Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cũ và mới - Mất và được

03/12/201602:06(Xem: 6148)
Cũ và mới - Mất và được

CŨ VÀ MỚI - MẤT VÀ ĐƯỢC

 

Vĩnh Hảo

 

cu-va-moi

Photo by Savanzijlstra (pixabay.com)

 

 

Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng những nạn nhân từ các thảm họa của thiên nhiên, hoặc của con người gây nên. Có ai đã được gì sau chiến tranh và thiên tai? Có ai được hả hê sung sướng trên những bệnh tật, đói lạnh, xác người chết cứng, và nước mắt khổ đau của những kẻ sống còn sau một cơn hồng thủy, động đất, giông bão… hay sau một vụ oanh kích, nổ bom tự sát…?

Giây phút cũ qua để đón giây phút mới. Giờ cũ qua để đón giờ mới. Ngày cũ qua để đón ngày mới. Tháng cũ qua để đón tháng mới. Năm cũ qua để đón năm mới. Cuối cùng thì cũng năm tàn tháng tận. Một năm cũ sẽ trôi qua, và một năm mới sắp đến. Thật là dài dòng để nói chuyện cũ và mới. Mà thực ra cái mới thường chỉ được nhận ra qua những tờ lịch, và những chiếc đồng hồ, trên tường, hay trên máy vi tính, trên điện thoại di động.

Nhưng những gì được gọi là mới, có thực sự là mới không? Có cái gì hoàn toàn tinh khôi, mới mẻ, chưa từng được thấy, chưa từng được nghe không? — Không có cái mới nào mà lại chẳng liên hệ với cái cũ. Chẳng có tương lai nào mà không liên hệ với hiện tại và quá khứ. Có một sự liên tục sinh ra và hủy diệt trong tất cả mọi sự mọi vật, hữu hình và vô hình. Cái mất đi làm duyên cho cái được sinh ra, cái được sinh ra lại làm duyên cho cái bị mất đi. Đã có sinh, tất có diệt. Đã có diệt, tất có sinh. Cái bị diệt vì vậy không hoàn toàn mất đi, mà cái được sinh cũng không hoàn toàn khai sinh mới mẻ. Tất cả đều duyên với nhau mà sinh, duyên với nhau mà diệt. Không có sự mất và được trong vận hành nhân quả và duyên sinh của tất cả mọi sự.

Vậy thì buồn không, khi một cái gì đó không còn nữa, và có vui không khi một cái gì đó mới xuất hiện? Chúng ta có mất đi cái cũ và được cái mới không? Suy nghiệm điều nầy không phải để vô cảm, thờ ơ với sự sinh-diệt, mà chính là để thấy một cách sâu sắc bản chất của mọi sự vật, để không bị khổ đau hệ lụy từ những hiện tượng vô thường xảy ra chung quanh, trong đời sống thường nhật, và trong tâm thức.

 

Khi nước lũ qua rồi, những kẻ khốn cùng tiếp tục cúi xuống, dọn dẹp rác rến, chùi rửa nhà cửa, thăm lại vườn rau, thửa ruộng, xem còn gì, mất gì. Người thân, bạn bè, hàng xóm, ai còn ai mất. Của cải, vật dụng trong nhà, thứ gì vướng kẹt lại trong sình lầy, thứ gì đã trôi đi.

Khi bom đạn ngừng rơi, những người dân vô tội vừa gào khóc, vừa bươi tìm xác người thân trong những đống gạch vụn. Hàng xóm, láng giềng, ai ở lại, ai đã bỏ đi tìm nơi chốn an ổn.

Tai ương nầy, từ đâu, do ai? Vì cớ gì người ta đã hủy diệt tất cả những gì chúng tôi gầy dựng nên. Nhân danh ai, nhân danh lý tưởng nào mà quý vị bắt chúng tôi phải cam chịu tất cả, từ mất mát tài sản cho đến cả mạng sống của những người thân yêu nhất? Khi quý vị đạt được những gì mới, quý vị có biết là chúng tôi đã mất đi những gì cũ kỹ mà quý giá nhất hay không?

 

Quán sát tường tận căn nguyên của sinh-diệt, là để cảm nhận nỗi thống khổ của nhân sinh. Những tai họa giáng xuống đời sống, không phải chỉ từ thiên tai mà còn từ những tham vọng của kẻ cầm quyền, từ đất nầy hay nơi nước khác; không phải chỉ từ một vài nguyên nhân, mà còn liên hệ đến nhiều yếu tố phụ thuộc khác, trong đó là cả một chuỗi trùng trùng nhân-quả, duyên sinh, duyên diệt, liên tục tiếp nối nhau trong cả ba thời gian (quá khứ, hiện tại, tương lai), tạo nên đời sống đa dạng, chập chùng những cũ và mới, mất mát và thu đạt, khổ đau và hạnh phúc…

Sau những thất bại nặng nề, hay một chiến thắng to lớn, hãy nhìn lại bức tranh đời sống: có những người buồn, có những người vui. Nhưng cái vui sẽ không lâu dài, và cái buồn cũng thế, không vĩnh viễn. Cái mới thực ra chỉ là làm cho sống lại cái cũ trong giai kỳ sắp tới; và muốn cái mới nầy không lăn theo dấu vết thương đau của cái cũ, người ta phải vận dụng, khơi dậy niềm thương yêu ở ngay nơi khoảnh khắc giao thừa, cái cũ chưa qua, cái mới chưa đến. Có nghĩa là phải bắt đầu ngay trong đương hiện, ngay nơi khoảnh khắc hiện tiền; có như vậy, tương lai gần nhất sẽ được vận hành và lưu chuyển bằng niềm thương yêu chứ không phải bằng tham lam, thù hận như người ta đã làm trong quá khứ.

