Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tam Tạng Pháp Số phiên bản mới nhất và đầy đủ nhất

03/01/201720:51(Xem: 9606)
Tam Tạng Pháp Số phiên bản mới nhất và đầy đủ nhất

Tam Tạng Pháp Số phiên bản mới nhất và đầy đủ nhất

 tam-tang-phap-so

Trong quá trình học tập và nghiên cứu Phật điển Hán tạng, chúng tôi nhận thấy việc ghi nhớ các từ ngữ Phật học là điều không dễ, bởi số lượng từ ngữ Phật học rất nhiều, Phật Quang Đại Từ Điển tổng cộng có 22608 mục từ. Nếu đi vào cụ thể từng tông phái thì số lượng mục từ đó vẫn còn chưa đủ, chỉ xét riêng tông Duy Thức đã có hơn 15.000 từ ngữ; Thiền tông có hơn 8.000 mục từ…nếu không tuần tự đi từ thấp đến cao, từ cạn đến sâu người học sẽ ngập mình trong khối từ ngữ Phật học. Thêm vào đó, trong cùng một từ ngữ như “tâm”, “tính”, “thể”, “tướng”, “nhất tâm”…chúng đều có các nét nghĩa khác nhau theo từng tông phái, đây là trở ngại lớn cho người nghiên cứu Phật học qua Phật điển Hán tạng. Để góp phần vào việc giảm bớt rào cản ngôn ngữ cho người học Phật, chúng tôi chọn và soạn dịch bộ Tam Tạng Pháp Số bởi ba lí do:

1. Đây là bộ sách dạng từ điển có tính Phật học thuần túy, bởi ngoài từ ngữ chỉ các khái niệm về Phật học ra, sách này không thu vào các từ chỉ liên quan đến Phật giáo như tên chùa, tên danh tăng, tên tông phái...

2. Về số lượng, đây là sách có khối lượng từ ngữ Phật học vừa phải nhưng chúng đều có tần suất sử dụng rất cao kinh văn Phật giáo.

3. Các mục từ đều được ghi rõ nguồn gốc xuất xứ ở các kinh, luận trong đại tạng. Với trường hợp các từ nguyên văn giải thích rườm rà khó hiểu, tác giả giải thích một cách chiết trung, súc tích giúp người đọc dễ hiểu, dễ nhớ. Điều này có lợi trong việc giúp người đọc dễ dàng tìm hiểu nghĩa sâu hơn trong nguyên bản, đồng thời đây là dụng ý của soạn giả chỉ ra lỗi của người giới nghiên cứu Phật học “thời đó” là “nói thiếu dẫn chứng”như trong lời nói đầu của học giả Đinh Phúc Bảo. Trong quá trình biên dịch sách này, chúng tôi tránh hai thái cực là lạm dụng âm Hán – ViệtViệt hóa từ ngữ Phật học một cách thái quá. (chỉ xét riêng trong cách chuyển dịch từ ngữ Phật học tiếng Hán thành từ tương đương trong tiếng Việt)

 

Với trường hợp thứ nhất tức trường hợp lạm dụng âm Hán – Việt. Theo quan điểm này, sẽ chỉ phiên thành âm Hán – Việt đối với tất cả các từ ngữ Phật học trong tiếng Hán. Ví dụ: 一心約教有異sẽ được dịch ra tiếng Việt bằng cách phiên âm từ này là Nhất tâm ước giáo hữu dị hay 水喻真心有十義 sẽ dịch thành tiếng Việt bằng cách phiên âm thành Thủy dụ chân tâm hữu thập nghĩavà mặc nhiên xem đây là đơn vị từ vựng Phật học tiếng Việt. Thật ra đây không phải là từ Hán Việt mà mới chỉ là cách đọc Hán - Việt.Ưu điểm của việc dịch bằng cách dùng trực tiếp cách đọc Hán - Việt là ngắn gọn. Nhưng ưu điểm này không thể bù cho các khuyết điểm: 1. Những mục từ được thu nhập trong từ điển chỉ xuất hiện ở từ điển chứ không xuất hiện trong văn bản dịch. Vì vậy, tuy là từ điển Phật học tiếng Việt nhưng phần lớn chỉ được tra cứu trong trường hợp đọc trực tiếp bằng văn bản tiếng Hán, điều này đã làm giảm đi rất nhiều chức năng của từ điển. 2. Tuyệt đại đa số từ, cụm từ đó đều mang cấu trúc từ pháp tiếng Hán, không phù hợp với cách cấu tạo từ của tiếng Việt, do vậy chúng không thể liên kết thành câu trong tiếng Việt.

