Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Tìm Tĩnh Lặng Trong Mâu Thuẫn Của Cuộc Đời

08/01/201720:34(Xem: 6749)
07. Tìm Tĩnh Lặng Trong Mâu Thuẫn Của Cuộc Đời

TÌM TĨNH LẶNG TRONG
MÂU THUẪN CỦA CUỘC ĐỜI

Cuộc đời là những mâu thuẫn, ở đây tôi không nói những gì cao siêu mà nói về những kinh nghiệm sống của người Phật tửChúng ta sống như thế nào để cuộc đời được an lành tự tại, không bị đau khổ làm ray rứt. Đó là chủ yếu.

Người Phật tử tại gia cũng như hàng xuất gialuôn luôn có những buồn phiềnGia đình không thống nhất ý chí với nhau, hoặc trong chùa không đồng tâm hiệp lực. Tập thể nào cũng có những chuyện như vậy hết. Lý do gì xảy ra những buồn phiền đó? Chúng ta thử kiểm tra lại bản thân từ thể xác cho đến tinh thần, đi xa hơnlà quan niệm, tổ chức… làm sao thoát khỏi những mâu thuẫn.

Con người cứ ngỡ rằng có sự mâu thuẫn là do người này chống đối người kia, chớ không nghĩ cái mâu thuẫn ở sẵn nơi bản thân mình. Tôi nói theo Phật học, nhưng quí vị trong y học có thể nghiên cứu ứng dụng điều này. Phật dạy thân này do tứ đại hòa hợpgồm: đất, nước, gió, lửa. Đất với gió không thuận, nước với lửa không thuận. Nơi nào có giông lớn thì đất bụi bay tứ tung. Trong thân người, khi lạnh chúng ta phải uống nước nóng cho ấm lại. Khi nóng phải uống nước mát cho dịu lại. Vì nóng là lửa nhiều nước ít, còn lạnh là nước nhiều lửa ít, cho nên phải dung hòa nó. Cái gì yếu nâng lên, cái gì mạnh kéo xuống. Đây là chuyện nghề nghiệp của các bác sĩ.

Trong sự sống, chúng ta phải làm sao trung hòa các yếu tố có tánh chất trái ngược nhau. Quá bên nào cũng sanh bệnh hết. Cụ thể người nào trúng gió thì là đau rêm cả người, vì gió mạnh đất rung rinh, nên chúng ta phải đánh gió. Đánh một hồi bớt gió, người nghe khỏe nhẹ lại. Ở lỗ mũi, cổ họng đất nhiều nó mọc nhánh, phải đi cắt bỏ, nếu không sẽ bị nghẹt. Rõ ràng đất với gió luôn luôn đối chọi với nhau, cái này trội thì cái kia bị ngăn trở. Vì vậy chúng ta phải tìm cách điều hòa làm cho nó quân bình. Cho nên mang thân này là mang một tổ hợp mâu thuẫn.

Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa, đừng để nó cắn mổ nhau. Nhưng điều hòa tới mức nào, kết quả ra sao? Cố gắngđiều hòa tới mức tối đa, đến lúc nào cái giỏ lủng thì mạnh con nào con ấy chạy. Điều hòa giỏi như bác sĩ cũng có ngày cái giỏ sẽ thủng, mấy con rắn bỏ chạy hết. Nước chạy theonước, gió theo gió, lửa theo lửa, đất về đất. Không ai có thể điều hòa được suốt năm này tháng kia cho tới năm bảy trăm năm được. Chỉ một giới hạn nào thôi.

Phần thân đã mâu thuẫn như thế, còn phần tâm có mâu thuẫn không? Theo Duy thức họcnội tâm chia ra các nhóm: nhóm Thiện tâm sở và nhóm Ác tâm sở. Thiện và ác lẫn trong tâm ta. Khi sự việc gì xảy ra chúng ta bực tức có những lời nói và hành động quá đáng, lát sau, thiện tâm sở rầy, nó nói mình làm như vậy không đúng nên ta bị ray rứt. Tự mình thấy khó, tự mình thấy khổ, tức là tự mình trừng trị mình rồi. Cái thiện răn cái ác, nhưng cũng có khi cái ác thắng cái thiện. Như lẽ ra chúng ta không nói tiếng nặng với ai, không làm cho người đau khổ, đó là tâm niệm của người tu, nhưng khi có điều gì làm mình nổi tức lên, ác tâm sở mạnh quá, nó lấn lướt làm cho tâm thiện trốn đâu mất. Chú ác la lối một hồi, chú thiện mới trồi đầu ra thì chuyện đã rồiNội tâm chúng ta lúc nào cũng có hai thứ đó giằng co với nhau, khiến mình bất an hoài.

