Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Ý Nghĩa Thiền Tự Bồ-Đề

07/01/201716:48(Xem: 6311)
07. Ý Nghĩa Thiền Tự Bồ-Đề

Ý NGHĨA THIỀN TỰ BỒ-ĐỀ

Giảng tại Hoa Kỳ - 2002

Nhân ngày khánh thành Thiền tự Bồ-đề và an vịtượng Phật Bổn sư Thích-ca Mâu-ni, Tuệ Chấn cùng các Phật tử tại đây đã tha thiết cúng dườngThiền tự này cho chúng tôi, để chư Tăng trong các Thiền viện về truyền bá Phật pháp. Với tâm chân thành đó, tôi hứa nhận Thiền tự này.

Thiền tự Bồ-đề sẽ trực thuộc vào Thiền viện Đại Đăng, chúng tôi đã chuẩn bị cử người qua đây để trợ lực cho Tuệ Chấn nhưng vì giấy tờ còn chậm nên chư Tăng chưa đến được. Thời gianquí thầy chưa đến thì Trụ trì, Phó trụ trì ở Đại Đăng có trách nhiệm sắp đặt người qua trợ lực, khi nào quí thầy qua được chừng đó mới bớt người ở Đại Đăng. Nếu quí thầy qua chậm thì Trụ trì, Phó trụ trì Đại Đăng thỉnh thoảng thay nhau qua đây giảng dạy cho Phật tử, vì Bồ-đề là một cơ sở tùy thuộc vào Đại Đăng nên chúng ta chung lo góp sức với nhau. Tôi tuổi đã già không làm Phật sự được nhiều nữa, ngang đây tôi chỉ có trách nhiệm nhận, còn duy trìgìn giữ và phát huy là trách nhiệm chung của tất cả quí vị. Sau lễ cúng dường Thiền tự Bồ-đề này, tôi có ít lời giải thích ý nghĩa tên Thiền tự Bồ-đề.

Trước hết tôi nói về chữ Thiền tự. Trước kia ở Việt Nam khi lập ra chỗ tu thiền cho Tăng Ni tu tập, tôi đều đặt tên là Thiền viện như: Thiền viện Chân KhôngThiền viện Thường ChiếuThiền viện Trúc LâmThiền viện Viên ChiếuThiền viện Linh ChiếuThiền việnHuệ Chiếu, Thiền viện Phổ Chiếu v.v... Tại sao những chỗ đó tôi đặt Thiền viện? Vì chư Tăng, chư Ni tu từ năm mươi người trở lên. Với số người đông đảo như vậy chúng ta có thể gọi là một Thiền viện, chớ không còn là chùa nữa. Gần đây có nhiều nơi chỉ một, hai thầy tu thiền, nếu gọi Thiền viện thì không xứng với danh xưng, nên tôi chuyển lại thành Thiền tựThiền tự là chùa tu thiền, chớ không có gì lạ.

Ở Thiền tự một số ít thầy cô tu thiềnPhật tử lui tới tu tập thiền dưới sự hướng dẫn của chư Tăng Ni. Ngoài ra còn có những vị quyết tâm tu thiền, cất cái thất ở một mìnhchuyên tu thiền thì tôi đặt tên là Thiền thất. Như vậy tu một mình ở Thiền thất, tu năm ba huynh đệ ở Thiền tự, tu đông đảo nhiều người ở Thiền viện, đâu ra đó đàng hoàng, không có lầm lẫn.

Tại sao tôi đặt tên Bồ-đề? Hai chữ Bồ-đề là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là giác ngộNgày xưa đức Phật ngồi dưới cội tất-bát-la tu hành được giác ngộ nên người ta đổi tên tất-bát-la thành cây bồ-đề. Vì tôi nghĩ nơi đây Phật tử hợp tác với quí thầy chọn nơi để dựng lập ngôi Thiền tự tu hành, tự mình được giác ngộ và dìu dắt chỉ dẫn cho Phật tử cùng giác ngộ. Đó là ý nghĩa Thiền tự Bồ-đề.

