Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Khổ Vui Qua Mắt Kẻ Mê Người Tỉnh

08/01/201720:34(Xem: 6341)
03. Khổ Vui Qua Mắt Kẻ Mê Người Tỉnh

KHỔ VUI QUA MẮT KẺ MÊ NGƯỜI TỈNH 

 

Ở thế gian có những sự việc xảy ra, người mê lấy làm vui thích, người tỉnh không tán thán. Ngược lại có những việc người mê cho là khổ, người tỉnh lại vui vẻ thực hànhChúng ta tu Phậtcần phải biết rõ vì sao như thế.

Cuộc sống giữa đời này ai cũng sợ khổ cầu vui, thế nên ta phải sống làm sao để lúc nào cũng vui. Trước tiên tôi nói niềm vui của người thế tụcVí như kẻ mắc bệnh ghiền thuốc hay ghiền rượu, khi không có tiền hút thuốc hoặc uống rượu, có ai cho điếu thuốc hoặc ly rượu, họ vui sướng vô cùng, thấy như có niềm vui lớn đến với mình. Nhờ uống rượu mà được thỏa mãn cơn ghiền nên họ cảm thấy vui sướng. Đó là niềm vui của người ghiền thuốc, ghiền rượu. Song, với người không ghiền rượu thấy gia cảnh người ghiền rượu, ghiền thuốc nghèo thiếu, hoặc thấy những người giàu có họp năm họp bảy chè chén say sưa cả ngày, họ cho đó là khổ. Kẻ ghiền dụ như người mê, kẻ không ghiền dụ như người tỉnh.

Đồng một sự việc mà người mê và người tỉnh thấy khác nhau. Cái vui của người mê, người tỉnh thấy khổ. Tại sao? Vì người mê chỉ biết tham cầu thỏa mãn sở thích nhất thời, mà không thấy nhân đau khổ về sau. Người tỉnh khi thấy một nhóm người tụ năm họp bảy chè chén say sưa, hao tiền tốn của thì cho là nhân gây đau khổ. Chi phí cho tiệc rượu đó, gia đình có thể sống trong năm ba ngày, bây giờ họ phải ra sức làm việc gấp năm ba lần mới đủ cung cấp tiền cho gia đình. Đó là cái khổ vất vả về thân. Còn khổ về tâm, nếu người có gia đình rủ bạn bè ngồi quán rượu chè chén hết tiền, về nhà bị vợ cằn nhằn gây gổ. Đó là chưa nói đến người uống rượu say mèm, đi nghiêng tới ngã lui, về nhà nằm ụa mửa hôi hám, làm dơ bẩn nhà cửa, vợ con chê chán, cha mẹ buồn phiền. Uống rượu lâu ngày sanh ra bệnh hoạn như đau dạ dày, xơ gan, viêm thực quản… đó là nỗi khổ về sau. Vui của người mê là vui trá hình của đau khổ, nên người tỉnh thấy khổ, đó là thấy đúng lẽ thật. Chúng ta biết tu là tỉnh, nhờ tỉnh mới thấy những nỗi khổ mà người thế gian tưởng là vui, từ đó biết tránh. Đó là nói về vui khổ của người tỉnh kẻ mê đối với thuốc và rượu.

Kế tiếp là vui và khổ của kẻ mê người tỉnh đối với việc ghiền xì ke á phiện. Người nhiều tiền lắm của, hay những chàng trai trẻ bất đắc chí muốn tìm quên trong khoái lạc nên hút á phiện. Lúc đầu hút năm ba điếu thấy sảng khoái lâng lâng như người thoát tục nên rất thích thú, về sau tìm hút hoài. Đó là vui của người hút á phiện. Hút nhiều lần nên ghiền, ngày nào không thuốc hút thì ụa ngáp oằn oại trong cơn nghiền. Lâu ngày hao mòn sức khỏethân thể gầy ốm bệnh hoạn, sống dở, chết dở. Đó là chưa nói đến hao tiền tốn của, tán gia bại sản, vô gia cư, vô nghề nghiệp… vô cùng khổ sở. Cách nay vài năm có một chú thanh niên trên hai mươi tuổi, không biết từ đâu đến trước cổng chùa xin ănthân thểgầy ốm trơ xương. Hỏi ra mới biết chú ghiền á phiện, phá của, cha mẹ không cho ở nhà, đuổi đi, nên sống lang thang nay đầu đường mai cuối ngõ để xin tiền. Xin được chút ít tiền thì mua á phiện hút hoặc chích cho đỡ ghiền, bữa nào xin không được tiền thì nằm ra đó thật là đau khổ. Kẻ mê lầm tưởng hút á phiện là vui nên lao vào. Khi ghiền rồi bị cha mẹvợ con, anh em bỏ, sống dở, chết dở thật đau khổ. Người tỉnh sáng biết á phiện gây cho người hút khoái cảm buổi đầu, nhưng đó chính là nhân đau khổ về sau như thân tàn ma dại, tán gia bại sản, trộm cắp của người, cha mẹ, anh em từ bỏ, bạn bè xa lánh… Vì vậy người tỉnh tránh ngay từ buổi đầu nên không có quả khổ. Đó là khổ vui của kẻ mê người tỉnh đối với á phiện.