Thân chống đối, tâm chống đối đều là mâu thuẫnMâu thuẫn là gì? Thuẫn còn gọi là cây khiên, mâu còn gọi là cây giáo. Giáo đâm thì khiên đỡ, chỏi lại. Tâm chúng ta sẵn sàng mâu thuẫn, thân chúng ta cũng sẵn sàng mâu thuẫn. Tự mình đã mâu thuẫn thì sống với mọi người có mâu thuẫn không? Đó là điều không ai muốn, nhưng làm sao tránh khỏiđược! Thân tâm mình mâu thuẫn thì người khác cũng vậy. Cho nên có hòa hợp là có chống đối, điều đó là chuyện hẳn nhiên thôi.

Nói rộng hơn, cả thế gian này có mâu thuẫn không? Người ta thường nhắc đến khí âm, khí dương. Âm với dương có chịu nhường nhau đâu. Dương nhiều thì nắng hạn khô, âm nhiều thì mưa dầm dề. Âm dương lúc nào cũng chống chọi nhau, cái nào tăng nhiều cũng nguy hiểm. Như vậy âm dương ở thế gian cũng luôn luôn chống đối, chớ không phải hoàn toàn hòa hết. Có sự bất thường tức là có sự chống đối. Vì khí ở thế gian đối chọi nhau, luôn thay đổi cho nên ảnh hưởng tới con người, ít bữa cảm, sổ mũi nhức đầu v.v… Rõ ràng con ngườikhông gian bên ngoài, sự sống trên mặt đất đều có sự chống đối, mâu thuẫn với nhau, chớ không phải lúc nào cũng hoàn toàn an ổn.

Cuộc sống ngoài thế gian làm cho chúng ta phải đau khổ, khi mưa dầm lúc nắng hạn do âm dương không điều hòa. Rồi tới con người với con người. Ở đây tôi nói giữa người nam với người nữ. Thường người ta bảo nam cương, nữ nhu. Cương là cang cường, nhu là nhu hòa nên cũng chỏi. Vì vậy khi lập gia đình có chồng, có vợ cũng là sự chống chỏi, bên cương bên nhu làm sao giống được. Cho nên vợ chồng thường hay cãi vã nhau cũng vì lý do đó. Những gì người nam đề nghị người nữ không chịu, người nữ đề nghị người nam không chịu. Vậy cuộc sống gia đình giữa nam nữ muốn được hạnh phúcdễ hay khó? Đã là hai tánh chất không giống nhau thì làm sao dễ được. Quí vị mới thấy cuộc sống luôn mâu thuẫn, không có lĩnh vực nào không mâu thuẫn. Người muốn cuộc sống trong gia đình điều hòa thì phải hết sức khôn khéo. Đó là tôi nói chuyện cá nhângiữa nam nữ, bây giờ nói tới tập thể.

Tập thể nào cũng có một lập trường riêng, sanh hoạt riêng, chánh kiến riêng không giống nhau. Không giống nhau tức là có chống nhau. Nhìn chung, từ bản thân con ngườigia đình, xã hội… tất cả đều mâu thuẫn. Như vậy con người sống trên thế gian không thể có an vui hạnh phúc tuyệt đốiVậy mà người ta cứ đòi hạnh phúc. Nếu gia đình giống nhau thì phải là nam hết, chớ một bên cương, một bên nhu làm sao giống nhau được.

Vì vậy đối với cuộc sống này phải khéo léo, khôn ngoan, không thể tưởng tượng như ýmình. Ai nghĩ rằng những gì mình đề nghị ra mọi người đều nghe, đều tuân theo đó là ảo tưởng. Chỉ có mình đề nghị ra người ta phản đối nhiều hay ít thôi, chớ không bao giờ mọi người chấp thuận hết. Hiểu như vậy rồi, chúng ta phải sống sao cho ôn hòavui vẻ. Nói điều này, tôi nhớ những năm trước có người hỏi tôi: “Thưa Thầy, nếu có hai tập thể thù địch nhau thì theo quan niệm của Thầy, phải làm sao cho hai tập thể đó được hòa hợp?” Tôi trả lời: “Có nước, có lửa thì có cơm ăn.” Đơn giản vậy thôi.