Giác ngộ như thế nào? Sở dĩ từ Phật hay từ Bồ-đề không dịch nghĩa mà nói thẳng tiếng Phạn, là vì sự giác ngộ của đức Phật là sự giác ngộ triệt để, thấu suốt cả nhân loại và thế gian chớ không chỉ thấy cạn cợt như một số người thường. Trên ý nghĩa đó, người học Phật phải là người giác ngộ triệt để, chớ không thể giác ngộ chút chút được. Các vị Tôn túc trong nhà Phật sợ người sau dịch kinh dịch sách, hiểu lầm ý nghĩa hai chữ giác ngộ này nên để nguyên âm cho chúng ta suy gẫm, thấu hiểu tới nơi tới chốn, chớ không thể hiểu một cách cạn cợt thông thường.

Giờ đây chúng ta đặt câu hỏi lại, giác ngộ là giác ngộ cái gì? Đó là vấn đề lâu nay người tu Phật ngộ nhận. Nói tu Phật là phải giác ngộnếu không giác ngộ thì chưa phải tu Phật. Ở đây tôi sẽ nói giác ngộ từ cạn tới sâu. Cạn nhất là giác ngộ lý nhân quả nghiệp báo. Lâu nay người đời cứ ngỡ rằng mình làm điều này điều nọ hoặc lành hoặc dữ, chớ không nghĩ ngày mai kết quả ra sao. Khi nóng giận họ cứ làm những việc dữ, khi cảnh thuận lợi họ làm việc lành, mà không biết đến kết quả. Ngày nay chúng ta học Phật biết rõ nhân mình tạo thì quả phải lãnh, nhân quả không sai chạy bao giờ. Bởi thấu hiểu lý nhân quả nên ta làm việc gì, nói việc gì đều cẩn thận, dè dặt. Làm việc lành, nói lời lành, ý nghĩ lành, không để tất cả niệm xấu xa chen vào thân, miệng, ý. Đó là tạo nhân lành sẽ được hưởng quả lành. Những người không biết cứ tha hồ nói, làm, nghĩ trái với đức hạnhtrái với lợi ích chúng sanh. Đó là tạo nhân dữ, nhất định phải gánh quả dữ. Bước đầu vào đạo chúng ta phải hiểu rõ lý nhân quả. Đó là giác ngộ thứ nhất.

Giác ngộ thứ hai là chúng ta phải thấu triệt lý nhân duyên. Phật nói tất cả các pháp do nhân duyên sanh, không có tự tánh, tức là không có thật thể. Duyên hợp thì có, duyên tan thì mất. Vì duyên sanh nên tất cả các pháp không thật. Pháp không thật mà chúng tangỡ thật, đó là mê. Vì vậy Phật tử phải giác ngộ tất cả pháp duyên sanh không có tự thể, đủ duyên nó còn thiếu duyên nó mất, sanh diệt không bền. Trong kinh thường nhắc các pháp duyên hợp giả có, đã là duyên hợp thì phải giả có. Nhìn từ con người cho đếnmuôn vật đều đúng như vậy, đó là giác. Nếu thấy mình thật, người thật, sự vật bên ngoài thật, đó là mê.

Trên đường tu chúng ta phải làm sao thấy đúng lẽ thật. Đó là ta đang đi trên con đườnggiác ngộ, nếu thấy sai lẽ thật là đi trên đường mê. Đức Phật sợ chúng ta quên nên khuyên chúng ta mỗi đêm, mỗi ngày, mỗi giờ đọc Bát-nhã tâm kinh. Đọc Bát-nhã tâm kinh để làm gì? Để chúng ta nhớ dùng trí tuệ soi thấy tất cả sự vật đúng như thật, đó là giác. Ngày nay Tăng NiPhật tử mỗi đêm đều tụng kinh Bát-nhã, câu đầu Phật dạy “Bồ-tát Quán Tự Tại soi thấy năm uẩn đều không, liền qua tất cả khổ ách”. Thấy năm uẩnkhông thật tức là thấy thân và tâm này không thật, thấy như thế thì qua hết khổ nạn. Người nào thấy đúng như vậy, trên đường tu không còn gì vướng bận, lúc ngồi thiền tâm sẽ an ổn. Nếu tâm còn vướng bận hơn thua, phải quấy thì ngồi thiền bao nhiêu thứ lăng xăng trói buộc mình, mất hết sự yên tĩnh, sự tự do.

