Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa Xuân sau Bão Lũ

24/12/201621:50(Xem: 3978)
Mùa Xuân sau Bão Lũ


hoa_mai_1

MÙA XUÂN SAU BÃO LŨ

 

 

          Nhà Tuấn là nhà mặt tiền khang trang, ở ngay góc ngã tư gần chợ Trung tâm thành phố, rất thuận lợi để buôn bán kinh doanh, nhưng cha mẹ Tuấn nhất định không mở tiệm, mở quán, cũng không cho ai thuê mặt bằng dù đã có rất nhiều người đến nài nỉ. Cha Tuấn thì quá bận bịu vơi công việc ở cơ quan, còn mẹ Tuấn ngày đêm bù đầu với công tác từ thiện ở Hội Chữ Thập Đỏ. Cha mẹ Tuấn rất cần sự yên tĩnh sau những giờ làm việc căng thẳng, và sự yên tĩnh ấy cũng rất cần thiết cho việc học tập của những đứa con trong nhà. Cho nên, nhà Tuấn cứ suốt ngày đóng cửa im ỉm, mặc cho bên ngoài người xe chộn rộn xôn xao, mặc cho cuộc sống cuồn cuộn đi qua với đủ thứ mưu mô tính toán…

          Từ dạo sau mùa bão lũ hằng năm, ngoài hiên trước nhà Tuấn bỗng xuất hiện một người đàn ông mù lòa, không biết từ đâu trôi dạt đến, ngồi sát bên lề đường, cả ngày hứng nắng chói chang, hít lấy bụi bặm, để mong nhận được tờ giấy bạc từ những người hảo tâm thả rơi vào chiếc nón cũ đặt dưới đất. Người hành khất mù ngồi nơi ấy, miệng không thốt một lời van xin kể lể như bao người ăn xin khác, ai động lòng thì bố thí, ai có đi qua với sự thờ ơ khinh bỉ cũng chẳng sao. Chính điều này làm cho Tuấn tò mò lưu ý. Mỗi buổi sáng khi nhà mở cửa, cha mẹ Tuấn đến cơ quan, chị em Tuấn đến trường, đã thấy người hành ngất mù ngồi trước hiên tự bao giờ rồi. Đến trưa đứng bóng, người hành khất mù biến đi đâu đó chừng một tiếng đồng hồ, rồi trở lại ngồi lặng thinh dươi cái nắng nóng bỏng hung hăng. Trời chạng vạng, mới thấy một người đến nắm một đầu gậy dắt người hành khất mù băng qua đường, rồi đi mất hút giữa phố chợ vừa lên đèn.

           Tuấn để ý theo dõi từ nửa tháng qua, thấy biết nhất cử nhất động của người hành khất mù, nhưng chưa hề nói cho ai nghe. Điều làm cho Tuấn cứ băn khoăn, tò mò và áy náy là người đến nắm gậy dắt người hành khất mù đi đâu đó vào lúc chạng vạng mỗi ngày là một cô bé trong y phục học sinh tiểu học. Cô bé trạc bằng tuổi của Tuấn, dáng vóc mảnh khảnh xanh xao gương mặt luôn đượm nét ưu buồn, nhưng Tuấn thấy chiếc cặp to kềnh mang sau lưng dường như không làm cho cô bé mệt nhọc, khó chịu. Mỗi khi đến dắt người hành khất mù đi, cô bé đều nói huyên thuyên những chuyện ở lớp ở trường với vẻ hào hứng. Người hành khất mù gật gù, gật gù, nét mặt tươi vui hài lòng. Tuấn rất muốn biết đích xác mối quan hệ giữa cô bé, và người hành khất mù kia, bao lần ra đứng trước cửa để ngóng tai nghe lén mà vẫn chưa biết đựơc. Tuấn nghĩ chỉ còn một cách là… làm quen với họ.