Sau đây là vui khổ của việc làm không lương thiện. Mấy đứa trẻ mười ba mười lăm tuổi bắt cá lia thia, bắt dế nhốt chung cho chúng đá lộn với nhau. Con này rượt con kia chạy, chúng vỗ tay reo cười. Hoặc có nhiều người nuôi gà nòi, gà tre, ngày ngày cạo chuốt cựa gà cho bén để đi đá nhau. Khi đá nhau, cựa con gà này chích vào thịt con gà kia chảy máu, con gà kia chạy, con gà này rượt theo… họ vỗ tay vui cười.

Lại nữa, có những chú thanh niên mười lăm, mười bảy tuổi dùng ná hoặc súng nhỏ vào vườn vào rừng tìm thú để bắn. Trên cành cây, chim trống chim mái đang đậu rỉa lông, hoặc kêu hót rất dễ thương, thế mà mấy chú vươn ná hoặc súng nhắm bắn. Một con chim bị thương té nhào xuống đất, các chú xúm lại vỗ tay vui mừng. Đoạn mạng sống của chúng sanh là hành động xấu. Làm việc ác xấu mà lấy làm vui thì thật là nhẫn tâm. Chẳng những người bắn vui mà những người chung quanh cũng vỗ tay vui hùn nữa. Vui trên sự chết chóc của loài vật, thật quá ác! Từ thái độ xem thường mạng sống của loài vật, lần lần sẽ xem thường mạng sống của loài người, sẽ đi đến giết người. Đó là cái vui của tâm tàn nhẫn thiếu đạo đức, lấy nỗi khổ chúng sanh làm niềm vui của mình.

Có những người đi coi đấu võ đài, hai võ sĩ quần thảo với nhau đến hồi quyết liệt, võ sĩ này đánh võ sĩ kia, ở dưới khán giả vỗ tay hoan nghênh. Tôi có quen một vài võ sĩ, có lần tôi hỏi họ: “Tại sao nỡ xuống tay hại người ta ngã đo ván như vậy? Có lợi gì cho mình mà làm như thế?” Vị ấy trả lời: “Thưa Thầy, khán giả độc lắm, lên khán đài mà đánh nhè nhẹ với nhau, họ cho rằng mình đánh cụi nên phản đối. Nếu đánh thẳng tay thì đối phương phải ngã gục. Khi thấy có người bị hạ, họ mới vỗ tay hoan nghênh reo cười.” Chúng ta thấy, người mê vui trên nỗi khổ của loài thú như dế gà và nỗi khổ con người. Võ sĩ biểu diễn tài nghệ qua thuật đánh nhẹ, người ta không thích, họ muốn đấm đá nhau đến gục ngã mới vui.

Lại có nhiều người tham lam thấy người ta đeo vòng vàng liền giựt lấy, đem về nhà vợ chồng con cái vui cười hỉ hả, trong khi người bị mất buồn khổ. Hoặc những kẻ trộm, lén đào ngạch khoét vách lấy trộm của người, đem về nhà cùng vợ con ăn tiêu vui vẻ, không hề nhớ tới cái khổ của người mất của. Khổ chủ khổ nhiều chừng nào thì kẻ trộmvui chừng ấy. Từ chỗ quen tay lén lấy trộm của người, lần đến cướp của giết người không gớm tay, miễn thỏa mãn thú vui của mình là làm. Cái vui đó quá tàn ác, không chút lương tâm… Thế mà ở thế gian này có lắm người làm như vậy!