Như vậy, người tu thiền trước phải vận dụng trí Bát-nhã chiếu soi các uẩn đều không thật, đó là bước đầu để chúng ta tiến tới giác ngộ. Có giác mới là con Phật, vì đức Phậtlà bậc giác ngộ viên mãn, những vị Bồ-tát giác ngộ từng phần. Mỗi đêm chúng ta ngồi thiền, trước khi ngồi tụng Bát-nhã, sau khi xả thiền cũng tụng Bát-nhã. Nhắc tới nhắc lui để thấy rõ năm uẩn không thật, đó là Trí tuệ Bát-nhã, là giác. Có giác ngộ chúng ta mới xứng đáng là đệ tử của Phật. Phật là bậc giác ngộ viên mãnchúng ta cũng phải giác ngộchút chút chứ! Có giác ngộ ta mới cứu giúp được chúng sanh, nên Phật dạy tự giác rồi giác tha.

Chúng ta có giác ngộ mới dạy người giác ngộ được, mình mê làm sao dạy người giác ngộ được. Như vậy tự giác rồi chúng ta mới đem cái thấy biết giác đó nhắc nhở, chỉ dạy cho hàng Phật tử, có thế mới đúng nghĩa tự giác giác tha. Từ tự giácgiác tha đó chúng ta bước sang tự độ, độ thaBản thân có giác mới qua hết phiền não, sau đó dạy người giác ngộ qua hết phiền não. Đó là ta tự độ mình qua được phiền não, sau mới dạy người tự độ họ qua hết phiền não, cho nên gọi là độ tha.

Ngày nay chúng ta cứ hiểu mình đi tu, rồi ai muốn đi tu theo mình độ người đó đi tu, mà không biết độ cái gì? Độ là cạo đầu, mặc áo nhuộm chăng? Đó chỉ là trợ duyên cho người phát tâm tu thôi. Độ là phải giác, giác rồi mới hết phiền não, qua khỏi sông mê, chừng đó mới độ người khác hết phiền não, qua được sông mê. Đó là tự giác giác tha, tự độ độ tha. Trên đường tu thiếu hai phần này thì sự tu của chúng ta trở thành vô nghĩa. Ai là người xuất gia mà mải mê lo chuyện thế tục không chịu tự giácgiác tha, không chịu tự độ, độ tha thì uổng đi một đời tu.

Tăng Ni Phật tử nhớ rõ rằng, chúng ta tu là vì cầu giác ngộgiải thoát sanh tử và cứu độnhững người khác cũng được giác ngộgiải thoát sanh tử. Tu mà không có tự giác, tự độ thì chỉ là chuyện nói suông nói rỗng, không có giá trị gì hết, làm sao giác ai, độ ai? Bởi vậy Tăng Ni có trọng trách không phải nhỏ, làm sao bản thân mình giác ngộgiải thoát sanh tử, mới có thể cứu độ chúng sanh. Nếu tự mình không giác ngộkhông giải thoát mà nói độ chúng sanh thì chỉ là nói cho vui miệng thôi. Tệ nhất là những người chưa giác thật mà khoe mình giác, tội này đọa địa ngục. Tại sao? Trong luật Phật dạy rõ ai đại vọng ngữ, chưa chứng nói chứng, chưa ngộ nói ngộ để gạt gẫm người, kẻ đó sẽ đoạ vào địa ngụcVì vậy người tu cẩn thận từ lời nói, điều gì trái đạo lý thì không nói, lời nào đề cao bản ngã cũng không nói. Sống khiêm cung từ tốn đối với tất cả mọi người, đó là tư cáchcủa người tu chân chánh. Những ai có một nói mười, nói quá những gì mình thấy mình hiểu, đó là lừa gạt thiên hạ chớ không phải người tu.

