới cho thế giới này một lần nữa.
26/07/2018(Xem: 5842)
5h sáng. Sớm tinh mơ. Tôi đã thức dậy, mở toang hết cửa cổng để đón tất cả nhân duyên của ngày mới còn đang lãng vãng lân la bên ngoài vào nhà. Khu vực ngoại thành này, tầm 8h -9h vẫn còn yên tĩnh, còn nghe được tiếng chim ca, tiếng gà cục tác, huống hồ chỉ mới vào thời khắc đón ánh bình minh dịu dàng từ hướng Đông... Gian phòng thờ đã lên đèn. Ánh hào quang sau thánh tượng đức Phật rọi soi ấm áp huyền diệu. Hoa đăng, hương trầm, bánh trái đã thiết bày trên các bàn thờ theo đúng nghi lễ được Thầy hướng dẫn, căn dặn... Thầy đến trước giờ hẹn nửa giờ đồng hồ, mới 7h30, triệu thỉnh thêm thánh tượng đức Địa Tạng Vương Bồ Tát từ chùa Tịnh Quang mà Thầy trú trì, để thiết trên bàn đặt giữa chính môn. Nửa giờ sau, thêm một thầy nữa quang lâm, thầy
24/07/2018(Xem: 6502)
Sinh ra ở cõi đời này, dù được sống trong vui vẻ hạnh phúc nhiều như thế nào đi nữa, thì cũng sẽ có lúc chúng ta cảm thấy cuộc sống thật là vô vị, bởi những chuyện không vừa ý cứ dồn vập đổ tới khiến chúng ta vô cùng chán nãn. Những lúc như thế chúng ta thường hay oán Trời trách đất, hay oán hận những người xung quanh đã gây bao nhiêu điều phiền muộn đau khổ cho chúng ta. Chúng ta trách tại sao trước mắt chúng ta có những người quá hạnh phúc, không phải lo toan điều gì, mới sanh ra đời đã được ở trong cảnh giàu sang nhung lụa, lớn lên lập gia đình cũng được sống trong cảnh sung sướng, lên xe xuống ngựa, kẻ hầu người hạ. Riêng chúng ta thì đầu tắt mặt tối, cực khổ vô cùng mà cơm không đủ no, áo không đủ mặc.
22/07/2018(Xem: 8810)
Thái Lan: Các cầu thủ đội bóng Heo rừng sẽ xuất gia 12 cầu thủ đội bóng “Heo rừng” và huấn luyện viên của họ đã được cứu thoát sau khi bị mắc kẹt 18 ngày trong một hang động ở Thái Lan, có khả năng sẽ xuất gia hạn định để bày tỏ sự kính trọng đối với Saman Kunan, cựu Hải quân Thái SEAL đã hy sinh trong nhiệm vụ giải cứu đội bóng.
22/07/2018(Xem: 6969)
Người con Phật nghĩ gì về án tử hình? Đứng về phương diện cá nhân, rất minh bạch rằng không Phật tử nào ủng hộ án tử hình. Đứng về phương diện quốc gia, thực tế là rất nhiều quốc gia -- nơi Phật giáo gần như quốc giáo, như Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka… -- vẫn duy trì và thực hiện án tử hình. Tại Thái Lan, án tử hình dùng để trừng phạt cho 35 tội hình sự, trong đó có tội sát nhân và buôn ma túy. Miến Điện cũng thế. Điểm hay là ở chỗ, hai quốc gia này tuyên án tử hình, nhưng rất ít khi thi hành án tử. Các quốc gia có đông dân số Phật tử -- như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan… -- vẫn áp dụng án tử hình, và thường xuyên thi hành án tử.
20/07/2018(Xem: 6408)
Xã hội tân tiến ngày nay, đã khiến cho con người không còn sống trong sự bình thản như ngày xưa, bởi vì nền văn minh kỹ thuật cơ khí, điện tử đã lôi cuốn người ta gia nhập và chạy đua với thời gian. Cái gì cũng phải nhanh, phải vội, cuộc sống bon chen, không ai chờ đợi ai.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]