Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lá thư đầu Xuân

22/12/201621:57(Xem: 10690)
Lá thư đầu Xuân
 Lá Thư Đầu Xuân
xuan-hoa-mai
Thích Đức Trí

        Khi đông vừa tàn là xuân đến, vẽ đẹp cao quý trong ngày xuân là mọi người có dịp làm mới lại những truyền thống văn hóa, đạo đức và di huấn của tổ tiên chúng ta để lại. Những người con Việt dù ở đâu không quên văn hóa mừng xuân, gửi cho nhau câu chuyện tâm tình về quê hương xứ sở. Xuân về là dịp mọi người thể hiện sâu sắc đạo lý tri ân và báo ân cha mẹ, tổ tiên, bạn bè, người thân và xã hội. Đó là nét đẹp muôn thuở của ngày xuân trong tâm hồn người dân Việt Nam.

        Tinh thần báo ân với người thân trong gia tộc và mọi người vào dịp tết đó là nếp sống lành mạnh, nhân bản, mang đậm tình người. Trước lễ đón giao thừa đầu năm là lễ cúng tất niên. Lễ tất niên có mâm cơm ngon, hương hoa và mâm ngủ quả cúng tổ tiên, mời các ngài về ăn tết cùng con cháu. Đó cũng là bữa cơm đoàn tụ gia đình trong ngày cuối năm. Đêm đón giao thừa, nhiều nhà còn sắm sửa lễ vật thanh khiết để cúng Phật, cúng trời và các đấng thánh thần để cầu nguyện cho quốc thái dân an. Có nhiều nơi còn đốt pháo trong lễ cúng giao thừa. Mọi người thường mang áo quần mới, y phục thường trang trọng khác thường để vui xuân. Hạnh phúc nhất sau lễ đón giao thừa, bắt đầu năm mới, con cháu đi chúc tết mừng tuổi ông bà cha mẹ. Người lớn cũng gửi những lời cầu chúc cho con cháu lớn khôn, thành đạt. Suốt mấy ngày tết, mọi người còn có dịp xuất hành và thăm viếng bà con họ hàng, chia sẽ ước nguyện đầu năm.

        Phong tục Tu phước đầu năm còn lưu dấu trong văn hóa lì xì tiền tài đầu năm cho người khác. Người Việt Nam bản tính rất nhân hậu và giàu lòng vị tha, thấm nhuần đạo đức nhân sinh. Tổ tiên chúng ta rất tôn trọng đạo lý nhân quả trong đời sống, luôn khuyên dạy con cháu ăn ở hiền lành, kính trên nhường dưới, thương người nghèo khó. Triết lý sống đơn giản nhưng ấn tượng sâu sắc trong trái tim người dân Việt: “Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”, “Ở hiền thì gặp lành”, “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”. Ca dao cũng có câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”…Tình thương đó không hạn chế trong gia đình người thân mà phổ cập đến dân tộc và đồng loại. Tin sâu đạo lý nhân quả làm chủ đạo mọi giá trị đạo đức xã hội. Đầu năm tu phước, làm lành là mong cả năm đều làm được nhiều điều tốt đẹp. Sống yêu thương, tương trợ lẫn nhau lúc khó khăn hoạn nạn là nuôi lớn tình thương cá nhân và đồng loại. Đó là sức mạnh tổng hợp giúp dân tộc chúng ta dìu dắt nhau vượt mọi biến cố lâm nguy trong mọi hoàn cảnh.

       Xã hội ngày nay, mức độ chênh lệch giữa đời sống người giàu và người nghèo với khoảng các quá lớn! Có người có quyền chức, địa vị xã hội thì sống xa hoa, người dân lao động thì cùng khổ bế tắc. Đó là cảnh: “Người ăn không hết, kẻ làm không ra”. Biết bao nhiêu người dân lao động chịu cảnh đói nghèo suốt năm tháng. Xuân về, nhà ai giàu sang, lầu cao cửa rộng, hoa pháo rầm rang, quan qua, đại gia lại, tiệc tùng say sưa. Xuân về, có nhiều người dân đang trong cảnh: “tai trời, ách nước, họa người”. Xuân về, bao trẻ nhỏ thiếu ăn, thiếu mặc, chịu thiệt thòi vì gia đình lâm cảnh cùng cực, cha mẹ nhìn con với giọt nước mắt  nghẹn ngào và đau xót. Xuân về, bao cụ già ôm chiếu rách nằm ôm phận đời bất hạnh.