Chúng ta mang một trọng trách lớn như vậy, mà không lo chuyện giác, cứ lo những chuyện thế tục, không khéo sẽ rủ nhau đi trong trầm luân sanh tử, chịu nhiều khổ đau, không thế nào giải thoát được. Tôi mượn ý nghĩa Thiền tự Bồ-đề để đánh thức quí vị nhớ tu. Nói tới đi chùa là nói tới giác ngộ, không phải nói tới chuyện hơn thua phải quấythị phi. Ai đem hơn thua phải quấy đến chùa là không biết đi chùa, mà đi trong bể khổ.

Chúng ta vì quí trọng chánh pháp nên mới đến với đạo cầu được giác ngộgiác ngộ rồi mới tu tập qua khỏi trầm luân sanh tửCon đường của chúng ta đi là con đường phi thườngthế gian không thể biết không thể hiểu. Do đó tất cả Tăng Ni và Phật tử khi bước chân vào đạo chúng ta phải đi từng bước đúng trên đường giác ngộ. Những gì sai chúng ta tránh liền, đừng để mang danh Phật tử mà làm những chuyện tà giáo ngoại đạo, uổng đi một đời. Việc tu hành muốn thành tựu đến nơi đến chốn, đừng bao giờ xem thường, đừng bao giờ quên lãngchúng ta nhất quyết tu cho tới giác ngộ mới thôi. Đó là điều thiết yếu.

Nói giác ngộ là giác ngộ cái gì? Phật dạy “chiếu kiến ngũ uẩn giai không”. Ngũ uẩn là Sắc uẩnThọ uẩnTưởng uẩnHành uẩnThức uẩnSắc uẩn là thân tứ đại, Thọ là cảm thọsáu căn tiếp xúc với sáu trần có khổ có vui, Tưởng là tâm mình suy tưởng, Hành là niệm niệm suy tư không dừng, Thức là phân biệt. Như vậy một phần nói về Sắc thân, bốn phần nói về nội tâm.

Sắc thân do duyên hợp không thậttự tánh là không. Tự tánh không thật là sao? Ví dụ như bình hoa, trước khi cắm hoa vào chỗ này không có hoa nên không thể gọi là bình hoa được. Khi cắm hoa vô mới nói đây là bình hoa. Như vậy bình hoa có từ cái gì? Lá, hoa, bình, nước và người cắm nữa. Hồi chưa cắm nó có hay không? Khoảng này là khoảng không, cắm vô mới thành bình hoa, nó có là do duyên hợp. Nếu hoa héo mình ném đi thì bình hoa cũng trở lại không. Cho nên không là cái sẵn, trước khi các sự vật hợp. Bởi trước là không nên duyên hợp giả có, nếu xét kỹ bình hoa có đây nhưng mai chiều nó khô héo phải ném đi, trong bình không còn hoa nữa. Khi hợp tạm có nhưng rốt cuộc cũng trở thành không. Thân này đất, nước, gió, lửa tạm hợp nên tạm có. Khi đất, nước, gió, lửa ly tán thì thân tứ đại này rã ra trở về không. Khi đủ duyên cha mẹ hợp lạicó thân này tức có sắc. Lúc thân già cỗi hết duyên, tan ra thì trở về không. Đây gọi là “sắc tức là không”. Khi thân này hết duyên rã ra, sau đó lại gặp duyên hợp lại có thân khác. Đây gọi là “không tức là sắc”. Nên khi sắc có chỉ là giả có, nó sẽ trở về không. Tuy hiện giờ không, nhưng đủ duyên hợp lại thì trở thành có sắc. Nên nói “sắc tức thị không, không tức thị sắc”.