Quí Phật tử thử xét, thật ra người ta cứ sợ mâu thuẫn, nhưng không ngờ chính mâu thuẫn là điều kiện để con người trong vũ trụ này có sự sinh hóa. Nam không cũng không sanh được, nữ không cũng không sanh được. Muốn sự sinh hóa được liên tục tốt đẹpthì con người phải khéo điều hòa. Chúng ta có nước mà không có lửa, hay ngược lại có lửa mà không có nước thì có cơm ăn không? - Không. Phải có nước, có lửa, người khéo dùng nước, dùng lửa để nấu thì có cơm ăn. Chớ dùng nước để dập tắt lửa, hay dùng lửa đun cho cạn nước thì không có cơm ăn. Cho nên cuộc sống phải khéo điều hòa, nặng bên nào cũng thất bại cả. Vợ chồng trái nhau, không giống nhau, nhưng đừng để bên nào thiệt thòi mà nên điều chỉnh có cuộc sống vừa phải, không nên vì được phần mình mà mất lòng người thì gia đình tan nát. Do đó chúng ta phải có cuộc sống hết sứckhéo léo và đừng bao giờ chủ quan. Nhất là bên nam hay chủ quan ta là phái mạnh, cái gì cũng bắt phái yếu tuân theo, đó là điều không tốt, không khéo điều hòa. Đã không khéo điều hòa thì mầm đau khổ sẽ nảy sanh, nên đừng để bên nào bị thiệt thòi thì cuộc sống mới đi tới chỗ tốt đẹp, an vui, hạnh phúc.

Tuy nhiênhạnh phúc trong cuộc đời chỉ là hạnh phúc gượng gạo, chớ không phải hạnh phúc thật. Vì hạnh phúc ấy được kết hợp bởi hai thứ không giống nhau, làm sao trường cửu được. Chẳng qua gắng gượng điều hòa nên cuộc sống tạm an ổn, tạm vui, chớ không có hạnh phúc nào hoàn toàn như ý. Kể cả ông vua cũng không như ý, bởi vì vua cũng có người chống, người phản chớ đâu phải ai cũng nghe theo. Vì vậy chúng ta phải điều hòa để cuộc sống được tốt đẹp. Như vì nồi cơm chúng ta phải điều hòa lửa, nước. Nhờ có điều hòa nước, lửa nên chúng ta có cơm ăn ngon.

Cũng vậy, trong cuộc sống khéo điều hòa thì gia đình hạnh phúc, vợ chồng vui, con cái tốt. Đừng bao giờ nghĩ tưởng dùng thế mạnh đàn áp người ta phải theo mình. Bởi vì khi người bị đàn áp họ phải tuân theo, nhưng trong lòng không phục, thế nào có lúc cũng phản ứng lại. Khéo điều hòa quân bình mới tốt, mới là người khôn ngoan. Còn mình giỏi, mình khôn bắt người ta phải theo đó là chưa thật khôn ngoan. Đây là chuyện mâu thuẫnvà điều hòa giữa con ngườigia đìnhxã hội.

Bây giờ phải điều hòa bằng cách nào? Phật dạy, muốn điều hòa phải tập hai đức tánh nhẫn nhục và hỉ xảThế gian nói nhẫn nhịn và tha thứ. Muốn nhẫn nhịn và tha thứtrước tiên chúng ta phải có cái nhìn thật đạo lý. Có lần tôi được hỏi: Thầy làm Phật sự có gặp những trở ngại do người khác tạo ra không? Tôi đáp: Có! Hỏi: Như vậy Thầy nghĩ sao về người gây trở ngại cho Thầy? Tôi đáp: Trước mắt tôi không có kẻ thù, chỉ có những người bạn đã thông cảm và chưa thông cảm thôi.

Nhìn cuộc đời phải như vậy. Những người đã thông cảm thì tốt với mình, còn những người tuy chưa thông cảm nhưng họ cũng là bạn, chớ không có thù. Như vậy trong gia đình, vợ chồng chẳng lẽ coi nhau như kẻ thù. Nếu có chuyện vui buồn xảy ra thì cũng nghĩ rằng đây là người bạn chưa được thông cảm, rồi sẽ tìm cách thông cảm, đừng bao giờ coi như kẻ thù. Chẳng những trong gia đình mà kể cả mọi người bên ngoài, chúng taphải có cái nhìn cởi mở, thương yêu. Có thế mới giải quyết được nỗi khổ của con người.

Trên thế gian này tràn trề đau khổ bởi vì người mạnh cứ nghĩ mình hơn, rốt cuộc gây đau khổ hoài. Chúng ta tu hành nên sống đem lại an vui cho mình, cho người. Muốn được như vậy mình đừng xem ai là kẻ thù hết. Đó là chúng ta biết sống, biết tu. Làm sao trong cuộc sống gia đình chồng vợ biết nhịn nhau, đã là bạn đời nên hòa vui, đừng bao giờ thù hận. Nếu thấy là kẻ thù thì dễ đi đến đổ vỡ tan nát. Cuộc sống từ cá nhângia đình cho tới tập thể, không bao giờ hoàn toàn đúng theo ý mình, được chừng sáu mươi, bảy mươi phần trăm là tốt lắm rồi, đừng đòi hỏi như ý một trăm phần trăm. Những người đòi hỏi như vậy là hiểu sai lầm, không đúng lẽ thật.

