Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nét Xuân Khai

01/02/201721:23(Xem: 10293)
Nét Xuân Khai
blank
blank
Ngày Xuân đọc thơ Thiền
 
 Ngày xưa Thiền sư Quang Giác (đời nhà Tống bên Trung Hoa) nhân khi mùa Xuân đến, 
thì nhớ lại ngày nào mình vẫn còn niên thiếu mà bây giờ tuổi đời đã bảy mươi, thời gia trôi 
quá nhanh như dòng nước chảy và vấn đề sinh tử là một vấn đề mà con người không thể nào 
tránh khỏi. Ngài viết:
 
“Khứ niên phùng thanh xuân
 Châu nhan ánh đào lý
 Kim niên phùng thanh xuân
 Bạch phát yểm song nhỉ
Nhân sanh thất thập niên
 Tất nhược đồng lưu thủy
 Bất liễu bản lai tâm
 Sanh tử hà do ly”
 
Dịch:
“ Năm trước gặp thanh xuân
 Má hồng khoe đào lý
 Năm nay gặp thanh xuân,
 Tóc bạc đầy cả mái .
 Người đời tuổi bảy mươi
 Nhanh như dòng nước chảy
 Chẳng ngộ tâm xưa nay,
 Sanh tử làm sao khỏi”
(Thích Thanh Từ thiền sư dịch)
 
- Trong những ngày đầu năm, người đời ai gặp nhau cũng đều chúc những lời tốt lành cho 
năm mới, có khi người ta lại chúc thọ, giả dụ như “ Chúc cụ được thêm một tuổi thọ”. Nói cách 
khác, người đời đã nghĩ theo hướng cộng thêm một tuổi thọ trong việc chúc tụng vào đầu năm. 
Nhưng các vị thiền sư thì lại có cách nhìn ngược chiều với người đời, các ngài nghĩ rằng mỗi khi 
Tết đến, mỗi khi Xuân về, là con người mất đi một năm sống, mạng sống giảm dần, vì vậy đã 
thốt lên: '' Chẳng ngộ tâm xưa nay, sanh tử làm sao khỏi ''. 
 
Người ngộ được bản thể của tâm, chính là người tìm thấy được mùa Xuân miên viễn.
 Namo Buddhaya
blank
 
 Nét Xuân Khai
 
 Thầm lặng Xuân về lúc nửa đêm
 Lay giọt sương khuya đọng trước thềm
Đánh thức cội mai già hé nụ
Khẻ khàng xuân bước nhẹ êm êm..
 
 Đằm thắm xuân về giữa kiếp mơ
Hồn ai mây nước lặng như tờ
Cũng nghe gờn gợn niềm rung cảm
Có phải Xuân lòng nở đóa thơ !?
 
Nhè nhẹ Xuân về theo gió Đông.
 Về trong ánh ánh mắt Mẹ mênh mông..
Đốt làn hương nguyện cùng sông núi
 Xuân đến Bình An khắp đại đồng.
 
 Dìu dịu Xuân về trong nắng mai
 Qua rồi tăm tối những bi ai..
 Xuân sang tô thắm màu hoa cũ
Rạng nét môi cười giữa đổi thay.
 
 Trầm lặng Xuân về theo tiếng chuông
 Hòa theo tiếng mõ quyện làn hương
 Có người tỉnh giấc Xuân trần mộng
 Rũ áo phong sương .. dưới Cội Nguồn..
 Như Nhiên -Thích Tánh Tuệ
( Đêm Trừ Tịch Xuân Đinh Dậu 2017)
blank
 
Với lòng
 
Thành kính Tạ ơn
Chúng con đảnh lễ
Linh Sơn Phật Đà
Cầu cho khắp cõi ta bà
 
Một năm
 
Hạnh Phúc- An Hòa nơi nơi..
 
Chia sẻ cùng cả nhà Theo Dấu Như Lai
hình ảnh Tăng Ni VN
Tam Bộ Nhất Bái lên đỉnh Linh Sơn
trong tâm niệm năm mới nguyện cầu
Thế giới Hòa Bình, chúng sanh An Lạc .
Ngày mùng 3 Tết 
Xuân Đinh Dậu 2017. 
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/09/2010(Xem: 7901)
Trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc có vua Lương Võ Đế rất tin tưởng Phật pháp, song bà Hoàng hậu tên Hy Thị được vua yêu quý nhất thì tánh lại độc ác...
26/09/2010(Xem: 9254)
Từ trong lòng Tánh Không luận đi ra, người ta thử thay đổi các bình diện biểu lộ của nó, rồi qua những gì sẽ đạt được, trong lãnh vực suy lý cũng như trong lãnh vực sinh hoạt thực tế...
26/09/2010(Xem: 8032)
Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau này được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN...
25/09/2010(Xem: 8877)
Tượng Phật là để thờ, tất nhiên: như sự bày tỏ niềm tri ân, tôn kính của người Phật tử. Nhưng không chỉ thế, tượng Phật còn để chiêm ngưỡng: như một lối trang trí...
25/09/2010(Xem: 9727)
Mọi sự mọi vật theo luật vô thường, chuyển biến liên tục không bao giờ ngừng nghỉ, nhất là chúng thay đổi mau chóng. Con người do không rõ được lẽ vô thường sinh diệt đó...
25/09/2010(Xem: 8439)
Pháp môn Lạy Phật không phải chỉ có các Phật tử thuộc truyền thống Tịnh Độ thực hành, nhưng phương pháp này cũng được các truyền thống khác tu tập.
25/09/2010(Xem: 8392)
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn. Pháp khí là những đồ dùng trong chùa nhưng đúng với Phật Pháp như chuông mõ, khánh, tang đẩu, linh, chung cổ...
25/09/2010(Xem: 18090)
Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh. Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
24/09/2010(Xem: 11975)
Tronghệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động. Cũngnhư có những trang kinh đức Phật chỉ dạy phương pháp báo đáp ân đức sâudày đối với song thân một cách thiết thực nhất. Có nghĩa là đức Phật đãchỉ bày cách báo ân chơn chánh, hợp đạo lý, có lợi ích trong hiện đời và mai sau...
24/09/2010(Xem: 9692)
Nghèo khó và thịnh vượng là hai điều kiện khác nhau trong số những sự thực của cuộc sống. Bạn, tôi và những người còn lại trong thế giới này rơi vào một trong hai điều kiện ấy. Chúng ta có thể giàu hay nghèo về phương diện của cải vật chất hay phương diện tâm linh. Rõ ràng hai cụm từ này, “nghèo khó” và “thịnh vượng”, có những ngữ nghĩa khác nhau. Trước khi bàn đến những quan điểm của Phật giáo về sự nghèo khó và thịnh vượng, chúng ta cần biết chính xác về ý nghĩa của hai thuật ngữ này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]