Đến cảm thọ của chúng ta có thật không? Nếu mắt nhìn hư không thì không có cảm thọgì hết, còn nhìn người, nhìn vật, nhìn cây thì có cảm thọ đẹp, xấu… Khi mắt, tai, mũi, lưỡi v.v… xúc chạm cảnh thì sanh cảm thọ vui, buồn, thương, ghét. Cảm thọ ấy thật hay không? Xúc cảnh thì có, cảnh qua rồi thì mất cho nên thọ cũng không thật. Thọ tức là không, không tức là thọ.

Tưởng cũng thếchúng ta tưởng tượng việc này việc kia. Trước khi đi đâu hay muốn làm việc gì, ta thường tưởng tượng sẽ gặp người đó, sẽ nói những gì. Tưởng tượng để sắp đặt trước công việc, như vậy tưởng có thật không? Tưởng thì tưởng chớ không trúng gì cả. Nhiều khi ta tưởng vui lại thành buồn, tưởng buồn lại hóa vui. Như vậy tưởng cũng không thật nên nói tưởng tức là không.

Đến hành tức là suy tư hay suy nghĩChúng ta suy nghĩ việc này, việc nọ, khi suy nghĩtâm mình cứ đi tới, chớ đâu có dừng lại được. Gần nhất như quí vị đi chợ, suy nghĩ coi bữa nay mua cái gì, mua đậu, mua bắp, mua một mạch như vậy. Nhà Phật nói dòng suy tư đó luôn luôn sanh diệt, nó có rồi không, nên suy tưởng là không, nghĩa là hành cũng không.

Thức là phân biệtPhân biệt tốt xấu, hay dở. Nếu thấy cảnh thì chúng ta phân biệt, không thấy cảnh thì phân biệt cái gì? Thì hết phân biệt. Như vậy phân biệt của thức cũng không thậttùy duyên, tùy cảnh mà có phân biệtTóm lại chúng ta biết rõ sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều không thật, do duyên hợp nên thể nó là không. Thể là không, duyên hợp có cho nên giả có.

Nói giả có là lời đúng lẽ thật hay lời nói tưởng tượng? Đó là lời đúng lẽ thật. Song ngoài miệng chúng ta nói giả mà gặp việc lại thật hết trơn. Đó mới là cái khổ, tu hành trở ngại ở chỗ này. Nếu chúng ta biết thân và tâm không thật thì mọi cái đến với mình, vui buồnsướng khổ… coi như trò ảo tưởng thôi, qua rồi mất, qua rồi mất. Giả sử khi nhai thức ănngon, cái ngon ấy chừng bao lâu? Ngon chút xíu ở lưỡi, nuốt qua khỏi cổ nó mất tiêu. Như vậy cảm thọ ngon chỉ qua mấy giây đồng hồ thôi, mà người ta lại lệ thuộc vào cảm thọ rất nhiều. Vì thế phải cực khổ tìm kiếm món ngon vật lạ để thỏa mãn cảm thọ của lưỡi. Chúng ta quên rằng, buổi sáng nay ăn thấy ngon, nhưng đến sáng mai nó thành cái gì? - Đại chúng cười - Như vậy cái ngon có thật đâu, chỉ một chút cảm giác ở lưỡi thôi mà người ta tưởng nó thật quí rồi khổ sở vì miếng ăn. Đôi khi cũng vì miếng ăn ngon mà thiên hạ cãi nhauđánh nhau, chém giết nhau. Thật đáng thương!

Chúng ta sống trong mê lầm, giành giựt, tranh đua nhau những thứ tạm bợ, do đó nên khổ. Bây giờ biết năm uẩn đều không thật thì hết khổ, nên Phật bảo qua hết mọi khổ ách. Quí Phật tử thấy khổ và hết khổ từ cái gì mà ra? - Giác với mê mà ra. Cái không thậttưởng thật là mê, cái không thật biết không thật là giác. Biết rõ như vậy rồi khổ nào cũng qua được hết, ngược lại không thật mà tưởng là thật thì khổ dồn dập tới. Giả sử ai chửi mình, ta nghĩ thân không thật thì chửi thật sao? Nghĩ thế tự nhiên mình cười, còn gì là khổ. Cho nên đau khổ không phải ở đâu đem đến, chỉ tại cái mê mà mình khổ. Bây giờ hết mê thì ngay đó khổ liền qua, dễ như trở bàn tay. Vậy mà Phật tử cứ rên hoài “khổ quá”. Đêm nào cũng đọc Bát-nhã, mà cứ than khổ suốt.

