Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chúa Nguyễn khởi nghiệp với những ngôi chùa

01/02/201721:28(Xem: 7654)
Chúa Nguyễn khởi nghiệp với những ngôi chùa
Chúa Nguyễn khởi nghiệp với những ngôi chùa
Châu Yến Loan

 

Với chủ trương dùng Phật giáo để cố kết nhân tâm, và làm nền tảng tinh thần cho xã hội,  dưới thời chúa Nguyễn, Phật giáo ở Đàng Trong rất phát triển. Nhiều chùa chiền được xây dựng, nhiều thiền sư danh tiếng đã đến hoằng pháp. Có thể nói rằng chúa Nguyễn đã khởi dựng sự nghiệp vĩ đại của mình với những ngôi chùa.

Năm Quý Tỵ (1593), Trịnh Tùng đánh thắng Mạc Mậu Hợp, rước vua Lê trở về Đông Đô (Thăng Long) Nguyễn Hoàng đem tướng sĩ, voi ngựa, binh thuyền ra kinh đô mừng vua Lê và dâng nạp sổ sách binh lương, của cải, vàng bạc, châu ngọc và kho tàng hai trấn Thuận Hóa, Quảng Nam, ông được vua Lê an ủi vỗ về, vua nói: “Khanh trấn nhậm hai xứ, lòng dân được yên, công ấy rất lớn” và tấn phong làm Trung quân Đô đốc phủ, Tả Đô đốc chưởng phủ sự Thái Uý Đoan Quốc Công.

Bấy giờ nhà Lê tuy đã lấy lại Thăng Long, nhưng quân Mạc vẫn còn chiếm cứ nhiều nơi và thường xuyên nổi dậy đánh phá, Nguyễn Hoàng cùng hai con là Hán (công tử thứ hai, làm quan với nhà Lê chức Tả Đô đốc Lỵ Quận Công) và Diễn (công tử thứ tư, làm quan với nhà Lê chức Tả Đô đốc Hào Quận Công) phải vất vả đem quân đi đánh dẹp và hai người con của ông đã lần lượt hy sinh trong công cuộc giúp vua Lê bình định đất Bắc.

Vào tháng 4 năm Kỷ Hợi (1599) Trịnh Tùng được vua Lê tấn phong Đô Nguyên súy tổng quốc chính thượng phụ Bình An Vương, một tước hiệu mà trước đây chỉ dành cho người trong hoàng tộc, cho ngọc toán (thìa ngọc) làm vật báu lưu truyền, lại cho ruộng để phong ấp. Trịnh Tùng lập ra phủ chúa, đặt quan lại riêng gồm đủ cả lục phiên tương đương với lục bộ của triều vua. Phủ chúa toàn quyền bổ dụng quan lại, thu thuế, bắt lính, quyết định chính sự, vua Lê ở trong thâm cung, chỉ có mặt trong những dịp lễ long trọng đặc biệt như tiếp sứ Tàu mà thôi.

Nguyễn Hoàng ở Đông Đô tám năm đi đánh dẹp nhiều nơi, lập nhiều chiến công được lắm người nể nang, kính phục khiến Trịnh Tùng lo ngại nên muốn cầm chân ông ở  Đông Đô không cho trở về Thuận Hóa vì sợ “thả hổ về rừng”

Bốn tháng sau (tháng 8 năm 1599) vua Lê băng hà, Trịnh Tùng và một số quần thần cùng phe cánh bảo rằng Thế tử “kém thông minh” nên tấn phong con thứ là Duy Tân mới mười hai tuổi lên nối ngôi, Trịnh Tùng làm Nhiếp chính đoạt hết mọi quyền hành. Âm mưu tiếm quyền của Trịnh Tùng đã lộ rõ, Nguyễn Hoàng  quyết định trở về Nam .