Đó là những kẻ mê, do mê nên mới đặt cái vui trên nỗi khổ của người khác. Người tỉnh không bao giờ vui trên khổ đau của kẻ khác. Chúng ta là người tu thì phải tỉnh để tránh mọi hành động, mọi vui chơi gây phương hạiđau khổ đến người vật. Là Phật tử chúng ta phải đặt niềm vui của người trên niềm vui của mình, làm cho người vui mình mới vui, không bao giờ làm khổ người. Những cái vui trên là làm khổ vật, khổ người để mua vui cho mình, đó là cái vui phi đạo đức, cái vui của kẻ mê, không phải vui của người tỉnh.

Lại có những người chạy theo sắc dục, lấy đó làm vui. Chẳng hạn một chú thanh niên, cùng một lúc giao tiếp với năm bảy cô gái và được các cô ái mộ, chú lấy làm vui thích, tự hào mình tài hoa được nhiều người yêu thương. Nhưng chú không ngờ cái vui đó là vui trên nỗi khổ. Khổ vì thân xác hao mòn, khổ vì tâm thần rối rắm… Nhiều người đã có gia đình lại còn lôi thôi, nay thay chồng mai đổi vợ, lấy đó làm vui. Họ không ngờ mỗi lần đổi thay là mỗi lần đau khổ, con cái đứa thiếu cha đứa thiếu mẹ, bơ vơ khốn khổ. Niềm vui ích kỷ của cha hoặc mẹ làm cho con cái khổ sở, khốn đốn. Vậy mà người làm cha mẹ không bao giờ nghĩ đến, cứ sống theo thú vui riêng của mình.

Lại có những người có máu cờ bạc, lấy sự đánh bạc làm vui. Khi được thì đem tiền về sắm sửa ăn mặc, thết đãi bà con bạn bè, lúc đó lấy làm vui vẻ thích thú. Nhưng khi thua lại buồn khổ. Khổ vì hết tiền nghèo nàn đói rách, nhà cửa tan hoang, nợ nần bủa vây, nay người này đòi, mai người kia đòi, đòi mà không có tiền trả thì bị mắng chửi nặng lời. Cờ bạc ăn thì ít mà thua thì nhiều, nên khổ nhiều hơn vui, nhà Phật gọi vui trên đau khổ.

Với người biết tu nên tránh xa những thú vui vừa kể, vui với những hạnh nghiệp lương thiệnphù hợp đạo lý, vui mà không làm phiền khổ ai cả. Ví dụ mỗi tháng người Phật tửnguyện ăn chay hai ngày, hoặc sáu ngày, mười ngày… Thoạt nhìn thấy ăn chay là khổ, vì không được ăn uống tự do, phải hạn chế thức ănăn không ngon miệng, mau đói… Song, đối với người biết tu, ăn chay được lấy làm vui, vì không giết hại sanh vật để bồi bổ cho xác thịt của mình. Một ngày không giết hại là một ngày không làm khổ chúng sanh. Một ngày không làm khổ chúng sanh là một ngày an vui. Vui của người ăn chay là vui tránh khổ cho loài vật, nhờ vậy mà lòng từ tăng trưởngĂn chay là tránh sát sanh, không làm tổn hại sanh mạng loài vật nên vui. Chớ không phải hôm nay ngày chay, nhiều người cữ ăn thịt cá, nên cá thịt rẻ, quí vị ra chợ mua cá đem về bỏ trong hũ rộng, để mai mốt ăn cho đỡ tốn kém. Nếu tính như vậy là ích kỷ quá, chưa thật vui. Chúng ta phải thấy rằng ăn chay cốt không làm tổn hại sanh mạng chúng sanh, tránh được tội lỗi, làm được điều tốt, tiết dục không ham muốn nhiều. Ít muốn thì an vui.

Kinh A-hàm, Phật dạy người tu “ly dục sanh hỉ lạc” thì chứng Sơ thiền. Do lìa (ly) ngũ dục: sắc, thanh, hương, vị, xúc, hoặc tài, sắc, danh, thực, thùy thì sanh hỉ lạc. Hỉ lạc là vui, do lìa ngũ dục được vui, chớ không phải thọ ngũ dục mà vui. Đó là tôi kể sơ qua những cái vui của người biết tu và cái vui của người không biết tu. Người không biết tu vui trên nỗi khổ của kẻ khác hoặc của loài vật. Người biết tu vui khi tránh được điều ác, không làm tổn hại người vật, làm được việc thiện lợi mình lợi người. Thế nên người tu vui thoát tục, vượt khỏi cái vui tầm thường của kẻ thế gian.