Bây giờ làm sao để chúng ta thấy mọi người xung quanh là bạn? Phải tập nhẫn nhịn. Bởi vì con người ai cũng có sẵn “ác tâm sở” là nóng giận, nam nữ chi cũng biết giận. Khi mình nổi giận nói lời không phải thì người khác cũng nổi giận nói lời không phải. Vậy làm sao? Cái phải về mình hết hay mỗi bên nhường một chút? Chúng ta có tật hay cãi lý. Cãi cho ra lý mà lý không có thật, thường thường lẽ phải ở kẻ mạnh chớ không có thật lý. Cho nên đừng đòi hỏi lẽ thật, chỉ có ai mạnh, ai được nhiều người bênh vực thì người đó phải. Còn ai yếu, ít người bênh vực thì không phải. Ở đời là như vậy thôi.

Thời nay người ta dùng lá thăm, dù người không hay lắm nhưng được lòng thiên hạ thì cũng được thăm, còn người dù cho hay mà thiên hạ không hiểu cũng không được thăm như thường. Đừng cho rằng những gì hay, những gì phải thì mọi người sẽ hưởng ứng. Chỉ khéo được nhiều người mến, được nhiều người ủng hộ hoặc đưa ra những gì đúng với sở nguyện của họ thì họ hưởng ứng, họ theo mình. Ngược lại dù có đưa ý kiến đúng mà họ không muốn thì cũng không theo như thường. Như vậy không hẳn nhiều người khen là lẽ phải. Lâu nay chúng ta cứ ngỡ rằng được nhiều người chấp nhận, đó là lẽ phải. Không phải như vậy.

Chỉ chúng ta tùy thuận, nhường nhịn nhau để mà sống. Đừng nói việc này phải, ai làm khác thì sát phạt họ, nghĩ như vậy là không được. Người chồng thấy mình phải, người vợ cũng thấy mình phải rồi đòi sát phạt nhau, như vậy là có hai quan tài rồi. Trong cuộc sống, chúng ta phải một phần, người kia phải một phần, thôi thì nhường nhịn nhau cho tốt đẹp, đó là hạnh nhẫn nhục của đạo Phật.

Nhưng nếu nhịn nhau mà không tha thứ, cứ nhớ lỗi người ta hoài thì điều hòa được chưa? Bữa nay nhịn chớ mai mốt gặp việc cũng bùng nổ nữa. Đó là căn bệnh người ta hay chứa trong lòng. Ai làm phật lòng lần đầu ráng nhịn, mai mốt gặp nữa thì nói tôi nhịn lần thứ hai rồi nghen. Như vậy không phải điều hòa thật. Chúng ta nhịn thì phải bỏ qua luôn, đừng nhắc tới nhắc lui. Nhịn mà không chịu quên cứ nhắc hoài. Nhắc hoài người kia cũng sân lên, rốt cuộc không ai nhịn ai cả.

Vì vậy mong quí Phật tử khéo nhẫn nhịn với nhau. Qua sự nhẫn nhịn đó chúng ta còn phải hỉ xả, nghĩa là vui mà bỏ chớ đừng gượng bỏ. Bởi vì chẳng qua tất cả chúng ta đều do khờ dại mới cãi vã với nhau. Biết rồi thì bỏ hết đừng thèm giận hờn gì nữa. Chớ còn nghĩ mình phải, kia quấy rồi ôm ấp, mai mốt gặp việc cãi lại nữa, rốt cuộc không hết khổ đau.

Phương pháp nhẫn nhịn sẽ đưa chúng ta tới chỗ an ổn. Nhẫn nhịn là khéo léo điều hòa ngọn lửa, đừng để nước dập tắt lửa, cũng đừng để lửa đốt cạn nước. Ở gia đình, vì con cái nên vợ chồng nhường nhịn nhau. Ngoài xã hội, vì một lý tưởng nào đó mà người ta phải nhịn nhau. Trong đạo thì vì đạo đức cao thượng nên nhường nhịn nhau, tha thứnhau. Nhờ thế mà gia đình, tập thể mới thật có an ổn, thật có vui tươiNếu không như vậy chẳng bao giờ chúng ta có niềm vui. Chồng với vợ gặp nhau gượng nói chuyện chớ trong bụng không ai ưa ai, thì đó là nỗi khổ lớn nhất trong gia đình. Ngoài xã hội cũng thế.