Năm Canh Tý (1600) nhân các tướng nhà Lê là Phan Ngạn, Ngô Đình Nga và Bùi Văn Khuê làm phản ở cửa Đại An (nay thuộc Nam Định), Nguyễn Hoàng xin đi đánh dẹp rồi đem tướng sĩ, binh thuyền theo đường biển trở về Thuận Hoá. Ông đã để người con trai thứ năm là Nguyễn Hải và cháu nội là Nguyễn Hắc ở lại làm con tin. Sau sự kiện này, vua Lê vẫn để cho Nguyễn Hoàng Trấn thủ phương Nam như trước và thu thuế cho triều đình. Trịnh Tùng cũng gởi thư khuyên Nguyễn Hoàng giữ việc thuế cống. Nguyễn Hoàng hậu đãi sứ giả, sai sứ đi tạ ơn vua Lê và gởi thư cho Trịnh Tùng hẹn kết nghĩa thông gia. 

Trở về Thuận Hóa, ông cho dời dinh sang phía Đông dinh Ái Tử, gọi là Dinh Cát. Tháng 10, gả con gái Ngọc Tú cho Trịnh Tráng (con cả Trịnh Tùng) để yên mặt Bắc mà rảnh tay quay về phương Nam mở rộng hậu phương, tính kế lâu dài.

Vậy là sau những năm đối đầu với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, Nguyễn Hoàng đã nhận thức khá sâu sắc diễn biến chính trị đang diễn ra trong triều đình Lê - Trịnh nên quyết định mở một con đường khác về phương Nam, xây dựng mảnh đất này thành một giang sơn riêng của dòng họ Nguyễn, tập hợp lực lượng chuẩn bị chống lại họ Trịnh. Từ Đông Đô trở về, Nguyễn Hoàng bắt đầu phát triển Phật giáo, những ngôi chùa do ông xây dựng trong buổi đầu dựng nước đánh dấu từng bước khởi nghiệp của ông.

Năm Tân Sửu 1601, Nguyễn Hoàng xây chùa Thiên Mụ. Chùa Thiên Mụ còn gọi là chùa Linh Mụ nằm trên đồi Hà Khê, ở tả ngạn sông Hương thuộc làng An Ninh thượng , phường Kim Long, cách thành phố Huế khoảng 5 km về phía Tây.

Theo truyền thuyết khi Nguyễn Hoàng cưỡi ngựa dọc theo bờ sông Hương ngược lên thượng nguồn để xem xét địa thế, ông đã bắt gặp một ngọn đồi nhỏ bên dòng nước trong xanh, thế đất có hình như con rồng đang quay đầu nhìn lại, đó là đồi Hà Khê. Người dân địa phương kể rằng nơi đây  ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: "Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh". Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn. Tư tưởng của Nguyễn Hoàng muốn tạo dựng một cơ đồ riêng cũng phù hợp với ý nguyện của dân chúng lúc bấy giờ muốn có một vị chân chúa nên Nguyễn Hoàng đã cho xây ngôi chùa trên đồi Hà Khê đặt tên là chùa Thiên Mụ để tác động tâm lý của quần chúng, ngầm gieo vào lòng người một niềm tin rằng ông chính là vị chân chúa mà họ đang mong đợi.

Lúc đầu chùa còn đơn sơ, dần dần các chúa Nguyễn nối tiếp nhau trùng tu, xây dựng thêm các công trình huy hoàng tráng lệ.

chua-thien-mu

Chùa Thiên Mụ

 

Năm 1602 Nguyễn Hoàng đi chơi núi Hải vân, thấy một dải núi cao giăng dài mấy trăm dặm nằm ngang đến bờ biển. Chúa khen rằng: “Chỗ này là đất yết hầu của miền Thuận Quảngnên quyết định dựng Trấn dinh ở xã Cần Húc, xây kho tàng, chứa lương thực,  cử Hoàng tử thứ sáu là Nguyễn Phúc Nguyên trấn giữ và dựng chùa Long Hưng ở phía đông trấn. ( ĐNTL, nxb Giáo Dục 2002, T1, tr 36). Sau đó Dinh Quảng Nam được dời về làng Thanh Chiêm.

Lập Dinh trấn Quảng Nam, Nguyễn Hoàng đã có một quyết định khác thường hiếm thấy trong lịch sử, đó là giao toàn quyền định đoạt mọi việc cho Dinh trấn Quảng Nam, tạo cho Quảng Nam những điều kiện tối ưu để phát triển thành một hậu phương vững chắc cho Thuận Hóa  và làm bàn đạp cho các vị chúa kế tiếp mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Chùa Long Hưng ra đời đánh dấu bước khởi nghiệp tiếp theo vô cùng quan trọng của Nguyễn Hoàng là lập một kinh đô thứ hai của xứ Đàng Trong sau Phú Xuân.