Tình thương luôn có mặt, không có mới-cũ, được-mất, nhưng sẽ là điều kỳ diệu để vực dậy niềm tin yêu trong đời sống, mang lại an lạc, hạnh phúc thực sự cho chính mình, cho tất cả.

Và dù thời tiết khắc nghiệt băng giá thế nào, hãy vươn mình dậy. Bằng tình thương, chúng ta có thể cúi mình xuống chăm sóc vết thương đời khi người cần đến, nhưng luôn luôn, cần phải đứng thẳng với niềm hy vọng, hướng về ngày mai tươi sáng.

 

California, ngày 28.11.2016
Vĩnh Hảo
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/04/2011(Xem: 8388)
..."Phật sự" - hai chữ này là dạy học, hiện nay đã biến chất rồi, hai chữ này đã biến chất rồi. Biến thành cái gì vậy? Siêuđộ cho người chết gọi là Phật sự, điều này ở trong Phật giáo không có, trong kinh điển không có. Phật sự là dạy học, chính là giáo dục. Chỉ mộtviệc này.
29/03/2011(Xem: 13140)
Các đóng góp tri thức mang tính toàn cầu của các học giả Anh quốc đã góp phần to lớn trong việc giúp cho cộng đồng thế giới biết rõ được con đường minh triết cũng như các giá trị văn hóa...
24/03/2011(Xem: 17275)
Chính là nhờ vào con đường tu tập, vào sự bứng nhổ tận gốc rễ cái ảo tưởng rằng ta là một cá thể riêng biệt mà ta tìm lại được hạnh phúc chân thật sẵn có trong ta.
22/03/2011(Xem: 8581)
Bản tin ngắn trên báo điện tử, về một con chó hai tuổi, ở thành phố Des Moines, Washington, Hoa Kỳ, chắc đã rơi vào quên lãng. Thế giới này, bao sự việc tưởng trời long đất lở, mà rồi cũng lặng trôi theo thời gian, xá chi chuyện con chó nhỏ! Một buổi trưa chủ nhật, con Rosie, giống Newfoundland, ra khỏi vườn nhà, rong chơi ngoài đường phố. Có người trông thấy, từ bi gọi cảnh sát (có lẽ vì không muốn con chó bị xe cán). Cảnh sát tìm thấy Rosie, lớn tiếng bảo nó “Về nhà!” nhưng Rosie phản ứng, gầm gừ khi cảnh sát tiến đến gần. Sau đó, con chó phóng qua đường, chạy vào vườn trước một căn nhà đang mở cổng. Cảnh sát vào theo nhưng Rosie tỏ sự bất mãn quyết liệt hơn, là sủa ầm ĩ! Theo lời cảnh sát, họ cảm thấy vì sự an toàn của công cộng nên phải bắn chết con Rosie!
21/03/2011(Xem: 7571)
Công bình một đề tài tranh cải quen thuộc trong đời sống gia đình hằng ngày, thí dụ như chuyện ba đứa trẻ, Anne, Bob và Clara, cùng đòi làm chủ một cây sáo. Anne nhất quyết dành cây sáo cho riêng mình với lý do khá thuyết phục vì là người duy nhất trong gia đình biết chơi sáo, Bob lại dành phần là vì mình không có trò chơi nào và Clara phản đối vì là ngưòi đã bỏ công làm ra cây sáo mà lại không có quyền hưởng.
21/03/2011(Xem: 10583)
HỎI: Một tín đồ Phật giáo trước hết phải hiểu vàphải làm những gì? ĐÁP: - Trước hết là phải hiểurõ những điểm căn bản của Phật dạy, thứ đến là phát lòng chánh tín Tam Bảo, cuốicùng là thực hành năm điều răn dạy trong đời sống hằng ngày của mình.
20/03/2011(Xem: 7718)
BernardBaudouin, một nhà nghiên cứu Phật giáo người Pháp, đã chọn ra 365 lời phát biểuthuộc nhiều đề tài khác nhau của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma từ một số sách và các bàithuyết giảng của Ngài để xuất bản một tập sách với tựa đề Trí tuệ của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma trongmột quyển sách nhỏ, 365 tư tưởng và suy tư hàng ngày(Le petit livre de Sagesse du Dalai-Lama, 365pensées et méditations quotidiennes,Marabout, 2002).
20/03/2011(Xem: 11592)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
18/03/2011(Xem: 7943)
Đã sanh ra đời thì ai chẳng có một lần chết, thế nhưng mấy ai chịu khó chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho mình hoặc cho thân nhân mình, hầu khi lâm sự có đủ bình tĩnh lo hậu sự viên mãn cho thân nhân hay có thể tự mình đón nhận cái chết nhẹ nhàng an lạc. Tác giả, thời trung niên tuy thường gia tâm học hỏi Phật Pháp, nhưng đối với vấn đề sống chết có phần lơ là, mãi đến khi tuổi đã gần bảy mươi mới tìm hiểu cẩn thận và khám phá những sơ sót thời trẻ, nên tạm ghi sơ lược vài nét chánh cho thân hữu bận rộn tạm có chút khái niệm để sẵn sàng ứng phó khi cần thiết.
18/03/2011(Xem: 6942)
Thiên Chúa giáo, Hồi giáo hay Tin lành chỉ tin có một Thượng đế duy nhất thì gọi là nhất thần giáo. Trong khi đó, đạo Khổng hay đạo Lão tin vào nhiều đấng thần linh nên những đạo này được gọi là đa thần giáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]