Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mừng năm mới theo phong cách Phật tử

24/01/201721:14(Xem: 9092)
Mừng năm mới theo phong cách Phật tử

Mừng năm mới theo phong cách Phật tử

Thường thì người dân tìm gà quý, cá ngon, giết lợn, mua bia, mua rượu,… về để mừng đón năm mới. Đa phần người dân làm như vậy. Thế còn, Phật tử chúng ta làm gì để đón năm mới. Tôi xin kể ra đây những việc làm của các Phật tử tại 3 địa điểm khác nhau, thuộc 3 đối tượng khác nhau. Mong rằng các câu chuyện sẽ mang đến cho người đọc hương pháp mùa xuân.

Anh John và chị Lan sống ở Frankfurt Đức. Anh chị làm những việc rất đặc biệt là mời những người cô đơn già cả, sống một mình đến nhà mình chơi, tổ chức tiệc cho họ. Anh chị hay mời họ vào những ngày nghỉ, nhất là những ngày cuối năm. Anh John chia sẻ rằng chị Lan, vợ anh, rất yêu quý các trẻ em nghèo và người già. Anh viết “We always invite lonely elders to our place during holidays and throughout the years when we are in Germany . Some pictures of them , my wife love poor children and elders.”
John va Lan don nguoi co don

Tôi giao tiếp với anh John bằng tiếng Anh. Tôi không giỏi tiếng Đức còn anh không rành tiếng Việt, nhưng may thay, có tiếng Anh là ngôn ngữ chung để biết về các hoạt động của anh chị nơi xa Việt Nam. Ngày sát năm mới, anh đến thăm một người đàn ông già sống 1 mình, rất nghèo nhưng rất yêu thích sách. Ông cụ tự cắt tóc cho mình và chính chị Lan luôn muốn chăm sóc ông cụ, nhất là những ngày lễ, tết.

Anh John tâm sự “This man has no family , poor and he loves books . He cuts his own hair to save money , so my wife always wants to take care of him specially during holidays”.
Lan cat toc cho nguoi co don

Hình ảnh tôi rất thích là chị Lan đã tự tay cắt tóc cho cụ Bodo. Thực ra là cắt lại, bởi tự tay cụ cắt cho mình nên lởm chởm và rất xấu. Tôi rất xúc động khi nghe anh John kể rằng ông cụ hầu như không ăn chỉ để tiết kiệm tiền để giúp người nghèo. ÔI xúc động vô cùng. Hơn thế nữa nhà của cụ chỉ là 1 phòng và chứa đầy sách cũ. Và tôi ngạc nhiên về sự chăm tập thể dục bằng cách đi bộ của cụ. Mỗi tuần cụ đi bộ 200 km tức mỗi ngày gần 30 km. Mà cụ đã 82 tuổi. Giới trẻ chúng ta cần ngẫm và nghĩ để học cụ chăm sóc cho chính mình nhé!
John giup nguoi co don

Tôi muốn bạn đọc nguyên văn chia sẻ của anh John “My wife recuts Mr Bodo's hair again. Most of the day he doesn't eat so he can send the money to the poor . He has only one room filled with used books with no spaces to sleep on a bed , every week he would walk about 200km and he is 82 years old.”

Những ngày sát năm mới, anh John và chị Lan rất bận. Nhưng họ bận không phải để mua sắm hay hưởng thụ mà là để chăm sóc người cô đơn  và người già. Họ đón những người già và cô đơn về nhà mình. Bạn khó có thể tưởng tượng khi tại Đức, đất nước văn mkinh hàng đầu thế giới mà có những ông cụ sống không có nước nóng, không có điện, và bữa ăn nóng gần đây nhất là cách đây đã 1 tuần. Hai vợ chồng Phật tử Lan - John đã cắt móng tay móng chân cho cụ, mang cụ vào nhà tắm để tắm và thay đồ mới cho cụ.  Xúc động khi cụ Book Worm làm tất cả chỉ để tiết kiệm tiền giúp người nghèo hơn. Tiết kiệm đến mức cụ chẳng có tiền cho chính cụ.