Phật dạy một đàng, chúng ta làm một nẻo hoặc không chịu tu theo lời Phật dạy, rồi kêu Phật cứu. Cứu sao được? Chúng ta tu thì phải đi trên con đường giác ngộ. Mỗi khi tụng kinh, quí vị nghe lời Phật dạy rồi thấm, thấm rồi ứng dụng, đó là tu. Đừng tưởng tụng kinhbộ là tu, tụng kinh mà không hiểu, không ứng dụng lời Phật dạy là không tu chút nào hết. Nhiều người tụng bộ này qua bộ kia, cho rằng mình tu nhiều, nhưng ai nói trái ý liền la quải lên. Như vậy không biết tụng kinh để làm gì? Phật có dạy tụng kinh để nóng giận đâu, mà tụng kinh ra ai động tới la um sùm. Rốt cuộc càng tu càng dễ sân hận, càng làm khổ mình khổ người. Đó không phải là người thật tu, quyết tâm tu.

Chúng ta tu phải thật tu, càng tu tâm càng nhẹ nhàng thanh tịnh, càng tu càng tỉnh táosáng suốt, không bị danh lợi phù phiếm thế gian quyến rũ. Đó mới thật là người tu. Đi chùa về quí vị luôn tươi cười vui vẻ, cho ở nhà thấy đi chùa có ích, đi chùa đem lại sự an lạc cho gia đình. Chớ đi chùa về ai nói trái ý quạu đeo, làm người thân không hiểu sao đi chùa mà sân quá vậy, tức việc tu không có giá trị gì hết.

Hiểu vậy thì chúng ta mới thấy tu cứu mình cứu người. Nếu không thật tu chỉ gây phiền luỵ cho mình và người thôi. Đó là chủ đích chúng tôi đặt tên Thiền tự Bồ-đề. Khi tới cửa Thiền tự Bồ-đề, Phật tử luôn nhớ mình đang tập giác ngộ, bước vô chùa tụng Bát-nhã là đang giác, ra ngoài cũng giác. Không nên vô chùa dụm năm dụm bảy nói chuyện phải quấy của thế gian rồi phiền não, không có lợi ích gì hết. Học đạo giác ngộ, tu theo đạo giác ngộ là mục tiêu của người xuất gia cũng như tại gia. Đây là điều tất cả phải ghi nhớ và thực hành cho được viên mãn.