 

Trường hợp thứ hai là Việt hóa từ ngữ một cách thái quá.Chúng tôi dùng chữ thái quá vì quan điểm này có xu hướng không dùng những từ Hán Việt vốn đã trở thành lớp từ phổ thông trong tiếng Việt. Ví dụ các từ đã thành lớp từ phổ thông trong tiếng Việt như Tam bảo, Chính đạo sẽ được dịch làbangôi báu trong đời; con đường chân chính…cách dịch này có ưu điểm dễ hiểu, dễ tiếp thu, có cấu trúc từ, cụm từ đúng với từ pháp tiếng Việt, tuy nhiên vẫn có một số hạn chế: 1. Thiếu tính súc tích, vắn gọn; thiếu tính nhất quán, tính đơn nghĩa và nhất là thiếu tính tôn giáo (khi nói Tam bảo, bát chính đạo thì ai cũng biết đó là từ ngữ Phật học, dù không biết nội dung cụ thể là gì, đấy là tính tôn giáo)của thuật ngữ. 2. Việt hóa quá mức những từ vốn đã trở thành lớp từ phổ thông trong tiếng Việt trong khi chưa có khái niệm cụ thể về ý nghĩa của “từ thuần Việt”, do vậy phải dịch bằng cách giải thích rườm rà, nhất là cách dịch này sẽ làm nghèo vốn từ vựng tiếng Việt.

 

Để tránh rơi vào hai trường hợp vừa nêu, chúng tôi tiến hành định lượng khảo sát các từ ngữ Phật học hiện đã trở thành lớp từ phổ thông, xem chúng đã chuyển dịch Hán sang Việt như thế nào bằng cách phân loại theo tiêu chí âm tiết, cụ thể là từ một âm tiết, hai âm tiết và ba âm tiết trở lên như sau.

 

Từ 1 âm tiết

Từ 1 âm tiết trong tiếng Hán dịch thành 1 âm tiết tiếng Việt chiếm hơn 99,9 %. Ví dụ các từ: Phật – Phật, Pháp – Pháp; Tăng – Tăng; Giới – Giới; Định – Định; Tuệ - Tuệ; Tướng – Tướng; Thể - Thể; Dụng – Dụng; Ý – Ý; Sắc – Sắc....Trong số đó, có cực hiếm những từ đơn âm tiết trong nguôn ngữ nguồn được dịch thành từ hai âm tiết trong ngôn ngữ đích. Từ “Tăng” có lúc tự dịch bằng cách thêm từ thành “chúng tăng” hoặc chữ “trần” thành “trần gian”. Từ điểm này cho thấy, đối với từ ngữ Phật học chỉ có 1 âm tiết thì khi dịch thành tiếng Việt sẽ tương ứng là 1 âm tiết. Tức cách đọc Hán – Việt trùng lên nghĩa tương ứng của từ đó trong tiếng Việt.