Có những thanh niên trẻ tuổi, sống với niềm vui thoát tục, xa lìa ngũ dụcăn chay tu tỉnhthì bị những người thọ hưởng ngũ dục phê bình châm biếm cho là ngu dại, không biết thụ hưởng thú vui ở đời. Chúng ta nghiệm xét lại người uống rượu, hút á phiện, cờ bạc… và người không uống rượu, không hút á phiện, không cờ bạc, ai khôn ai ngu? Uống rượu, hút á phiện, cờ bạc sẽ đưa đến nghèo đóibệnh hoạn, nhà tan cửa nát… Người dùng nó không thấy hậu quả việc làm của mình, cứ chạy theo thị hiếuthỏa mãn lòng tham muốncuối cùng tự chuốc khổ họa vào thân thì không phải người trí. Người trí biết cờ bạc, rượu chè, hút sách… là nhân đưa đến nghèo đóibệnh hoạn, khổ đau nên tránh, tự thân không bị khổ và không làm phiền lụy người khác, đó mới là người khôn.

Kinh A-hàm, Phật dạy: “Sắc, thanh, hương, vị, xúc, tất cả những pháp này khả lạc, khả hỉ, khả ý. Khi nào chúng hiện hữu, thế giới của chư thiên xem chúng là khả lạc, khi chúng bị hoại diệt mới thấy chúng là khổ. Bậc Thánh thấy là lạc khi có thân đoạn diệt, đây hoàn toàn trái ngược với điều mọi người được thấy. Điều người khác gọi lạc, bậc Thánh gọi là khổ, điều người khác gọi khổ, bậc Thánh biết là lạc.” Ở đây Phật dạy người đời khi được những món ngũ dục: sắc, thanh, hương, vị, xúc thì cảm thấy vừa ý cho là vui. Chẳng những người đời, mà cả chư thiên cũng thấy như thế. Người trời thấy ngũ dục là vui nhưng khi chúng bị hoại diệt, tức là khi chúng mất đi mới thấy khổ. Còn bậc Thánh vui, khi nơi thân này đoạn diệt tham trước ngũ dục lạc, là cái mầm dẫn đi trong luân hồi sanh tử. Cái vui khi dứt mầm sanh tử mới là vui chân thật vĩnh viễn.

Vui của bậc Thánh khác với vui của phàm phu. Vui của phàm phu, bậc Thánh cho là khổ; vui của Thánh nhânphàm phu cho là khổ. Thí dụ một tu sĩ ăn mặc đơn sơ thường tọa thiền dưới cội cây, người nhậu nhẹt ăn chơi cho rằng sống tiết chế kham khổ như thế là ngu, không biết thụ hưởng thú vui ở đời, ngược lại bậc Thánh thấy người đời vui say ngũ dục ăn chơi trà đình tửu điếm, cho đó là mê mờ thiếu trí tuệ nên đem lòng thương xót. Thế nên người đời phải khéo biết cái vui nào là vui chân thật trường cửu để duy trìvà gìn giữ, cái vui nào là trá hình của khổ đau để tránh. Thấy như vậy sống như vậy là không bị mê mờ. Nhược bằng cứ chạy theo cái vui trá hình của khổ đau, thì vui trong chốc lát mà khổ lâu dài, sống như vậy là mê mờ thiếu trí tuệ.

Sau đây tôi nêu lên những cái vui của người tỉnh. Người biết tu tỉnh khi tâm hồn bình thản thanh tịnh thì vui. Lúc ngồi dưới gốc cây, bên sườn núi, cảnh vắng vẻ, nhìn trời mây, nhìn cây cỏ hoa lá, tâm hồn thanh thản an định, cảm nhận một niềm vui tràn khắp thân tâm cảnh vật. Người tỉnh tu vui khi tâm thanh tịnh, vui trên sự thanh bình của vạn vật, không làm tổn hại bất cứ loài vật nào, không tổn hại sức khỏe, cũng không hao tiền tốn của. Người đời ở chỗ vắng vẻ thì buồn chán, thường vui ở nơi nhộn nhịp ồn náo. Ngược lại người tỉnh lại thích nơi vắng vẻ, thường vui nơi thanh vắng an nhàn.