Tôi có mấy lời nhắc nhở, mong tất cả quí vị cố gắng thực hiện cho được tốt đẹp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/11/2017(Xem: 7712)
Hành Trình Về Con Đường Giáo Dục Của Phật Giáo, Nếu nói về việc học, việc tu của chư Tăng Ni Phật Giáo thì tự ngàn xưa Đức Phật đã là một bậc Thầy vĩ đại đảm trách làm một Hướng đạo sư cho mọi người quy về. Trên từ những vị xuất gia, dưới đến vua, quan và thứ dân, ai ai cũng một lòng quy ngưỡng về giáo lý thậm thâm vi diệu ấy. Mục đích chính của việc tu tập là thoát ly khỏi cảnh giới khổ đau nầy, để trở về với bản lai diện mục thanh tịnh, giải thoát của mỗi người. Đức Phật cũng đã từng nói rằng: “Ta chỉ là một Đạo Sư”, nghĩa là một kẻ dẫn đường. Kẻ dẫn đường ấy chính là Thầy của chúng ta và bất cứ ai trong đời nầy dẫn được ta đi vào Đời hay vào Đạo đều là Thầy của chúng ta cả.
30/10/2017(Xem: 11472)
Giữa tháng 9 năm 2017, chúng tôi đi Paris, nước Pháp, để thăm gia đình và bạn bè, đã 10 năm chưa có dịp gặp lại. Thi và tôi đã để ra 3 ngày đi thăm vợ chồng người bạn của Thi khi còn học ở trường Trung học Gia Long - Saigon, vào cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. Chị Hồng và anh Ngọc đang ở tại thành phố Oberhausen. Đây là thành phố nằm trong vùng kỹ nghệ sông Ruhr thuộc tiểu bang NordRhein- Westfalen, phía Tây-Bắc nước Đức.
30/10/2017(Xem: 10096)
Dưới đây là bài viết của Lạt-ma Denys tóm lược một số các bài thuyết giảng của chính tác giả tại ngôi chùa Tây Tạng Karma Ling, tọa lạc trong vùng núi Alpes trên đất Pháp. Bài viết nêu lên một sự hiểu biết mang một tầm quan trọng vô song trong Dharma/Đạo Pháp của Đức Phật, đó là khái niệm "Tương liên, tương tác và tương tạo" giữa tất cả mọi hiện tượng dù vô hình hay hữu hình, thuộc thế giới bên ngoài hay bên trong tâm thức một cá thể. Tiếng Pa-li gọi khái niệm này là Paticca-samuppada, tiếng Phạn là Pratitya-samutpada, tiền ngữ "pratitya" có nghĩa là "lệ thuộc vào" [một thứ gì khác], hậu ngữ "samutpada" có nghĩ là "hiện lên" hay "hình thành"..., Các ngôn ngữ Tây Phương gọi khái niệm này là: Interdependence, dependent origination, dependent arising, dependent co-production, conditioned co-production, conditioning co-production, v.v.; kinh sách Hán ngữ gọi là "Lý duyên khởi". Có thể tạm dịch sang tiếng Việt là "Nguyên lý tương liên, tương tác và tương tạo", tuy nhiên cũng có thể gọi vắn
27/10/2017(Xem: 10407)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ. Nhỏ như chuyện bất hoà khó chịu xảy ra liên tục với người xung quanh. Nhỏ như yêu thương người này ghét bỏ người kia một cách tự nhiên, hay người này cực khổ chăm sóc nuôi dưỡng người kia mà bị người kia càm ràm nặng nhẹ gây khó dễ hết chuyện này sang chuyện khác, hoặc chính bản thân mình đau ốm bệnh hoạn triền miên chạy chữa khắp nơi mà không dứt bệnh. Lớn như chuyện con cái trong nhà không nghe lời dạy dỗ của cha mẹ, ra ngoài xã hội quậy phá phạm luật chịu cảnh tù tội khiến kẻ làm cha làm mẹ chịu nhiều lo âu và đau khổ.
26/10/2017(Xem: 9888)