 

Từ có 2 âm tiết

Từ có 2 âm tiết trong tiếng Hán có nhiều cách dịch trong tiếng Việt, tức không còn tỉ lệ đối ứng 2 âm tiết Hán = 2 âm tiết Việt nữa. Ví dụ từ 四谛 có nhiều cách dịch như Tứ đế; Bốn chân lí; Bốn sự thật. Tuy nhiên, cách dịch có tỉ lệ đối ứng 2 âm tiết Hán = 2 âm tiết Việt chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều, nguyên nhân là vìchúng không có từ tương đương trong tiếng Việt, do vậyxem cách đọc Hán – Việt chính là nghĩa tương ứng của từ đó trong tiếng Việt. Ví dụ các từ: duyên khởi, nhân duyên, nhân quả, quy y, vô thường, thiền định; bát nhã...tỉ lệ dịch theo phương pháp này chiếm khoảng hơn 97% trong tổng số từ ngữ Phật học có 2 âm tiết.

 

Từ có 3 âm tiết trở lên

Trường hợp 3 âm tiết trở lên khá phức tạp vì chúng có thể là từ, có thể là cụm từ. Một số từ có cấu trúc ngược (ví dụ theo tiếng Việt là Luận về Tư bản nhưng đã quen dùng Tư bản luận) nhưng dùng quen và rộng rãi trong tiếng Việt thì chúng tôi giữ lại, cách giữ lại này chúng tôi dựa vào lí luận phiên dịch của Huyền Tráng, tức thuộc “thuận cổ bất phiên” trong “ngũ chủng bất phiên”, các trường hợp còn lại đều được chuyển dịch cho phù hợp với cấu trúc từ tiếng Việt.

Những từ có nhiều biến thể âm đọc trong tiếng Việt, chúng tôi sẽ chọn cách đọc đúng với âm Hán - Việt của từ đó. Ví dụ từ 比丘có bốn biến thể âm đọc theo từng vùng: miền Bắc đọc Tỉ khưu hoặc Tỉ khiêu; miền Trung, miền Nam đọc Tỉ kheo, Tì kheo, Tì khưu, Tỉ khưu. Trường hợp này chúng tôi sẽ đọc đúng âm Hán Việt của từ đó là Tỉ khâu. (nguyên nhân đọc chệnh này không phải vì ảnh hưởng cách phát âm địa phương mà do kiêng tên của Khổng Tử)Đối với các từ dịch âm gốc Phạn sang Hoa, trong quá trình dịch thành tiếng Việt, chúng tôi chỉ dịch bằng cách phiên thành âm Hán Việt.Thông thường những từ ngữ phỏng âm theo tiếng nước ngoài qua tiếng Hán làm trung gian đều dùng dấu gạch nối giữa các tiếng. Ví dụ: Thích-ca Mâu-ni, Bồ-tát, La-hán…song trên thực tế sử dụng (khảo sát trong Đại từ điển tiếng Việt hiện đại vàtrong các tuyển tập ca dao tục ngữ) đều không có dấu gạch nối. Theo chúng tôi, có ba lí do không nên dùng dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ dịch âm gốc Hán: 1. Dấu gạch nối chỉ sử dụng cho các từ phiên âm từ tiếng Anh, Pháp chứ không thích hợp cho các từ gốc Hán, vì dùng gạch nối giữa các từ dịch âm sẽ tạo thành ngăn cách khiến các từ đó không chuyển thành từ Hán Việt, trong khi đó từ phiên âm Hán – Việt “luôn có tiềm năng trở thành từ Hán Việt một khi có điều kiện”. 2. Thiếu mĩ quan và không tiết kiệm. 3. Nếu chiếu theo quy tắc gạch nối này thì rất nhiều từ Hán - Việt đã trở thành lớp từ phổ thông trong tiếng Việt cũng phải có dấu gạch nối, ví dụ: La sát, Diêm vương, Sám hối...Nếu chúng ta dùng dấu gạch nối giữa các tiếng đối với các từ dịch âm gốc Hán sẽ làm người Việt có cảm giác xa lạ với những từ vốn đã thành lớp từ phổ thông. Ngoài ra, danh hiệu Phật, Bồ tát, tên quả vị tu chứng, nhân danh, địa danh, tên kinh luận chúng tôi đều dùng chữ in hoa đối với tất cả các tiếng.