Anh John viết “Truly appreciate in our hearts n like wise . We are so busy taking care of an lonely and elderly persons. Sending you pictures of Mr Book Worm and Bodisawa n he live in Frankfurt all by himself . Saturday we went there to take him with us to Imsbach. He has no warm water no electricity n his last warm meal was one week ago . When he got here Lan gave him a hair cut , cut his fingers and foot nails, put him in the bathtub and dress him up . He saves money to share for others even he doesn't have enough money for himself”.
Lan giup nguoi co donJohn va Lan to chuc tiec cho nguoi co don

Đối với các Phật tử chúng ta thì hành thiền là rất quan trọng và cần thiết. Không những cần thiền mà thiền sâu. Anh John và chị Lan đã đưa những người cô đơn và giả cả tham gia các buổi thiền. Tôi thấy vui vô cùng. Vui vì thiền đang được lan tỏa đi muôn nơi.

Bạn cùng đọc tâm sự của anh John nhé: “Thank you so much dear Hung and may we wish you to continue to live the life you love and to reach out to others with compassionate heart . We are spending our Christmas with Mr Bodo the Bookworm and our friend Mr Hai who's a licensed TM instructor (transcendental meditation). In combination with his trip to visit his children over here he spent most of the time with us here and train us about the depth of meditation. We all give each other support spiritually specially during the cold winter holidays since Mr Bodo has no family and Mr Hai is a divorced man. My health is progressing and thanks to your support, medicine and prayers. May your days be filled with understanding and abundant love “.

Cuối cùng, những chia sẻ về việc chăm sóc người già và cô đơn hết mình để họ cũng có năm mới tốt hơn làm trái tim tôi rung động. Cụ Bodo đã 84 tuổi và sống 1 mình. Chị Lan và anh John rất hạnh phúc khi giặt quần áo cho cụ, tắm cho cụ. Tôi rất xúc động nên hành ngày hành thiền để hồi hướng công đức và cầu nguyện để anh John chị Lan khỏe mạnh để tiếp tục những việc làm đẹp của mình, để các cụ già được hạnh phúc hơn, nhất là trước thềm năm mới. Tôi thực sự xúc động về các việc làm của những người bạn Phật tử nơi trời châu Âu. Tôi hạnh phúc lắm.
John va Lan moi nguoi co don an toi

Anh John viết “As for us, we were so busy until now and my wife loves to take care of the elderly and handicapped so she kept us very busy too . Mr Bodo is a very lonely good man , no family, a booksworm and with hard hearing spent the holidays with us. Sometimes it is difficult for us as he is getting older (84) and has continence problem and we constantly have to wash his clothes and wash him too . ... I really appreciate for all the prayers and constantly check on me . With big hug and love from us”.

Tại Việt Nam, để chào đón năm mới, chúng tôi tổ chức Tết Chay tại chùa Tứ Kỳ thủ đô Hà Nội. Rất thành công. Và tôi tin rằng tết này nhiều gia đình sẽ có cỗ chay và ăn tết chay.
CLB Nuong bong bo de tang qua tet

Trong những ngày này chúng tôi đi lỳ xì sách. Gặp những ai đủ duyên và lỳ xì kinh, sách. Hàng trăm cuốn kin, sách đã được lỳ xì. Hôm qua tôi đã đến chùa Giác Ngộ TP HCM và lỳ xì bộ kinh Nykaya 21 tập cho sư cô Giác Hạnh Hải. Sư cô rất vui.