Do biết cuộc đời là mâu thuẫn nên chúng ta phải điều hòa bằng hai hạnh: hạnh nhẫn nhục và hạnh hỉ xả. Muốn được nhẫn nhụchỉ xả, trước phải có tâm từ bi, thấy tất cả là bạn, không có ai thù. Ba điều đó từ bi là trước, rồi nhịn sau, tha thứ nhau. Không có từ bithì không thể nhẫn nhịn và tha thứ được. Cứ cho người làm trái ý mình là kẻ thù thì không bao giờ chúng ta nhường nhịn. Cho nên đừng thấy ai là kẻ thù cả, chỉ có bạn đã thông cảm và chưa thông cảm. Đó là tâm từ bi. Chính do tâm từ bi nên chúng ta mới nhường nhịn, tha thứ nhau được. Chúng ta ứng dụng giáo lý của Phật trong cuộc sống thì cuộc sống vừa có đạo đức, vừa được an vui.

Đó là ba điều kiện để chúng ta điều hòa sự mâu thuẫn. Tuy khó nhưng phải ráng ứng dụng trong cuộc sống, nếu không ắt sẽ chịu khổ thôi. Hiểu được vậy chúng ta mới biết sống và sống có hạnh phúc, còn tranh phải quấy hơn thua thì không bao giờ hạnh phúc. Đó là lẽ thật.

Tóm lại, muốn cho sự sống tốt đẹp bình yên phải hội đủ ba điều kiệntừ binhẫn nhục và hỉ xả. Nói theo thế gian là tình thương, nhẫn nhịn và tha thứ. Điều cấm kỵ nhất là đừng bao giờ ôm ấp ảo tưởng rằng ai cũng tùng phục ta, chiều theo ý muốn của ta hết. Đó là lầm to. Kinh nghiệm trong cuộc sống đã cho thấy, tôi sống chung quanh năm sáu trăm Tăng Ni, không bao giờ tôi dám ảo tưởng rằng ai cũng giống hệt tôi và tôi nói ai cũng nghe. Có những điều họ nói không vừa ý tôi, nhưng rồi tôi cũng bỏ qua, không buồn. Nếu mỗi chút mỗi buồn thì chắc tôi chết sớm rồi. Thôi thì việc gì cũng bỏ qua, miễn họ tu được là tốt.

Vì vậy quí Phật tử nhớ, vợ chồng có gì trái ý nhau nên bỏ qua, miễn gia đình bình yên, con cái học hành đàng hoàng, khôn lớn nên người là được rồi, những gì riêng tư bỏ qua hết. Vì việc chung nên bỏ cái riêng thì sẽ được an ổn. Ở trong gia đình chẳng những vợ chồng không giống nhau mà cha mẹ, con cái cũng không giống nhau. Muốn được bình yên vui vẻ thì trên dưới cũng phải điều hòa. Cái khổ là cha mẹ không bao giờ nhịn con. Con có chịu nhịn hay không chịu nhịn cha mẹ thôi chớ cha mẹ không bao giờ nhịn con; mà chắc gì cha mẹ đã trúng trăm phần trăm. Bởi vì người ta cứ cho rằng cha mẹ sanh ra con cái nên cha mẹ là bề trên, con cái không có quyền cãi. Nhưng thật ra cha mẹ sanh là sanh thân thể thôi, chớ đâu có sanh được tâm hồnTâm hồn con cũng có cái hay riêng của con nên cha mẹ cũng phải nhịn. Như tôi là thầy, đâu thể nhịn trò, nhưng có khi thầy cũng bỏ qua. Bỏ qua tức là nhịn rồi. Nhờ vậy tôi điều hòa được mấy trăm người, nếu bắt như mình mà người ta không được như mình, rồi đuổi đi hết thì thôi, chắc tôi cũng sống một mình tôi. Hiểu được như vậy mới thấy nhờ chúng ta khéo điều hòa nên mọi việcđược tốt đẹp. Đây là phương pháp thứ nhất, phương pháp tương đối.

Bây giờ tới phương pháp thứ hai là phương pháp tuyệt đốiphương pháp này ít người thực hiện được. Đó là khi nào chúng ta dẹp được tâm đối đãi của mình, tâm sở thiện, tâm sở ác hết chừng đó hoàn toàn khỏi nhẫn nhịn, khỏi tha thứ gì cả. Nên nói tuyệt đối là vậy. Cũng như Lục tổ Huệ Năng bảo Thượng tọa Huệ Minh: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là Bản lai diện mục của Thượng tọa Minh?” Ngay câu nói này Huệ Minhliền nhận ra Bản lai diện mục của mình. Bản lai diện mục đó không có hai bên, mà không có hai bên thì đâu còn mâu thuẫn. Không còn mâu thuẫn mới là vĩnh viễn an lành. Đây chính là mục đích Phật nhắm đến để dạy chúng ta tu đạt được giải thoát viên mãn.