Chùa Long Hưng hiện nay không còn. Ở cánh đồng của thôn Triêm Đông, gần kề với Mô súng, có một vùng đất cao gọi là Vườn Chùa. Tục truyền rằng nơi đây xưa kia là nền đất của chùa Long Hưng. Về sau do bị hư nát nên chùa Long Hưng không còn được sử dụng nữa. Một ngôi chùa mới được dựng lên ở xứ đất Hà Chưng nội có tên là Hội Phước Tự. Vườn Chùa giao cho chùa Hội Phước quản lý. Năm Đinh Mùi 1607 dựng chùa Bảo Châu ở Trà Kiệu (thuộc Quảng Nam).

Năm Kỷ Dậu 1609 dựng chùa Kính Thiên ở phường Thuận Trạch, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình.

Chính sách của Nguyễn Hoàng đối với Phật giáo được các chúa Nguyễn về sau  tiếp tục. Từ Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đến chúa Nguyễn Phúc Thuần đều là những Phật tử thuần thành hết lòng mộ đạo vì thế dưới thời chúa Nguyễn, Phật giáo ở Đàng Trong phát triển mạnh mẽ đặc biệt dưới thời Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu.

Năm 1710, Chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc đại hồng chung tại chùa Thiên Mụ nặng 3.285 cân, là một tác phẩm mỹ thuật quí giá. Sớm sớm, chiều chiều tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga vang vọng đã đi vào lòng người và thơ ca xứ Huế biểu tượng cho vẻ đẹp nên thơ của miền đất thần kinh:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương

Năm 1714, Quốc chúa còn trùng tu chùa Thiên Mụ với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vươngđiện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền v.v… cho người sang Trung Quốc mua hơn 1.000 bộ kinh Phật đưa về đặt tại lầu Tàng Kinh, thỉnh mời Thiền Sư Thạch Liêm Thích Đại Sán sang  Đàng Trong lập Giới đàn truyền các giới Sa di, Tỳ kheo và Bồ Tát giới. Chúa Nguyễn Phúc Chu được truyền riêng một giới đàn và ngài Thạch Liêm đặt pháp danh cho chúa là Hưng Long, biệt hiệu Thiên Túng Đạo Nhơn.

Năm 1844, nhân dịp mừng lễ "bát thọ" của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa một cách quy mô hơn: xây thêm một ngôi tháp bát giác gọi là Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên), đình Hương Nguyện và dựng 2 tấm bia ghi lại việc dựng tháp, đình và các bài thơ văn của nhà vua. Chùa Linh Mụ trở thành ngôi chùa đẹp nhất của Xứ Đàng Trong.

Việc xây chùa, chấn hưng Phật giáo của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng dù xuất phát từ động cơ chính trị, nhưng Chúa đã khéo vận dụng một sách lược khôn ngoan, sáng suốt để thu phục nhân tâm, bình ổn xã hội ở vùng “Ô châu ác địa”, dùng chánh pháp để an dân, cố kết lòng người trong buổi đầu khởi nghiệp . Do đó mà Phật giáo trở thành chỗ dựa tinh thần không thể thiếu của người dân trong việc khai hoang lập ấp, làm ăn sinh sống nơi xứ lạ quê người nhiều rủi ro bất trắc. 

Những ngôi chùa đã đồng hành với chúa Tiên trong buổi đầu dựng nước đầy gian khổ của dân tộc. Kế thừa chính sách tôn giáo của tổ tiên, từ Chúa Sãi Nguyến Phúc Nguyên trở về sau, các chúa đều là những Phật tử thuần thành hết lòng mộ đạo nên Phật Giáo ngày càng phát triển mạnh mẽ, rất nhiều ngôi chùa được dựng lên cùng với bước chân của đoàn quân chúa Nguyễn đi mở đất phơng Nam.