Nhiều người cũng ủng hộ chương trình và mua kinh, sách để lỳ xì. Cô Nguyễn Thị An, một Phật tử ở Hà Nội đã mua 100 cuốn “Happy Book - Hạnh phúc mỗi phút giây” để lỳ xì. Cô Kiều Anh – hiệu trưởng trường tiểu học thị trấn Thường Tìn vừa lỳ xì xong 21 cuốn sách quý cho các phụ huynh đã gửi tiếp 2 triệu nhờ chúng tôi mua cuốn “Quản lý nghiệp” để lỳ xì nhân năm mới. Vợ chồng bạn trẻ Ngọc và Linh cũng trích 1 triệu đồng từ lương để nhờ mua sách lỳ xì. Bạn Tuấn Anh ở TP HCM thì đi gom hết sách “Nhân tố Enzyme” ở các nhà sách để lỳ xì nhân năm mới và lại gọi đặt thêm 100 cuốn nữa mới đủ. Bà con ở tận chùa làng Thanh Lương, chùa làng Bác Vọng Đôngcủa Thừa Thiên Huế cũng nhận được kinh sách lỳ xì từ chị Lan lỳ xì nhân năm mới...
CLB Nuong bong bo de tang qua tet 2

Tất cả mọi Phật tử đang đón năm mới bằng cách lỳ xì sách, kinh và chuẩn bị cho TẾT SÁCH. Thay vì ăn tết, các Phật tử đã và đang chuyển sang vui tết và làm từ thiện. Chúng tôi dự kiến năm nay rất nhiều bà con ủng hộ lỳ xì sách và đến với TẾT SÁCH và làm từ thiện cùng với việc lan tỏa Tết Chay.

Cũng xin chia sẻ chính thức rằng từ ngày 25/01/2017 đến ngày 31/01/2017 (từ 28 đến mùng 4 âm lịch) sẽ diễn raTết Sách trong khuôn khổ Lễ hội Đường sách Tết Đinh Dậu 2017. vị trí không gian TẾT SÁCH nằm trên trục đầu đường Ngô Đức Kế cắt ngang với đường Nguyễn Huệ.

Từ ngày 28/01- 01/02/2017 (tức từ mồng 1 Tết đến hết mồng 5 Tết), TẾT SÁCH với không gian  “Phố Sắc Xuân 2017” sẽ diễn ra tại khu du lịch Suối Tiên với “Không gian trà quán và kinh, sách.” Hơn 500 đầu kinh, sách đã sẵn sàng để phục vụ cho Phật tử và bạn đọc du xuân, để người dân có một chuyến du xuân vui tươi, hạnh phúc.

Từ ngày 30/01 – 05/02/2017 (Tức mùng 3 Tết – mùng 9 âm lịch) sẽ diễn ra TẾT SÁCH  tại phố sách Xuân 2017 trên phố Lê Thạch, quận Hoàn Kiếm Hà Nội. Tại đây ngoài trưng bày kinh, sách, sản phẩm từ sách sẽ có nhiều hoạt động ý nghĩa mừng năm mới.

Cuối cùng, tôi muốn chia sẻ những việc làm quý giá của nhóm Phật tử Thái Nguyên. CLB Nương bóng bồ đề là của một nhóm Phật tử khuyết tật. Các bạn đãcó những việc làm vô cùng quý giá trong những ngày chuẩn bị chào đón năm mới – tặng quà từ thiện.

Bạn Diêu Sen chủ nhiệm CLB Nương bóng bồ đề cùng các bạn trong CLB đã chia sẻ quà tết cho các hoàn cảnh khó khăn. CLB đã tặng 24 xuất quà và chuyển quà bằng tiền mặt cho 18 bạn ở xa không thể đến nhận quà đươc. Mỗi xuất quà trị giá hai trăm nghìn đông. Tôi xúc động vô cùng khi biết các bạn là những người khuyết tật mà còn biết lo cho những hoàn cảnh khó khăn hơn.