       Việt nam chúng ta, một hơn ngàn năm độ hộ giặc tàu, trăm năm đô hộ giặc tây, đất nước chiến tranh, Nam Bắc Trung như con một nhà đã từng trong cảnh nồi da xáo thịt, dừng chiến tranh thì sa vào nạn chủ nghĩa độc  quyền. Tất cả toàn dân Việt là nạn nhân của lịch sử, nạn nhân của chiến tranh và sự chia rẽ, hãy nhận thức để xóa bỏ hận thù, cùng hướng về một tương lai tươi sáng cho dân tộc. Đất nước Việt Nam trên bốn ngàn năm văn hiến, bao cảnh đau thương mất mát đổ dồn trên đôi vai dân tộc. Chính những người dân cùng khổ hôm nay, tổ tiên họ đã bao đời hy sinh máu thịt, gìn giữ đất nước, gìn giữ lãnh thổ, gìn giữ bản sắc văn hóa đạo đức của dân tộc Việt Nam. Cho nên, đất nước này là đất nước của dân, người dân phải có nhân quyền, cần có một chế độ với pháp luật nhân bản. Chúng ta cần có trách nhiệm chung của người dân việt đang khổ đau.

       Đón mùa xuân mới, chúng ta có cơ hội ngồi lại bên nhau, hâm nóng lại tình thương đồng bào, thể hiện lòng tri ân tổ tiên. Hãy bỏ đi mọi thành kiến và mọi ý thức hệ vay mượn không phù hợp với xu thế tự do, hạnh phúc dân tộc. Xuân về, mọi người hãy sống bên nhau trong tình ruột thịt, suy tư nỗi đau của dân của nước. Chúng ta còn có cơ hội lựa chọn sáng suốt, đừng để dân tộc chúng ta tiếp tục lê thê trong kiếp sống lầm than. Những người dân Việt thân thương đang có trách nhiệm với dân tộc hôm nay, hãy trả về cho dân Việt những gì người dân đã mất, hãy chung vai sát cánh với dân để thiết lập một xã hội tốt đẹp, để cùng dân đủ sức gìn giữ non sông việt nam tươi đẹp muôn đời./.  

 

      

      