 

Xét về chức năng, đây là sách công cụ mang hình thức từ điển song ngữ Phật học Hán – Việt. Tôn chỉ, linh hồn của từ điển song ngữ ở điểm “cung cấp từ tương đương ở ngôn ngữ đích sao cho từ đó có nội dung ý nghĩa tương đồng với ngôn ngữ nguồn” (Theo Ladislar Zgusta trong cuốn Manual of Lexieography, trang 404 – 1983), do vậy, trong cuốn sách này chúng tôi cố gắng cung cấp các đơn vị từ tương đương với mục từ trong ngôn ngữ nguồn giúp người tra cứu có những đơn vị từ ngữ để tham khảo biểu đạt trong quá trình dịch thuật. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thực tế, thuật ngữ nói chung và thuật ngữ Phật học nói riêng sẽ có những “biến thể” nhất định để phù hợp với văn phong, với văn cảnh, với đối tượng tiếp thu, đấy chính là lí do chúng tôi đã cung cấp nhiều từ tương đương trong ngôn ngữ đích cho cùng một từ trong ngôn ngữ nguồn vậy.

 

Do điều kiện lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ…giữa hai nước Việt – Trung khiến Phật giáo Việt Nam có nhân duyên khắn khít không thể phân tách khỏi Phật giáo Trung Quốc và kho tàng Phật điển Hán tạng, đặc biệt là về mặt từ ngữ Phật học. Qua việc khảo sát từ ngữ Phật học hiện đã trở thành lớp từ thường dân trong các từ điển tiếng Việt hiện đại chúng tôi nhận thấy việc dịch kinh Phật đã, đang và sẽ làm phong phú hơn cho kho từ vựng tiếng Việt.

 

Những năm gần đây có nhiều nhiều tổ chức, nhiều trung tâm, nhiều nhà nghiên cứu Phật học đã nỗ lực cống hiến sức mình qua việc lần lượt giới thiệu các dịch phẩm kinh, luật, luận đến với người đọc, trong đó, việc dịch và biên soạn từ điển cũng có những bước tiến rõ về số lượng lẫn chất lượng. Đây là điều mà mỗi người con Phật đều lấy làm vui mừng. Để góp chút sức mình vào việc phiên dịch Phật điển Hán – Việt, chúng tôi cảm thấy hân hạnh và vui mừng khi được giới thiệu sách này đến quý độc giả. Mặc dù cố gắng nhiều nhưng chắc chắn vẫn không khỏi thiếu sót, kính mong quý độc giả hoan chỉ chỉ giáo để chúng tôi hoàn thiện trong những lần tái bản.

Xin cảm ơn Công ty CP sách Thái Hà đã phát hành Tam Tạng Pháp Số, tác phẩm rất có giá trị và cần thiết này.

 