Lại nữa, người tỉnh tu vui khi phá được vô minh phiền nãoGiả sử có người gièm pha chỉ trích, nói lời nhạo báng Phật phápchúng ta mới nghe qua khởi niệm bực bội, muốn nói lại cho đã giận. Liền khi đó tỉnh giác, biết giận là phiền não mê mờ, nói lời xúc chạm gây buồn đau cho người là tội lỗi, ngang đó liền thôi, cơn giận từ từ lắng xuống. Sau đó tâm được bình an, lòng vui sướng thấy mình chiến thắng được phiền não sân giận. Nếu không thắng được cơn giận thì phát ngôn bừa bãi, nói ra những lời đau đầu nhức óc, kẻ nói qua người trả lại. Lúc đầu thì đấu khẩu, sau đó là đấu tay chân… Như vậy chỉ khổ thôi, chẳng lợi ích gì. Giờ đây tự phản tỉnh, thấy rõ từng tâm niệm của mình, niệm sân vừa khởi liền biết, không chạy theo nó. Đó là tự thắng mình, thắng được phiền não sân giận. Thế là mình được an ổn và mối quan hệ giữa mình và người bình thường vui vẻ, không có chuyện buồn ghét xảy ra. Thế nên nói người biết tu, vui khi thắng được phiền não, một cơn giận một niệm buồn khởi lên, liền biết dừng ngay. Cứ thế mà tu tỉnh hằng giờ, hằng ngày, hằng tháng, hằng năm thì sự an vui cũng hằng hữu trọn giờ, trọn ngày, trọn tháng, trọn năm… Ngược lại, hễ ai động tới là buồn giận, không phản tỉnh, không biết dừng thì buồn khổ hoài. Như vậy, phá được vô minh phiền não là gốc vui chân thật. Ngược lại để cho phiền não vô minh tăng trưởng, không điều phục nó là gốc của đau khổVì vậy mà người tu phải thường xuyên phản tỉnhchế ngự phiền não để được an vui.

Ở thế gian có nhiều người thật đáng thương, hễ ai nói hay làm điều gì trái ý thì họ nói hoặc làm trả lại bằng hoặc hơn mới vừa lòng. Họ còn hài lòng thích thú cho lời nói và việc làm của mình là hay, là khôn, là đắc thắng. Không ngờ nói làm như thế, khiến người ta buồn giận là mình đã gieo nhân bất thiệnmai kia sẽ thọ nhận quả báo khổ đau.

Lại nữa, người tỉnh tu vui khi làm lợi ích cho người. Ví dụ người làm việc từ thiện xã hộiđem được gạo tiền, thuốc men, quần áo… đến tận vùng bão lụt, đưa tận tay cho người mắc nạn, giúp họ được no lòng, ấm thân nên thấy lòng vui sướng, vì đã làm được điều lợi ích cho người. Hoặc một ông thầy giảng dạy hướng dẫn cho học trò học hành thông suốt giáo lý Phật, biết sống đời lương thiện, ít khổ đau thì vui, vì đã giúp cho người sáng suốt tránh được nhân đau khổ. Người tỉnh giác càng làm lợi ích cho người, càng giúp cho người sáng ra thì càng vui. Niềm vui này chân thật lâu dài.

Lại nữa, người tỉnh tu vui khi bỏ bóng nhận đầu, là niềm vui cao siêu bất tuyệt. Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm đức Phật kể cho ngài A-nan nghe một ví dụ: Có anh chàng tên Diễn-nhã-đạt-đa, vào một buổi sáng nọ anh cầm gương soi mặt thấy đầu mặt hiện bóng trong gương rõ ràng. Sau đó anh úp gương lại, thấy đầu mặt trong gương không còn nữa. Anh hoảng kinh chạy cùng làng cùng xóm la: Tôi mất đầu rồi! Tôi mất đầu rồi! Đó là cái điên của người nhận bóng quên đầu. Bóng trong gương mất chớ đầu của anh đâu có mất, vẫn còn sờ sờ đó! Vì mê chấp bóng là đầu nên anh khổ sở điên cuồng. Người tỉnh tu biết quên bóng, nhớ đầu, khi thấy đầu mặt trong gương không còn, chợt tỉnh liền sờ lại đầu, thì đầu hãy còn đấy. Bỏ bóng nhớ đầu là niềm vui chân thật.