 

                                                                                                Châu Yến Loan

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/12/2013(Xem: 6270)
Một hơi thở vào có thể dài từ bốn tới mười giây, một hơi thở ra có thể tương tự hoặc dài hơn. Thường thì hơi thở ra dài hơn. Khi thở vào, bụng ta phồng lên; khi thở ra, bụng ta xẹp xuống. Nếu muốn kéo dài hơi thở ra, ta có thể ép bụng xẹp thêm nữa và như vậy ta có thể thở ra thêm vài giây nữa. Khi ép bụng để thở ra thêm ba bốn giây nữa thì phần thán khí trong phổi mình được thải ra thêm
16/12/2013(Xem: 6879)
“Người thanh tịnh như vầng trăng êm ả Không bao giờ buồn cũng chẳng hề vui Không thương riêng ai chưa từng hờn dỗi Tình thiêng liêng bao phủ khắp muôn loài” Diệu Tịnh
14/12/2013(Xem: 13458)
Em bé cõng chú chó vượt qua trận lụt kinh hoàng ở Manila, bé trai bị mẹ đâm hơn 90 nhát ở Trung Quốc, Giáo hoàng Francis ôm hôn người “mặt quỷ”… là những hình ảnh nổi bật, gây xúc động nhất trong năm 2013
14/12/2013(Xem: 9016)
Trong thời gian gần đây có một số ý kiến cho rằng phương pháp thực hành chánh niệm, hiện pháp lạc trú, mà các nhà Phật học trình bày trong nhiều sách báo, tạp chí Phật giáo là không đúng tinh thần Phật dạy, vì những điều này gần giống với chủ trương của triết thuyết hiện sinh (Existentialism) phương Tây hơn là tư tưởng Phật giáo. Các luận điểm nói:
14/12/2013(Xem: 35747)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
14/12/2013(Xem: 10696)
Nói đến tu hành là nói đến tội phước, nếu không rõ tội phước tức là không rõ sự tu hành. Nếu người tu mà cứ lao mình trong tội lỗi, ấy là người tạo tội cho không phải là người tu hành. Mọi sự an vui và đau khổ gốc từ tội phước mà sanh ra. Vì thế muốn thấu hiểu sự tu hành chúng ta phải thấu hiểu tội phước. Tội phước là những hành động thiết thực trong cuộc sống nầy, không phải là chuyện siêu huyền mờ ảo đâu đâu. Thế nên người tu hành phải thấu đáo, phải phân rành vấn đề tội phước.
13/12/2013(Xem: 13023)
1. Anagarika Govinda là một Lama, người Bolivia, nguyên giảng dạy Triết học tại Đại học Naples. Từ năm 1928-1930 ông qua Sri Lanka, xuất gia với Đại đức Nyatiloka Mahathera, rồi trụ trì chùa Polgasduwa. Năm 1947, ông qua Tây Tạng, được làm đệ tử của Lama Ngawang
13/12/2013(Xem: 9113)
Đọc tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, người ta thường thấy câu thành ngữ “Buông đao đồ tể, lập tức thành Phật”. Đồ tể là người làm nghề giết mổ, chuyên giết mổ súc vật; trong khi đó, một trong những trọng giới của nhà Phật là giới sát. Người Phật tử đã không được phép hại mạng sống của chúng sanh, lẽ nào người sống bằng nghề giết mổ, cả đời lấy đi mạng sống của biết bao sinh vật, chỉ cần buông đao xuống là đã có thể thành Phật, lại còn thành Phật ngay lập tức?
13/12/2013(Xem: 13973)
Khi tâm được bình an, vắng lặng, nhìn lại bà con thân thuộc thì thấy mọi người đều mải mê lặn hụp trong đau khổ, trong vòng lẩn quẩn của thương ghét, từ đó khởi lên tình thương mà đạo Phật gọi là từ bi... Thương ghét
13/12/2013(Xem: 12357)
Bệnh tim mạch: Được coi là “kẻ giết người số 1” ở các nước phát triển. Nghiên cứu của Trường đại học Harvard cho thấy, huyết áp trung bình của người ăn chay giảm rõ rệt so với những người ăn thịt;
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]