Cũng như trong Tín Tâm MinhTổ Tăng Xán nói: “Tín tâm bất nhịbất nhị tín tâm.” Tin mình có Tâm chân thật thì không còn hai. Không còn hai mới tin được Tâm chân thật của mình. Còn thiện tâm sở và ác tâm sở không phải thật tâm của mình. Một nhóm tham lamvà một nhóm hiền lành, hai nhóm đó lặng xuống mới hiển bày Tâm chân thật của mình. Được Tâm chân thật rồi thì cười hoài, không cần nhẫn nhịn, không cần tha thứ gì nữa. Nhưng nếu hai thứ đó còn thì phải từ bi, nhẫn nhịn, hỉ xả cuộc sống mới yên. Chừng nàochúng ta thoát ra hai thứ đó thì được an ổn vĩnh viễn. Quí vị thấy Tổ thứ ba, Tổ thứ sáu đều dạy chúng ta bỏ hai thứ đó. Bây giờ gần nhất là Tổ Trúc Lâm, Ngài có bài kệ “Hữu cú vô cú”, tức là “Câu có câu không”. Người còn thấy có, thấy không là còn thấy hai. Tôi tạm dẫn vài câu trong bài kệ ấy:

Hữu cú, vô cú
Tự cổ, tự kim
Chấp chỉ vong nguyệt
Bình địa lục trầm…

Nghĩa là thấy có thấy không, từ xưa đến nay, như người chấp ngón tay quên mặt trăng. Ngón tay chỉ mặt trăng mà cứ cho là mặt trăng chính tại đầu ngón tay. Đó là kẻ ngu xuẩn. Phải bỏ ngón tay mới thấy mặt trăng ở trên kia. “Bình địa lục trầm”, tức là trên đất bằng mà chết chìm, đây là chỉ cho những kẻ quá ngu xuẩn. Còn hai bên là còn đau khổ, còn ngu xuẩnChừng nào hết hai bên mới được tự tạian lành. Nên phải hiểu quí thầy dạy Phật tử tu, ngồi thiền để làm gì? Để bỏ tâm chạy theo hai bên. Ngồi thiền thì nghĩ ác, nghĩ lành gì cũng bỏ hết để đi tới chỗ không còn hai, khi đó mới hoàn toàn giải thoát. Còn có hai thì không bao giờ giải thoát được.

Do đó chúng ta mới hiểu ý nghĩa tại sao mình phải ngồi thiền, tại sao mình bỏ hết tất cả vọng tưởng thiện, ác. Bởi vì còn thiện tức là còn ác đối đãi, phải buông cả hai tâm mới yên. Tâm yên mới là Tâm chân thật, còn tâm nghĩ thiện nghĩ ác v.v… chưa phải tâm thật. Lâu nay chúng ta cứ tưởng nó thật, giống như cho đầu ngón tay là mặt trăng. Không ngờ bỏ đầu ngón tay, nhìn tận chân trời mới thấy mặt trăng, người tu phải khôn ngoan ở chỗ này. Bởi vì tu là siêu thoátSiêu thoát nghĩa là không kẹt trong đối đãi. Không đối đãi mới qua được các thứ mâu thuẫn khổ đau, hoàn toàn an lành tự tại, nên mục đích cuối cùngcủa người tu Phật là không còn thấy hai. Được vậy tự nhiên hết mâu thuẫn, không còn gì chống đối.

Song nếu người chưa qua khỏi hai bên thì phải tập tu từ binhẫn nhục và hỉ xả, cuộc sống mới yên lành. Bước đầu quí Phật tử nên tập từ binhẫn nhục và hỉ xả trước cho sự mâu thuẫn trong mình được điều hòa, cuộc sống bình an. Lấy đây làm bài học thì có thể nói kêu một chút là có một triết lý sống. Vì lâu nay Phật tử sống mà không biết sống làm sao, cho nên ai cũng nuôi cực đoan trong mình, rồi mang lấy đau khổ, kêu trời trách đất hoài. Nếu biết được lẽ sống như vậy cuộc sống rất bình an. Giỏi hơn nữa, vượt qua luôn sự đối đãi thì thành Thánh, không nói Thánh cũng là Thánh, có việc gì phải buồn. Bây giờ chúng ta còn thương người làm lành ghét người làm ác, nên còn hai tức còn đối chọi. Chỉ khi nào qua được hai bên mới hết mâu thuẫnÝ nghĩa của đạo Phật cao siêu là vậy.