Thích Quang Định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/05/2021(Xem: 4721)
Lời tựa Những lời Phật dạy phần lớn mang tính phương tiện. Nếu ta chấp chặt từng chữ, từng lời sẽ khó hiểu được hết ý nghĩa thâm sâu bên trong. Chúng ta - những người học Phật ngày nay - rất cần nhận biết đâu là phương tiện, đâu là chân lý trong những lời Phật dạy để không rơi vào cực đoan và thiên kiến. Ngoài ra, người học Phật cũng cần chú tâm vào thực hành để tự mình thực chứng, để tự tìm ra cách đi phù hợp cho riêng mình.
26/05/2021(Xem: 5032)
Phật Đà sau khi thành Chánh Đẳng Chánh Giác nơi cội Bồ Đề, trong thời gian hai mươi mốt ngày, chỉ riêng mình thọ dụng diệu lạc giải thoát, tự riêng cảm niệm lý pháp tịch tịnh vi diệu thậm thâm khó thấy, không phải cảnh giới của tìm cầu, chỉ có bậc trí mới chứng ngộ được; chúng sanh thì bị nhiễm trước thâm sâu ngã kiến, ái lạc phiền não nặng nề, mặc dù họ được nghe Phật Pháp, e rằng cũng không thể rõ thấu, chỉ uổng công vô ích, chi bằng im lặng tịnh trụ tốt hơn. Sau đó Đại Phạm Thiên Vương ân cần cầu thỉnh Phật thuyết pháp, Thế Tôn mới đến Lộc Dã Uyển ngoài thành Ba La Nại Tư, vì năm ông thị giả lúc trước bỏ Phật mà vào trong đây tu khổ hạnh gồm có: A Nhã Kiều Trần Như, Át Bệ, Bạt Đề, Thập Lực Ca Diếp, Ma Nam Câu Lợi, giảng pháp môn Tứ Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Năm vị sau khi nghe pháp thấu hiểu ý nghĩa các lậu đều dứt, chứng thành bậc A La Hán, đây là Tam Bảo đầu tiên mới thiết lập trong thế gian: Đại Thánh Phật Đà là Phật Bảo, Pháp Luân Tứ Đế là Pháp Bảo, Năm A La Hán là Tăng Bảo.
24/05/2021(Xem: 4521)
Đại thừa lấy việc chăn trâu dụ cho việc điều tâm, luyện tâm. Cái tâm đó, nguyên lai thuần hậu, nhưng đã bị đánh lạc mất, để nó chạy rông, buông lung theo sở thích không biết gì đến những hiểm nguy rình rập, cho nên phải tìm lại, và chế ngự cho thuần tính. Cái tâm vọng động xấu xa lần hồi được gạn lọc khỏi các cấu nhiễm trần gian sẽ sáng dần lên và từ chỗ vô minh sẽ đạt tới cảnh giới vòng tròn viên giác. Đó là tượng trưng cho phép tu “tiệm”. Theo phép tu tiệm thì phải tốn rất nhiều công phu mới tiến đến được từng nấc thang giác ngộ. Nhờ công phu, cái vọng tâm lần hồi gạn lọc được trần cấu mà sáng lần lên, cũng như nhờ được chăn dắt mà con trâu hoang đàng lâu ngày trở nên thuần thục dần dần và lớp da đen dơ dáy trắng lần ra.
24/05/2021(Xem: 3748)
Cơn đại dịch quét qua địa cầu gây điêu đứng và làm xáo trộn cả đời sống của nhân loại. Nó tước đi những sinh mệnh, làm đảo lộn nếp sống của từng cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia và quốc tế. Nó không phân biệt, nể trọng hay nhường nhịn ai; không kỳ thị trí thức hay bình dân, giàu hay nghèo, già hay trẻ, nam hay nữ, khỏe mạnh hay yếu đuối. Nó ly cách từng cá nhân, chia lìa những gia đình, khoanh vùng từng xã hội; và như lưỡi hái khổng lồ của tử thần, nó phạt ngang, san bằng tất cả những gì nằm trên lối đi thần tốc của nó.
24/05/2021(Xem: 7568)
Ca khúc phổ nhạc “Đóa Hoa Dâng Đời... Của Ns Phật Giáo Hằng Vang từ bài thơ có tựa là “ Đóa Hoa Ngàn Đời... Của Huyền Lan đăng tuần báo Giác Ngộ đặc biệt Phật Đản số 110 ra ngày 09/05/1998. Sau đó vào năm 2003. Cư Sỹ Tống Hồ Cầm – Phó Tổng Biên Tập Báo Giác Ngộ - tức nhà thơ Tống Anh Nghị - Chủ Nhiệm CLB thơ ca Báo Giác Ngộ, hợp tuyển thơ báo Giác Ngộ nhiều tác giả có tên gọi “Sắc Hương Hoa Bút... Được tuyển chọn vào tập thơ nhiều tác giả nầy...