Trong kinh Pháp Hoa có nêu ví dụ: Gã cùng tử con ông trưởng giả giàu có, vì khờ dại bỏ nhà bỏ cha đi lang thang phiêu bạt khắp nơi, thân đói rách nghèo nànxin ăn hoặc làm thuê làm mướn sống qua ngày. Một hôm anh nhớ cha mẹ, quê hương, anh trở về quê cũ gặp lại cha. Ông trưởng giả nhận anh là con đẻ, ông trao cả gia sản sự nghiệp cho anh. Anh được niềm vui lớn không thể diễn tả, nên nói là niềm vui của kẻ cùng tử gặp cha.

Dụ như thế quí vị có hiểu gì không? Từ xưa đến nay, mỗi người chúng ta ai cũng có sẵn ông Phật nơi mình mà quên đi, cứ chạy theo vọng tưởng rồi tạo nghiệp dẫn đi trong luân hồi sanh tử, từ đời này đến kiếp nọ khổ đau không cùng tận. Giờ đây biết vọng tưởng là vô thường không thật, nó dẫn mình đi trong luân hồi sanh tử khổ đau, quyết định phải trở lại sống với ông Phật của mình, thì được niềm vui bất diệt. Nên nói gã cùng tử dừng bước lãng du, trở về gặp cha giàu có sung sướng. Đó là niềm vui của gã cùng tử gặp cha.

Quí vị thấy tu là vui hay khổ? Nếu thấy tu là vui thì quí vị hãy nỗ lực cố gắng tu, để trở vềcái chân thật hằng hữu, được niềm vui bất tuyệt. Ở thế gian này có ai giàu có thọ hưởngngũ dục một cách đầy đủ mà khỏi đau bệnh, già yếu, chết chóc không? Từ ngàn xưa đến nay không ai tránh khỏi. Hưởng cái vui giàu sang sung sướng chỉ được mấy mươi năm, con người tưởng là lâu dài, cứ mải mê đuổi bắt nó. Khi nào thoát ra khỏi cái khổ sanh tử chúng ta mới được niềm vui chân thật lâu dài. Nếu còn ở trong sanh tử, dù nhiều tiền lắm của đến đâu cũng tiêu hoại. Chỉ có người biết trở về cái chân thật, tâm hết vô minh phiền não mới thoát khỏi mọi khổ đau, được niềm vui chân thật bất diệt.

Qua những điều vừa nêu, chúng ta thấy người đời không sáng suốt lấy nỗi khổ của người làm niềm vui của mình, vui trên sự đau khổ của vạn vật. Còn người tu hành chân chánh hằng sáng suốt, không bao giờ chấp nhận vui trên sự đau khổ của người vật. Ngược lại lấy niềm vui của người làm niềm vui của mình, đem sự an vui đến cho người vật. Tất cả chúng ta phát tâm tu là nguyện sống đời an vui bất tận, chẳng những trong đời này mà vĩnh viễn về sau. Muốn được như thế chúng ta phải làm sao? Nên nỗ lực tu hành hay lười biếng giải đãi?

Người tu hành thoạt nhìn thấy như thiệt thòi khổ sở vì không thọ hưởng những vui sướng của thế gian, phải khép mình trong giới điều nghiêm ngặt để tinh tấn tu hành. Nhưng sau đó mới thấy an vui vì ít phiền não, không điên đảo rộn ràng như người đời. Người đã phát tâm tu theo đạo Phật suốt đời phải tinh tấn tu hành, chớ không thể tu một thời gian rồi ngừng nghỉ, không tu nữa. Nhất là người già phải nỗ lực tu nhiều hơn, vì cái khổ tử vong gần kề. Nếu không lo tu hành khi chết đến làm sao trở tay kịp? Thế nên người phát tâm tu chẳng những khi còn trẻ lo tu hành mà lúc già lại phải tu nhiều hơn, như thế mới có được nguồn an vui chân thật, dứt mọi khổ đau.