Phật tử ứng dụng được đạo lý này trong cuộc sống thì thật là hay, bằng ngược lại thì học Phật bao nhiêu cũng chẳng có ích lợi gì cả. Quí vị hãy nhớ câu này: “trước mặt không có kẻ thù” thì cuộc sống được nhiều an lạcĐạo lý thật hay nhưng đôi khi tôi thấy rất buồn vì kể cả người tu cũng không thực hành nổi, cứ thù người này, giận người kia. Người tu mà nói giận người này, thù người kia thì chưa phải người tu. Người hiểu thấu đáo cuộc sống rồi thì chỉ cười thôi, không có gì quan trọng hết. Khi đặt vấn đề quan trọng, có người hưởng ứng với mình là bạn, không hưởng ứng trở thành thù, như vậy mãi thì phải chịu đau khổ thôi.

Có nhiều người hỏi tôi: “Thầy có thuật gì mà điều hòa mấy trăm Tăng Ni và nhất là bên Ni?” Tôi nói: “Ai đến thưa kiện người này sai, người kia trái, tôi đâu có xử. Tôi bảo ‘thấy người ta quấy thì mình cũng đã quấy rồi’.” Nhờ vậy không ai dám đến thưa kiện nữa. Quí Phật tử thấy có phải thế không? Vì chưa bao giờ hai người cãi nhau mà có người chịu mình quấy, nhưng làm sao cả hai đều phải được, cho nên thấy người quấy là mình đã quấy trước. Không quấy thì không cãi, đã cãi thì có quấy. Từ kinh nghiệm sống cho đếnviệc tu tập Phật dạy rất nhiều, nhưng trọng tâm đều nằm ở những điểm đó.

Điểm ưu việt của Phật giáo đời Trần chính là chủ trương Tam giáo đồng nguyên. Thiền tông dung hợp chớ không thấy đây khác kia để rồi đi đến chống chọi nhau. Do đó người trong nước theo đạo Lão, đạo Khổng không chống với đạo Phật. Nhờ ba tôn giáo hòa nhau nên dân mạnh, đó là điểm rất hay.