CLB Nuong bong bo chu nhiem Dieu Lien
Tại chùa Thịnh Đán, 5 xuất quà dành cho các hoàn cảnh đặc biệt nặng, mỗi xuất quà gồm 2 yến gạo, 200.000 đồng và 1 túi hàng đã được chủ nhiệm Diệu sen trao tận nơi cùng chị Phạm Liên. Những tấm lòng rộng mở như để ôm ấp mọi nỗi khổ niềm đau của chúng sinh. Những tấm lòng rộng mở của CLB Nương bóng bồ đề như để lắng nghe và thấu hiểu hơn.

Thương yêu là ngọn lửa vi diệu đã thắp sáng cho mỗi mảnh đời bất hạnh. Phật tử Diệu Sen và các bạn Phật tử khuyết tật đã thực hành thật tốt lời Phật dạy, có cách chào đón năm mới thật ý nghĩa. Tôi rất xúc động khi theo dõi các việc làm đầy ya nghĩ và xúc động này của Diệu Liên và CLB Nương bóng bồ đề.

Giờ phút này tôi hạnh phúc vô cùng. Tôi mong được biết đến những câu chuyện hay, những cách mừng năm mới ý nghĩa nữa của Phật tử trên cả nước. hãy cùng nhau đón tết theo cách của Phật tử các bạn nhé./.