Tóm lạiđạo Phật là đạo diệt khổ, đem vui đến cho chúng sanhChính đạo Phật là chỗ nương tựa an vui chân thật, đem đến an bình muôn đời cho tất cả mọi loài.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/11/2017(Xem: 7706)
Hành Trình Về Con Đường Giáo Dục Của Phật Giáo, Nếu nói về việc học, việc tu của chư Tăng Ni Phật Giáo thì tự ngàn xưa Đức Phật đã là một bậc Thầy vĩ đại đảm trách làm một Hướng đạo sư cho mọi người quy về. Trên từ những vị xuất gia, dưới đến vua, quan và thứ dân, ai ai cũng một lòng quy ngưỡng về giáo lý thậm thâm vi diệu ấy. Mục đích chính của việc tu tập là thoát ly khỏi cảnh giới khổ đau nầy, để trở về với bản lai diện mục thanh tịnh, giải thoát của mỗi người. Đức Phật cũng đã từng nói rằng: “Ta chỉ là một Đạo Sư”, nghĩa là một kẻ dẫn đường. Kẻ dẫn đường ấy chính là Thầy của chúng ta và bất cứ ai trong đời nầy dẫn được ta đi vào Đời hay vào Đạo đều là Thầy của chúng ta cả.
30/10/2017(Xem: 11458)
Giữa tháng 9 năm 2017, chúng tôi đi Paris, nước Pháp, để thăm gia đình và bạn bè, đã 10 năm chưa có dịp gặp lại. Thi và tôi đã để ra 3 ngày đi thăm vợ chồng người bạn của Thi khi còn học ở trường Trung học Gia Long - Saigon, vào cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. Chị Hồng và anh Ngọc đang ở tại thành phố Oberhausen. Đây là thành phố nằm trong vùng kỹ nghệ sông Ruhr thuộc tiểu bang NordRhein- Westfalen, phía Tây-Bắc nước Đức.
30/10/2017(Xem: 10082)
Dưới đây là bài viết của Lạt-ma Denys tóm lược một số các bài thuyết giảng của chính tác giả tại ngôi chùa Tây Tạng Karma Ling, tọa lạc trong vùng núi Alpes trên đất Pháp. Bài viết nêu lên một sự hiểu biết mang một tầm quan trọng vô song trong Dharma/Đạo Pháp của Đức Phật, đó là khái niệm "Tương liên, tương tác và tương tạo" giữa tất cả mọi hiện tượng dù vô hình hay hữu hình, thuộc thế giới bên ngoài hay bên trong tâm thức một cá thể. Tiếng Pa-li gọi khái niệm này là Paticca-samuppada, tiếng Phạn là Pratitya-samutpada, tiền ngữ "pratitya" có nghĩa là "lệ thuộc vào" [một thứ gì khác], hậu ngữ "samutpada" có nghĩ là "hiện lên" hay "hình thành"..., Các ngôn ngữ Tây Phương gọi khái niệm này là: Interdependence, dependent origination, dependent arising, dependent co-production, conditioned co-production, conditioning co-production, v.v.; kinh sách Hán ngữ gọi là "Lý duyên khởi". Có thể tạm dịch sang tiếng Việt là "Nguyên lý tương liên, tương tác và tương tạo", tuy nhiên cũng có thể gọi vắn
27/10/2017(Xem: 10398)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ. Nhỏ như chuyện bất hoà khó chịu xảy ra liên tục với người xung quanh. Nhỏ như yêu thương người này ghét bỏ người kia một cách tự nhiên, hay người này cực khổ chăm sóc nuôi dưỡng người kia mà bị người kia càm ràm nặng nhẹ gây khó dễ hết chuyện này sang chuyện khác, hoặc chính bản thân mình đau ốm bệnh hoạn triền miên chạy chữa khắp nơi mà không dứt bệnh. Lớn như chuyện con cái trong nhà không nghe lời dạy dỗ của cha mẹ, ra ngoài xã hội quậy phá phạm luật chịu cảnh tù tội khiến kẻ làm cha làm mẹ chịu nhiều lo âu và đau khổ.
26/10/2017(Xem: 9871)