Tóm lạimục đích buổi nói chuyện hôm nay hết sức rõ ràng, tôi mong rằng quí Phật tửnghe rồi áp dụng những điều tôi nói vào cuộc sống cho khéo, cho đầy đủ ý nghĩa, mới thấy niềm vui hiện tại - sống là vui.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/03/2022(Xem: 6026)
Nhân kỷ niệm Ngày đức Thế Tôn nhập Niết Bàn, với tâm niệm hộ trì Tam Bảo và hỗ trợ chư Tăng tu hành nơi xứ Phật đang trong lúc khó khăn, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện một buổi cúng dường tịnh tài đến chư Tôn đức Tăng già, các bậc xuất sỹ thường trú chung quanh khu Thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng, nơi đức Thế Tôn thành Đạo..
25/03/2022(Xem: 4406)
Nhân Duyên Tâm Luận Tụng Thánh Long Thọ Ấn ngữ:pratītyasamutpāda hṛdaya kārikā Tạng ngữ: rten cing 'brel par 'byung ba'i snying po tshig le'ur byas pa
25/03/2022(Xem: 3150)
Hành giả phải phát khởi các giai đoạn động lực và hành vi vì lợi lạc của tất cả các bà mẹ hữu tình, bao la như không gian, tôi phải thành tựu quả vị giác ngộ viên mãn vô song, và vì mục tiêu này mà tôi nên lắng nghe giáo pháp cao quý. Bốn mươi chín ngày sau khi đạt giác ngộ, Đức Phật bi mẫn và thiện xảo đã thuyết Tứ Diệu Đế cho năm vị đệ tử may mắn tại Varanasi. Bài pháp Tứ Diệu Đế này là khuôn khổ của Phật pháp.
25/03/2022(Xem: 4386)
Hãy phát khởi động lực và hành vi đúng đắn, nghĩ rằng tôi phải tạo lợi lạc cho tất cả chúng sanh bao la như không gian, tôi phải thành tựu giác ngộ vô song và hoàn hảo. Người ta phải nghĩ rằng mục tiêu chánh của việc lắng nghe giáo pháp là để tu tập. Hơn nữa, ý nghĩa của việc tu tập là để giúp tâm thoát khỏi phiền não hay vọng tưởng, và đó là ý nghĩa của việc thực hành Pháp. Vì vậy, động lực tích cực và hành vi tích cực là điều cần thiết ở đây, bởi vì khi càng có động lực và hành vi tốt đẹp hơn, thì việc tu tập Pháp sẽ trở nên hữu hiệu hơn.
25/03/2022(Xem: 3875)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả, vì ước nguyện thành tựu quả vị hoàn hảo và giác ngộ viên mãn, vì lợi lạc của tất cả bà mẹ hữu tình, rộng lớn như không gian bao la. Hãy điều chỉnh động lực lắng nghe giáo pháp bằng tư tưởng đặc biệt này.
11/03/2022(Xem: 4422)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên? Câu trả lời theo sử Phật Giáo: đó là bài Kinh vô ngôn, nội dung bài Kinh là lòng biết ơn. Lúc đó, Đức Phật đã bày tỏ lòng biết ơn cây Bồ Đề (cây Pippala), nơi Ngài ngồi dưới cội cây và được che mưa nắng nhiều tuần lễ cho tới khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác. Một điểm đặc biệt: biết ơn nhưng không dính mắc, vẫn luôn luôn nhìn thấy thế giới này trong thực tướng vô ngã.
11/03/2022(Xem: 6102)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Bát cháo sữa của nàng thôn nữ Sujata tuy giá trị rất nhỏ, nhưng mang lại lợi ích cho nhân loại và quả địa cầu là rất lớn, vì nhờ đó mà Sa-môn Gautama không chết do kiệt sức. Những giúp đỡ nho nhỏ, từ thiện nho nhỏ, đôi lúc có giá trị lớn & có ý nghĩa lớn. Học theo gương hạnh của Sujata, chúng con, chúng tôi nguyện làm tất cả việc thiện bằng các điều kiện có thể, nhằm xoa dịu phần nào sự khốn khó của tha nhân trong thời buổi nhiều khó khăn này..
08/03/2022(Xem: 11532)
Qua thông tin của truyền thông đại chúng ( các đài truyền Úc và Vietface tivi) suốt 2 tuần qua tiểu bang New South Wales và Queensland, Úc Châu, đã hứng chịu những cơn mưa như trút nước chưa từng có trong nhiều thập niên qua, từ đó dẫn đến những cơn lũ lụt lớn, khiến cho hàng nghìn người phải sơ tán và nước lũ cũng cuốn trôi nhiều tài sản, gia súc, phá hủy các tuyến đường giao thông giữa 2 tiểu bang miền đông nước Úc này. Riêng tại New South Wales, có hơn 11 vùng hiện bị ngập nước là: Chipping Norton, East Hills, Georges Hall, Holsworhy, Lansvale, Milperra, Moorebank, Warwick Farm, Sandy Point, Pleasure Point, Picnic Point.Trong khi tại tiểu bang Queensland có hơn 18.000 ngôi nhà ở phía đông nam Queensland được cho là đã bị ngập lụt, và gần 60.000 ngôi nhà khác trên toàn khu vực bị mất điện. Tính cho đến giờ này chúng tôi đang viết thư ngỏ này vào 9 giờ sáng 8/3/2022, tiểu bang Queensland có 13 người chết và NSW có 4 người tử vong vì trận lụt kinh hoàng này.
05/03/2022(Xem: 4260)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu. Hôm nay tôi sẽ viết về các loại Tình: tình bạn, tình người, tình yêu, thình thương, tình cảm v.v… Nếu viết bằng chữ Hán về chữ Tình nầy thì bên trái viết bộ tâm đứng, có nghĩa là những tình nầy đều khởi đi từ tâm của mỗi con người; bên phải viết chữ thanh là màu xanh hay cũng còn có ý là rõ ràng, trong sáng v.v…, hai chữ nầy ghép lại gọi là chữ Tình. Sau nầy tiếng Việt chúng ta dùng chữ tình yêu, tình cảm, tình thương, tình ý v.v…cũng đều sử dụng chữ tình nầy để ghép chung vào chữ Nôm của chúng ta, trở thành tiếng Việt thuần túy.
04/03/2022(Xem: 3821)
Xin khép lại những phiền muộn của năm cũ với nhiều nỗi đau thương mất mát và ly biệt, niềm thương cảm cho người thân, thầy bạn mãi mãi rời xa chúng ta. Trong bất cứ một hoàn cảnh khó khăn nào, ta vẫn nghĩ, dù sao đó là những chuyện đã qua, năm mới với nhiều hy vọng mới, tư duy mới và một cuộc hành trình mới đang chờ chúng ta phía trước. Xin bạn hãy khép lại những lo âu phiền muộn, lau khô những giọt nước mắt cho những mối tình hay những cuộc hôn nhân đổ vỡ, rồi cũng sẽ có người phù hợp với bạn, sẻ chia vui buồn trong cuộc sống của bạn. Sự chân thành sẽ tồn tại quanh bạn, những giọt nước mắt sẽ giúp bạn hiểu được cuộc đời này, rồi niềm vui sẽ đến, những trở ngại giúp bạn biết nâng niu cuộc sống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]