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/12/2020(Xem: 5114)
Ngày 10 tháng 12 vừa qua, theo Bình Nhưỡng đưa tin (KCNA) – Trong số những Di sản Văn hóa quý giá đất nước Triều Tiên có “Cao ly Bát Vạn Đại Tạng kinh” (고려 팔만 대장경, 高麗八萬大藏經, 80.000 Wooden Blocks of Complete Collection of Buddhist Scriptures” được khắc mộc bản vào nửa đầu thế kỷ 11, triều đại Vương quốc Koryo (918-1392).
19/12/2020(Xem: 5025)
Lối xưa người đến dạo chơi, Hoá thành chú Tiểu, học lời Thầy Trao. Thênh thang mây trắng hôm nào, Ra vào chốn tịnh, trăng sao gối tình.
13/12/2020(Xem: 6052)
Một học giả nổi tiếng người Anh, làm việc cho trường đại học ở Luân Đôn, nổi tiếng vì ông đã dịch một số sách vở Phật giáo từ tiếng Hoa. Trong số những ấn bản đã in của ông có tác phẩm “Cuộc Đời của Thánh Tăng Huyền Trang, The Life of Hsuan-Tsang”. Cư sĩ Samuel Beal sinh vào ngày 27 tháng 11 năm 1825, nguyên quán tại Greens Norton, một ngôi làng ở Nam Northamptonshire, Vương quốc Anh, vị học giả nổi tiếng Phương Đông học, vị Phật tử người Anh đầu tiên trực tiếp dịch những tác phẩm văn học Phật giáo từ tiếng Hoa sang Anh ngữ, ban đầy những ghi chép kinh điển Phật giáo, do đó góp phần làm sáng tỏ lịch sử Ấn Độ.
11/12/2020(Xem: 6054)
Phật giáo Hàn Quốc phải chịu đựng nỗi đau chưa từng có của “Pháp nạn 27.10” (10·27 법난, 十二七法難), nhưng chư tôn tịnh đức tăng già đã biến đau thương thành sức mạnh. Chẳng bao lâu, nỗi đau ấy đã thăng hoa thành động lực để sớm hồi sinh trong phúc lợi xã hội, và những thành tựu đáng kể bắt đầu đạt được trong các lĩnh vực xã hội dân sự, thông qua tổ chức phi chính phủ (NGO), nhân quyền, giao lưu liên Triều (Nam Bắc Hàn) và phúc lợi xã hội.
11/12/2020(Xem: 5561)
Mối quan hệ giữa Tây Tạng, Ấn Độ và Trung Quốc được minh họa rõ nhất qua lời của tác giả, nhà báo, nhà sử học và nhà tây tạng học, Cư sĩ Claude Arpi, người Pháp, người đã viết một loạt các tác phẩm quan trọng về Tây Tạng, Ấn Độ và Trung Quốc, bao gồm “Số phận Tây Tạng: Khi Những Côn trùng lớn ăn thịt Côn trùng bé; The Fate of Tibet: When the Big Insects Eats Small Insects”.
10/12/2020(Xem: 6276)
Trong số nhiều ấn phẩm sách báo, thư từ cũ xưa mà mẫu thân truyền giao cho tôi gìn giữ, bảo quản để làm tư liệu để viết lách sáng tác, tôi tìm thấy được quyến sách “Thi phẩm Từng giọt Ma Ni” (xuất bản năm 1993, bìa sách là tranh của Họa sĩ Phượng Hồng), cùng 02 phong bì thư của “Tạp chí An Lạc” được gửi qua bưu điện từ Sài Gòn ra Nha Trang vào năm 1966, trên các kỷ vật quý hiếm này đều có lưu thủ bút của một bậc danh tăng Phật giáo nước nhà: Hòa thượng Thích Thông Bửu.
10/12/2020(Xem: 5396)
Nữ nghệ sĩ Phật tử Jacques Marchais sinh năm 1887 tại Cincinnati, thành phố ở miền tây nam Ohio, Hoa Kỳ. Thân phụ của bà là cụ ông John Coblentz và mẫu thân là cụ bà Margaret Norman Coblentz. Vốn mồ côi cha từ thuở ấu thơ, mẹ phải vất vả đùm bộc trong cảnh gà mái nuôi con; Jacques Marchais đã đến các trại mồ côi và các mái ấm khác nhau trong suốt thời thơ ấu, và tuổi thanh xuân 16, bà đã trở thành diễn viên tham gia vào một bộ phim Boston Peggy From Paris, nơi bà gặp người chồng đầu tiên Brookings Montgomery. Bà sinh được ba người con, hai gái Edna May và Jayne, và con trai, Brookings.
08/12/2020(Xem: 14950)
29/ Nhị Tổ Huệ Khả Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Năm, 01/10/2020 (15/08/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Bổn lai duyên hữu địa, Nhơn địa chúng hoa sanh, Bổn lai vô hữu chủng, Hoa diệc bất tằng sanh. Xưa nay nhơn có đất, Bởi đất giống hoa sanh, Xưa nay không có giống, Hoa cũng chẳng từng sanh Nam Mô Đệ Nhị Tổ Huệ Khả Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
07/12/2020(Xem: 5554)
Cư sĩ Giuseppe Tucci (dʒuˈzɛppe ˈtuttʃi; sinh ngày 5 tháng 6 năm 1894 – mất ngày 5 tháng 4 năm 1984), Học giả tiên phong người Ý, nhà Đông phương học, Ấn Độ học, Đông Á học, người đã xuất bản một số sách, mở đầu cho việc nghiên cứu tôn giáo, lịch sử và văn hóa của Tây Tạng. Ông là một trong những học giả Tây phương đầu tiên du hành một cách rộng rãi trên khắp vùng cao nguyên, Phật giáo Kim Cương thừa Tây Tạng và các vùng phụ cận, những sách xuất bản của ông thường nổi tiếng về cả nội dung lẫn sự phiêu lưu mạo hiểm của ông trong khi làm nghiên cứu.
06/12/2020(Xem: 5506)
Đạo phật ngày nay đang xuyễn dương lối sinh hoạt của người con Phật là sống an nhiên tự tại trong hiện tiền. Lối sống được mọi người noi theo là tĩnh thức và hiện tại. Làm sao đạt được điều ấy? Và tại sao sống tĩnh thức và hiện tiền là chấm dứt khổ đau? Trong khi theo Phật dạy Tứ diệu đế thì tu tập diệt tận cùng lậu hoặc diệt khổ đau. Sống tĩnh thức là theo 4 y của Phật dạy: y pháp bất y nhân. Y nghĩa bất y ngữ. Y trí bất y thức. Y kinh liễu nghĩa bất y kinh bất liễu nghĩa. Sống hiện tiền là sống trong thiền định.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]