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/07/2019(Xem: 12918)
Trong tiết trời giá lạnh của mùa đông xứ Úc, mùa Vu Lan lại trở về với những người con Phật trên khắp Năm Châu. Mùa Hiếu Hạnh nhắc nhở cho con cháu tưởng nhớ đến công ơn giáo dưỡng của ÔNG-BÀ-CHA-MẸ nên Lễ VU LAN cũng là Mùa BÁO ÂN ĐÁP NGHĨA, giáo dục đạo đức nhân sinh, xây dựng nếp sống THANH LƯƠNG tiến đến CHÂN-THIỆN-MỸ, góp phần tạo sự an lành trong gia đình và xã hội.
24/07/2019(Xem: 8781)
Nếu tâm hồn biết thầm lặng kết “bạn đường” với thánh hiền tôn giáo, với các nhà hiền triết tâm linh, thì NĂNG LƯỢNG MẦU NHIỆM sẽ hiện hữu, và tâm hồn sẽ được giảm bớt rất nhiều nghiệp chướng khổ đau-xấu ác-mê lầm.
20/07/2019(Xem: 5321)
Anh chị em thân mến, thật sự, tôi rất, rất vui mừng và rất vinh dự để nói chuyện với quý vị. Tôi không nói gì đặc biệt, chỉ là những kinh nghiệm thông thường. Tôi đến đây là lần thứ bảy. Và mỗi lần như vậy, những người ở đây biểu lộ với tôi những cảm nhận nhân bản và thân hữu chân thành. Vì thế, cũng tự nhiên thôi, đó là lý do tại sao tôi cảm thấy hạnh phúc bất cứ khi nào tôi nhận được lời mời. Cho nên tôi rất, rất là vui mừng.
19/07/2019(Xem: 7803)
Phần này bàn về các từ chỉ màu xanh như xanh, thanh và biếc vào thời các LM de Rhodes và Maiorica sang truyền đạo ở An Nam cho đến thế kỉ XX. Ít người biết xanh cũng gắn liền với nền thi ca Việt Nam qua truyện Kiều: hai nhân vật chính là Thúy Kiều và Thúy Vân.
19/07/2019(Xem: 7156)
Pháp là quốc gia theo thế tục và đa tôn giáo. Ở Pháp có nhiều Phật tử sống hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong khối Liên Âu. Các ngôi chùa do các tín đồ tự tài trợ. Chuyến đi thăm chư tăng ni của chùa Khánh Anh ở Evry, Paris.
13/07/2019(Xem: 7142)
Karuna là tiếng Pa-li và tiếng Phạn, kinh sách Hán ngữ gọi là "Từ bi" (慈悲). Qua hình ảnh của người Bồ-tát, Karuna hay Từ bi được xem là lý tưởng của toàn bộ Đại thừa, ngang hàng với Trí tuệ. Bồ-tát Quán Thế Âm là vị Bồ-tát tiêu biểu nhất cho lý tưởng đó. Thế nhưng cũng nên hiểu rằng Karuna không phải chỉ là vốn liếng riêng của Đại thừa mà còn là cốt lõi trong việc tu tập của Phật giáo Theravada.
11/07/2019(Xem: 6747)
Chúng tôi được Thầy mở cho xem Video clip do Thượng Tọa Thích Hạnh Tuệ tri sự chùa Phật Đà ở San Diego cũng là Chủ Biên của trang nhà hoavouu.com ở Hoa Kỳ thực hiện ngày 21.01.2019 với tâm ý kính tặng HT Thích Bảo Lạc và HT Thích Như Điển, nhằm giới thiệu Thiền Lâm Pháp Bảo Úc Châu. HT Thích Bảo Lạc, Hội Chủ Giáo Hội Phật Giáo VNTN Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, cho biết Thiền Lâm Pháp Bảo là vùng đất thiêng đã được xây dựng từ 4 năm qua. Tháp Vãng sanh sẽ được xây dựng tại Tự Viện Pháp Bảo và Thiền Lâm Pháp Bảo cũng đang tiến hành công trình những hạng mục mới. Thiền Lâm Pháp Bảo là nơi hoàn toàn thiên nhiên hùng vĩ, núi đồi xanh tươi bao la bát ngát. Trong Vườn Thiền có 4 câu thơ được khắc vào trong đá: Dấu Thiền lắng giữa hư không Tháp hành ? soi bóng Thiền Lâm đậm màu Ngày xưa mãi đến ngàn sau Tâm Không vật cũng nhuốm màu hư không (Thơ Sông Thu TBL)
06/07/2019(Xem: 6478)
Tôi rất vui mừng gặp gở những người trẻ Nhật Bản vì tôi luôn luôn cảm thấy rằng những người của thế hệ tôi thuộc về thế kỷ hai mươi. Thế kỷ hai mươi đã qua. Với thế kỷ hai mươi, chúng ta đã chứng kiến một thế kỷ của máu đổ và bạo động. Theo một số nhà lịch sử nào đó, trong thế kỷ vừa rồi, hơn hai trăm triệu người đã bị giết qua bạo động. Chỉ trong phần sau của thế kỷ một khát vọng cho hòa bình và bất bạo động đã bắt đầu. Có một cảm giác của phẩn uất hay mệt mõi về bạo động.
03/07/2019(Xem: 5822)
Bệnh tật nó đến từ đâu Cao mỡ, cao máu lâu lâu ... tiểu đường Tránh né việc nặng là thường Việc nhẹ thì cũng đau xương, mệt nhoài Đi chơi càng khổ gấp hai Đi đâu cũng ngại đường dài lái xe Thế nhưng
30/06/2019(Xem: 11344)
Lịch giảng của Ni Sư Thích Nữ Hương Nhũ tại Hoa Kỳ từ 1/7 đến 3/8/2019 - Ảnh Phật Mười Phương Hiện Trong Đó Những Ngọc Mani Diễn Pháp Âm Tiếng Phật Mỹ Diệu Bất Tư Nghì Biển Công Đức Phật Không Cùng Tận . Kinh Hoa Nghiêm Thân Tứ Đại Ta Mất Đạo Như Lai Hằng Còn Nhờ Tăng Ni Thừa Tự Chánh Pháp Được Chuyển Luân .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]