           Một buổi sáng chủ nhật, Tuấn mua một ổ bánh mì thịt đem lại mời người hành khất mù, ông ta nhận lấy và cám ơn.

– Ủa, bác… nói được sao?

          – Sao lại không?

          – Sao lâu nay cháu không nghe bác nói lời nào?

          – Nói gì ở chỗ này hở cháu? Bác chỉ nói đúng lúc đúng nơi, đúng chuyện. Cháu ở đâu?

          Khi biết nhà Tuấn ở sau lưng mình, người hành khất mù mới lộ vẻ tươi vui, trò chuyện thân mật cởi mở. Qua cuộc chuyện trò, người hành khất mù khốn khổ đã dẫn Tuấn đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Tuấn xúc động khi biết cô bé kia chính là cháu ngoại của người hành khất mù. Cha là một thuỷ thủ gan dạ nhưng đã mất trong chuyến đi biển gặp cơn bão số 11, không bao giờ trở về đất liền. Mẹ trở thành người thất tình lảm nhảm, suốt ngày lang thang dọc bãi biển, mắt cứ nhìn chừng ra khơi xa trông ngóng một hình bóng thân thương, để cô bé phải chơi vơi giữa cuộc sống khó ngặt. Ông ngoại mù lòa phải buộc lòng đứng lên trong bóng tối, dang rộng vòng tay để ôm cháu vào lòng, quyết tâm bằng mọi githu sẽ nuôi cháu ăn học nên người…

          Người hành khất mù rưng rưng nước mắt, giọng trầm trầm:

          – Bác vui lắm, quên hết mọi tủi nhục khổ buồn, vì con nhỏ Linh cháu bác học giỏi, học chăm lắm. Bây giờ, cứ lo được ngày nào hay ngày ấy, miễn là con Linh được đến trường, được ăn no mặc lành. Còn sau này thì… có trời biết cháu à!

          Tuấn đem hết câu chuyện kể cho cha mẹ nghe trong một bữa cơm gia đình, kể thì kể cho biết vậy thôi, không ngờ câu chuyện của ông cháu người hành khất mù làm cho cha mẹ phải nuốt nghẹn, mẹ phải đặt chén xuống bàn mà ngồi thẩn thờ. Ngay hôm sau, cha mẹ của Tuấn đã mời người hành khất mù vào nhà để hỏi thăm tỉ mỉ, và sau nhiều giờ bàn bạc giữa người lớn với nhau, một tin vui đã đến với không chỉ riêng Tuấn, mà đến với mọi người: Cha mẹ Tuấn đã nhận đỡ đầu cho cô bé Linh, bảo bọc nuôi nấng cho cô bé ăn học thành tài, đồng thời sẽ trợ cấp một số tiền hàng tháng cho ông ngoại Linh không phải ra chợ ăn xin.

          Kể từ hôm ấy, Tuấn có thêm một người em gái, một người bạn hiếu học rất đáng quý. Nhưng đáng quý hơn hết, đó chính là một bài học về tình người rất thật, rất sống động, thật và sống động như mùa xuân đang đến khắp mọi miền. Bài học ấy luôn chói sáng giữa cuộc đời nghiệt ngã chông gai, sau những cơn bão lũ hoành hành hằng năm, mà Tuấn ghi tâm để nhớ suốt đời…

                                                                     

 