Tông Câu-xá ngày nay không còn, mặc dù trước kia, tông ấy đã có một thời hưng thịnh với rất nhiều người tu tập theo. Tuy nhiên, ảnh hưởng sâu sắc của tông này cho đến nay vẫn còn rất rõ rệt trong Phật giáo. Tên gọi Câu-xá của tông này vốn được phiên âm từ tiếng Phạn là Kośa, có nghĩa là “kho báu”. Đây cũng là tên gọi một bộ luận nổi tiếng của Bồ Tát Thế Thân. Tên tiếng Phạn của bộ luận này là Abhidharmakoa-stra, phiên âm là A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận, và là giáo lý căn bản của Câu-xá tông. Bồ Tát Thế Thân sinh năm 316 và mất năm 396, sống gần trọn thế kỷ 4. Ngài là người được y bát chân truyền, làm Tổ sư đời thứ 21 của Thiền tông Ấn Độ. Ngài là em ruột của Bồ Tát Vô Trước, người đã sáng lập ra Duy thức tông. Câu-xá tông là một tông thuộc Tiểu thừa, trong khi đó Duy thức tông là một tông Đại thừa. Ban đầu, ngài Thế Thân học theo giáo lý Tiểu thừa, thuộc Nhất thiết hữu bộ, là một trong 18 bộ phái Tiểu thừa đầu tiên của Ấn Độ đã phân chia sau khi Phật nhập diệt khoảng gần 200 năm. Ngà
23/10/2017(Xem: 29395)
Tin vui: Tế bào ung thư bị tiêu diệt trong 42 ngày bằng ly nước ép đã thành công ngoài mong đợi, cả thế giới đang mở tiệc để ăn mừng, Rudolf Breuss đã dành cả cuộc đời để tìm cách chữa bệnh ung thư và cuối cùng vị nhân sĩ người Áo này đã thành công.
23/10/2017(Xem: 102050)
Gần hai tuần qua chúng ta nghe tin tức phóng sự trên các hệ thống truyền thanh và truyền hình trên toàn quốc Hoa Kỳ về cảnh cháy rừng khủng khiếp ở vùng bắc San Francisco bang California. Theo báo cáo cách đây 4 ngày thì khoảng 250,000 km2 diện tích bị cháy (tương đương với diện tích tiểu bang New York). Nhà cửa bị cháy, 43 người chết, hơn 200 người mất tích, và gần 40,000 người phải di tản. Hiện nay đám cháy vẫn còn tiếp diễn nhưng ở một vài nơi cư dân di tản đã được phép trở về lại nhà của mình.
17/10/2017(Xem: 8602)
Văn hóa Phật giáo tại hội sách Frankfurt Book Fair lớn nhất thế giới 2017 Đây là lần đầu tiên 2 chúng tôi đi Đức và cũng là lần đầu tiên đến với hội sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book Fair. Chúng tôi lại được Thầy của chúng tôi, TS Nguyễn Mạnh Hùng trực tiếp dẫn đi. Một tuần ở hội sách chúng tôi mệt lừ nhưng ai cũng hạnh phúc vì chúng tôi học được rất nhiều và hơn thế nữa những trải nghiệm từ nhiều góc độ làm chúng tôi trưởng thành hơn. Nhưng trong bài này, chúng tôi chỉ chia sẻ 1 góc rất nhỏ về văn hóa Phật giáo ở đây trong những ngày qua.
17/10/2017(Xem: 7855)
Niềm vui của việc gặp gở những người ta yêu, nổi buồn của việc mất mát người thân, sự phong phú của của những giấc mơ đầy sức sống, sự an bình của những bước chân qua khu vườn vào một ngày xuân, sự hoàn toàn an định trong một thể trạng thiền tập sâu xa – những thứ này và những thứ nọ giống như chúng cấu thành một thực tại kinh nghiệm của chúng ta về [tâm] thức. Bất chấp nội dung của bất cứ kinh nghiệm nào trong ấy là gì, thì không ai trong tâm nhạy cảm của họ có thể nghi ngờ về thực tại ấy.
15/10/2017(Xem: 11517)
Giới đàn là một trong những sinh hoạt đặc thù của Tăng-già, được quy định hết sức chặt chẽ trong Luật tạng. Tuy nhiên, ở một số địa phương, việc thực hiện giới đàn chưa được quan tâm một cách nghiêm túc cần thiết. Sau đây là một trong những hiện tượng như thế. Từ lá thư hoài nghi của một tân giới tử Tỳ-kheo-ni… Vào một buổi chiều tháng 12 gần cuối nămdương lịch, người viết tới thăm Hòa thượng Luật sư Thích Minh Thông tại Giới đàn viện Huệ Nghiêm. Vì là chỗ Thầy trò, cũng là để học hỏi và trao đổi giới luật với ngài nên chúng tôi thường xuyênlui tới mỗi khi có dịp. Lần này vào thăm ngài, bàn trà chưa kịp rót ra như mọi khi thì Hòa thượng đã vội đến bàn làm việc, lục tìm trong chồng thư từ ra một bức thư chuyển phát nhanh. Hòa thượng trở lại bàn trà và mở lá thư ra đọc cho người viết nghe nội dung bức thư ấy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]