24/05/2021(Xem: 4749)
Ni sư Thích Nữ Giới Hương có lẽ là vị trụ trì viết nhiều nhất ở hải ngoại. Đó là theo chỗ tôi biết, trong cương vị một nhà báo nhiều thập niên có liên hệ tới nhà chùa và công việc xuất bản. Viết là một nỗ lực gian nan, vì phải đọc nhiều, suy nghĩ nhiều, phân tích nhiều, cân nhắc kỹ rồi mới đưa chữ lên mặt giấy được. Đặc biệt, Ni sư Giới Hương cũng là vị trụ trì viết bằng tiếng Anh nhiều nhất. Tôi vẫn thường thắc mắc, làm thế nào Ni sư có đủ thời giờ để gánh vác Phật sự được đa dạng như thế. Nghĩ như thế, vì tự thấy bản thân mình, nghiệm ra, không có đủ sức đọc và viết nhiều như Ni sư.
18/05/2021(Xem: 6187)
Phật sử ghi lại rằng, vào canh Ba đêm thành đạo, đức Phật đã tìm ra câu giải đáp làm sao thoát khỏi cảnh “Sinh, Già, Bệnh, Chết”, tức thoát khỏi vòng “luân hồi sinh tử”. Câu trả lời là phải đoạn diệt tất cả “lậu hoặc”. Lậu hoặc chính là những dính mắc phiền não, xấu xa, ác độc, tham, sân, si… khiến tâm con người bị ô nhiễm từ đời này sang đời khác, và đời này con người ta vẫn tiếp tục huân tập lậu hoặc, tạo thành nghiệp. “Lậu hoặc” hay “nghiệp” là nguyên tố nhận chìm con người trong luân hồi sanh tử, là nguyên nhân của khổ đau. Muốn chấm dứt khổ đau, chấm dứt luân hồi sanh tử thì phải đoạn diệt tất cả các lậu hoặc, không có con đường nào khác!
18/05/2021(Xem: 5334)
Năm 1959 một sự đe dọa của Tàu Cộng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đến sự phản kháng ở Lhasa. Hy vọng tránh được một cuộc tắm máu, ngài đã đi lưu vong và hơn 150,000 Tây Tạng đã đi theo ngài. Bất hạnh thay, hành động này đã không ngăn được sự tắm máu. Một số báo cáo nói rằng khoảng một triệu người Tây Tạng đã chết trong năm đó như một kết quả trực tiếp của việc Tàu Cộng xâm chiếm Tây Tạng.
16/05/2021(Xem: 12174)
Nhận xét rằng, Chúng ta đang đứng trước một khúc quanh gấp của lịch sử nhân loại. Đại dịch Covid-19 đã khép kín mỗi cá nhân trong một không gian chật hẹp, cách ly xã hội, cô lập cá nhân, cách ly cả những người thân yêu. Nó đã tạo ra những khủng hoảng tâm lý trầm trọng trong nhiều thành phần xã hội. Một số đông bị quẫn bức, không thể tự kềm chế, bỗng chốc trở thành con người bạo lực, gieo kinh hoàng cho xã hội. Một số khác, có lẽ là số ít, mà phần lớn trong đó là thanh thiếu niên, khởi đầu cũng chất đầy oán hận trong lòng, nhưng rồi trước ngưỡng sinh tử sự đại, tự mình phấn đấu tự kềm chế, cuối cùng đã khám phá chính mình, trong trình độ nào đó, với những giá trị nhân sinh chỉ có thể tìm thấy trong những cơn tư duy thầm lặng. Giá trị nhân sinh không thể tìm thấy bằng những cao trào kích động của tuổi trẻ. Thế hệ ấy sẽ làm thay đổi hướng đi của lịch sử Đông Tây qua hai nghìn năm kỷ nguyên văn minh Cơ-đốc, khi mà tín đồ có thể liên hệ trực tiếp với đấng Chí Tôn của mình qua mạng truyền
15/05/2021(Xem: 5368)
Phần này bàn về niên hiệu Long Thái và chúa Khánh ở Cao Bằng vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các danh từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn "Chúa Thao cổ truyện" và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]