Tông Câu-xá ngày nay không còn, mặc dù trước kia, tông ấy đã có một thời hưng thịnh với rất nhiều người tu tập theo. Tuy nhiên, ảnh hưởng sâu sắc của tông này cho đến nay vẫn còn rất rõ rệt trong Phật giáo. Tên gọi Câu-xá của tông này vốn được phiên âm từ tiếng Phạn là Kośa, có nghĩa là “kho báu”. Đây cũng là tên gọi một bộ luận nổi tiếng của Bồ Tát Thế Thân. Tên tiếng Phạn của bộ luận này là Abhidharmakoa-stra, phiên âm là A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận, và là giáo lý căn bản của Câu-xá tông. Bồ Tát Thế Thân sinh năm 316 và mất năm 396, sống gần trọn thế kỷ 4. Ngài là người được y bát chân truyền, làm Tổ sư đời thứ 21 của Thiền tông Ấn Độ. Ngài là em ruột của Bồ Tát Vô Trước, người đã sáng lập ra Duy thức tông. Câu-xá tông là một tông thuộc Tiểu thừa, trong khi đó Duy thức tông là một tông Đại thừa. Ban đầu, ngài Thế Thân học theo giáo lý Tiểu thừa, thuộc Nhất thiết hữu bộ, là một trong 18 bộ phái Tiểu thừa đầu tiên của Ấn Độ đã phân chia sau khi Phật nhập diệt khoảng gần 200 năm. Ngà
23/10/2017(Xem: 29406)
Tin vui: Tế bào ung thư bị tiêu diệt trong 42 ngày bằng ly nước ép đã thành công ngoài mong đợi, cả thế giới đang mở tiệc để ăn mừng, Rudolf Breuss đã dành cả cuộc đời để tìm cách chữa bệnh ung thư và cuối cùng vị nhân sĩ người Áo này đã thành công.
23/10/2017(Xem: 102069)
Gần hai tuần qua chúng ta nghe tin tức phóng sự trên các hệ thống truyền thanh và truyền hình trên toàn quốc Hoa Kỳ về cảnh cháy rừng khủng khiếp ở vùng bắc San Francisco bang California. Theo báo cáo cách đây 4 ngày thì khoảng 250,000 km2 diện tích bị cháy (tương đương với diện tích tiểu bang New York). Nhà cửa bị cháy, 43 người chết, hơn 200 người mất tích, và gần 40,000 người phải di tản. Hiện nay đám cháy vẫn còn tiếp diễn nhưng ở một vài nơi cư dân di tản đã được phép trở về lại nhà của mình.
17/10/2017(Xem: 8612)
Văn hóa Phật giáo tại hội sách Frankfurt Book Fair lớn nhất thế giới 2017 Đây là lần đầu tiên 2 chúng tôi đi Đức và cũng là lần đầu tiên đến với hội sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book Fair. Chúng tôi lại được Thầy của chúng tôi, TS Nguyễn Mạnh Hùng trực tiếp dẫn đi. Một tuần ở hội sách chúng tôi mệt lừ nhưng ai cũng hạnh phúc vì chúng tôi học được rất nhiều và hơn thế nữa những trải nghiệm từ nhiều góc độ làm chúng tôi trưởng thành hơn. Nhưng trong bài này, chúng tôi chỉ chia sẻ 1 góc rất nhỏ về văn hóa Phật giáo ở đây trong những ngày qua.
17/10/2017(Xem: 7865)
Niềm vui của việc gặp gở những người ta yêu, nổi buồn của việc mất mát người thân, sự phong phú của của những giấc mơ đầy sức sống, sự an bình của những bước chân qua khu vườn vào một ngày xuân, sự hoàn toàn an định trong một thể trạng thiền tập sâu xa – những thứ này và những thứ nọ giống như chúng cấu thành một thực tại kinh nghiệm của chúng ta về [tâm] thức. Bất chấp nội dung của bất cứ kinh nghiệm nào trong ấy là gì, thì không ai trong tâm nhạy cảm của họ có thể nghi ngờ về thực tại ấy.
15/10/2017(Xem: 11531)
Giới đàn là một trong những sinh hoạt đặc thù của Tăng-già, được quy định hết sức chặt chẽ trong Luật tạng. Tuy nhiên, ở một số địa phương, việc thực hiện giới đàn chưa được quan tâm một cách nghiêm túc cần thiết. Sau đây là một trong những hiện tượng như thế. Từ lá thư hoài nghi của một tân giới tử Tỳ-kheo-ni… Vào một buổi chiều tháng 12 gần cuối nămdương lịch, người viết tới thăm Hòa thượng Luật sư Thích Minh Thông tại Giới đàn viện Huệ Nghiêm. Vì là chỗ Thầy trò, cũng là để học hỏi và trao đổi giới luật với ngài nên chúng tôi thường xuyênlui tới mỗi khi có dịp. Lần này vào thăm ngài, bàn trà chưa kịp rót ra như mọi khi thì Hòa thượng đã vội đến bàn làm việc, lục tìm trong chồng thư từ ra một bức thư chuyển phát nhanh. Hòa thượng trở lại bàn trà và mở lá thư ra đọc cho người viết nghe nội dung bức thư ấy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]