                     Tâm  Không Vĩnh Hữu   

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2012(Xem: 10170)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linhthiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng,ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại. Kinh điển Phật giáo có nhiều huyềnthoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắmcho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật, Phật hàng phục hỏa long,Long vương nghe kinh Thập thiện, Long nữ thành Phật…
18/01/2012(Xem: 7312)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
15/01/2012(Xem: 8781)
Sự thể hiện đích thực về đờisống của người Phật tử không phải là ngôn ngữ, kiến thức mà là hành động. Tọathiền là quan trọng; giữ tâm điềm tĩnh, lắng dịu và nghiêm túc trong quá trìnhhành thiền là cần thiết, nhưng đấy không phải là nhiệm vụ khó khăn nhất. Nhiệm vụ khó khăn nhất ấy là đem tâm nghiêm túc ấy vào trong đời sống thường nhật... Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
13/01/2012(Xem: 9233)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, sau khi nhận lễ phẩmcúng dường, chư Tăng thường chúc phúc cho Phật tử bằng bốn pháp: sống lâu,sắc đẹp, an vui và sức mạnh(1). Theo cách hiểu truyền thống thì sốnglâulà sự đạt thành Tứ thần túc; sắc đẹplà sự nghiêm trì giớiluật; an vuilà thành tựu Tứ thiềnvà sức mạnhlàthành tựu Ngũ lực... Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
13/01/2012(Xem: 6976)
Không biết Tết có từ bao giờ vàbắt nguồn từ đâu, nhưng đúng là Tết có một cái hồn. Dù sống ở đâu và làm gì,người Việt trên khắp thế giới ít ai không rạo rực mỗi khi Tết về. Tết cũng là ngày hội lớn của cả nước đã có từ ngàn xưacho nên cái hồn của Tết cũng là một phần cái hồn của đất nước. Trong Tết có mùivị đất và nước của quê hương... Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
12/01/2012(Xem: 6969)
Trong bốn mùa, mùa xuân biểu hiện rõ nhất sự đổi mới: cây thay lá mới,thiên nhiên trẻ lại, trời đất trong sáng và dồi dào sinh khí… Thậm chí ngay cảngười ít cảm xúc nhất cũng phải theo thiên hạ mà làm sạch nhà cửa, ăn mặc mớisạch, đi đâu cũng phải làm ra vui vẻ. Trong ý nghĩ thì chúc nhau những điều tốtđẹp tích cực, loại bỏ những ý nghĩ thô xấu tiêu cực. Quét rửa vào những ngàycuối năm, rước lộc về, thắp hương cầu khấn, chẳng phải là muốn đem về nhà cáimới, cái hên để thay thế cho những cái cũ, cái xui xấu của năm vừa qua sao?... Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
12/01/2012(Xem: 10156)
Xưng là Tứ Thiên Vương bởi vì bốn vị Thiên Vương này ở bốn hướng Đông Tây Nam Bắc. Tứ Đại Thiên Vương là thần tướng của vua trời Đế Thích, ở núi Kiền Đà La...
11/01/2012(Xem: 5561)
Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của Ngài được đặc trên nền tảng Từ bi và Trí tuệ qua sự chứng nghiệm của Ngài.
09/01/2012(Xem: 10465)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn,khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau. Loài thúcũng biết tổ chức theo từng đàn để bảo vệ cho nhau. Chúng cũng có cảm xúc âu yếm, đùa giỡn bên nhau, đó làsự biểu lộ hạnh phúc của chúng. Nhưng chúng không biết tư duy, vì vậy chúng vẫnlà loài thú...
08/01/2012(Xem: 11601)
Lần đầu tiên, khi con trai tôi nói muốn đi tu, tôi rất ngạc nhiên. Đó là một buổi sáng chủ nhật, đầu xuân, khi chúng tôi như lệ thường đang trên đường đến thiền viện. Năm học mới sắp khai giảng, và nó sửa soạn vào lớp Ba. Khi đang đi với nhau, nó bỗng ngước lên nhìn tôi và nói: "Cha, làm ơn xin với Thầy dùm con". Đó là lần đầu tiên con trai tôi hỏi xin một điều gì giống như thế. Thường nó chẳng nói gì, trừ khi được hỏi đến. Mà hình như ý nghĩ muốn xuất gia không phải vừa chợt thoáng qua đầu nó. Tôi có cảm tưởng như nó đã nghiền ngẫm về điều đó một thời gian, và bây giờ mới nói ra.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567